MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 1
1. Khái quát chung về Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) 1
1.1. Sự ra đời, mục đích, chức năng, nhiệm vụ 1
1.2. Cơ cấu tổ chức 2
1.3. Mối quan hệ giữa UNESCO với Liên hợp quốc 3
2. Phân tích, làm sáng tỏ vai trò của Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trong việc duy trì, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên 4
2.1. Vai trò của UNESCO thể hiện trong việc liên kết tập hợp được đông đảo các quốc gia thành viên 4
2.2. Vai trò của UNESCO thể hiện qua các hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên môn 5
2.3. Sơ qua về quan hệ hợp tác Việt Nam – UNESCO 8
C. KẾT LUẬN 8
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích làm sáng tỏ vai trò của một tổ chức quốc tế chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
Các tổ chức quốc tế chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc (Cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc) là các tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế, có trách nhiệm quốc tế rộng rãi trong các lĩnh vực cụ thể trong khuôn khổ hoạt động của Liên hợp quốc và có quan hệ với Liên hợp quốc thông qua một hiệp định hợp tác song phương, do Hội đồng kinh tế - xã hội, thay mặt Liên hợp quốc kí kết. Nếu như Liên hợp quốc có nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh thế giới thì các tổ chức này lại có nhiệm vụ cụ thể trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Để làm rõ điều trên, trong bài viết này em xin: Phân tích làm sáng tỏ vai trò của một tổ chức quốc tế chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc cụ thể là Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên.
B. NỘI DUNG
1. Khái quát chung về Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)
1.1. Sự ra đời, mục đích, chức năng, nhiệm vụ
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) được thành lập ngày 16/11/1945 với mục đích “Góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”.
Chức năng: UNESCO có 3 chức năng hoạt động chính phục vụ cho mục đích của tổ chức, bao gồm Nguồn: Điều 1 Công ước thành lập UNESCO
:
- Thứ nhất, khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh;
- Thứ hai, thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách:
+ Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước;
+ Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội;
+ Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do;
- Thứ ba, duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách:
+ Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học, khuyến nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết;
+ Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp.
Nhiệm Vụ: UNESCO đang đề ra nhiệm vụ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), cụ thể:
- Giảm một nửa tỉ lệ người dân sống trong tình trạng nghèo cùng cực ở các nước đang phát triển vào năm 2015;
- Đạt phổ cập giáo dục tiểu học ở tất cả các nước vào năm 2015;
- Xoá bỏ sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục tiểu học và trung học vào năm 2005;
- Giúp các nước thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển bền vững trước năm 2005 nhằm đảo ngược xu hướng hiện nay về tổn thất các nguồn tài nguyên môi trường vào năm 2015.
1.2. Cơ cấu tổ chức
UNESCO được tổ chức với một Đại hội đồng, một Hội đồng chấp hành và một Ban Thư ký.
Đại hội đồng là cơ quan quyền lực cao nhất, gồm đại biểu của các nước thành viên (mỗi nước thành viên được chọn cử 5 đại biểu), họp hai năm một lần. Đại hội đồng quyết định đường lối, chính sách, kết nạp thành viên mới, bầu Hội đồng chấp hành và Tổng giám đốc, thông qua chương trình và biểu quyết ngân sách.
Hội đồng chấp hành gồm các ủy viên được Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu được các nước thành viên chọn cử; mỗi ủy viên của Hội đồng chấp hành đại diện cho Chính phủ nước mình.
Ban Thư Ký UNESCO gồm có Tổng Giám đốc và số nhân viên được thừa nhận là cần thiết. Tổng Giám đốc do Hội đồng chấp hành đề nghị và Đại hội đồng bầu cử (nhiệm kỳ 6 năm) với những điều kiện được Đại hội đồng chấp nhận. Tổng Giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO.
1.3. Mối quan hệ giữa UNESCO với Liên hợp quốc
Theo thỏa ước được Đại hội đồng UNESCO lần thứ nhất thông qua ngày 6/12/1946 và được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chấp thuận ngày 14/12/1946, UNESCO là cố vấn kỹ thuật của Liên Hợp Quốc về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UNESCO: giáo dục, khoa học, văn hoá, thông tin. Đồng thời UNESCO cũng là cơ quan thực hiện các nghị quyết của Liên Hợp Quốc về những lĩnh vực đó.
Khác với các cơ quan trực thuộc của Liên Hợp Quốc khác như UNDP, UNCTAD, UNICEF ...có quyền quan hệ trực tiếp với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, UNESCO cũng như các cơ quan chuyên môn khác quan hệ với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) và hàng năm gửi báo cáo lên Hội đồng này. UNESCO và Liên Hợp Quốc thường xuyên tham khảo ý kiến và tham dự những hội nghị của nhau nhưng không có quyền biểu quyết.
UNESCO có quan hệ ngang với các tổ chức chuyên môn khác như FAO, ICAO, ILO, WHO, IMF ... cũng như với các cơ quan trực thuộc của Liên Hợp quốc, chủ yếu là về các vấn đề chính sách và những “chương trình hành động phối hợp”. Các “Chương trình ngoài ngân sách” của UNESCO chủ yếu do các tổ chức khác của Liên Hợp Quốc tài trợ (UNDP, UNICEF, UNIDO, UNCTAD, FAO ...) nhưng việc thiết kế và thực hiện do các đơn vị nghiệp vụ của UNESCO đảm nhiệm.
2. Phân tích, làm sáng tỏ vai trò của Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trong việc duy trì, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên
2.1. Vai trò của UNESCO thể hiện trong việc liên kết tập hợp được đông đảo các quốc gia thành viên
Số lượng thành viên đông đảo:
Tất cả các nước thành viên của Liên Hợp Quốc đều có thể là thành viên của UNESCO. Các nước ngoài Liên Hợp Quốc có thể gia nhập UNESCO nếu được 2/3 Đại hội đồng UNESCO chấp nhận. Ngoài thành viên chính thức, UNESCO còn có một số thành viên liên kết. Nước thành viên nào bị khai trừ khỏi Liên Hợp Quốc mặc nhiên sẽ không còn là thành viên của UNESCO. Bất cứ nước thành viên hoặc thành viên liên kết nào cũng có thể xin ra khỏi UNESCO theo những thủ tục và điều kiện nhất định. Trong lịch sử UNESCO đã từng có các nước xin ra khỏi UNESCO như Mỹ (năm 1984), Anh và Singapore (năm 1985). Sau một thời gian rút khỏi UNESCO, Mỹ và Anh đã quay trở lại tổ chức này (Anh năm 1997 và Mỹ năm 2003). Ngày 31/10/2011, với 107 phiếu ủng hộ, 14 phiếu chống và 52 phiếu trắng, Palestine chính thức trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO), nâng tổng số thành viên của tổ chức này lên 195
.
Hệ thống mạng lưới, đối tác của UNESCO:
- Khoảng 100 uỷ ban tư vấn, các uỷ ban quốc tế và các hội đồng liên chính phủ được thành lập để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của UNESCO;
- 4.000 các Hiệp hội, Trung tâm, các Câu lạc bộ UNESCO ở 100 nước truyền bá ý tưởng UNESCO và thực hiện các hoạt động UNESCO ở cấp cơ sở;
- 7.900 các Trường liên kết ở 176 nước giúp thế hệ trẻ hình thành thái độ khoan dung và hiểu biết quốc tế;
- Hơn 335 tổ chức phi chính phủ (NGO) duy trì quan hệ chính thức với UNESCO;
- Một nhóm gồm hơn 40 nhân vật nổi tiếng - Đại sứ thiện chí UNESCO- dùng tài năng và địa vị của mình để giúp mọi người trên thế giới chú ý đến công việc và nhiệm vụ mà UNESCO đang thực hiện;
- Hơn 580 Giáo sư đại học và 65 các trường đại học kết nghĩa bao gồm mạng lưới UNITWIN/UNESCO khuyến khích việc nghiên cứu, đào tạo và phát triển giáo dục đại học;
- 179 nước thành viên có Phái đoàn thường trực bên cạnh UNESCO;
- Các nghị sĩ có vai trò quan trọng đối với UNESCO trong quan hệ với các tổ chức khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy hoà bình và phát triển thông qua giáo dục và dân chủ.
Như vậy, có thể thấy UNESCO là một tổ chức quốc tế liên chính phủ lớn, có số thành viên tham gia là hầu hết các quốc gia trên thế giới, có mang lưới chuyên môn trải rộng khắp các quốc gia, nhờ đó UNESCO có thể duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên bằng các lĩnh vực hoạt động chuyên môn của mình.
2.2. Vai trò của UNESCO thể hiện qua các hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên môn
UNESCO là một tổ chức chuyên môn có nội dung hoạt động đa dạng, có tính chất liên ngành nhiều nhất trong hệ thống Liên Hợp Quốc. Các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UNESCO là văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và thông tin truyền thông. Thông qua các hoạt động thuộc các lĩnh vực trên UNESCO đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên vì mục tiêu phát triển và bảo vệ hoà bình, cụ thể:
Trong lĩnh vực Giáo dục: UNESCO đặt ưu tiên hàng đầu cho giáo dục cơ sở cho tất cả mọi người. Theo đánh giá của UNESCO “rõ ràng là hậu quả của toàn cầu hóa đang gây ra tình trạng 113 triệu trẻ em không được phổ cập bậc sơ học, 880 triệu người lớn đang mù chữ và do nạn phân biệt giới hiện có rất nhiều triệu phụ nữ, trẻ em gái đã không có cơ hội được đi học và mất đi cơ may trong cuộc sống”. Tại “Diễn đàn giáo dục thế giới” do UNESCO chủ trì họp tại Dakar, Senegal, tháng 4/2000, cộng đồng quốc tế đã nhất trí về các mục tiêu, các nguồn viện trợ đã được ưu tiên cho một số khu vực và bộ phận đói nghèo của thế giới. Cụ thể, UNESCO đang thực hiện các mục tiêu:
- Phấn đấu hoàn thành Chương trình Giáo dục cho mọi người (EFA) vào năm 2015 (đề ra tại Diễn đàn Giáo dục thế giới- Dakar, Senegal, năm 2000) thông qua các hoạt động: Hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện chương trình EFA quốc gia; đi đầu trong việc thực hiện Thập kỷ Xoá mù chữ (2003-2012) và Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển bền vững (2005-2014);
- Nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng giáo viên ở các cấp học, áp dụng một số nội dung mới phục vụ phát triển như: Giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục bảo vệ di sản, giáo dục hiểu biết quốc tế, áp dụng công nghệ thông tin trong dạy nghề;
- Đẩy mạnh các mô hình hỗ trợ: Trung tâm học tập cộng đồng (CLC), mạng lưới các trường liên kết của UNESCO (UNESCO/ASPnet).
Theo Báo cáo giám sát toàn cầu của UNESCO, giải ngân viện trợ cho giáo dục 2008-2009 đạt 5,6 tỷ USD
. Đây là sự hỗ trợ không nhỏ đối với các quốc gia nghèo, góp phần giúp hàng triệu trẻ em trên thế giới có cơ hội đến trường.
Thông qua các hoạt động này, UNESCO đã đem lại sự hỗ trợ rất lớn, tạo điều kiện cho các nước kém phát triển trong công cuộc phổ cập giáo dục, xóa nạn mù chữ. Qua đó góp phần duy trì thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, cũng như về mọi mặt khác.
Trong lĩnh vực Văn hóa:
- UNESCO có vai trò to lớn trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá (vật thể và phi vật thể), thiên nhiên thế giới (UNESCO đã công nhận 830 Khu di sản thế giới ( trong đó có 644 di sản văn hóa, 162 di sản thiên nhiên và 24 di sản hỗn hợp văn hóa-thiên nhiên của 184 quốc gia) và 90 Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại): Hỗ trợ các quốc gia thực hiện tốt công tác này theo Công ước quốc tế về Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên (thông qua năm 1972) và Công ước Bảo vệ Di sản Văn hoá Phi vật thể (thông qua năm 2003);
- Thúc đẩy đa dạng văn hoá và đối thoại giữa các nền văn hoá, văn minh như một nội dung ưu tiên góp phần duy trì hoà bình, an ninh thế giới: Nỗ lực thực hiện các nội dung của “Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng văn hoá” năm 2001 và “Công ước Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hoá” được thông qua tại Đại hội đồng UNESCO lần thứ 33 năm 2005 (và có hiệu lực từ ngày 18/3/2007).
Thông qua các hoạt động trên, UNESCO là cầu nối giao lưu giữa các nền văn hóa, giúp xóa đi rào cản văn hóa giữa các quốc gia, qua đó tạo cơ sở cho việc duy trì và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực khác.
Trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên: UNESCO tập trung ưu tiên vào việc bảo vệ, khôi phục và quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất (nguồn nước và hệ sinh thái) đang có nguy cơ cạn kiệt nhằm phục vụ phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu này, UNESCO đã và đang đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình sau:
- Chương trình Thuỷ văn Quốc tế (IHP): Bảo vệ, khôi phục nguồn nước, gắn liền với các chiến lược phát triển nhằm ngăn chặn xung đột về nước giữa các quốc gia;
- Chương trình Hải dương học liên Chính phủ (IOC): Xây dựng hệ thống quan sát đại dương trên toàn cầu phục vụ dự báo thời tiết, các hiện tượng El Nino và đưa ra những cảnh báơ về các biến
- Chương trình quốc tế Liên hệ địa chất (IGCP): Bảo vệ và sử dụng hữu hiệu nguồn khoáng sản và năng lượng nhằm giảm thiểu rủi ro, tai hoạ thiên nhiên tại các nước đang phát triển; đổi của khí hậu toàn cầu;
- Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB): Nhằm bảo vệ, duy trì các khu dự trữ sinh quyển giúp quản lý nguồn tài nguyên, nguồn gen thiên nhiên.
Qua các hoạt động trên, UNESCO đã kêu gọi được sự nhất trí cùng hợp tác giữa các quốc gia trong công cuộc quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
Trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn:
- Chú trọng vấn đề đạo đức trong khoa học và công nghệ: Đảm bảo cho khoa học được sử dụng phục vụ cho hoà bình và cuộc sống con người; Thực hiện các nội dung Tuyên bố toàn cầu về gen và quyền con người năm 1997 của Uỷ ban đạo đức sinh học quốc tế của UNESCO;
- Thực hiện Chương trình liên chính phủ quản lý các chuyển giao xã hội (MOST): Nhằm giúp chính phủ các nước xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý xã hội phù hợp trong bối cảnh đa dạng văn hoá, nhấn mạnh yếu tố xã hội và việc xoá đói giảm nghèo.
Trong lĩnh vực thông tin và truyền thông:
UNESCO nhấn mạnh đến lĩnh vực xúc tiến tự do lưu thông tư tưởng và bảo đảm cho mọi người được truy cập thông tin. Vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn nan giải là trong khi thế giới đang chứng kiến hiện tượng bùng nổ các phương tiện tuyền thông thì theo ước tính của UNESCO “trên thế giới vẫn còn 60% dân số cho đến nay chưa từng một lần gọi điện thoại”. UNESCO đang xúc tiến một “Chương trình thông tin cho tất cả mọi người” (Information For All Programme – IFA) và đề xuất nhiều biện pháp nhằm hướng đến việc mở rộng hơn việc tham dự xã hội tri thức cho mọi người dân trên toàn thế giới.
Qua đó,UNESCO là sự hỗ trợ rất lớn cho các nghèo trong các chương trình phát triển công nghệ thông tin, giúp giảm gần trình độ phát triển giữa các nước giàu và nghèo, việc hỗ trợ các nước trong lĩnh vực thông tin truyền thông cũng góp phần tạo điều iện cho các nước có cơ hội thúc đẩy quan hệ hợp tác gần gũi với nhau hơn.
2.3. Sơ qua về quan hệ hợp tác Việt Nam – UNESCO
Năm 1951, Pháp đưa chính quyền Bảo Đại vào tham gia UNESCO. Sau đó chính quyền Sài Gòn duy trì sự có mặt tại UNESCO cho đến khi sụp đổ tháng 4/1975. Sau khi thống nhất đất nước, ngày 12/7/1976, Bộ Ngoại giao nước ta gửi công hàm cho UNESCO thông báo Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kế tục tham gia UNESCO.
Kể từ khi gia nhập UNESCO, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của UNESCO về ý tưởng, nhận thức và kinh nghiệm cũng như những đóng góp về tài chính và kỹ thuật ban đầu cho một số dự án của Việt Nam. Đặc biệt là trong hai lĩnh vực Giáo dục và Văn hóa. UNESCO đã hỗ trợ Việt nam rất lớn trong công tác xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục; UNESCO cũng giúp Việt Nam có điều kiện giao lưu văn hóa với các quốc gia trên thế giới, giúp các nước trên thế giới hiểu về nền văn hóa Việt Nam thông qua việc công nhận các di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam. Qua đó, có thể thấy UNESCO có vai trò to lớn trong Việc tạo điều kiện giúp Việt Nam thúc đẩy, tăng cường quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới.
Như vậy, có thể thấy thông qua các hoạt động của mình, UNESCO có vai trò to lớn trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Thông qua việc tạo giúp đỡ, thúc đẩy các quốc gia hợp tác trong các lĩnh vực Giáo dục, Khoa học, Công nghệ, UNESCO còn góp phần tạo điều kiện cho các quốc gia hợp tác trên tất cả các lĩnh vực khác, góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác, toàn cầu hóa, duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
C. KẾT LUẬN
Trên đây là sự phân tích, làm rõ của tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Qua sự phân tích này, ta có thể thấy UNESCO, cũng như các tổ chức Quốc tế chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc có vai trò rất to lớn trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Các tổ chức quốc tế chuyên môn này không chỉ duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực hoạt động của mình mà còn tạo điều kiện cho các quốc gia hợp tác trên các lĩnh vực khác, góp phần duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007.
2. Công ước thành lập UNESCO.
3.
4.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích làm sáng tỏ vai trò của một tổ chức quốc tế chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các .docx