Tiểu luận Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

 Cách mạng muốn thành công phải có đường lối đúng đắn, Đảng với trách nhiệm là nhà cầm quyền lãnh đạo nhân dân đi trên con đường đúng, phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiêm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với giai đoạn lịch sử để tập hợp quần chúng tạo thực lực cho cách mạng. Đảng đoàn kết thì con tàu cách mạng mới có tay lái vững, có như vậy không chỉ lôi kéo được quần chúng mà còn tập hợp thành thể thông nhất bền vững, nhân dân có lòng tin vào người lãnh đạo có chỗ dựa vưng chắc mới đoàn két trong nhân dân được.

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2791 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài. Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh : “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. ĐỀ CƯƠNG A. Mở đầu 1. Truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc của nhân dân ta từ trước đến nay 2. Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Dẫn câu nói’’ …’’ B.Nội dung I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc 1.1 Truyền thống đoàn kết dân tộc - Trong lịch sử dựng nước hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết dân tộc đã hình thành và phát triển được thể hiện qua các cuộc đấu tranh : thời kì dựng nước rồi sau đó là các thời kì tiếp tục dựng xây và bảo vệ tổ quốc. - Quan hệ giai tầng dân tộc ba tầng : gia đình, làng, nước - Tư tưởng tập trung lực lượng dân tộc của các nhà yêu nước trong lịch sử 1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin -Chủ nghĩa Mac-lênin đã tạo cho các nước bị áp bức con đường để tự giải phóng. Cách mạng vô sản không thể thực hiện được nếu thiếu đi sự đồng tình ủng hộ của đa số nhân dân lao động mà tiên phong là giai cấp vô sản. 1.3 Thực tiễn 1.3.1 Khảo sát phong trào đấu tranh cuôi thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám... Các phong trào yêu nước phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. 1.3.2 HCM bắt đầu nghiên cứu Cách mạng tháng Mười Nga, nghiên cứu cuộc cách mạng Trung Quốc Tôn Dật Tiên tiếp thu tư tưởng cách mang tiến bộ trên thế giới vận dụng một cách sáng tạo ở Việt Nam II. Những quan điểm cơ bản của Hồ chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 2.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có tinh chiến lược, quyết định thành công của cách mạng - Đây là tư tưởng cơ bản nhất, nhất quán nhất xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam→ Chiến lược tập hợp mội lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn trong đấu tranh Cách mạng với mục tiêu độc lập dân tộc tự do cho nhân dân - Trong tưng thời kì, từng giai đoạn cách mạng, có thể cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng song đại đoàn kết dân tộc luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng 2.2 Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của Đảng của cách mạng - Đoàn kết đầu tiên là đoàn kết trong đảng: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Mục tiêu của Đảng: Đoàn kết toàn dân phục sự tổ quốc. Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích ngoài lợi ích của tổ quốc của nhân dân. Đoàn kết trong đảng→ đoàn kết trong nhân dân - Đảng cầm quyền : Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trở thành đảng cầm quyền với tư cách là đội tiên phong, là người lãnh đạo trí tuệ cũng như đạo đức III.Nội dung của đại đoàn kết dân tộc 3.1 Đại đoàn kết dân tộc cũng là đại đoàn kết dân tộc toàn dân Dân và nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa được hiểu với tư cách là cá nhân vừa được hiểu là tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, vừa là khách thể và chủ thể. 3.2 Thực hiện đoàn kết nhân dân phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc, đồng thời phải có tấm lòng khoan dung độ lượng, tin vào nhân dân tin vào lòng người. Truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc là cội nguồn của sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Khoan dung độ lượng ở Hồ Chí Minh là sự tiếp nối truyền thống nhân ái bao dung của dân tộc. Và để thực hành đoàn kết rộng rãi cần co niềm tin vào nhân dân tiếp nối truyền thống dân tộc ‘lấy dân làm gốc’ 3.3 Đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở quan điểm, kêu gọi, hiệu triệu mà phải biến thành sức mạnh vật chất trở thành lưc lượng vật chất có tổ chức. Đó là Mặt trận dân tộc thống nhất. IV. Tính đúng đắn của luận điểm. 4.1 Thực tiễn - Thưc tiễn cách mạng việt Nam - Trong thời ki đổi mới 4.2 Nội dung thực hiện. - Không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, già trẻ gái trai giàu nghèo, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân vơi mối liên hệ chặt chẽ hướng đến những điều đồng thuận nhất - Để có khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chức; Để phát huy cao nhất sức mạnh của khối Đại đoàn kết phải có hạt nhân, phải có lãnh đạo. Đảng ta - Đảng cộng sản Việt Nam được toàn dân tộc thừa nhận là hạt nhân-là lực lượng lãnh đạo cuả toàn dân tộc - chăm lo củng cố nền tảng của khối đại đoàn kết, đồng thời phải làm thất bại âm mưu và thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. V. Thành tựu đem lại - Thành công của cách mang việt Nam - Biến đổi trong công cuộc đổi mới đất nước C. Kết luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một tư tưởng đúng đắn và sẽ mãi là tư tưởng quyết định quan trọng trên con đường phát triển của Đảng và nhà nước. Bài làm Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đoàn kết dân tộc đã trở thành truyền thống và sức mạnh của cả dân tộc.Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình Cách mạng. Bác nói:” Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi’. Câu nói trên của Bác đã trở thành tuyên ngôn bất hủ khẳng định đại đoàn kết dân tộc vững mạnh trong toàn dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt Nam có súc mạnh vô cùng to lớn, tinh thần đoàn kết đã trở thành chân lí của toàn dân tộc mà không gì có thể thay đổi được. I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Dân tộc Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử bị các thế lực nước ngoài đô hộ nhưng sức sống của dân tộc vẫn tồn tại mạnh mẽ chiến thắng các thế lực thù địch. Đó là thời vua Hùng dựng nước, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc... và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ đều cho thấy tinh thần đoàn kết là thứ vũ khí vô cùng lợi hại chống lại các thế lực thù địch. Truyền thống đoàn kết còn thể hiện trong bản thân kết cấu giai tầng dân tộc với ba tầng: nhà, làng, nước. Đây là mối quan hệ giai tầng đặc trưng của người Việt Nam. Sự gắn kết từ thành phần nhỏ nhất “gia đình” tiếp đó là “làng” và nước. Dân ta có thể mát làng mất nước nhưng không kẻ thù nào có thể phá vỡ mối liên kết gia đình. Điều này giúp dân tộc vẫn duy trì được sức mạnh bền bỉ. Đại đoàn kết dân tộc được các thế hệ người yêu nước giữ gìn và phát triển. Các nhà yêu nươc trong lịch sử chính là người giữ vai trò quan trọng thông qua tư tương tập trung lực lương dân tộc thành một khối thống nhất, lãnh đạo khối thống nhất đó quét sạch kẻ thù Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại, cũng là một người con yêu nước của dân tộc, sinh ra trong gia đình có truyền thông ái quốc, sớm được thấm nhuần tinh hoa văn hóa dân tộc và tiếp tục phát triển trong tư tưởng Cách mạng của Người. Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mac lênin. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.lênin viết năm 1920 đã thức tỉnh Nguyễn Ái Quốc đưa Người đến với chủ nghĩa Mac- Lênin. Quan điểm của chủ nghĩa Mac- lênin là ngọn đèn soi sáng cho các nước thuộc địa chịu áp bức bóc lột giải phóng cho mình. Chủ nghĩa Mac- leenin cho rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân la người sáng tạo lịch sử. Sự liên kết giai cấp , trước hết là liên minh giai cấp công nhân là hết sức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản. Nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó tức giai cấp vô sản thì cách mạng không thể thành công được. Hồ Chí Minh đã luôn chú ý nghiên cứu , tổng kết những kinh nghiệm của phong trào yêu nước Việt Nam và phong trào Cách mạng trên toàn thế giới, nhất là phong trào giải phóng ở các nhước thuộc địa. Hồ Chí Minh nghiên cứu những bài học của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga: về huy động lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành giữ chính quyền cách mạng, thấy rõ tầm quan trọng của việc đoàn kết tập hợp lực lượng cách mạng. Người nghiên cứu cách mạng tháng Mười Nga, học tập kinh nghiêm giành huy động lực lượng cong- nông và giành giữ chính quyền Xo Viết non trẻ. Người cho rằng đây là cuộc cách mạng đến nơi đén chốn. Đối với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến Trung Quốc với Cách mạng Tân Hợi của Tôn Dật Tiên tuy còn nhưng hạn chế nhưng có nhiều điểm phù hợp với Việt Nam. Ở Việt Nam phong trào yêu nước cuối thế ki 19 đầu thế ki 20 nổi lên mạnh mẽ với tên tuổi của nhiều nhà yêu nước có tu tưởng tiến bộ như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa thám... Hồ Chí Minh đã nghiên cưu và tiếp thu những bài học từ các cuộc khởi nghĩa. Đó là bài học về đướng lối, chưa biết tổ chức, các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nguyên nhân sâu xa la do chưa đoàn kết được nhân dân cả nước. II. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Thứ nhất, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có tinh chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. Hồ chí Minh đã chỉ ra rằng trong thời đại mới Cách mạng muốn thành công và đến nơi thì phải tập hợp được tất cả lực lượng có thể tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Nếu chỉ dựa vào long yêu nước ma không tập hợp được quần chúng nhân dân thì không thể có lực lượng đủ lớn mạnh để tiến hành cách mạng. Nhưng phong trào yêu nước vào cuối thế ki 19 đều bị dập tắt bên cạnh thiếu sót về tổ chức, việc không tập hợp đông đảo nhân dân trên khắp mọi miền cùng tham gia cũng là một nguyên nhân thất bại. Hồ Chí Minh viết: ‘’Đoàn kết trong mặt trận Việt Minh nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa’’. Đoàn kết trong mặt trận Liên Việt nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toan giải phóng miền Bắc. Hồ Chí Minh cũng đã nhiều lần nhấn mạnh ‘’ đoàn kết làm ra sức mạnh’’. Đài đoàn kết cũng phải phù hợp trong từng thòi kì, từng tiến trình cách mạng. Quy tụ được một lực lượng vào khối đoàn kết toàn dân cũng cần phải có chính sách phù họp với từng đối tượng, nhiệm vụ của thời kì, phương pháp tập hợp cung phải thay đổi cho phù hợp nhưng vẫn giữ mục tiêu sống còn là đoàn kết dân tộc. Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Sự ra đời của Đảng cộng sản đã tập hợp lực lượng nhỏ lẻ từ ba Đảng thành một Đảng lớn , thống nhất ,mạnh hơn trước. Trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao Động Việt Nam ngay 3 tháng 3 năm 1951 Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc:’’ Mục đích của Đảng Lao Động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ đó là: ’’ Đoàn kết nhân dân phục sự Tổ quốc’’. Cách mạng muốn thành công phải có đường lối đúng đắn, Đảng với trách nhiệm là nhà cầm quyền lãnh đạo nhân dân đi trên con đường đúng, phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiêm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với giai đoạn lịch sử để tập hợp quần chúng tạo thực lực cho cách mạng. Đảng đoàn kết thì con tàu cách mạng mới có tay lái vững, có như vậy không chỉ lôi kéo được quần chúng mà còn tập hợp thành thể thông nhất bền vững, nhân dân có lòng tin vào người lãnh đạo có chỗ dựa vưng chắc mới đoàn két trong nhân dân được. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành và giữ chính quyền trở thành đản câm quyền. Đảng Cộng sản vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ của nhân dân vơi mục đích lớn nhất:’’ vì dân’’. Theo Hồ chí Minh, dù Đảng là lãnh đạo nhưng quyền lực phải thuộc vè tay nhân dân, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. III. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc - Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là con người Việt nam cụ thể vừa là quần chúng. Họ vừa là khách thể vừa là chủ thể. Không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, già trẻ gái trai giàu nghèo, đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết tất cả giai tầng trong xã hội , mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau. Điểm qui tụ khối đại đoàn kết dân tộc là nến độc lập dân tộc cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Vơi 54 dân tộc cùng chung sống trên dải đất hình chữ S, nhiều vùng miền, độ tuổi, giai tầng, vị trí xã hội nghề nghiệp… để đoàn kết thánh một khooii yêu cầu đảng phải có chư trương đường lối đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh Thực hiện đoàn kết nhân dân phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc, đồng thời phải có tấm lòng khoan dung độ lượng, tin vào nhân dân tin vào lòng người. Hồ Chí Minh chỉ rõ mỗi cá nhân đều có ưu nhược điểm điểm tốt, điểm xấu… vì lợi ích cách mạng cần có cái nhìn khoan dung độ lượng chập nhận cại thiện dù là nhỏ nhất ở mỗi con người. Người cũng quan niệm rằng dân là gốc, là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết quyết định thắng lợi của cách mạng. Để thuực hành đoàn kết rộng rãi cần có niềm tin vào nhân dân. Tiếp nôi nguyên tắc “lấy dân làm gốc” yêu dân tin dân đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao. - Trong tư tương Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi, những lời hiệu triệu mà phải trở thành một chiến lược Cách mạng, phải trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng toàn dân. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ chức đó là Mặt trận dân tộc thống nhất. Hồ Chí Minh xem Mặt trận dân tộc thống nhất và lien minh công nông trong mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp. Cả dân tộc hay toàn dân chỉ trở thành lực lương to lớn , sứ mạnh vô địch khi được giái ngộ về mục tiêu chiến đáu chung, được tổ chức lại thanh một khôi vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đung đắn ; nếu không quần chúng nhân dân dù có hàng trăm hàng triệu người cũng chỉ là số đông không có sức mạnh. IV. khẳng định tư tương của Hồ Chí Minh la hoàn toán đúng đắn Lịch sử dân tộc ta dã minh chứng cho khẳng đinh đoàn kết dân tộc tạo ra sức mạnh vô địch đưa dân tộc ta chiên thắng bất cứ kẻ thù xâm lược nào. Cho dù đó là nghìn năm chịu ách đô hộ của phong kiến phương Bắc hay giặc Mông cổ hung mạnh chỉ cấn tiếng hô đồng thanh “đánh” cũng tạo ra sức mạnh dẹp tan quân địch. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac-lênin, sự ra đời của Đảng cộng sản đã tập hợp quần chúng nhân dân toàn quốc dưới sự lãnh đạo thống nhất đưa dân tộc ta hai lần đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, những kẻ thù tiềm lực quân sự hơn ta rất nhiều. Cách mang Tháng Tám 1945 là dấu son lịch sử khẳng định quyền độc lập dân tộc, quyền tự chủ của dân tộc, thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Nhà nước của nhân dân lao động. Nó cho thấy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, dưới sự chỉ đạo của Dảng và Bác Hồ Việt Nam đã là nhà nước độc lập, nhân dân Việt Nam được tự do làm chủ bản than và làm chủ vận mệnh đất nước. Trong công cuộc đổi mới đất nước, đoàn kết dân tộc cũng thay đổi theo xu hướng của thời đại. Đăc điểm của thời kì quá độ leen chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là” từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua chủ nghĩa tư bản”. Sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước sau chiến tranh hết sức khó khăn trong khi các thế lực thù địch luôn tìm cách xâm chiếm nước ta lân nữa. Việc vân dụng sáng tạo quan điểm Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Sauk hi thống nhất đất nước, Việt Nam lại bước vào giai đoạn khó khăn: xây dựng nền kinh tế định hương xã hội chủ nghiã hướng tới công nghiệp hóa hiện đại hóa trong tình trang tụt hậu so với thế giới. Nhưng sau 30 năm đổi mới những thành tưu kinh tế mà nước ta đạt được là bước phát triển vượt bậc. Việt Nam thoát khỏi dang\h sách nước nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, vị thế của nước ta ngày càng được khẳng định trên thế giới Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đặc biệt trong tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc mang những tư tưởng sáng ngời; vừa có sự kế thừa phát huy văn hóa truyền thống dân tộc vừa có sự học tập vân dụng linh hoạt những tư tưởng lớn của nhân loại.Tư tươngr của Người mãi mãi là hướng đi đúng của Đảng và Nhà nước ta. -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25399.doc
Tài liệu liên quan