Tiểu luận Phân tích khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính, cho ví dụ minh hoa

Thẩm quyền của chủ thể đặc biệt có hiệu lực khi làm phát sinh nghĩa vụ chấp hành của chủ thể thường. Còn việc thực hiện quyền của chủ thể thường trong quan hệ pháp luật hành chính chỉ có ý nghĩa thực sự nếu nó làm phát sinh quan hệ tiếp nhận, xem xét giải quyết của chủ thể đặc biệt. Ví dụ như hiện nay phần lớn các vấn đề khiếu nại tố cáo đều liên quan đến nhà đất, nhưng những người đi khiếu nại thường thiếu hiểu biết pháp luật dẫn đến tình trạng khiếu nại nhưng bị cơ quan nhà nước từ chối thụ lý giải quyết do không đúng thẩm quyền hoặc sai trình tự (Điều 163,164 Nghị định 181/2004/NĐ-CP), trong trường hợp như vậy quyền khiếu nại của chủ thể thường đã không được thực hiện do không làm phát sinh trách nhiệm tiếp nhận giải quyết của người có thẩm quyền nên việc khiếu nại chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự phát sinh trách nhiệm pháp lí.

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10131 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính, cho ví dụ minh hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 13 :Phân tích khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính, cho ví dụ minh hoa. Sự phát triển của xã hội kéo theo việc quản lí ngày càng trở nên phức tạp. Việc Xây dưng các quy phạm pháp luật là điều quan trọng nhất là trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước. Từ đó mà hình thành nền các mối quan hệ pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của pháp luật, là kết quả của sự tác động quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp “mệnh lệnh – đơn phương” tới các quan hệ quản lí hành chính nhà nước. Ngoài ra còn có những mối quan hệ pháp luật khác như quan hệ pháp luật dân sự, hình sự, nhưng quan hệ pháp luật hành chính có những đặc điểm riêng ngoài những đặc điểm chung của quan hệ pháp luật. Thứ nhất là quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lí hay đối tượng quản lí hành chính nhà nước. Đây là mối quan hệ mà hai bên cùng có lợi không chỉ là quan hệ một chiều, hoạt động này không những giúp nhà nước đảm bảo lợi ích của mình mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong xã hội. Để hoạt động quản lí này diễn ra hiệu quả, tức là nhà nước phát huy được thẩm quyền quản lí của mình và đối tượng quản lí đảm bảo được quyền lợi của chính mình thì cần phải có sự hợp tác của hai bên. Cụ thể như việc quản lí đăng kí mô tô, xe máy, tình trạng xe không có biển số cũng như đăng kí xe làm cho các cơ quan nhà nước khó có thể kiểm soát được mà người tham gia giao thông sử dụng cũng tự đặt mình vào tình thể luôn bị các lực lượng công an cảnh sát để ý. Thứ hai là nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính của các bên tham gia quan hệ đó. Nghĩa là cho dù các bên tham gia có là thành phần nào đại diện cho lợi ích của ai thì cũng đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định để đảm bảo và duy trì trật tự quản lí hành chính nhà nước. Trong vấn đề giao đất cho thuê đất, không những chỉ bên có nhu cầu thuê đất cần đưa ra yêu cầu hồ sơ nộp giấy tờ đầy đủ mà về phía cơ quan quản lí cũng phải có trách nhiệm trả lời và giải quyết đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. (Điều 122 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) Thứ ba là một bên tham gia pháp luật hành chính phải sử dụng quyền lực nhà nước. Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ thể hiện quyền lực nhà nước, thực hiện sự quản lí của nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật hành chính. Để thực hiện được điều đó thì phải có 1 chủ thể đặc biệt đại diện cho quyền lực nhà nước để áp dụng với đối tượng quản lí phải phục tùng là chủ thể thường trong mối quan hệ này. Do vậy quan hệ pháp luật hành chính sẽ không thể xảy ra nếu thiếu chủ thể đặc biệt mang quyền lực nhà nước. Ví du như khi khai báo tạm trú tạm vắng thì đã có một bên mang quyền lực nhà nước tham gia quản lí còn nếu chỉ đơn giản xin phép chủ nhà cho ngủ nhờ thì không có bên nào mang quyền lực nhà nước nên không phải là quan hệ pháp luật hành chính mà chỉ là quan hệ dân sự. Thứ tư là trong một quan hệ pháp luật hành chính thì quyền của bên này ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Đúng nhưu trong định nghĩa thì quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ “quyền lực- phục tùng” mà chủ thể đặc biệt thường là bên có quyền lực còn đối tượng quản lí là bên phải phục tùng . Nhưng để đảm bảo tính khách quan, đúng pháp luật và đảm bảo trách nhiệm cũng như uy tín của nhà nước thì bên quản lý cũng có những nghĩa vụ nhất định và tương ứng với quyền của các đối tượng được quản lí như các quyền yêu cầu, để nghị, khiếu nại, tố cáo… Thẩm quyền của chủ thể đặc biệt có hiệu lực khi làm phát sinh nghĩa vụ chấp hành của chủ thể thường. Còn việc thực hiện quyền của chủ thể thường trong quan hệ pháp luật hành chính chỉ có ý nghĩa thực sự nếu nó làm phát sinh quan hệ tiếp nhận, xem xét giải quyết của chủ thể đặc biệt. Ví dụ như hiện nay phần lớn các vấn đề khiếu nại tố cáo đều liên quan đến nhà đất, nhưng những người đi khiếu nại thường thiếu hiểu biết pháp luật dẫn đến tình trạng khiếu nại nhưng bị cơ quan nhà nước từ chối thụ lý giải quyết do không đúng thẩm quyền hoặc sai trình tự (Điều 163,164 Nghị định 181/2004/NĐ-CP), trong trường hợp như vậy quyền khiếu nại của chủ thể thường đã không được thực hiện do không làm phát sinh trách nhiệm tiếp nhận giải quyết của người có thẩm quyền nên việc khiếu nại chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự phát sinh trách nhiệm pháp lí. Thứ năm phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính. Các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực nào thì giải quyết bằng luật của lĩnh vực đó, hành chính cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng ngoài ra để giải quyết các khiếu nại về thủ tục hành chính cũng cần phải áp dụng các thủ tục tố tụng khác. Ví dụ như trong trường hợp như ở trên tại khoản 3 điều 163 nghị định 181/2004/NĐ-CP thì “Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân hoặc khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.” Muốn khỏi kiện hành chính cũng phải đúng trình tự tố tụng. Thứ sáu là các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước. Mặc dù được phân ra làm chủ thể thường và chủ thể đặc biệt hay việc hoạt động theo nguyên tắc “ mệnh lệnh – phục tùng” thì cả hai chủ thể đặc biệt vẫn phải chịu trách nhiệm trước nhà nước khi sử dụng quyền lực của nhà nước, còn chủ thể thường phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của mỗi hành vi thực hiện trong mối quan hệ này. Cho dù có là bên nào vi phạm cũng sẽ phải chịu sự truy cứu trách nhiệm về hành vi phạm pháp của mình và phải chịu hình phạt, tuy không giống nhau nhưng sẽ được xác định dựa trên mức độ thiệt hại ảnh hưởng đối với xã hội của hành vi đó mà có các mức phạt hình sự, hành chính, kỉ luật nhà nước, hoặc bồi thường thiệt hại. Ví dụ như hành vi nhận hối lộ tùy vào số tiền nhận hối lộ mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 279 BLHS) nhưng nhẹ thì có thể bị xử phạt hành chính, kỉ luật. Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội đặc biệt chỉ có trong quá trình quản lí hành chính nhà nước được đêìu chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giưa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của luật hành chính. Nó cùng với các mối quan hệ pháp luật khác góc phần đảm bảo duy trị ổn định cho toàn thể xã hội Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình luật Hành Chính trường Đại học Luật Hà Nội 2. Bộ Luật hình sự năm 1999 3. Nghị định 181/2004/NĐ-CP 4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính, cho ví dụ minh hoa.doc
Tài liệu liên quan