Mục lục
MỞ ĐẦU . 2
1. Khái quát chung về công ty hợp danh . 3
1.1 Khái niệm về công ty hợp danh . 3
1.2 Đặc điểm của công ty hợp danh . 4
2. Cơ cấu tổ chức . 13
2.1 Hội đồng thành viên . 13
2.2 Ban giám đốc công ty. 15
2.3 Ban Kiểm soát . 16
Một số phòng ban khác. 16
KẾT LUẬN . 17
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4368 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích khái niệm, đặc điểm va bộ máy của công ty hợp danh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: “ phân tích khái niệm , đặc điểm va bộ máy của công ty hợp danh ”
SINH VIÊN : TRẦN CAO KỲ
LỚP : Đ5 –QTKD2
Mục lục
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 2
1. Khái quát chung về công ty hợp danh ................................................................ 3
1.1 Khái niệm về công ty hợp danh .............................................................................. 3
1.2 Đặc điểm của công ty hợp danh ............................................................................. 4
2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................................. 13
2.1 Hội đồng thành viên ................................................................................................. 13
2.2 Ban giám đốc công ty.............................................................................................. 15
2.3 Ban Kiểm soát ........................................................................................................... 16
Một số phòng ban khác.................................................................................................. 16
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 17
1
Mở Đầu
Hiện nay, nước ta trong nền kinh tế hội nhập thế giới, việc kinh doanh ngày càng phát triển, nhu cầu mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh dẫn đến nhu cầu cần có sự góp sức, kinh nghiệm, khả năng, vốn liếng của nhiều người hơn.
Những nhà đầu tư riêng lẻ bắt đầu tìm cách liên kết kinh doanh để nhanh chóng tập hợp một số vốn lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh, có thể giảm chi phí sản xuất thu lợi nhuận cao hơn, khả nănh cạnh tranh tốt hơn, bên cạnh đó các nhà đầu tư có thể phân tán rủi ro. Công ty là mô hình kinh doanh nhiều chủ bắt đầu được ra đời. Một trong những công ty đó là công ty hợp danh.
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật của Việt Nam
chưa lâu. Lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp này được ghi nhận là ở Luật Doanh nghiệp năm 1999. Những quy định hiện hành về công ty hợp danh tập trung trong Luật Doanh nghiệp năm 2005. Để hiểu rõ về loại hình công ty này chúng ta cùng đi tìm hiểu bên trong .
2
1. Khái quát chung về công ty hợp danh
1.1 Khái niệm về công ty hợp danh
Công ty hợp danh la loại hình công ty đối nhân , ra đời khá sớm trong lịch sử nhân loại, hiện phổ biến ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển như Hoa Kỳ , Nhật Bản …. ,Ở Việt Nam , laoị hình công ty này được chính thức thừa nhận trong luật doanh nghiệp ( 12/06/1999). Nhưng qua hơn sáu năm thực hiện Luật doanh nghiệp (12/06/1999),công ty hợp danh hầu như không phát triển mấy ở Việt Nam nếu so sánh với các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên , cũng là 1 doanh nghiệp mới được thừa nhận và phát triển nhưng số lượng mà nhà đầu tư thành lập ở công ty này là rất đáng kể. nguyên nhân cơ bản khiến cho công ty hợp danh không thành công như mong đợi là do khung pháp lý điều chỉnh công ty hợp danh vẫn còn nhiều bất cập , vướng mắc . Vi thế khi ban hành luật doanh nghiệp (29/11/2005) thì một trong những nội dung quan trọng mà các nhà lập pháp Việt Nam phải thực hiện được là hoàn thiện hành lang pháp lí để phát triển công ty hợp danh cho phù hợp với giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay .
Điều 130 Luật Doanh nghiệp xác định Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:
-Phải có ít nhất là hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
-Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
3
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.( khoản 1 điều 130 luật DN 2005)
1.2 Đặc điểm của công ty hợp danh
1.2.1 Đặc điểm về thành viên
- Thứ nhất , là đặc điểm về tư cách của thành viên của công ty hợp danh
Vai trò của thành viên hợp danh tại công ty hợp danh
Bất kỳ công ty hợp danh nào phải được thành lập trên cơ sở liên kết góp vốn của ít nhất 2 thành viên hợp danh . thành viên hợp danh phải là cá nhân và thường là cá nhân đó có trình độ chuyên môn , uy tín nghề nghiệp trong 1 lĩnh vực , ngành nghề nhất định.Thực tiễn kinh tế thị trường thì công ty hợp danh chủ yếu được nhà đầu tư thành lập trong 1số ngành nghề đặc thù như kinh doanh dịch vụ kiểm toán, kinh doanh dịch vụ pháp lí , kinh doanh dich vụ thẩm định giá …
Vì vai trò quan trọng trong công tác quản lí điều hành công ty hợp danh cho nên trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát của công ty là vô hạn . nghĩa là thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, không kể tài sản đó có chuyển quyền sở hữu vào công ty hay không đối với các rủi ro phát sinh từ nghiệp vụ kinh doanh của thành viên hợp danh .Bên cạnh đó , để nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư khác khi kinh doanh chung ở loại hình công ty này , Luật Doanh Nghiệp quy định 3 hạn chế với thành viên hợp danh :
4
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên công ty hợp danh của công ty hợp danh khác , trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại .
-Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành nghề , nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác .
-Thành viên hợp danh không được quyền chuyển 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại .
Khi 1 nhà đầu tư tham gia công ty hợp danh với tư cách thành viên hợp danh thì họ có các quyền hạn sau :
-Được tham gia họp , thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty , mỗi thành viên hợp danh có 1 phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu khác quy định tại Điều lệ của công ty.
-Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng kí ; đàm phán và kí kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty.
-Được sử dụng con dấu , tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã đăng kí ; nếu ứng trước tiền của mình để thực hiện kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất của thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước.
5
- Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai xót cá nhân của chính thành viên đó .
-Yêu cầu công ty , thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty ; kiểm tra tài sản , sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty bất cứ khi nào thấy cần thiết.
- Được chia lợi nhuận tương ứng với tỉ lệ góp vốn hoặc theo thỏa thuân quy định tại điều lệ của công ty
-Khi công ty bị giải thể hoặc phá sản , được giữ 1 phần giá trị tài sản còn lại theo tỉ lệ góp vốn vào công ty nếu điều lệ công ty không quy định 1 tỉ lệ khác
-Trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị tòa tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản của công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó . Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận
- Các quyền khác quy định theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ của công ty
Nhưng bên cạnh đó , thành viên hợp danh cũng có các nghĩa vụ sau :
- Tiến hành quản lí và thực hiện công việc kinh doanh 1 cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty và tất cả các thành viên
6
-Tiến hành quản lí và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật , điều lệ của công ty va quyết định của Hội đồng thành viên .Nếu làm trái quy định pháp luật mà gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
-Không được sử dụng tài sản công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức , cá nhân khác
- Hoàn trả cho công ty số tiền , tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản từ hoạt động kinh doanh các ngành nghề đã đăng kí của công ty mà không đem nộp cho công ty
-Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không thể trang trải số nợ của công ty
- Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ
- Định kì hàng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả của mình cho các thành viên có yêu cầu
-Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ của công ty
Các thành viên hơp danh có quyền đại diên cho pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Họ phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lí và kiểm soát công ty.
7
Khi 1 số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện 1 số công viêc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ 3 khi người đó biết về hạn chế đó.Hoạt đông kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện bên ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã đăng kí của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty , trừ trường hợp hoạt động đó được các thành viên còn lại chấp nhận.
Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp:
-Họ tự nguyện rút vốn khỏi công ty.
-Họ bị chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết.
-Họ bị tòa án tuyên bố là mất tích,hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
-Họ bị khai trừ khỏi công ty.Thành viên hợp danh bị khai trừ ra khỏi công ty hợp danh khi không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai hoặc trường hợp họ vi phạm quy định về hạn chế đối với thành viên hợp danh hoặc họ tiến hành công việc kinh doanh không trung thực,không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác hoặc đối với trường hợp thành viên hợp danh không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh hoặc các trường hợp khác mà điều lệ công ty quy định.
8
Khi tham gia công ty,thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.Khi đó,thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu vốn chậm nhất 6tháng trước ngày rút vốn.Thành viên hợp danh chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
Vai trò của thành viên góp vốn tại công ty hợp danh.
Điểm khác biệt giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn là thành viên góp vốn có thể là cá nhân,tổ chức bất kỳ có phần vốn góp vào công ty hợp danh.Hơn nữa,nếu như thành viên hợp danh là yếu tố then chốt không thể thiếu được trong việc hình thành,tồn tại và phát triển của công ty hợp danh thì vai trò của thành viên góp vốn chỉ là thứ yếu.Điều 130 Luật doanh nghiệp khẳng định:Ở công ty hợp danh”ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn”.Hiểu theo nghĩa đó thì thành viên góp vốn không bắt buộc phải có trong công ty hợp danh.Việc thành viên góp vốn tham gia công ty hợp danh là do thỏa thuận liên kết góp vốn giữa họ với thành viên hợp danh hoặc do các quy định của pháp luật.
Nếu thành viên góp vốn hiện diện ở công ty đi chăng nữa thì họ cũng không được tham gia quản lý công ty,không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty.
9
Chẳng hạn,theo quy định tại Luật Luật sư của Việt Nam(2006) thì nếu là công ty luật hợp danh hoạt động theo Luật Luật sư thì nó chỉ bao gồm các thành viên hợp danh là các luật sư mà thôi,mà không thể có sự tham gia của các thành viên góp vốn-tức là người không có trình độ chuyên môn hành nghề luật thì không thể tham gia quản lý công ty hợp danh.
Thành viên góp vốn có các quyền sau:
-Tham gia họp,thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi,bổ sung Điều lệ công ty,sửa đổi,bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn,về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.
-Được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng với tỉ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty.
-Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty,có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên,thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty,xem xét sổ kế toán,sổ biên bản,hợp đồng,giao dịc,hồ sơ và tài liệu khác của công ty.
-Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
-Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành,nghề đã đăng ký tại công ty.
-Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế,tặng cho,thế chấp,cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty,trường hợp chết hoặc bị Tòa tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty.
10
-Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản.
-Các quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
-Thứ hai,về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp(29/11/2005) thì công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Quy định này là một trong những điểm mới của Luật doanh nghiệp (2005) vì trước đó Luật doanh nghiệp(12/06/1999) đã không xác định rõ tư cách pháp lý của loại hình công ty đối nhân này.Nhưng cũng chính việc công nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh đã thể hiện sự mâu thuẫn giữa quy định về pháp nhân tại Luật doanh nghiệp(29/11/2005) và Bộ Luật dân sự(14/06/2005).Khi mà trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh là vô hạn,không có sự độc lập về tài sản như yêu cầu tại Bộ Luật dân sự (2005) để trở thành pháp nhân nhưng Luật doanh nghiệp (2005) vẫn công nhận tư cách pháp nhân cho loại hình công ty này.
-Thứ ba,công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
Do đặc thù của trách nhiệm tài sản vô hạn của thành viên hợp danh,hơn nữa với tính chất là công ty đối nhân,nên Luật doanh nghiệp không cho phép công ty hợp danh phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để nhằm mục đích tăng vốn điều lệ công ty.
11
Nguồn tài sản của công ty hợp danh được hình thành từ tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty,tài sản tạo lập được mang tên công ty,tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh ngành,nghề kinh doanh đã được đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện hoặc các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra,trong quá trình tồn tại và hoạt động công ty hợp danh có thể tăng vốn bằng cách tiếp nhận them thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn.Nhưng việc chấp nhận thành viên mới phải được Hội đồng thanh viên chấp nhận.
Khi gia nhập công ty,thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận,trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.Mặt khác,thành viên hợp danh phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty,trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.
1.2.2 Đặc điểm về hoạt động đại diện cho công ty trong các giao dịch pháp lý
Theo khoản 1 điều 137 luật DN 2005 mọi thành viên hợp danh đều đại diện cho công ty, đều tham gia vào quan hệ pháp luật nhân danh công ty.
12
1.3.3 Đặc điểm về trách nhiệm của công ty
Công ty hợp danh chịu trách nhiệm về hoạt động của mình không giới hạn trong phạm vi vốn điều lệ được đăng kí tại cơ quan đăng kí kinh doanh. Các thành viên hợp danh cùng nhau chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản riêng của mình. Vì vậy công ty hợp danh là loại doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn.
2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức thống nhất theo mô hình một hiệp hội các thành viên. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức bao gồm:
2.1 Hội đồng thành viên (theo Điều 135, Luật doanh nghiệp năm 2005)
Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; lựa chọn và bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó tổng giám đốc) trợ giúp Giám đốc (Tổng giám đốc) trong công tác tổ chức, điều hành Công ty.
Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên
yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.
13
Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:
a) Phương hướng phát triển công ty;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
c) Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;
d) Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;
đ) Quyết định dự án đầu tư;
e) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
g) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ
của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
h) Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận
được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;
i) Quyết định giải thể công ty.
14
2.2 Ban giám đốc công ty
Ban Giám đốc Công ty được Hội đồng thành viên Hợp danh giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Theo khoản 4, điều 137, luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh;
b) Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các quyết định hoặc nghị quyết của của Hội đồng thành viên;
c) Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; ký các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty;
d) Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;
đ) Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác;
e) Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
15
2.3 Ban Kiểm soát:
Ban kiểm soát do Hội đồng thành viên Hợp danh bầu để giúp Hội đồng thành viên Hợp danh kiểm soát các vấn đề liên quan đến tổ chức, điều hành Công ty, kiểm soát việc tuân thủ các đường lối, chủ trương của Công ty và các vấn đề liên quan đến tài chính của Công ty.
Một số phòng ban khác:
2.4 Ban Kiểm soát chất lượng dịch vụ công ty (như trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn luật):
Do các thành viên Hợp danh, Ban Giám đốc bầu để giúp Ban Giám đốc, Hội đồng thành viên Hợp danh kiểm soát được chất lượng dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác; hướng dẫn các phòng, ban chức năng trong Công ty tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, chuẩn mực liên quan đến nghề nghiệp; hỗ trợ các phòng, ban, các chức danh lãnh đạo và các nhân viên trong Công ty nâng cao hình ảnh, chất lượng của Công ty; Soát xét các Báo cáo kiểm toán và các Báo cáo dịch vụ khác…
2.5 Các phòng nghiệp vụ, tư vấn, hành chính Quản trị
Các phòng nghiệp vụ: trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh, kí kết hợp đồng...
Phòng tư vấn: xúc tiến và duy trì các mối quan hệ của công ty...
Phòng hành chính Quản trị: đảm nhiệm các công việc hành chính, kế
toán và quản trị.
16
KẾT LUẬN
Hiện nay ở Việt Nam, các công ty hợp danh hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ kế toán và kiểm toán, dịch vụ thiết kế công trình xây dựng, dịch vụ khám và điều trị bệnh, dịch vụ pháp lý…
Theo thống kê doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, cho đến ngày 20/11/2007, Hà Nội chỉ có 17 công ty hợp danh so với 33.327 công ty trách nhiệm hữu hạn, 21.061 công ty cổ phần, 2.921 doanh nghiệp tư nhân,
2.137 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên . Như vậy, có thể thấy số lượng công ty hợp danh là quá ít ỏi so với số lượng các doanh nghiệp thuộc
các loại hình khác.
Có thể nhận thấy rằng, loại hình công ty Hợp danh có những ưu thế nhất định bởi vì cơ sở bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của công ty là sự chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định của tất cả các thành viên công ty trên toàn bộ sản nghiệp của họ. Nhưng cũng chính vì phải bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng toàn bộ sản nghiệp của các thành viên nên công ty Hợp danh thường ít lựa chọn đầu tư vào những khu vực có nhiều rủi ro, dẫn đến một hệ quả là công ty Hợp danh khó có thể mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh, lợi nhuận thu được do đó cũng ít đi. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cân đối trong nền kinh tế và có thể có những nhu cầu xã hội không được đáp ứng.
17
Doanh nghiệp tư nhân cũng là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn giống như công ty hợp danh, nhưng doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, được toàn quyền quyết định công ty, trong khi đó công ty hợp danh đòi hỏi phải có từ hai chủ sở hữu trở lên đồng nghĩa với việc quyền quản lí công ty bị chia sẻ. Hơn thế nữa, để thành lập công ty hợp danh cũng đòi hỏi nhiều điều kiện hơn so với doanh nghiệp tư nhân; và cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh cũng phức tạp hơn so với doanh nghiệp tư nhân. Bởi vậy, tuy cùng là doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn nhưng doanh nghiệp tư nhân lại có ưu thế và được lựa chọn nhiều hơn. Tất cả những điều trên đây có thể lí giải tại sao loại hình Công ty hợp danh hiện nay lại không phổ biến tại Việt Nam.
18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH071.docx