Tiểu luận Phân tích hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam

Nhận thức của các công ty ở Việt Nam về quảng cáo đang rất khác nhau nhưng hầu hết là đã bắt đầu thấy được tầm quan trọng của dịch vụ này. Nhưng đa số việc đầu tư quảng cáo mạnh để mang sức cạnh tranh cho doanh nghiệp chỉ tập trung ở các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam như Unilever hay P&G. Đối với các công ty Việt thì nổi cộm trong hoạt động này là Vinamilk và Tân Hiệp Phát. Nhiều công ty đã xây dựng chiến lược quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ của mình như một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Một số chiến dịch quảng cáo được chú ý như “Sống là không chờ đợi” hay “Đồng hành cùng 7 chuyên gia về tóc hàng đầu thế giới” của Sunsilk, hay “Trẻ làm điều hay ngại gì vết bẩn” của Omo

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10950 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải đáp ứng tốt nhất và nhiều nhất những nhu cầu của khách hàng. Chính vì bản thân một sản phẩm tốt sẽ tự quảng cáo cho nó, nên doanh nghiệp cần chú ý đến điều này trong hoạt động quảng cáo. Về xu hướng lựa chọn loại hình thức quảng cáo nào tại Việt Nam trong thời gian tới, ta có một số xu hướng như: - Quảng cáo truyền hình vẫn là lựa chọn ưu tiên nhất, tuy hình thức này diễn ra không quá sôi động giữa người mua và người bán trên thị trường quảng cáo song nó vẫn luôn chiếm được sự quan tâm và có quyết định lựa chọn từ các doanh nghiệp.   - Quảng cáo Outdoor với dự đoán tăng vọt theo đà tăng trưởng kinh tế và xu hương đón nhận cách quảng cáo tiếp thị mới. - Quảng cáo trên kênh Radio, một hình thức quảng cáo trước đây chúng ta không coi là tiềm năng nhưng thực tế cho thấy năm qua rất nhiều doanh nghiệp quan tâm tới hình thức quảng cáo này bởi khả năng phủ sóng tận ngõ ngách các vùng nông thôn. - Quảng cáo trên Internet (hình thức quảng cáo trực tuyến): hình thức quảng cáo này trong năm 2011 sẽ tăng trưởng không đáng kể bởi hạ tầng cơ sở cung cấp cho dịch vụ quảng cáo này vẫn còn hạn chế và còn nhiều ấp ủ.  - Kẹp tờ rơi quảng cáo vào báo chí hay còn gọi là quảng cáo báo chí nhưng nó khác ở chỗ không phải quảng cáo trên báo mà kẹp tờ quảng cáo vào báo chí. Chi phí cho hình thức quảng cáo này chỉ phù hợp với khu vực thành thị và chỉ tiếp cận được khoảng 20% lượng khách hàng mục tiêu. Cách quảng cáo này được xem là giải pháp toàn vẹn cho quảng cáo trên Internet và quảng cáo outdoor. - Quảng cáo qua dịch vụ SMS Banking: Mặc dù dư luận phản đối rất nhiều về cách quảng cáo này nhưng hình thức quảng cáo này vẫn được sử dụng do có thể đa dạng hình thức quảng cáo.  2.1.2 Thực trạng về hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam trong một số năm trở lại đây. 2.1.2.1 Thực trạng về ngân sách cho quảng cáo Quảng cáo là công cụ không thể thiếu trong việc truyền thông tin đến khách hàng chính vì vậy, hàng năm các công ty ở Việt Nam cũng như các công ty khác trên thế giới chi một số tiền rất lớn lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đô la cho hoạt động quảng cáo. Đây là thời gian khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới đang diễn ra và các công ty đang tiến hành khắc phục hậu quả, nhưng việc chi nhiều cho quảng cáo vẫn được các công ty quan tâm và ngân sách quảng cáo vẫn tăng qua các năm. BẢNG 1: TỔNG NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO CỦA CÁC CÔNG TY Ở VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN 2010 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Ngân sách (triệu USD) 514,800 555,120 610,632 Mức tăng so với năm trước(%) X 8% 10% Nguồn: tổng hợp từ internet Tổng ngân sách quảng cáo của các công ty tăng từ 514,8 triệu USD năm 2008 lên 555,12 triệu USD năm 2009 tăng khoảng 8% so với năm 2008. Sang năm 2010 ngân sách này tiếp tục tăng 10% so với 2009 khoảng 610,632 triệu USD. Tuy có khủng hoảng kinh tế nhưng các doanh nghiệp vẫn chi nhiều cho quảng cáo. Nguyên nhân là do sản phẩm trên thị trường ngày càng đa dạng và phong phú, càng làm cho việc lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp trở nên khó hơn. Thêm nữa, sức ép ngày một lớn đến từ cánh cửa WTO, tuy vẫn có những điều kiện thuận lợi nhưng kèm theo đó sự cạnh tranh ngày càng cao. Chính vì vậy các doanh nghiệp ngày càng đầu tư mạnh vào quảng cáo để có thể tạo dựng được hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, lôi kéo khách hàng nhiều hơn. Qua đó có thể nâng cao tính cạnh tranh cho công ty. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao, nhận thức dành ngân sách cho quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang ngày một cao. Ngoài ra, tỷ lệ tiêu dùng ngành hàng thành thị ở Việt Nam đang đứng đầu Châu Á, với tỷ lệ tăng trưởng là khoảng 20% so với 11% của Trung Quốc, 4% của Thái Lan, 3% của Đài Loan… Cụ thể ở Việt Nam năm 2008, tổng ngân sách quảng cáo của các công ty khoảng 514,8 triệu USD. Ngân sách dành cho quảng cáo tăng cao trên các kênh ti vi, đài phát thanh, báo và tạp chí in. Trong số các phương tiện truyền thông thì truyền hình vẫn dẫn đầu, chiếm 76,9% chi phí quảng cáo, kế đến là báo in: 22,8% và phần còn lại 0,3% thuộc về phát thanh. Bước sang năm 2009, ngân sách quảng cáo của các công ty tiếp tục tăng và đạt khoảng 555,12 triệu USD, tăng 8% so với năm 2008. Quảng cáo truyền hình chiếm đến 70% tổng ngân sách quảng cáo của cả nước và khuynh hướng này vẫn tiếp tục tăng trong năm 2010. Về cuối năm 2010 Ngân sách dành cho quảng cáo của các doanh nghiệp tăng theo từng tháng. Trong bối cảnh kinh tế thị trường thời hội nhập WTO đầy thách thức, thì hầu bao tiếp tục được mở chi cho quảng cáo để các doanh nghiệp nhanh chóng chiếm được thị phần trước khi quá muộn. Ngân sách này tiếp tục tăng 10% so với năm 2009 và đạt khoảng 610,632 triệu USD vào năm 2010, ngân sách cho quảng cáo của các công ty sẽ tiếp tục tăng, tăng mạnh từ 9 - 13% vào năm 2011 so với năm 2010 bởi sức ép ngày một lớn đến từ cánh cửa WTO. *Về ngân sách quảng cáo theo ngành hàng: hầu hết các ngành nghề, ví dụ như sản phẩm vệ sinh - chăm sóc vẻ đẹp, bán lẻ, điện gia dụng... mức chi phí quảng cáo đều tăng qua các năm, đặc biệt tăng cao ở một số ngành tiêu dùng hàng ngày như: viễn thông, dược phẩm, thực phẩm, thức uống.. *Về các doanh nghiệp chi nhiều cho quảng cáo: có 10 doanh nghiệp chi nhiều nhất cho quảng cáo ở Việt Nam là Unilever Việt Nam, P&G Việt Nam, Vinamilk, VMS-MobiFone, Dutch Lady Việt Nam, công ty Bia Tân Hiệp Phát, Nestle Việt Nam, VinaPhone, Công ty Bia Việt Nam và Abbott Laboratories Inc. 2.1.2.1 Thực trạng quảng cáo qua một số phương tiện quảng cáo a) Quảng cáo trên truyền hình: Quảng cáo truyền hình luôn là phương tiện quảng cáo được các doanh nghiệp lựa chọn hàng đầu bởi nó có thể tiếp cận với hầu hết với mọi đối tượng, truyền tải âm thanh và hình ảnh động giúp thông điệp quảng cáo được truyền tải nhiều và rõ ràng hơn. BẢNG 2: NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO QUA TRUYỀN HÌNH CỦA CÁC CÔNG TY Ở VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN 2010 Năm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ngân sách 392,248 388,584 457,974 Tỷ trọng(%) 76 70 75 % tăng so với năm trước X - 0,93% 17,86% Nguồn: tổng hợp từ internet. Năm 2008, quảng cáo trên truyền hình chiếm khoảng 76% ngân sách quảng cáo của các công ty. Trong năm 2009 truyền hình vẫn là sự lựa chọn lớn nhất, và chiếm khoảng 70% vào năm 2009 giảm nhẹ khoảng 0,9% so với năm trước, và năm 2010 là 75% tăng 17,86% so với 2009. Nguyên nhân là do truyền hình có thể truyền tải một cách sinh động hình ảnh của sản phẩm đến khách hàng. Thời đại thông tin bùng nổ, truyền hình vẫn là phương tiện được ưa chuộng nhất, đông người xem nhất, thu được lợi nhuận nhanh và nhiều nhất. Chính vì thế, quảng cáo trên truyền hình được xem là phương tiện đạt hiệu quả nhanh nhất với nhà sản xuất. Các đoạn phim quảng cáo trên truyền hình đã có hình ảnh, lời nói- slogan minh họa cho các sản phẩm được trau chuốt, chọn lọc hơn. Nhiều sản phẩm chiếm được tình cảm của người xem, một phần lớn nhờ vào phim quảng cáo ấn tượng, slogan độc đáo. Chẳng hạn đoạn quảng cáo chai bia Sài Gòn lùn với câu: Có thể bạn không cao, nhưng người khác vẫn phải ngước nhìn. Các em nhỏ rất thích mẩu quảng cáo về sữa tươi của Vinamilk, vì hình ảnh các chú bò ngộ nghĩnh, bài hát vui nhộn. Nhìn chung, các phim quảng cáo trên truyền hình hiện nay đều đạt được chuẩn về chất lượng hình ảnh đẹp, sắc nét. Nhiều sản phẩm còn dựng thành một câu chuyện được quay những góc máy khá đẹp. Tuy nhiên, không phải tất cả đều được như vậy. Vẫn có những đoạn phim quảng cáo tự nhiên chủ nghĩa và gây phản cảm. Đoạn phim quảng cáo gây cho người xem khó chịu, ít tạo được xúc cảm là quảng cáo nước uống Atisô gắn liền với hình ảnh một ca sĩ. Gây ấn tượng là nguyên tắc chung của các phim quảng cáo, nhưng ở mẩu quảng cáo này, ấn tượng mà nó mang lại có tác dụng ngược, khiến người xem khó chịu. Vấn đề bất cập với quảng cáo trên truyền hình hiện nay, chính là thời lượng phát sóng. Theo quy định, quảng cáo chiếm 5% thời lượng phát sóng. Đối với những đài truyền hình lớn, phát sóng 24/24 giờ thì 5% dành cho quảng cáo là thời lượng không nhỏ. Về cơ bản, quảng cáo trên truyền hình đã theo xu hướng hợp lý hơn, không quảng cáo quá tính năng tác dụng của sản phẩm, hàng hóa. Quảng cáo trên truyền hình thời gian qua đã làm rất tốt việc quảng bá, hưởng ứng cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa được chặt chẽ trong việc quản lý tần suất và thời lượng phát sóng quảng cáo. Phần lớn vẫn để cho các đài tự giác, tự thực hiện các quy định. Các quảng cáo thường xuất hiện trên truyền hình như: Vinamilk, Heineken, Omo, Ajinomoto, Coca-Cola, Knorr, Close Up, Beeline, Clear, Confort…. b)Quảng cáo trên báo in: Ngoài tivi, báo in cũng lấy đi của doanh nghiệp trung bình khoảng 16%/năm tổng chi phí dành cho quảng cáo. Nguyên nhân là do nó tiếp xúc với nhiều đối tượng và phạm vi thời gian tác động cũng cao, chi phí tương đối. Các tạp chí tuy hình thức đẹp, hấp dẫn, bắt mắt hơn nhưng do tầng suất xuất bản thấp, các doanh nghiệp ít chọn phương tiện này. Chỉ có 8% ngân sách quảng cáo được rót vào tạp chí. Tuy nhiên, những ngành hàng cao cấp và xa xĩ như thời trang, mỹ phẩm, xe hơi, du lịch… vẫn được các doanh nghiệp chú trọng quảng cáo trên tạp chí khá nhiều. Theo qua điều tra cho thấy 70% ngân sách quảng cáo báo dành cho 5 báo và tạp chí có số lượng đọc giả lớn nhất nước là: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Bóng Đá, Công An TP Hồ Chí Minh và Tiếp Thị Gia Đình. c) Quảng cáo trên radio: Radio là phương tiện đóng vai trò bổ trợ và tăng cường tính hiệu quả của quảng cáo trên truyền hình. Đặc biệt trong những năm vừa qua phong trào “Người Việt dùng Hàng Việt” đã lan rộng khắp nơi len lỗi vào các vùng nông thôn, thì hình thức quảng cáo trên Radio đã trở nên quan trọng. Vì dân số nông thôn ở nước ta hiện nay vẫn chiến đến 70,4%, một thị trường tiêu dùng. Tuy vậy, radio cũng có những nhược điểm rất điển hình, đó là không có hình ảnh, và do đó khá thụ động trong việc nghiêm cứu bản chất người tiêu dùng; thêm nữa hoạt động truyền hình hiện nay đang phát triển, ngày nay chỉ có người dân ở tỉnh xa, những người không có khả năng mua tivi thì mới chịu nghe radio. Đó chính là một số nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chỉ dành có 0,6% ngân sách cho phương tiện này. d) quảng cáo trực tuyến: Trong thời buổi hiện đại với tầng suất dùng Internet tăng cao như ở Việt Nam, quảng cáo online vẫn không được doanh nghiệp chú trọng. Họ chỉ dành 0,4% ngân sách quảng cáo cho loại hình này, một sự đầu tư quá thấp. Nguyên nhân là do quảng cáo trực tuyến Việt Nam vẫn ở giai đoạn bắt đầu, thị trường Việt Nam chưa có những công cụ khả dĩ có thể đo lường hiệu quả của những chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Do đó, các doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến loại hình quảng cáo này. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể hiểu là các mặt hàng tiêu dùng phần lớn do các bà nội trợ quyết định mua. Họ thì không bao giờ lướt net, vậy quảng cáo trên Internet cũng không mang lại được gì. e) Quảng cáo qua các phương tiện khác: * Quảng cáo Outdoor: gồm bảng, biển, pano, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động.. trên đường quốc lộ ra vào nội thành, với mục tiêu tản rộng khắp các cửa ngõ hay trên xe Bus nhiều người dân đi lại... Công ty thường sử dụng hình thức quảng cáo này thường có các sản phẩm gắn bó với người tiêu dùng hàng ngày, như dầu ăn, nước suối hay dầu gội đầu … Quảng cáo này được nhiều doanh nghiệp đưa vào quảng bá là do sự linh hoạt tuyệt đối, khả năng được nhận biết bởi số đông rất cao và tính hợp lý về mặt chi phí khi so sánh với những phương tiện truyền thông như tivi và báo chí. Quảng cáo trên xe buýt đang tỏ ra là một trong những kênh quảng cáo ngoài trời hiệu quả nhất. vì các tuyến xe buýt được quy hoạch ở các tuyến giao thông quan trọng nhất của thành phố, sao cho việc phục vụ sự đi lại của mọi người tối ưu nhất, xe Bus có mặt khắp mọi nơi mọi người đi làm, vui chơi, mua sắm… Thời gian hiện diện ngoài đường của mỗi xe là hơn 15 giờ mỗi ngày; và tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cứ trung bình 5 phút thì có một chuyến xuất phát, ở các bến; các hình ảnh được thiết kế ở hai bên hông xe, ngay tầm mắt người đi đường, bất kể là họ đang đi trong ô tô, xe máy, hay đi bộ.. Những thương hiệu lớn đã đặt quảng cáo trên xe buýt tại Việt Nam là Coca-Cola, LaVie, Kinh Đô, Motorola, Neptune, ACB Bank, Red Bull, Orien * Quảng cáo qua vé: Vé một kênh quảng cáo mới xuất hiện đầu năm 2009. Hàng triệu tờ vé số, vé xe được phát hành mỗi ngày tương đương với lượng đối tượng tiếp cận không hề nhỏ chính là tiềm năng phát triển cho hình thức quảng cáo trên vé. Hình thức quảng cáo này được nguyên nhân là do các doanh nghiệp muốn tận dụng mọi không gian, phương thức quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình thì không gian nhỏ bé trên mỗi tờ vé, cách tiếp cận khách hàng nhanh mà chi phí lại rẻ. Diện tích khoảng 0,009 m2 trên các tờ vé thích hợp để chèn logo hoặc slogan, địa chỉ website của thương hiệu, nhãn hàng hơn là giới thiệu sản phẩm. Đối tượng có nhiều nhu cầu sử dụng kênh này là doanh nghiệp chuyên cung cấp hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm (bột giặt, dầu gội, nước giải khát) hay dịch vụ (mạng viễn thông, du lịch, ngân hàng). Đối tượng của quảng cáo trên vé là người lao động phổ thông, có thu nhập thấp cho nên lượng người cần tiếp cận là rất rộng. Bên cạnh đó, kênh này lại được tiến hành hằng ngày, lặp đi lặp lại nên ấn tượng để lại trong người tiêu dùng là khá mạnh. Trong tương lai, nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra nhiều nhu cầu cùng nhiều không gian hẹp để kiểm soát về tài chính, chi phí cho quảng cáo trở nên đắt đỏ, những kênh nhỏ sẽ phù hợp với các nhà sản xuất vừa và nhỏ với ngân sách chi cho quảng cáo không nhiều, công ty nào muốn thị trường bao phủ nhưng chi phí dành cho quảng cáo không nhiều, thì kênh quảng cáo trên vé sẽ tiện lợi hơn. Hàng hóa giá rẻ sẽ là đối tượng tốt nhất cho kênh quảng cáo này. Và loại vé có khả năng mang lại hiệu quả tốt nhất theo ông chính là vé máy bay, do thời gian giữ vé khá lâu, khách hàng lại là những người có thu nhập khá nên sức tiêu dùng cao. Đến nay, quảng cáo trên vé chưa đủ sức hút đối với doanh nghiệp có nhu cầu. Quảng cáo trên các loại vé có thể trở thành một loại hình quảng cáo mới nhưng chưa chắc có thể trở thành loại hình thịnh hành hay xu hướng trong tương lai. Vì không đưa ra được con số thống kê cụ thể về hiệu quả sử dụng Ngoài ra còn có một số hình thức quảng cáo mới như in quảng cáo trên các phiếu thu tiền sinh hoạt phí hàng tháng kẹp tờ rơi quảng cáo vào báo hàng ngày hoặc các hoạt động chăm sóc khách hàng tại nhà của các doanh nghiệp… Thực trạng quảng cáo của các doanh nghiệp: Hầu như các công ty tham gia thị trường dù lớn hay nhỏ đều tham gia hoạt động quảng cáo. Với sự đa dạng của các cách thức quảng cáo và sự đầu tư của các công ty đã tạo nên sự sôi động trong hoạt động quảng cáo như hiện nay. Tại Việt Nam có sự khác biệt lớn về mức đầu tư chi phí giữa các công ty trong nước và các công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Các công ty trong nước chỉ quảng cáo với mức chi phí tương đối còn các công ty nước ngoài thì đầu tư rất mạnh cho việc quảng cáo sản phẩm của họ, thậm chí họ còn có những chiến dịch quảng cáo rầm rộ trong một thời gian dài chẳng hạn như Unilever Việt Nam, P&G Việt Nam, Dutch Ldy Việt Nam, Nestle Việt Nam, Abbott Laboratories Inc… Nguyên nhân là do quảng cáo phải tốn một khoảng chi phí rất lớn, nếu quảng cáo không hiệu quả công ty sẽ có nguy cơ bị lỗ. Thêm nữa, các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và trình độ quản lý, kinh doanh cao nên thành công trong hoạt động quảng cáo của họ được đảm bảo hơn. Trong nước có một số công ty có hoạt động quảng cáo nổi bật như Vinamilk, công ty Bia Tân Hiệp Phát,VinaPhone,… a) Công ty Tân Hiệp Phát : Thời gian qua, quảng cáo mà Tân Hiệp Phát đầu tư mạnh mẽ nhất là trà thảo mộc Dr Thanh, quảng cáo dồn dập trong thời kì kinh tế suy thoái nhưng lại đem về thành công vang dội. Họ đã thu hút rất nhiều sự chú ý, tò mò của người tiêu dùng bằng quảng cáo và lượng hàng của họ được tiêu thụ rất mạnh. Trong lúc kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp chọn cách tiết giảm chi phí, trong đó có chi phí quảng cáo để hạ giá thành, nhưng Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã làm ngược lại, đầu tư khá lớn cho việc sản xuất và quảng bá sản phẩm mới là trà thảo mộc Dr.Thanh. Năm 2008, Tân Hiệp Phát nằm trong số 5 công ty quảng cáo mạnh nhất tại Việt Nam và trong 15 nhãn hiệu có chi phí quảng cáo mạnh nhất năm 2009 thì trà thảo mộc Dr.Thanh của Tân Hiệp Phát đứng vị trí quán quân. Quảng cáo với tần suất liên tục trong nhiều tháng, liên tục và liên tục trên truyền hình. Chỉ tính riêng chi phí quảng cáo trên truyền hình của Dr.Thanh, Tân Hiệp Phát cũng phải trả một khoản tiền khá lớn, nhờ đó hình ảnh của Dr.Thanh được khắc họa một cách rõ nét với niềm tự hào về sản phẩm. Đó là các đoạn phim quảng cáo dành cho sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh với nhân vật chính là Dr. Thanh - Tổng giám đốc của tập đoàn phát sóng liên tiếp trên truyền hình, các sê-ri bài viết trên nhiều tờ báo uy tín… đã nâng cao tiếng vang và khẳng định uy tín của thương hiệu mới này. Sự xuất hiện với mật độ dày trên các phương tiện truyền thông của sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh làm dấy lên sự tò mò, sự quan tâm, thú vị của dư luận. Ngay cả trẻ con cũng thuộc lòng slogan và bài hát của quảng cáo Dr Thanh “ Nóng trong người, uống trà thảo mộc Dr.Thanh”. Kết quả sau 3 tháng tung ra thị trường của Dr Thanh là trà đã được đông đảo người tiêu dùng đón nhận, sản phẩm có sự tham gia của 300 nhà phân phối, hơn 2.000 nhân viên và 1.000 xe tải tham gia chuyên chở. Từ sản lượng 300.000 chai/ngày đến nay tập đoàn đã nâng sản lượng lên 600.000 chai/ngày nhưng cũng chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu sử dụng. b) Công ty Vinamilk: ngân sách của Vinamilk dành cho quảng cáo tăng mạnh nhất, với 79,3% năm 2009 và tương ứng với số tiền gần 6,5 triệu đô la. Vào tháng 5/2008, Vinamilk đã công bố chiến dịch trị giá 2 triệu Đô la Mỹ bao gồm việc sử dụng logo và hình ảnh của các cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Arsenal (Anh) để quảng bá cho thương hiệu cà phê Moment. Quảng cáoVinamilk gắn liền với trẻ em vì hình ảnh chú bò đáng yêu. Quảng cáo mới nhất của Vinamilk là hình ảnh một em bé uống sữa và cô bò kế bên cứ cười suốt khi em làm hộp sữa kêu rột rột bằng cách hút sữa. Vinamilk đã không chỉ là chất lượng tốt, an toàn, không có melamin, mà Vinamilk đã là bạn của trẻ nhỏ, mang đến tiếng cười cho trẻ, mang đến nụ cười cho trẻ. Những bài hát trong quảng cáo của Vinamilk thực sự chinh phục cả phụ huynh và trẻ nhỏ. Nếu phụ huynh không quyết định mua Vinamilk cho con mình, thì chắc hẳn rằng đứa trẻ cũng sẽ đòi mẹ mua cho mình ít nhất là một hộp Vinamilk trong một đống sữa của hãng khác được phụ huynh chọn lựa. Đó chính là thành công của Vinamilk trong hoạt động quảng cáo. c)Công Unilever Việt Nam:. Unilever - Việt Nam cũng là một trong số những đại gia lớn trên thị trường hàng tiêu dùng, hằng năm đã cung cấp một lượng lớn các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hằng ngày của người tiêu dùng Việt. Các sản phẩm của Unilever Việt Nam như OMO, Comfort , Vaseline , Hazeline , Ponds , P/S ,Close Up, Rexona ,Vim, Sunsilk Co-Creations , clear, Dove, Sunlight , Surf. Hiện nay, Unilever được mệnh danh là một trong những công ty chi mạnh tay nhất cho xây dựng thương hiệu tại Việt Nam. Chính nhờ chiến dịch quảng cáo trực tiếp đúng lúc, phù hợp, kịp thời, Unilever Việt Nam đã đi được những bước tiến dài trên thị trường chỉ trong thời gian ngắn. Chúng ta hãy cùng phân tích các một số chiến dịch quảng cáo sản phẩm rất thành công của công ty. Dầu gội đầu Sunsilk: một sản phẩm hoàn toàn “nữ tính” đã có những thành công vượt bậc trong kinh doanh. Thành công của Sunsilk là nhờ sự thực thi một chiến dịch truyền thông sáng tạo, đổi mới và đặc sắc trên nhiều kênh truyền thông. Quảng cáo truyền hình của Sunsilk luôn khéo léo sử dụng âm thanh và các ca khúc trẻ trung sôi động, từ bài hát riêng “You are my Sunsilk” tới việc dùng soundtrack của một số nhạc phim nổi tiếng. Đầu năm 2008, Sunsilk tung chiến dịch quảng cáo rầm rộ, đầu tư hoành tráng mang tên “Sống là không chờ đợi” với nhân vật chủ chốt là ca sĩ Hồ Ngọc Hà, và năm 2010 là chiến dịch “Sunsilk đồng hành với 7 chuyên gia hành đầu về tóc trên thế giới” . Ngoài ra, quảng cáo trên báo chí của Sunsilk cũng rất hay, đặc biệt là mẫu quảng cáo có sự liên hệ sự óng mượt của tóc với sự mịn màng như nhung lụa. Không như các sản phẩm khác lựa chọn hình ảnh đại diện cho mình là những nhân vật nổi tiếng, Comfort tự tay xây dựng cho mình nhân vật đại diện, đầu tiên là hình ảnh Thiên thần hương Comfort xinh xắn đáng yêu. Sau sự thành công với hình ảnh “Thiên thần hương” – đại sứ chiếm được nhiều cảm tình của người tiêu dùng, tiếp theo là hình ảnh Gia đình hương Andy và Lily. Và lần này không chỉ đơn giản như lần trước với các chiến dịch cùng khẩu hiệu “Lan tỏa hương thơm cùng thiên thần hương”, Comfort đã xây dựng cho Andy và Lily cả một câu chuyện dài băng phương thức story-telling với cốt truyện. * Bột giặt Omo và Surf: Quảng cáo của Surf là hình ảnh của chú rối bọt oxi trắng tinh, rất dễ thương có thể làm trắng, sạch và thơm lâu, đồng thời lại tốt cho sức khỏe. Chú rối này đi khắp các con đường, khắp các hẻm đến với những người dân lao động, các trường học, cùng lũ trẻ con chạy quanh và tất cả đều bắt đầu từ việc một cô gái đang giặt quần áo bằng tay trong chậu nước làm xuất hiện chú rối bọt oxi ấy. Thông điệp của nhà sản xuất mang đến cho khách hàng của mình là: Surf có giá rẻ và gần gũi với những người dân lao động, những học sinh, sinh viên xa nhà, có thể đáp ứng rất tốt nhu cầu của họ đối với bột giặt đó là: sạch, thơm, trắng sáng, tốt cho sức khỏe, không hại da tay. Surf chọn hình ảnh chú rối rất hay vì nó phù hợp với sinh viên, học sinh, bắt mắt, dễ thương, gần gũi và dễ chịu. Hình ảnh những người dân bình thường sau khi được làm sáng trắng lại bộ quần áo của mình đã rất vui vẻ, cười nói với nhau, hứng khởi hơn trong công việc: Surf làm tươi mới hơn ngày học tập và làm việc của người sử dụng. Nói về nhãn hàng Omo, thông điệp quảng cáo không chỉ dừng lại ở nhu cầu căn bản mà người tiêu dùng đặt ra cho sản phẩm bột giặt mà họ muốn mua, sự cao cấp của Omo không chỉ thể hiện ở chất lượng, bao bì, mà được thể hiện ở “sự hiểu biết về người tiêu dùng”. Đó là: giáo dục. Các bậc phụ huynh đều muốn con cái họ thông minh, giỏi giang, và dĩ nhiên họ sẽ không tiếc khi phải chi ra thêm một khoản để an tâm về sự phát triển của con mình. Omo đã hiểu điều đó : “Trẻ học điều hay, ngại gì vết bẩn”, Omo đã đánh vào đúng tâm lý của các bà mẹ, của các bậc phụ huynh cũng như sự mong mỏi của họ ở con cái mình. Bấy nhiêu cũng là đủ để người tiêu dùng phải quan tâm đến Omo. d)Công ty Procter & Gamble (P&G). Tại Việt Nam, P&G được biết đến với những nhãn hiệu nổi tiếng như Pantene, Rejoice, Olay, Gillette, Pampers, Oral B, Tide, Downy… so với Omo của Unilever thì Tide chưa chiếm ưu thế trên thị trường bằng. Quảng cáo của Tide không định vị hướng về người tiêu dùng mà đa số các thông điệp quảng cáo đều tập trung vào công dụng sản phẩm. Đặt trưng của quảng cáo Tide là điệp khúc "ngạc nhiên chưa" thể hiện qua hình ảnh một nữ sinh, một học sinh bị bột giặt Tide lước qua tạo thành một vệt sáng nổi bật trên chiếc áo trắng. Các quảng cáo của Tide thường tập trung vào việc người tiêu dùng thấy bất ngờ về độ trắng của Tide, còn các quảng cáo của Omo tuy không đạt được hiệu quả về độ sáng tạo nhưng lại tập trung được vào đối tượng mua hàng chính. Nhãn hàng Downy đã thành công qua nhiều sản phẩm với một số tính năng chính như thơm lâu, chống khuẩn, cuốn hút, đam mê… các quảng cáo của Downy thường thể hiện qua mô tiếp tình cảm ấm áp của mẹ và con, giữa vợ và chồng và người thân khác trong gia đình.. điều này thu hút nhiều người tiêu dùng bởi tính nhân văn của các quảng cáo. 2.2 Ngành quảng cáo ở Việt Nam và định hướng phát triển 2.2.1 Ngành quảng cáo ở Việt Nam 2.2.1.1. Sơ lược về ngành quảng cáo. Sự vận hành của một nền kinh tế dựa trên quy trình sản xuất-phân phối-tiêu dùng đã hình thành nên ngành quảng cáo như là một công cụ nhằm thúc đẩy phân phối và tiêu dùng hàng hóa. Quảng cáo đã xuất hiện từ rất lâu, từ lúc có nền báo chí phát triển vào khoản thế kỷ 17 bằng hình thức quảng cáo là những bài viết ngắn giới thiệu các sản phẩm, giá và những thông tin khác, thể hiện chủ yếu là hình vẽ, những người làm việc trong lĩnh vực này lúc đó chủ yếu là nhà báo, nhà văn và họa sĩ. Nhưng thực sự ngành quảng cáo phát triển mạnh và được thừa nhận chính thống, lan rộng và ảnh hưởng mạnh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai khoản năm 1930, và nó trở thành một công cụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đối với nền kinh tế nó góp phần thúc đẩy sản xuất tiêu dùng. Ngành quảng cáo có cấu trúc rất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_hoat_dong_quang_cao_cua_cac_doanh_nghiep_viet_nam_8684.doc
Tài liệu liên quan