MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Nhận xét của giáo viên 4
A - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 5
I. Lịch sử 5
1/ Hình thành 5
2/ Phát triển 6
II. Lĩnh vực hoạt động 7
1/ Sản phẩm 7
2/ Tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới 8
B - HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY COCACOLA 8
I. Triết lý kinh doanh 8
II. Cơ cấu tổ chức 9
1/ Bộ máy tổ chức: 10
2/ Các hoạt động quản trị nội bộ 10
III. Các chiến lược hoạt động 11
1/ Chiến lược Marketing: 11
a) Chiến lược quảng bá sản phẩm 11
b) Chiến lược PR 12
c) Chiến lược thiết kế 15
2/ Chiến lược nhân sự 17
3/ Chiến lược sản xuất 20
a) Chiến lược truyền thống của Coca 20
b) Chiến lược cắt giảm chi phí 21
c) Các vụ sát nhập làm tăng thị phần 22
IV. Một số kết quả kinh doanh đạt được 23
1/ Doanh thu , lợi nhuận 23
2/ Các hoạt động khác 24
C - COCACOLA - NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI 25
I. Thất bại 25
II. Thành công của Coca 27
Tài liệu tham khảo 29
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7827 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của một công ty đa quốc gia-Cocacola, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chốt cho kiều dân nước đó và đảm bảo rằng hình tượng của công ty không bao giờ là một tập đoàn thuộc địa đa quốc gia thô bạo.
Và Coca-Cola ngày càng tiến xa hơn. Công ty đóng vai trò toàn diện tại hầu hết các nước mà nó hoạt động, ủng hộ giáo dục, nghệ thuật và các dịch vụ xã hội dài hạn theo cách chân chính. Coca-Cola hiểu rằng chìa khoá cho sự thành công chính là quyết tâm của công ty trong việc thể hiện cho các đối tác kinh doanh rằng: cho dù truyền thống và quốc tịch của họ là gì thì công ty vẫn đánh giá cao sự trung thực và hiểu biết ngôn ngữ của đối tác và tôn trọng họ. Nhờ vậy, Coca-Cola luôn nhận được sự khâm phục của nước chủ nhà.
Giám đốc điều hành Doug Daft của Coca-Cola (Coke) cho biết, hãng sản xuất đồ uống lớn nhất thế giới này sẽ tiếp tục tăng cường tập trung phát triển vào các thị trường chủ chốt, trong đó có Braxin và Bắc Mỹ, nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận lên khoảng 11-12% hàng năm.
Theo Chủ tịch Coke, Steve Heyer, chiến lược của Coca Cola sẽ luôn là tập trung vào tăng khối lượng sản phẩm có thể mang lợi, quản lý chi phí khắt khe hơn và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn, coi sự phát triển ở thị trường truyền thống là nhân tố then chốt cho tương lai của Coke, trong đó sẽ chú trọng vào các lĩnh vực, như giải trí và thể thao, cửa hàng ăn nhanh và các chuỗi nhà hàng, có tác động tốt và nhanh nhất đến việc quảng bá các nhãn hiệu sản phẩm mới.
Tuy nhiên, ông Heyer thừa nhận rằng, hãng hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ các nhãn hiệu Sprite và Fanta. Sức ép cạnh tranh đang ngày một lớn, nếu không “chắc chân trên thị trường” thì rất dễ mất thị phần, một điều mà Coca Cola không hề mong muốn. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng đây hoàn toàn là một chiến lược đúng đắn không chỉ với Coca Cola mà còn đối với nhiều công ty khác. Sẽ rất dễ mắc phải sai lầm nếu ta cứ cố gắng mở rộng thị trường trong khi những thị trường truyền thống còn chưa được khai thác hết tiềm năng của nó.
Những hoạt động đánh bóng thương hiệu
Coca-Cola về cộng đồng : công ty Coca-Cola đóng vai trò hàng đầu trong các chương trình giáo dục và cộng đồng với rất nhiều hoạt động phong phú nhằm góp phần nâng cao và cải thiện cuộc sống cho đồng bào ở các vùng nông thôn và thành thị trên toàn quốc. Cho đến nay, Công ty đã đóng góp hơn 600.000 đô la Mỹ cho các chương trình giáo dục và cộng đồng tại Việt Nam.
Trung Tâm Học Tập Coca-Cola: chương trình Trung Tâm Học Tập Coca-Cola phối hợp với Bộ Giáo Dục & Đào Tạo và Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản đang trong giai đoạn tiến triển ở các trường học và cung văn hóa thanh niên tại Việt Nam. Mục tiêu của Trung Tâm Học Tập là cung cấp cho các em học sinh trang thiết bị học tập tiên tiến cùng với hệ thống mạng máy vi tính hiện đại và tài liệu học tập. Cho đến nay, Công ty đã đầu tư 375.000 đô la Mỹ để thành lập và điều hành chương trình này. Hiện tại, đã có 40 Trung Tâm Học Tập Coca-Cola được thành lập ở 33 tỉnh thành trên toàn quốc. Trong năm 2002, tất cả 40 Trung Tâm Học Tập sẽ được nối kết với mạng thông tin nội bộ Internet, cho phép các thành viên trong ban điều hành, đối tác của chương trình và các em học sinh liên lạc và trao đổi thông tin qua mạng.
Chương trình giáo dục về môi trường: công ty Coca-Cola cũng tài trợ cho cuộc thi Hành Tinh Xanh Mãi Xanh nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho 15 triệu học sinh ở các trường phổ thông cơ sở và trung học trên toàn quốc. Cuộc thi được tổ chức hàng năm với sự phối hợp giữa Trung Ương Đoàn Thanh Niên, nhằm mục đích khuyến khích các em học sinh tìm hiểu các vấn đề về môi trường cũng như nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường tại trường học.
Chương trình tham quan nhà máy: chương trình tham quan nhà máy sản xuất nước giải khát Coca-Cola dành cho các em học sinh được thực hiện vào tháng 4 năm 2001 và trở thành mô hình công cụ học tập bổ ích cho các trường học ở Tp. Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận. Hơn 16.000 học sinh, giáo viên và sinh viên đã tham gia vào chương trình tham quan nhà máy từ khi được phát động và chương trình này luôn luôn nối kết với nhiều hoạt động kinh doanh và bán hàng của Công ty.
Cứu Trợ Thiên Tai: công ty Coca-Cola tại Việt Nam là một trong những công ty nước ngoài đầu tiên tham gia vào chương trình cứu trợ đồng bào bị lũ lụt vào năm 1999. Ngay sau khi biết thông tin về cơn bão lớn nhất của thế kỷ tàn phá các tỉnh miền Trung, tất cả nhân viên Công ty Coca-Cola đã thể hiện tinh thần nhường cơm xẻ áo đóng góp tiền, quà cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. Tổng số quà cứu trợ bao gồm thực phẩm, quần áo, tập sách và tiền mặt với tổng số tiền trị giá 350 triệu đồng đã được gởi đến đồng bào bị lũ lụt.
Công ty Coca-Cola đã đóng góp quà cứu trợ trị giá 1,2 tỉ đồng để cứu trợ bào bị lũ lụt tại Việt Nam năm 2000. Số tiền này bao gồm quỹ Một Tỉ Đồng từ tấm lòng nhường cơm xẻ áo của tất cả nhân viên Công ty, công với sự hỗ trợ của Công ty, để xây dựng lại các phòng học bị thiệt hại trong cơn lũ vào năm trước tại các tỉnh miền Trung và số tiền 200 triệu đồng cứu trợ đồng bào bị lũ lụt các tỉnh miền đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2001, Công ty Coca-Cola đã giúp đỡ nhân dân các vùng ở miền Trung bị cơn bão LingLing tàn phá bằng một loạt các đợt cứu trợ khẩn cấp với tổng giá trị trên 90 triệu đồng. Hàng cứu trợ gồm nước uống đóng chai và thực phẩm.
Đầu năm 2002, đồng bào bị hạn hán tại hai tỉnh An Giang và Cần Thơ đã được Công ty Coca-Cola trao tặng hơn 2.000 thùng nước uống đóng chai và quà cứu trợ với tổng số tiền 150 triệu đồng.
Vừa qua, Công ty Coca-Cola phối hợp với Báo Sài Gòn Giải Phóng và Hội Chữ Thập Đỏ TP tổ chức các đoàn cứu trợ đến các lũ lụt tỉnh Hà Tĩnh ở miền Trung, cũng như tỉnh Đồng Tháp, và An Giang ở đồng bằng sông Cửu Long, trao tặng 5.000 thùng nước uống cùng gạo thực phẩm và tiền mặt cho đồng bào bị thiệt hại.
Chương Trình Hỗ Trợ Việc Làm cho Phụ Nữ : chương trình Hỗ trợ Phương tiện Kinh doanh do Công ty Coca-Cola và Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cùng phối hợp phát động vào tháng 10 năm 2002 nhằm giúp cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn của hai thành phố có điều kiện kinh doanh để cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống. Đây là một chương trình mang ý nghĩa xã hội rất lớn mà Công ty Coca-Cola cam kết thực hiện tại Việt Nam, nhằm hưởng ứng chương trình xoá đói giảm nghèo được chính phủ kêu gọi Trong giai đoạn một, 2.000 phụ nữ ở Thành Phồ Hồ Chí Minh và Hà Nội đã nhận được xe đẩy làm phương tiện kinh doanh các sản phẩm của Công ty Coca-Cola tại Việt Nam. Các bước tiếp theo trong chương trình hợp tác dài hạn này giữa Công ty Coca-Cola và Hội Liên Hiệp Phụ Nữ bao gồm việc xây "Nhà Tình Thương" giúp con em của các phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có nơi sinh hoạt học tập, và học bổng cho con em của phụ nữ nghèo.
Kỷ Lục Guiness Bánh Chưng Việt Nam: công ty Coca-Cola đã tài trợ cho làng nghề bánh chưng truyền thống Ước Lễ, Huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây làm chiếc bánh chưng khổng lồ chào mừng ngày Tết cổ truyền năm Nhâm Ngọ 2002, và giúp Việt Nam đoạt được kỷ lục Guiness đầu tiên. Chiếc bánh kỷ lục có kích thước 2.25m2 nặng 1,4 tấn, được làm từ 330 ký nếp đặc biệt, 100 ký đậu xanh, 100 thịt heo, 10 ký gia vị, do 50 người nấu. Sau khi được trưng bày trong ba ngày trong triễn lãm Tết, chiếc bánh đã được chia thành 20.000 phần tặng cho các tổ chức từ thiện. Chứng Chỉ Kỷ lục Guiness đã được chuyển giao cho Bộ Văn Hoá – Thông Tin Việt Nam.
Bằng việc phối hợp các chiến dịch marketing và thực hiện các hoạt động xã hội, CocaCola đã từng bước khẳng định thương hiệu của mình ở nước sở tại. Cái tên CocaCola không những gắn liền với những loại thức uống giải khát mà đã trở thành một nhãn hàng quen thuộc với mọi người.
Chiến lược thiết kế
Khi David Butler gia nhập hãng đồ uống Coca-Cola, ông được giao sứ mệnh phải cải thiện mảng thiết kế của hãng. Tiền thân là giám đốc phụ trách chiến lược thương hiệu tại công ty marketing và tư vấn Sapient, Butler đã nhanh chóng vạch ra một chiến lược thiết kế dài 30 trang cho Coca-Cola.
Tránh dùng từ “thiết kế”
Những ảnh hưởng tích cực nếu có của vị phó chủ tịch phụ trách thiết kế xuất phát từ việc Butler đã học được phương pháp hiệu quả nhất để thực hiện chiến lược thiết kế tại một tập đoàn lớn và phức tạp như Coca-Cola: nên tránh từ “thiết kế” ở mức tối đa có thể. Ông nói về lợi ích của những thiết kế thông minh bằng một ngôn ngữ mà những người nghe ông nói có thể liên hệ.
Với nhiều thương hiệu được thiết kế lại, bao gồm cả logo Coke được thiết kế lại đã giành giải thưởng Grand Prix tại giải thưởng thiết kế Cannes Lions hồi tháng 6 vừa qua, và nhiều sáng kiến như chai nhôm và thùng ướp lạnh mới, chiến lược thiết kế của Butler xem ra đang có hiệu quả lớn.
Mặc dù ít công ty có bề dày lịch sử thiết kế như Coca-Cola, trong những năm gần đây, hãng dường như đã đánh mất danh tiếng của mình trong lĩnh vực này.
Cách đây chưa lâu, mẫu chai Coke “có eo” được trang điểm với dòng tên được nhận biết trên toàn thế giới và hình đồ họa kiểu dải ruy băng đơn giản đã bị thay thế bởi loại chai nhựa hoặc lon nhôm trên đó logo của hãng nằm giữa một loạt bong bóng, những thông điệp tiếp thị, hoặc những hình ảnh tùy theo mùa.
Butler nhận thấy, có nhiều thứ cần phải thay đổi. Coca-Cola là một tập đoàn toàn cầu với 450 thương hiệu, hơn 300 mẫu máy bán hàng khác nhau, vô số các đối tác đóng chai và bán lẻ, cùng với đó là không một tiêu chuẩn thiết kế toàn cầu thống nhất nào.
Tránh những ý tưởng viển vông
Giám đốc phụ trách mảng sáng tạo của Studio Red khi đó là Tucker Viemeister cho biết: “Nhiệm vụ của chúng tôi là sáng tạo ở bất kỳ khía cạnh nào có thể”. Studio Red đã đưa ra nhiều ý tưởng thú vị, như Coke Cruiser - một cửa hàng bán Coke di động dành cho các buổi hòa nhạc hoặc lễ hội, là chiếc xe máy có một thùng ướp lạnh ở phía trước, hoặc “tasting salon” - một cửa hàng bán lẻ ở đó các khách hàng có thể nếm thử những loại đổ uống mới của Coca-Cola.Tuy nhiên, nhiều ý tưởng này chưa bao giờ trở thành sự thật.
Nhưng đối với Butler, bài họ mà ông rút ra là tránh những ý tưởng quá “cao siêu” khó áp dụng vào thực tế. Thay vì tìm ý tưởng và sau đó cố tìm chỗ để áp dụng, ông nỗ lực trong việc nhận ra những vấn đề cơ bản mà thiết kế có thể giải quyết. Chiến lược của ông tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng đối với Coca-Cola là nhận dạng thương hiệu, trải nghiệm của người sử dụng, và tính bền vững.
Nhiều trong số những nỗ lực thiết kế của Butler và đội ngũ của ông kết hợp các yếu tố giải quyết cả ba vấn đề trên. Lấy vỏ chai “có eo” bằng nhôm lần đầu được giới thiệu vào năm 2005 và đã lại được tung ra trong dịp Olympic vừa qua tại Trung Quốc làm ví dụ.
Từ góc nhìn thương hiệu, đây là bản cập nhật đầy “gợi cảm” của chiếc chai thủy tinh cổ điển, đem lại cảm giác hiện đại hơn, nhưng lại có chi phí sản xuất rẻ hơn. Từ phương diện trải nghiệm, chiếc chai này tạo cảm giác mát lành hơn chai thủy tinh, đồng thời nắp chai có thể đậy lại được. Còn từ phương diện tính bền vững, chai nhôm được sản xuất bằng vật liệu tái chế và bản thân chai này cũng có thể tái chế.Tương tự, một loạt máy làm lạnh được thiết kế mới với vẻ ngoài bóng bẩy cũng giúp đem lại cho thương hiệu một hình ảnh rắn rỏi hơn. Thêm vào đó, những máy làm lạnh này được sử dụng các công nghệ mới giúp làm giảm tiêu thụ nhiên liệu từ 30 - 40%.
Giải quyết hài hòa các mối quan hệ
Dự án thiết kế máy làm lạnh mới cũng phản ánh những gì mà Butler đã học được trong quá trình làm việc giữa những nguồn áp lực xuất phát từ những mối quan hệ đối tác phức tạp của Coca-Cola.
Hãng không sở hữu các máy làm lạnh, thay vào đó những máy này được các cửa hàng bán lẻ khác nhau tự mua. Trong khi Coca-Cola muốn có những máy làm lạnh mới được lắp đặt tại mọi cửa hàng để có được hình ảnh thương hiệu thống nhất, hãng không thể buộc các đối tác bán lẻ phải làm theo.
Đối với những cửa hàng không muốn đầu tư mới hoàn toàn máy làm lạnh, đội thiết kế của Butler đã thiết kết một bộ tấm panel có thể dùng để gắn vào những chiếc máy làm lạnh cũ, giúp chúng có vẻ ngoài hiện đại hơn như họ muốn.
Một ví dụ khác về cách giải quyết công việc giữa các nguồn áp lực khác nhau trong Coca-Cola là một công cụ phần mềm dựa trên web mà Butler gọi là Máy Thiết kế. Công cụng này cho phép các nhà thiết kế tại các đối tác đóng chai của Coca-Cola có thể tạo ra mẫu trai mới hoặc nhãn hàng mới trên chai hoặc thậm chí các poster quảng cáo.
Nhờ các thông số đã được nhập vào công cụ này, thiết kế cuối cùng của các nhà đóng chai sẽ luôn tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu do đội thiết kế của Coca-Cola đã xác lập. Công nghệ web 2.0 cho phép các giám đốc thương hiệu của hãng không cần phải thực hiện các biện pháp kiểm soát, đồng thời tạo ra sự linh hoạt thương hiệu lớn hơn.
Chi phí Marketing - gánh nặng ngày nay của Coca-Cola
Không tiếc tiền cho xúc tiến bán hàng, song đó quả thực là một gánh nặng, ngay cả với Coca-Cola của ngày nay. Lợi nhuận quý IV/2005 của Coca-Cola giảm tới 28% so với cùng kỳ năm trước do chi phí marketing ngày càng cao trong khi doanh thu ở một số quốc gia châu Âu đang có dấu hiệu sụt giảm.
Cụ thể, lợi nhuận của hãng nước ngọt danh tiếng này quý cuối năm 2005 chỉ còn 864 triệu USD. Trong khi đó, doanh số ở Pháp và Anh giảm. Tuy nhiên, doanh thu chung của hãng trong năm 2005 vẫn tăng 4%.
Trong năm 2005 vừa qua, hãng chi thêm tới 400 triệu USD cho công tác quảng cáo, đặc biệt cho những thức uống như Coke hay Sprite.
Vài năm trở lại đây, doanh số bán hàng của Coca-Cola có dấu hiệu tụt giảm so với đối thủ truyền kiếp PepsiCo, công ty đang tận hưởng một thị phần lớn hơn trong lĩnh vực các sản phẩm đồ uống giải khát không chứa carbonate.
Bằng cách đánh vào mắt của người tiêu dùng, CocaCola đã và đang từng bước hoàn thiện mẫu mã sản phẩm, làm cho nó ngày càng thân thiện với môi trường và cả với người tiêu dùng.
Chiến lược nhân sự
Ở CocaCola cho thấy , không một hoạt động nào được thực hiện một cách riêng lẻ mà có sự liên hệ chặt chẽ với nhau bởi vì quản trị nguồn nhân lực là một bộ phận chiến lược quan trong. Quan trọng hơn cả quản trị nguồn nhân lực ngoài khả năng ảnh hưởng đến văn hóa công ty, khả năng phát triển, năng suất của ngươì lao động mà nó còn có thể giúp cho công ty đạt đựoc những mục tiêu hàng đầu trong việc cắt giảm chi phí, tạo giá trị và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Để phát triển một đội ngũ quản trị viên quốc tế, công ty quản trị ngụồn nhân lực phải giải quyết các vấn đề chủ chốt liên quan đến quản trị viên đa quốc gia( một quản trị viên đa quốc gia là công dân của một quốc gia này nhưng đang làm việc trong một chi nhánh của công ty nước ngoài) .Trong quá trình hoạt động, Coca Cola đã gặp những vấn đề này và họ đã giải quuyết những khác biệt giữa những quốc gia bằng cách hình thành một quan điểm chung về quản trị nguồn nhân lực, nhưng các công ty ở các quốc gia khác nhau có thể diễn giải quan điểm quản trị nguồn nhân lực này theo các cách khác nhau tùy thuộc vào môi trường hoạt động củ mỗi công ty tại mỗi quốc gia. Coca Cola cũng cố gắng xây dựng một đội ngũ quản trị viên quốc tế thông qua các chương tình huấn luyện toàn cầu, các chương trình này liên quan đến việc xác định và quản lý phát triển nhóm quản trị viên chủ chốt , mà từ nhóm quản trị viên chủ chốt này người ta sẽ chọn ra những quản trị viên cao cấp trong tương lai. Cuối cùng, và có lẽ quan trọng hơn cả, Coca Cola coi quản trị nguồn nhân lực như mối liên kết sống còn trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược với lối suy nghĩ toàn cầu hóa và địa phương hóa quá trình thực hiện.
Phát triển đội ngũ lao động đa dạng và tài năng
Việc nhận được sự ưu tiên trong kinh doanh phụ thuộc vào phần lớn vào yếu tố con người của Coca. Coca đã lập mục tiêu là tạo lập một môi trường làm việc mà nơi đó thu hút, phát triển và giữ lại một đội ngũ nhân viên đa dạng và tài năng. Coca khuyến khích mỗi cá nhân phát triển những chuyên môn, sở trường của họ, giúp đỡ mọi người dùng tài năng của mình vào công việc kinh doanh. Với gần 73000 người được tuyển dụng trong sản xuất, bán hàng, máy móc sản xuất và những văn phòng kinh doanh. Gần 62500 người được tuyển dụng ở Bắc Mỹ, 10500 làm việc dưới sự điều hành của người châu Âu. Những công nhân làm ổn định toàn thời gian chiếm gần 95% lực lượng lao động của Coca.
Quản trị biến đổi
Để cải thiện năng suất và hiệu quả, Coca tiếp tục tạo ra những thay đổi có ý nghĩa đối với việc kinh doanh. Theo hầu hết các sáng kiến để cải tiến mẫu mã năm 2007, Coca đã tung ra Cơ cấu điều hành toàn cầu (Global Operating Framework) với tầm nhìn trở thành một công ty có dịch vụ khách hàng và bán nước uống tốt nhấtCoca cũng đã đưa ra chương trình tái cấu trúc nhiều năm để giảm bớt lực lượng lao động một lượng khoảng 3500 người.
Môi trường làm việc công bằng
Là một thành viên của United Nations Global Compact, công ty đã cam kết để duy trì lao đông được thừa nhận quốc tế và tiêu chuẩn quyền con người, theo như bản tuyên ngôn UN Universal về quyền con người và Luật ILO.
Dù hoạt động ở đâu, nhiệm vụ tuân theo luật tuyển dụng và luật lao động. Coca nhấn mạnh nghiêm cấm lao động trẻ em và lao động bị cưỡng ép trong hoạt động kinh doanh và trong những nhà cung cấp. Khi tuyển dụng, thật tình cờ trên những bản tiểu sử hài lòng nhận ra rằng nó bao gồm những ứng viên ở những độ tuổi khác nhau. Coca không tin rằng có nguy cơ nghiêm trọng được đưa ra bởi các nước mà công ty đang điều hành.
Các liên minh lao động
Coca tôn trọng và bảo vệ quyền tự do của nhân viên trong việc tham gia vào các tổ chức và việc tham gia hay không các công đoàn hoặc là các cuộc bãi công. Năm 2007, 36% nhân viên đã thông qua sự nhất trí về lao động địa phương. Được giao nhiệm vụ thương lượng và đối thoại về nguyên nhân của sự thay đổi to lớn về tổ chức và những tác động của nó. Công ty chấp hành những yêu cầu hợp pháp của địa phương ở mức thương lượng được yêu cầu và tư vấn hoặc công bố những đại diện nhân viên, công đoàn. Chính sách của Coca là tiếp tục và mở các cuộc đói thoại xã hội, cho phép đầu vào về thời gian trước khi quyết định được thực hiện trên những dự án.
Huấn luyện và phát triển
Để thu hút và giữ chân người tài năng mà Coca cần, công ty đấu tư cho sự phát triển chuyên nghiệp. Đặc biệt, công ty đang phát triển những những người giỏi nhất thế giới trong những ngành quản trị tăng lợi nhuận, bán hàng, dịch vụ khách hàng, và chuỗi cung cấp.
Vào năm 2007, công ty hướng dẫn đào tạo để hỗ trợ giai đoạn đầu của chương trình “ Customer Excellence” ở Bắc Mĩ. Hơn 30.000 nhân viên từ lái xe cho đến những nhà quản lý trung tâm bán hàng đã hướng dẫn về việc tại sao công ty thay đổi, ai bị ảnh hưởng, và sự mong đợi sản phẩm mới. Thêm vào đó, công ty đã hướng dẫn cho khoảng 200 nhà quản lý bán hàng và những nhà đại diện trên công cụ và kĩ thuật bán hàng mới, và cách để thuê những tài năng mới nên họ có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiên dùng và khách hàng.
Công ty cũng cung cấp cơ hội học để giúp nhân viên phát triển kĩ thuật và kĩ năng lãnh đạo. Đầu năm 2008, công ty đã bắt đầu chạy chương trình học mới, Leadership Compass, bắt đầu tại Bắc Mỹ. Một trong những chương trình đào tạo toàn cầu đầu tiên của công ty, khóa học mới này cho phép những nhà quản lý trực tuyến học tại chính dịa phương của mình.
Quản lý hiệu quả
CocaCola hướng vào tất cả nhân viên xem xét hiệu quả làm việc và đã đưa chương trình quản lý hiệu quả chuẩn thông qua công ty. Vào năm 2007, 58% nhân viên ở Bắc Mĩ và 100% nhân viên ở Châu Âu đã nhận được một bảng đánh giá hiệu quả. Sự khác biệt là thực tế ở Mĩ, nhân viên bao trùm công việc bằng
Thu hút nhân viên
Khi mà công ty thay đổi cơ cấu, họ đã cố gắng giao tiếp một cách cởi mở với nhân viên về cái mà họ đang làm, tại sao và nó ảnh hưởng đến họ như thế nào. Công ty cũng tìm kiếm sự phản hồi và trả lời bất cứ những lo lắng nào.
Đề cao sự quan tâm và phàn nàn: Nhân viên của chúng ta có thể đưa lên sự phàn nàn hoặc quan tâm qua một con số của những kênh khác nhau. Triết lý thông thoáng của công ty khuyến khích nhân viên nêu lên những sự quan tâm đối với bất kì cấp độ quản lý nào, bao gồm cả Giám đốc điều hành. Quá trình xử lý những phàn nàn luôn sẵn sàng cho tất cả những nhân viên bằng những hợp đồng thỏa thuận chung. Một đường dây nóng chạy 24/24 độc lập cho phép nhân viên báo cáo những quan tâm của họ mà không cần nêu danh tính, trong khi ở Mỹ, chương trình “Ombuds Office and Solutions” đưa ra những lời khuyên bảo mật, và một phương tiên để giải quyết mâu thuẫn bằng sự hòa giải và sự phân xử. Những kênh này được phổ biến rông rãi trong công ty và qua những lá thư hằng ngày đến nhà của nhân viên. Những thông báo quan trọng và cách giải quyết của họ phải được báo cáo đến nhà quản lý cấp cao và Hội đồng đánh giá của ban Giám đốc. Trong năm 2007, không có những thông báo xã hội, môi trường, kinh tế nào được đưa ra.
Bảo vệ sức khỏe nhân viên: Ngoài sức khỏe nghề nghiệp, công ty cũng hướng dẫn chương trình đẩy mạnh phong cách sống khỏe. Cho những căn bệnh nguy hiểm cao-ung thư, suy giảm tim mạch, bệnh tim bẩm sinh, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì, và bệnh hen suyễn- công ty đưa ra sự chỉ bào, ngăn ngừa, lời khuyên, cách chữa trị. Chương trình giảm cân, điều chỉnh stress, chấm dứt hút thuốc cũng có sẵn, và phần phong cách sống khỏe đã được thêm vào hổi đồng sức khỏe của công ty ở Bắc Mĩ trong suốt năm 2007.
Kế hoạch chăm sóc sức khỏe của công ty đưa gộp vào cho nhân viên và sự phụ thuộc của họ. Thông tin có sẵn trên internet và việc đánh giá sức khỏe hàng năm được đưa đến cho tất vả nhân viên.
Sức khỏe và sự an toàn
Công ty tiếp tục tiêu chuẩn hóa phương thức an toàn thông qua việc kinh doanh trong suốt năm 2007. Công ty đã nhận được chứng chỉ Hệ Thống Quản Lý An toàn dưới Hệ Thống Quản Lý Coca Cola (TCCMS) tại bốn tiện nghi ở Mĩ – rất nhiều mục tiêu của công ty. Công ty đã nhận chứng chỉ TCCMS và chứng chỉ OHSAS 18001 tại khu sản xuất Chaudfontaine ở Belgium nên tất cả những khu sản xuất ở Châu Âu bây giờ được chứng thực. Công ty hướng đến nhận chứng chỉ của tất cả khu sản xuất ở Bắc Mĩ dến năm 2010.
Công ty đang tiếp tục xây dựng sự vững chắc thông qua những chương trình an toàn, những vật liệu huấn luyện, và những dự tính trước. Trong năm 2007, công ty đã tung ra Sự Kiện An Toàn, một chương trình ý thức mới cái mà những địa chỉ có rủi ro tiềm tàng tại nơi làm việc và tại nhà. Hội đồng an toàn khắp Bắc Mĩ được gửi những bộ dụng cụ đầy đủ mỗi tháng, cho phép họ quản lý sự đánh giá và chỉ bảo nhân viên trên những chủ đề ưu tiên, như an toàn điện, bảo vệ máy móc, hoặc việc vận chuyển bảo hộ. Những nhà quản lý có trách nhiệm làm cho có hiệu lực những bộ dụng cụ trong suốt những cuộc họp hàng tháng được lên lịch thường xuyên. Trong năm 2008, công ty sẽ đưa ra chương trình mới trên sự chống lại thương tổn và vận chuyển bảo hộ, cũng như những chương trình nhắm đến những công nhân trong bán hàng và sản xuất. Chương trình sẽ được hướng dẫn ở khu vực Châu Âu.
Thêm vào đó, công ty hướng đến xây dựng một cách có thể hiểu được ở tất cả các cấp. Công ty có những ủy ban an toàn nhà quản lý và công nhân trang trọng trong tất cả khu sản xuất, bán hàng và trung tâm phân phối, cũng như được viết những chính sách và chương trình sức khỏe và an tòan, Hiệu quả an toàn là trong số thước đo bao gồm trong kinh doanh và sự đánh giá hiệu quả cá nhân. Những hợp đồng thỏa thuận chung đặc trưng phản ánh một lời cam kết chung đến an toàn nơi làm việc, những nhóm người lao động và công đoàn thì thường được liên quan trong sự phát triển bước đầu an toàn.
Bên cạnh đó, Coca cũng có những hoạt động nhân sự nội bộ khác. Công đoàn mạnh là một trong những tiêu biểu của Coca. Có rất nhiều hoạt động bổ ích cho nhân viên. Công đoàn đại diện một cách hiệu quả cho quyền lợi của người lao động. Mức lương và chính sách của Coke đối với nhân viên tương đối cao so với mặt bằng chung. Chính điều này là một chính sách trong thu hút nguồn nhân lực có tài năng và năng lực cho Coca.
Việc tự đánh giá nội bộ rất hiệu quả. Đầu tháng, mỗi nhân viên làm 1 bản mục tiêu các hoạt động quan trọng cần phải thực hiện, sau đó trao đổi với người quản lý và điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, thang điểm và phần trăm mức quan trọng cho từng nhóm công viêc. Cuối tháng nhân viên cùng quản lý ngồi lại thảo luận về mục tiêu và mức thực hiện, cùng nhau đánh giá. Mức điểm cuối tháng sẽ quyết định tiền thưởng vàthành tích của nhân viên. Mỗi tháng, mỗi quý năm, công ty bầu chọn ra nhân viên xuất sắc để khen thưởng.
Có thể nói đây là cách quản lý rất ưu việt nhằm tạo cho nhân viên một tinh thần làm việc tốt cũng như những cố gắng nổ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Bởi vì nhân viên chỉ có thể, và có động lực làm tốt công việc khi họ hiểu rõ mình can làm gì, định lượng được nó, và nhận được phản hồi từ công ty.
Hiện nay Coca đang thực hiện chương trình Quản trị viên tập sự, là một trong những thành công trong chính sách nhân sự của công ty. Hàng năm tuyển khoảng 7 – 9 sinh viên mới tốt nghiệp từ khoảng 1000 ứng viên dự tuyển. Các sinh viên này được làm việc qua nhiều bộ phận, được huấn luyện để trở thành quản lý trong tương lai. Có nhiều quản trị viên tập sự từ các năm trước đang giữ các vị trọng trong công ty. Tuy nhiên, sau 1 năm, các công ty khác (Unilever, P&G, Nestle trí quan..) sẵn sàng đưa ra mức lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của một công ty đa quốc gia-cocacola.doc