Khi toàn cầu hóa trở thành xu hướng chủ đạo của thế giới và ngày càng được phổ biến thì vai trò của IMF càng được đề cao và yêu cầu IMF phải có những hành động cụ thể để đáp lại sự kỳ vọng đó. Vai trò của IMF lúc này chuyển hướng sang duy trì và mở rộng sự hợp tác toàn cầu về kinh tế dựa trên sự ổn định và phát triển kinh tế quốc gia, thể hiện qua việc IMF tiến hành tư vấn chính sách và hỗ trợ tài chính cho các quốc gia thành viên để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế cũng như an sinh xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Thông qua hàng loạt các chương trình như EFF, ESAF, PRGF hay HIPC (Sáng kiến dành cho các nước nghèo nợ nần chồng chất – phối hợp với Ngân hàng thế giới) IMF đã cung cấp những sự trợ giúp cần thiết cho các nước thành viên để giải quyết các vấn đề tiêu cực nảy sinh do ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Theo thống kê của Quỹ, chương trình này đã đóng góp hữu hiệu vào việc nâng cao mức sống của người dân trong những nước hội viên này, đặc biệt trong lĩnh vực sức khoẻ và giáo dục. Các quyết định tài trợ tiếp theo được đưa ra với điều kiện chương trình được thực hiện hiệu quả. Mặt khác, Quỹ không đòi hỏi điều kiện để một nước có thể dùng quyền SDR của mình. Nếu một nước hội viên cần ngoại tệ, Quỹ sẽ chỉ định một nước có sức mạnh kinh tế và tài chánh đổi những phần SDR lấy ngoại tệ. Khi nước gặp khó khăn tìm lại được tình trạng thăng bằng kinh tế, số ngoại tệ đã mượn sẽ được trả lại cho nước đã cho mượn. SDR cũng có thể được thanh toán trực tiếp giữa các ngân hàng trung ương của một số nước hội viên mà không cần sự can thiệp của Quỹ.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích làm sáng tỏ vai trò của một tổ chức quốc tế chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những tin tức hằng ngày, thỉnh thoảng các phương tiện thông tin có nói đến Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế qua những cuộc hội nghị thường niên của cơ quan này hay khi cơ quan này quyết định giúp các nước gặp khó khăn trầm trọng về mặt tài chánh hay kinh tế. Danh từ viết tắt IMF của Anh ngữ hay FMI của Pháp ngữ thường được sử dụng. IMF là cơ quan quốc tế làm việc với các nước hội viên ở cấp bậc chính phủ lãnh đạo cho nên người dân ít biết về nó. Nhiều người cho rằng đó là một loại ngân hàng quốc tế rất lớn có thể cho các nước vay mượn như bất cứ một ngân hàng nào, hoặc IMF như một cơ quan kiểm soát quốc tế có khả năng can thiệp vào nội bộ của các nước hội viên, hoặc vai trò không còn thích hợp của IMF trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay. Nhằm tìm hiểu rõ hơn các vấn đề đặt ra, em đã chọn đề tài: “Phân tích làm sáng tỏ vai trò của một tổ chức quốc tế chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên”. Do phạm vi kiến thức hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót. Mong thầy cô đóng góp ý kiến để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
1. Tổng quan về Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
1.1. Sự thành lập Quỹ tiền tệ Quốc tế - Hội nghị Bretton Woods
Ngày 01/7/1944, dưới sự triệu tập của Tổng thống Mỹ Roosevelt, Hội nghị tài chính và Tiền tệ Liên hợp quốc đã được khai mạc tại Đại vũ trường Khách sạn Washington ở thành phố Bretton Woods, tiểu bang New Hampshire của Mỹ, với 700 đại biểu đến từ 44 quốc gia tham dự. Sau 3 tuần diễn ra rất căng thẳng, ngày 22/7/1944, Hội nghị đã bế mạc thành công. Kết quả của Hội nghị chính là việc ra đời Thoả ước Bretton Woods, có ý nghĩa tạo cơ sở cho việc thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ngày 27/12/1945, Hiệp định về Điều lệ thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế (sau đây gọi là Điều lệ Quỹ) chính thức có hiệu lực.
Đến cuối tháng 07/2009, IMF có 186 thành viên và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức này năm 1956.
1.2. Mục tiêu hoạt động và chức năng cơ bản của IMF
1.2.1. Mục tiêu hoạt động của IMF
Điều 1 của Hiệp định thành lập IMF chỉ rõ trách nhiệm của Quỹ:
- Xúc tiến hoạt động hợp tác tiền tệ quốc tế;
- Tạo điều kiện cho việc mở rộng, phát triển cân đối thương mại quốc tế;
- Duy trì ổn định hối đoái;
- Hỗ trợ thiết lập hệ thống thanh toán đa phương;
- Cung cấp nguồn lực (với độ an toàn cần thiết) cho các thành viên gặp khó khăn trong cán cân thanh toán.
Như vậy, IMF chịu trách nhiệm đảm bảo ổn định cho hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế, hệ thống thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền tạo điều kiện giao thương giữa các nước. IMF tìm cách duy trì ổn định và phòng ngừa khủng hoảng kinh tế; hỗ trợ giải quyết khủng hoảng một khi xảy ra; thúc đẩy phát triển và giảm đói nghèo.
1.2.2. Chức năng cơ bản của IMF
- Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ, tỷ giá hối đoái của các thành viên.
- Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán.
- Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nước thành viên
1.3. Cơ cấu tổ chức của IMF
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của IMF là Hội đồng quản trị - cơ quan tư vấn về các vấn đề quan hệ tiền tệ được thành lập tháng 10/1974. Hội đồng quản trị gồm đại diện của các nước thành viên và do mỗi nước bổ nhiệm, 5 năm 1 lần. Hiện nay IMF có 182 ủy viên ban quản trị, mỗi ủy viên đại diện cho 1 nước khác nhau. Hội đồng quản trị họp mỗi năm 1 lần.
Cơ quan chấp hành của IMF là Hội đồng giám đốc (còn gọi là Hội đồng điều hành). Hội đồng giám đốc gồm 22 giám đốc chấp hành trong đó 6 giám đốc do 5 nước có mức đóng góp lớn nhất và Arập xêút bổ nhiệm; 16 giám đốc do Hội nghị toàn thể bầu ra có tính đến khu vực địa lý.
Ủy ban lâm thời (Imterm Committee). Thành viên của Ủy ban lâm thời là các Bộ trưởng Tài chính của 22 thành viên. Nhiệm vụ chính của Ủy ban lâm thời là kiểm tra việc quản lý hệ thống tiền tệ thế giới và kiến nghị với Hội đồng quản trị. Nếu Hội đồng quản trị thấy cần thiết, có thể cải tổ Ủy ban lâm thời thành cơ quan thường trực có quyền thông qua nghị quyết.
Một Ủy ban khác là Ủy ban phát triển (Development Committee), phối hợp giữa IMF và ngân hàng phát triển thế giới cố vấn cho Hội đồng quản trị về những nhu cầu đặc biệt của nước nghèo. Bởi vì các ủy viên của Hội đồng quản trị và các ủy viên của Hội đồng giám đốc đều bận bịu với công việc ở nước mình nên họ chỉ gặp mặt trong các cuộc họp định kỳ hàng năm để cùng giải quyết các vấn đề của IMF.
IMF có khoảng 2600 nhân viên, đến từ các nước hội viên. Phần lớn họ là những chuyên viên về kinh tế, thống kê, tài chánh quốc gia, thuế vụ, hệ thống tài chánh và ngân hàng trung ương. Nhân viên của IMF là công chức của cơ quan này và làm việc theo lợi ích của cơ quan này chứ không theo lợi ích riêng tư của chính nước họ.
2. Vai trò của IMF trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên
2.1. Những hoạt động thể hiện vai trò của IMF trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên
Trên cơ sở tại Điều 1 Hiệp định thành lập IMF trình bày trên, vai trò của IMF được thể hiện trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình, vai trò của Qũy đối với các thành viên và đối với thế giới đã có những thay đổi rất lớn. Những thay đổi này có được dựa trên những lần Qũy điều chỉnh trọng tâm các hoạt động của mình nhằm thích ứng với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể:
a. Vai trò của IMF - giúp đỡ về mặt tài chính:
Theo phương thức làm việc của IMF, cách giúp đỡ chia làm hai loại :
+ Giúp đỡ ngắn hạn: nhằm giúp đỡ những khó khăn về cán cân chi tiêu tạm thời. Thời gian mượn kéo dài từ 12 tháng đến 18 tháng. Mỗi tam cá nguyệt nước mượn có thể rút một phần. Hạn trả kéo dài từ 3 đến 5 năm.
+ Giúp đỡ dài hạn: nhằm giúp đỡ những khó khăn về cán cân chi tiêu mà nguồn gốc xuất phát từ những vấn đề liên quan tới hạ tầng cơ sở kinh tế của nước. Hạn trả kéo dài từ 4 đến 10 năm.
Khi hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods còn tồn tại, vai trò của IMF tập trung chủ yếu vào việc giữ tỷ giá cố định, đến năm 1973, khi có sự thả nổi về tỷ giá thì vai trò này của IMF không còn nữa. Trước lý do đó, vào những năm 1980, IMF đã lần lượt thông qua các Chương trình điều chỉnh cơ cấu (SAP) để duy trì vai trò của mình đối với các nước thành viên. Tuy nhiên, SAP của IMF đã gặp rất nhiều thất bại, thể hiện qua những hậu quả xấu mà nó để lại ở các quốc gia áp dụng (1). Những thất bại này của SAP (được coi là lý do tồn tại của IMF) đã buộc IMF phải có những điều chỉnh. [1] – Trong số đó, Philippines là một điển hình, một số nội dung của SAP mà IMF áp dụng tại đây từ năm 1984 như giảm đầu tư nông nghiệp tăng xuất khẩu nông sản và xoá bỏ kiểm soát giá cả đã làm cho giá gạo tăng mạnh, an ninh lương thực nước này bị đe doạ nghiêm trọng. Những hậu quả đó vẫn kéo dài đến tận ngày nay tại Philippines, rõ ràng nhất là việc Philippines trở thành nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Khi toàn cầu hóa trở thành xu hướng chủ đạo của thế giới và ngày càng được phổ biến thì vai trò của IMF càng được đề cao và yêu cầu IMF phải có những hành động cụ thể để đáp lại sự kỳ vọng đó. Vai trò của IMF lúc này chuyển hướng sang duy trì và mở rộng sự hợp tác toàn cầu về kinh tế dựa trên sự ổn định và phát triển kinh tế quốc gia, thể hiện qua việc IMF tiến hành tư vấn chính sách và hỗ trợ tài chính cho các quốc gia thành viên để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế cũng như an sinh xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Thông qua hàng loạt các chương trình như EFF, ESAF, PRGF hay HIPC (Sáng kiến dành cho các nước nghèo nợ nần chồng chất – phối hợp với Ngân hàng thế giới)… IMF đã cung cấp những sự trợ giúp cần thiết cho các nước thành viên để giải quyết các vấn đề tiêu cực nảy sinh do ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Theo thống kê của Quỹ, chương trình này đã đóng góp hữu hiệu vào việc nâng cao mức sống của người dân trong những nước hội viên này, đặc biệt trong lĩnh vực sức khoẻ và giáo dục. Các quyết định tài trợ tiếp theo được đưa ra với điều kiện chương trình được thực hiện hiệu quả. Mặt khác, Quỹ không đòi hỏi điều kiện để một nước có thể dùng quyền SDR của mình. Nếu một nước hội viên cần ngoại tệ, Quỹ sẽ chỉ định một nước có sức mạnh kinh tế và tài chánh đổi những phần SDR lấy ngoại tệ. Khi nước gặp khó khăn tìm lại được tình trạng thăng bằng kinh tế, số ngoại tệ đã mượn sẽ được trả lại cho nước đã cho mượn. SDR cũng có thể được thanh toán trực tiếp giữa các ngân hàng trung ương của một số nước hội viên mà không cần sự can thiệp của Quỹ.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực cũng như toàn cầu xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng, thì vai trò nổi bật của Quỹ lại được thể hiện qua việc giúp đỡ các nước thành viên đối phó và khắc phục khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước châu Á năm 1997 đã gây nên những hậu quả vô cùng nặng nề, nằm ngoài khả năng tự giải quyết của các nước này. Trước tình hình đó, Quỹ đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới để tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm cứu trợ các quốc gia châu Á sau cuộc khủng hoảng, đó là: Quỹ thiết lập một loại cho vay thêm (SRF) hạn trả từ 1 đến 2 năm và đã góp công lớn trong việc khôi phục tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia này. Mới đây, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ thị trường nhà đất và tín dụng Mỹ (kéo theo đó là hàng loạt các cuộc khủng hoảng nợ công ở Tiểu vương quốc Dubai, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và nhiều nước châu Âu khác) đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các quốc gia không thể đơn phương mà phải cùng hợp tác để vượt qua khó khăn chung đó. Và IMF đã đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực chung này, đi đầu trong việc kêu gọi xây dựng gói kích cầu tài khoá quy mô toàn cầu trị giá 2% GDP, nới lỏng chính sách tiền tệ và đồng thời thay đổi cách thức tư vấn chính sách phù hợp với hoàn cảnh của từng nước. Từ năm 1999, để phòng bị trường hợp một hay nhiều nước hội viên gặp khó khăn trầm trọng có thể gây ảnh hưởng giây chuyền tạo ra khủng hoảng kinh tế thế giới, Quỹ thiết lập một loại cho vay phụ khác (CCL) hạn trả cũng tương tự như loại cho vay trên. Với những dấu hiệu phát triển đã được cải thiện ở một số khu vực thì IMF đang phối hợp với các nước thành viên xây dựng các chiến lược thoát khỏi khủng hoảng dựa trên nền tảng các chính sách hiện nay, dự kiến sẽ được thực hiện khi quá trình phục hồi được đảm bảo chắc chắn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu chỉ có các chính sách phù hợp thì vẫn không thể đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô. Diễn biến đã qua cho thấy sự cần thiết của hỗ trợ tài chính đa phương nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính thường xuyên nằm ngoài tầm kiểm soát của các quốc gia thành viên. Trước yêu cầu đó, IMF đã tiếp tục thể hiện vai trò đi đầu của mình trong việc trợ giúp tài chính cho các quốc gia thành viên, thông qua quyết định tăng gấp 3 lần nguồn vốn cho vay lên tới 750 tỷ USD và tăng gấp đôi nguồn vốn ưu đãi dành cho các nước nghèo cũng như quyết định phân bổ một nguồn vốn trị giá 283 tỷ SDR cho các quốc gia thành viên. Chỉ riêng giữa hai lần Hội nghị thường niên (năm 2008 – 2009), IMF đã cho 20 quốc gia thành viên vay với số vốn lên tới 41, 5 tỷ USD. IMF cũng đã tiến hành rà soát lại toàn bộ khuôn khổ và các điều kiện cho vay nhằm đảm bảo rằng các nguồn lực được mở rộng sẽ được sử dụng để hỗ trợ chính sách và tài chính một cách có hiệu quả và phù hợp. Tiến hành lập Hạn mức tín dụng linh hoạt dành cho các nước có cơ chế chính sách lành mạnh và cơ sở nền tảng vững chắc, tăng tính linh hoạt của các cơ chế SBA. IMF cũng đã hỗ trợ năng lực đối phó với khủng hoảng tại các nước nghèo nhất bằng cách cải cách các thể thức cho vay ưu đãi của mình.
b. Vai trò của IMF - giúp đỡ về mặt kỹ thuật:
Các hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật cho các nước thành viên thường được IMF cung cấp miễn phí nhằm giúp những nước này củng cố khả năng thiết lập và thực hiện các chính sách hiệu quả, cụ thể:
Trong thập niên 60, nhiều nước Phi châu và Á châu trở thành độc lập đã nhờ IMF giúp đỡ để thiết lập hạ tầng tài chính quốc gia như ngân hàng trung ương, bộ kinh tế tài chánh. Sự giúp đỡ kỹ thuật này càng ngày càng được mở rộng không những về số nước được giúp đỡ, mà còn trong chương trình huấn luyện kỹ thuật như phương cách thiết lập chính sách tiền tệ, ngân sách quốc gia, kiểm soát hệ thống ngân hàng, kế toán quốc gia, thống kê. Trong thập niên 90, nhiều nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường đã được Quỹ giúp đỡ trong lĩnh vực này với kinh nghiệm của Quỹ trong lãnh vực tài chính từ hơn 50 năm nay, với những chuyên viên kinh tế, tài chánh, luật pháp, thống kê gây nhiều tin tưởng quốc tế.
Sự giúp đỡ này được thực hiện bằng nhiều cách: có thể thông qua các nhân viên dưới hình thức công tác kỳ hạn hoặc bổ nhiệm chuyên gia từ vài tuần tới vài năm (nếu việc sử dụng chuyên gia kéo dài, các nước có thể được yêu cầu đóng góp tài chính). IMF cũng cung cấp các hỗ trợ dưới hình thức báo cáo chẩn đoán kỹ thuật (diagnostic), các khoá đào tạo, hội thảo, thảo luận chuyên đề, tư vấn trực tuyến từ trụ sở của Quỹ. Hiện nay IMF có 4 trung tâm đào tạo tại các khu vực Châu Mỹ La tinh (Brazil), Châu Phi (Tunisia), Singapore và Áo.
Thông qua những hành động cụ thể, hay là các cam kết mạnh mẽ đó, IMF đã thể hịên trách nhiệm to lớn cũng như vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên cũng như cộng đồng quốc tế, duy trì sự ổn định của nền kinh tế thế giới.
2.2. Quan hệ giữa Việt Nam và IMF
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 59 trên thế giới trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong quá trình tham gia, phần đóng góp của Việt Nam vào nguồn vốn hoạt động của Quỹ: 329 triệu SDR và SDR: 48 triệu (1) .Xem:
Thông qua sự hợp tác chặt chẽ, IMF tại Việt Nam đã có những đánh giá tư vấn chính xác, hỗ trợ tích cực các cơ quan chức năng Việt Nam trong việc điều hành kinh tế vĩ mô. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của IMF, hoạt động chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô của các cơ quan chức năng của Việt Nam ngày càng hiệu quả, đưa Việt Nam từ một nước còn nhiều thiếu thốn đến vị thế của quốc gia đang phát triển, có nhiều tiềm năng hợp tác với bạn bè quốc tế. Đồng thời, Việt Nam mong muốn IMF tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành của Việt Nam để có những tư vấn chính sách hiệu quả, thiết thực, giúp Việt Nam thành công trong đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế.
3. Hạn chế và một số cải cách nhằm thực hiện hiệu quả vai trò của IMF
3.1. Hạn chế
Năm 1997, IMF đã không dự báo được cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cũng như hiện nay, tổ chức này không thấy trước được cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ để có giải pháp đối phó, khắc phục hậu quả dẫn đến sự mất lòng tin từ phía các quốc gia thành viên cũng như cộng đồng quốc tế.
Về mặt tài chính, IMF là một thể chế tài chính không ổn định. Các khoản cho vay của tổ chức này khó có khả năng hoàn vốn do các quốc gia đi vay chủ yếu từ các nước châu Phi không có khả năng hoàn trả, đã không mang lại đủ lợi tức cho phép IMF chi trả cho các hoạt động của mình.
IMF cũng bị cáo buộc là thiên vị đối với Mỹ trong hoạt động của mình, đặc biệt là vai trò giám sát về tỷ giá.
3.2. Một số cải cách
Để khắc phục hạn chế trên cũng như đối phó với các cuộc khủng hoảng cần:
- Tăng cường chức năng giám sát và hoạt động dự báo của Quỹ cũng như thực hiện đối xử công bằng giữa các nước.
- Giảm dòng vốn và biến động tỷ giá hối đoái: IMF đang xem xét sự cần thiết “những nguyên tắc chung” được chấp nhận toàn cầu đối với quản lý dòng vốn.
- Tăng cường cung cấp thanh khoản trong những lần biến động lớn: Sau cuộc khủng hoảng, mạng an toàn tài chính toàn cầu đã được tăng cường, ví dụ như IMF giới thiệu dòng tín dụng linh hoạt (FCL) và dòng tín dụng phòng ngừa (PCL).
- Phát hành trái phiếu dưới dạng SDR có thể tạo ra một loại tài sản dự trữ mới tiềm năng, và sử dụng SDR để định giá thương mại toàn cầu gọi là tài sản tài chính sẽ làm giảm biến động tỷ giá hối đoái.
KẾT LUẬN
Nhìn theo lịch sử phát triển của IMF từ hơn 50 năm qua, người ta có thể thấy là hoạt động của Quỹ ngày hôm nay không còn như lúc ban đầu khi mới được thành lập. Từ vai trò một cơ quan quốc tế kiểm soát một hệ thống tiền tệ quốc tế cố định, Quỹ đã phải xác định lại đường hướng hoạt động trong hệ thống tiền tệ tự do. Tuy nhiên, không điều gì có thể phủ nhận vai trò rất tích cực của IMF góp phần vào sự phát triển kinh tế của mỗi nước hội viên cũng như duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích làm sáng tỏ vai trò của một tổ chức quốc tế chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các .doc