Truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam ta đã tồn tại và phát triển từ bao đời nay.Đất nước ta với phương thức sản xuất bắt nguồn từ nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, thiên nhiên vốn đã khắc nghiệt,cần phải có sự chung sức đồng lòng của dân tộc ta, cũng như phải có được tinh thần đoàn kết một lòng để vượt qua , chiến thắng được mọi thiên tai địch họa, chinh phục được tự nhiên.
Nhân dân ta có truyền thống ngàn đời anh hùng bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù. Sẵn sàng mang toàn bộ tâm sức, nhiệt huyết để cống hiến cho Tổ quốc, đánh bại mọi âm mưu xâm chiếm của kẻ thù.Từ các phong trào khởi nghĩa trước công nguyên như khởi nghĩa Hai Bà Trưng,Bà Triệu,Mai Hắc Đế ,đặc biệt là chiến thắng Ngô Quyền năm 938 trước công nguyên đã giành lại được nền độc lập dân tộc sau hơn 1000 năm bắc thuộc. Giành được đất nước đã khó, giữ được đất nước thì càng khó hơn, hàng loạt các cuộc kháng chiến anh hùng :như ba lần kháng chiến chống giặc Nguyên Mông,giặc Ngô,giặc Minh
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8322 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích luận điểm Hồ Chí Minh: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là Một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta:
2.1.Điều kiện khách quan:
Hình thành từ phương thức sản xuất của nhà nước ta, nền sản xuất bắt nguồn là nông nghiệp lúa nước, thiên nhiên khắc nghiệt.=>nhân dân ta luôn một lòng đoàn kết với nhau để chống lại những trở ngại của thiên nhiên.
Nhân dân ta có truyền thống ngàn đời anh hùng bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù.Sẵn sàng mang toàn bộ tâm sức, nhiệt huyết để cống hiến cho Tổ quốc đánh bại mọi âm mưu xâm chiếm của kẻ thù.
VD: _Sau hàng loạt các cuộc khởi nghỉa nổ ra liên tiếp một thời gian dài thì sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã giành lại đươc đất nước bằng chiến thắng Ngô Quyền lịch sử…
_Vì tinh thần bất khuất, đoàn kết một lòng, không run sợ trước những thế lưc Đế quốc hùng mạnh mà nhân dân ta đã lần lượt đánh thắng âm mưu xâm lược của hai trong những cường quốc lớn nhất thế giới đó là Pháp và Mỹ…
2.2.Điều kiện chủ quan:
_Phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh năm 1906-1907 lần lượt thất bại do không có tổ chức và chưa biết tổ chức, nhận thức lệch lạc sai lầm…
3.Nội dung và luận điểm trong câu nói của Người: “Nước Việt Nam là một , dân tộc Việt Nam là Một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”
3.1. Câu nói này như một bản tuyên ngôn của Người về tinh thần đoàn kết một lòng của dân tộc. Nó là sức mạnh giúp nhân dân ta có thể chiến thắng được mọi kẻ thù xâm lược, đập tan được mọi âm mưu của chúng, Dù cho sông cạn đá mòn thì tinh thần ấy vẫn không bao giơ thay đổi. Đó là tinh thần đoàn kết và yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.
3.2. Câu nói đó càng được làm sáng tỏ hơn qua tư tưởng, quan điểm của Người về đại đoàn kết dân tộc:
3.2.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, đảm bảo thành công cách mạng.
3.2.2.Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
3.2.3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
3.2.4. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
4. Tính đúng đắn của luận điểm:
4.1.Thực tiễn: câu nói của Bác ra đời trong thời điểm đất nước đang bị chia cắt hai miền Nam Bắc. Câu nói của Bác như một lời động viên tới đồng bào cả nước đặc biệt là nhân dân miền Nam chưa giành được độc lập. Không những vậy,đó còn là lời khẳng định hùng hồn tinh thần đoàn kết đồng lòng của nhân dân cả nước và tin tưởng rằng chắc chắn mai này đất nước Việt Nam sẽ giành được độc lập trọn vẹn.
4.2. Nội dung:
-Khẳng định tinh thần đoàn kết cuả dân tộc ta sẽ là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, không một thế lực nào có thể ngăn cản được lòng yêu nước, yêu tự do, khát khao độc lập, thống nhất nước nhà của nhân dân Việt Nam. Đó là chân lí sáng ngời mãi mãi không thay đổi dù cho sông có thể cạn, núi có thể mòn.
-Lòng yêu nước và ý thức cộng đồng, đó là truyền thống quý báu, là sức mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam. Cùng chung một bọc, nghĩa lớn đồng bào, 54 dân tộc Việt Nam đã đoàn kết chung lưng đấu cật, ngược lên rừng, tiến ra biển, khẩn hoang, dựng nước, chống giặc ngoại xâm để giữ non sông gấm vóc. Anh hùng dân tộc của những cuộc khởi nghĩa, dựng cờ dấy binh chống áp bức, bóc lột, chống thù trong giặc ngoài gồm cả người Kinh và người các dân tộc thiểu số. Dù miền xuôi hay miền ngược, ai cũng chứa chan bầu máu nóng trách nhiệm với Tổ tiên và Tổ quốc.
4.3. Thành tựu:
-Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, thực tế đã chứng minh câu nói mang tính triết lí đúng đắn của Bác, dù cho phải đối mặt với kẻ thù hùng mạnh như thế nào, nhân dân ta cũng quyết không run sợ, một lòng đoàn kết và chiến thắng oanh liệt mọi thế lực mang âm mưu chiến tranh phi nghĩa, cuối cùng Bắc Nam đã sum họp một nhà, non sông qui về một mối đúng như lơi khẳng định của Bác.
BÀI LÀM
I/LỜI MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là nhà lý luận thiên tài, người thầy của cách mạng Việt Nam. Người đã nêu một tấm gương sáng trong việc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin trên tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo. Người đã nắm bắt sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học, tinh thần biện chứng nhân đạo của học thuyết Mac-lênin, vận dụng phù hợp với hoàn cảnh thực tế nước ta. Đồng thời Người đã kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa nhân loại.
Trong quá trình giải quyết các vấn đề cuả cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mac- Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là vấn đề về đại đoàn kết dân tộc ,kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh, là then chốt của thành công, không có sức mạnh nào to lớn hơn sức mạnh của cả một dân tộc, sức mạnh ấy nếu có được một sự lãnh đạo đúng hướng thì có thể vượt qua được mọi thế lực xấu xa muốn bán nước và cướp nước.
Trong một cuốn sách của Viện sử học thuộc ủy ban Khoa học xã hội Hà Nội do Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội xuất bản năm 1976, đã dành nguyên một trang đầu để in câu: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi" và bên dưới ghi là "Hồ Chí Minh". Phải chăng, từ cuốn sách này của Viện sử học mà nhiều người đã dựa vào đây rồi cho rằng Bác Hồ đã viết như vậy. Nhưng sự thật thì đó là sự lắp ghép hai vế trong hai bài mà Bác đã viết cách nhau 17 năm. Ngày 01-6-1946, trong thư gửi đồng bào Nam Bộ đăng trên báo Cứu Quốc số 255, Bác viết: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi". Mười bảy năm sau, tức là đến ngày 25-01-1963, Bác Hồ đọc Lời chúc mừng năm mới trong đó có đoạn: "Nhân dịp đầu năm, tôi thân ái gởi lời thăm hỏi tất cả đồng bào miền Nam ruột thịt
Nước Việt Nam ta là một
Dân tộc Việt Nam ta là một
Dù cho sông cạn đá mòn
Nhân dân Nam Bắc là con một nhà".
Lời chúc tết này đã được in vào tập II trang 10, bộ Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản năm 2000. Song,dù có sự chắp nối nào thì đây cũng không phải là ngẫu nhiên ,tất cả đều truyền tải được tinh thần ,tư tưởng triết học của Bác. Khẳng định niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh dân tộc, khẳng định được chiến thắng tất yếu của dân tộc Việt Nam đối với những kẻ thù mạnh nhất thế giới,chỉ cần có tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân cả nước thì khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh bại : ‘‘Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn , núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.’’
II/ NỘI DUNG
1.Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề sự đoàn kết giữa các dân tộc trong đất nước và trên thế giới :
Khái niệm dân tộc : thường dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định,bền vững ,hợp thành nhân dân của một quốc gia,có lãnh thổ chung,nền kinh tế thống nhất,quốc ngữ chung ,có truyền thống văn hóa ,truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.Vậy dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước ,là quôc gia-dân tộc.Dân tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốc gia nhất định và mang những đặc trưng văn hóa riêng,truyền thống riêng…
Cùng với vấn đề giai cấp ,vấn đề dân tộc luôn luôn là một nội dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược của Cách mạng xã hội chủ nghĩa.Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghiã quyết định đến sự ổn định ,phát triển hay khủng hoảng ,tan rã của một quốc gia dân tộc.Trên cơ sở tư tưởng của C. Mác,Ph.Anghen về vấn đề dân tộc và giai cấp,V.I.Lênin đã nêu ra “cương lĩnh dân tộc” với 3 nội dung và nội dung cơ bản trong cương lĩnh này chính là :liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.Tư tưởng này thể hiện bản chất quốc tế cuả giai cấp công nhân,phong trào công nhân,đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng thời đây cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh đảm bảo cho thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
Lý luận về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân,đó là sự liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức,đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản ,trên cơ sở đó tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp nhằm tạo ra động lực to lớn trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa đi tới thắng lợi cuối cùng.
Trong tuyên ngôn Đảng cộng sản, thì cuối phần IV không thể không nhắc đến câu nói nổi tiếng của Lênin :’Vô sản các nước đoàn kết lại !’’.
Thực tiễn các phong trào Cách mạng của nước Việt Nam ta điển hình là các phong trào cuối thế kỉ XIX,đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại.Như là các phong trào của Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám...Các cuộc cách mạng đó không thắng lợi cũng đều có nguyên nhân chung, đó là nhận thức con đướng cứu nước sai lầm, và do chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của sức mạnh nội tại , sức mạnh quần chúng, sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.
Nhìn rộng ra phạm vi trên thế giới lúc bấy giờ, có hàng trăm các nước thuộc địa vẫn đang phải sống dưới ách áp bức, nô dịch độc ác của bọn thực dân Pháp, Anh,…Các phong trào đấu tranh lần lượt nổ ra song còn nhỏ lẻ,mang tính tự phát là chủ yếu và chưa có một tổ chức đứng ra lãnh đạo được phong trào công nhân,cũng như chưa có sự kết hợp giữa nhân dân các nước thuộc địa lại với nhau.Và thất bại cũng là kết quả chung của họ.
Tuy nhiên, nhìn sang đất nước Trung Quốc, là một đất nước có truyền thống văn hóa lịch sử phong kiến lâu đời.Nhưng cũng bị rơi vào tay của thực dân và đế quốc, Tôn Dật Tiên, một trong những con người có tư tưởng tiến bộ nhất, có công đầu trong việc giành lại độc lập cho đất nước Trung Quốc từ tay bọn thực dân đô hộ. Tư tưởng của ông là sự kết hợp một cách tài tình giữa tư tưởng dân tộc với tự do, bình đẳng, bác ái của các cuộc cách mạng tư sản phương Tây. Dựa trên sự tiếp thu những tư tưởng mới của thời đại để giải quyết những vấn đề cấp thiết của Trung Quốc thời kỳ cận đại, ông đã sáng tạo ra một hệ thống lý luận chính trị cách mạng sâu sắc - chủ nghĩa Tam dân, làm tôn chỉ cách mạng dẫn đường cho Cách mạng Tân Hợi năm 1911 thành công, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế kéo dài hơn hai ngàn năm và thiết lập nên nhà nước cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
2. Thực tiễn về phong trào giải phóng dân tộc và truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam ta:
Truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam ta đã tồn tại và phát triển từ bao đời nay.Đất nước ta với phương thức sản xuất bắt nguồn từ nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, thiên nhiên vốn đã khắc nghiệt,cần phải có sự chung sức đồng lòng của dân tộc ta, cũng như phải có được tinh thần đoàn kết một lòng để vượt qua , chiến thắng được mọi thiên tai địch họa, chinh phục được tự nhiên.
Nhân dân ta có truyền thống ngàn đời anh hùng bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù. Sẵn sàng mang toàn bộ tâm sức, nhiệt huyết để cống hiến cho Tổ quốc, đánh bại mọi âm mưu xâm chiếm của kẻ thù.Từ các phong trào khởi nghĩa trước công nguyên như khởi nghĩa Hai Bà Trưng,Bà Triệu,Mai Hắc Đế…,đặc biệt là chiến thắng Ngô Quyền năm 938 trước công nguyên đã giành lại được nền độc lập dân tộc sau hơn 1000 năm bắc thuộc. Giành được đất nước đã khó, giữ được đất nước thì càng khó hơn, hàng loạt các cuộc kháng chiến anh hùng :như ba lần kháng chiến chống giặc Nguyên Mông,giặc Ngô,giặc Minh…
Trên đây đã là những điều kiện khách quan hình thành nên truyền thống đoàn kết dân tộc của đất nước ta. Bên cạnh đó, còn là điều kiện chủ quan, đó là những phong trào yêu nước nố ra trong khắp cả nước thời kì bấy giờ, mà điển hình nhất có lẽ là phong trào Duy Tân và Đông Du của hai nhà tư tưởng tiến bộ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh nhưng đều thất bại. Nguyễn Ái Quốc đã gọi cách làm của cụ Phan là : Đuổi cọp cửa trước, rước báo cửa sau. Cụ Phan đã ý thức được con đường mình sẽ đi, nhưng lại không nhận thức đầy đủ tình hình, rằng tập đoàn đế quốc đều có một quyền lợi chung tuy luôn ẩn chứa những mâu thuẫn & không nhận thức đầy đủ về một tổ chức có khả năng lãnh đạo cách mạng (mãi đến những năm 20 một chính đảng của tư sản Việt Nam mới ra đời nhưng khi đó đã là quá muộn). chính vì thế nên dù có tiến bộ, phong trào của cụ Phan bội Châu không thể thành công.
Còn Phan Châu Trinh thì lại muốn lợi dụng những "cải cách" của TD Pháp để đòi dân chủ nhưng laị chưa hiểu được bản chất của các nước đế quốc là bóc lột nhân dân lao động và các nuớc thuộc địa, nên hoạt động của cụ cũng không có kết quả.
3.Nội dung luận điểm trong câu nói của Người:”Nước Việt Nam là một , dân tộc Việt Nam là một,sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi” :
3.1.Câu nói này như một bản tuyên ngôn của Người về tinh thần đoàn kết một lòng của dân tộc.Nó là sức mạnh giúp nhân dân ta có thể chiến thắng được mọi kẻ thù xâm lược,đập tan được mọi âm mưu của chúng, Dù cho sông cạn đá mòn thì tinh thần ấy vẫn không bao giờ thay đổi. Đó là tinh thần đoàn kết và yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Lòng yêu nước và ý thức cộng đồng, đó là truyền thống quý báu, là sức mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam. Cùng chung một bọc, nghĩa lớn đồng bào, 54 dân tộc Việt Nam đã đoàn kết chung lưng đấu cật, ngược lên rừng, tiến ra biển, khẩn hoang, dựng nước, chống giặc ngoại xâm để giữ gìn non sông gấm vóc. Anh hùng dân tộc của những cuộc khởi nghĩa, dựng cờ dấy binh chống áp bức, bóc lột, chống thù trong giặc ngoài gồm cả người Kinh và người các dân tộc thiểu số. Dù miền xuôi hay miền ngược, ai cũng chứa chan bầu máu nóng trách nhiệm với Tổ tiên và vì tương lai của đất nước.Và sông thì có thể cạn ,núi có thể mòn,song toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, tính mạng ,của cải để giữ vững đất nước, giữ vững tự do, chủ quyền, độc lập. Chúng ta là một,là một khối thống nhất không gì có thể chia cắt, ngăn cản nổi chúng ta.
3.2.Câu nói đó càng được làm sáng tỏ hơn qua tư tưởng, quan điểm của Người về đại đoàn kết dân tộc:
3.2.1Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược,đảm bảo thành công của cách mạng :
Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX bị thất bại có nguyên nhân sâu xa là cả nước đã không đoàn kết thánh một khối thống nhất. Người thấy rằng, muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiên đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc. Do đó đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng , nhân tố bảo đảm cho thắng lơị của cách mạng.
Trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết đân tộc luôn luôn được Người nhận định đó là vấn đề sống còn của Cách mạng.
Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều luận điểm về vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế : Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công; đoàn kết là điểm mẹ ; điểm này mà thưc hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt; đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công.
Đồng thời, Người lưu ý rằng,nhân dân bao gồm nhiều lứu tuổi nghề nghiệp,nhiều tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc, tôn giáo, do đó phải đoàn kết nhân dân vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Để làm được viêc đó, người yêu cầu Đảng, nhà nước phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với các giai cấp ,tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích chung của Tổ quốc và những quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động, làm’’ mẫu số chung’’ cho sự đoàn kết.
3.2.2.Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, chúng ta không chỉ thấy rõ việc Người nhấn mạnh vai trò to lớn của nhân dân mà còn coi đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu của Cách mạng.Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc:mục đíc của Đảng lao động có thể gồm trong 8 chữ là:Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc. Hồ Chí Minh còn cho rằng, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì đại đoàn kết dân tộc chính là sự nghịêp của quần chúng,do quầ chúng,vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc,tự do cho nhân dân,hạnh phúc cho con người.
3.2.3.Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, khái niệm dân có nội hàm rất rộng. Người dùng các khái niệm này để chỉ” mọi con dân nước Việt”, “con Rồng cháu Tiên” không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tin ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo.Người đã nhiều lần nêu rõ: “ Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ Quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ Quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ’’ .Với tinh thần đoàn kết rộng rãi, Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng, bao gồm mọi giai cấp, dân tộc, tôn giáo.
Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh có lập trường giai cấp rõ ràng, đó là đại đoàn kết toàn dân với nòng cốt là khối liên minh công-nông-trí- thức do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Muốn xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc rộng lớn như vậy thì phải xác định rõ đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên nền tảng đó. Lực lượng chủ yếu trong khối đại đoàn kết dân tộc là công-nông, cho nên liên minh công-nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất. Về sau, người nêu thêm: lấy liên minh công-nông-lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cư thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
3.2.4.Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là để tạo nên lực lượng Cách mạng, để làm Cách mạng xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Do đó ,đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược Cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta.Nó phải biến thàh sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức và tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.
Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, xét trên một khía cạnh nào đó, chính là đi tìm sức mạnh để giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động. Và sức mạnh mà Người đã tìm được là đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Mặt trận Tổ quốc chính là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân nước Việt, không chỉ trong nước mà còn cả những người dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, dù ở bất cứ phươg trời nào, nếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương, về đất nước, về Tổ quốc Việt Nam…
Để Mặt trận dân tộc thống nhất rở thành một tổ chức Cách mạng to lớn, theo Hồ Chí Minh, nó cần được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất:Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước vì dân, trên cơ sở yêu nước thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu.
Thứ hai:Đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công-nông-lao động trí óc.
Thứ ba:Hoạt động của Mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ
Thứ tư:Khối đại đoàn kết trong Mặt trận là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong Mặt trận. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh bên trong, để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù.
4.Tính đúng đắn trong luận điểm của Người:
4.1.Thực tiễn thời điểm lúc bấy giờ :
Ngày 01-6-1946, trong thư gửi đồng bào Nam Bộ đăng trên báo Cứu Quốc số 255, Bác viết: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi".Lúc này đất nước Việt Nam ta đang lâm vào tình thế bị chia cắt hai miền Nam-Bắc.Miền Bắc thì đã giành được quyền tự chủ cơ bản, tiến lên xây dựng CNXH, nhưng miền Nam ruột thịt thì vẫn đang bị thực dân Pháp xâm chiếm.Tuy vậy, khi viết thư cho đồng bào Nam Bộ, Bác vẫn luôn truyền tải niềm tin của mình vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đồng bào Nam Bộ mãi là nhân dân Việt Nam. Dù đất nước có bị chia cắt hai miền nhưng đây cũng chỉ là tạm thời, nhất định đất nước Việt Nam sẽ giành được độc lập trọn vẹn.Từ năm 1951, theo đường lối của Đại hội Đảng lần thứ hai, cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Đặc biệt, với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải đi tới đàm phán và kí kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Mười bảy năm sau, tức là đến ngày 25-01-1963, Bác Hồ đọc Lời chúc mừng năm mới trong đó có đoạn: "Nhân dịp đầu năm, tôi thân ái gởi lời thăm hỏi tất cả đồng bào miền Nam ruột thịt.
Nước Việt Nam ta là một
Dân tộc Việt Nam ta là một
Dù cho sông cạn đá mòn
Nhân dân Nam Bắc là con một nhà".
Lời chúc tết này đã được in vào tập II trang 10, bộ Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản năm 2000.Vào năm 1963 Bác đã viết tiếp những lời thăm hỏi của Người đối với nhân dân Nam Bộ.Vào lúc này, trải qua nhiều hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, chủ trương chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới của Đảng từng bước hình thành. Đó là đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt của cả nước là giải phóng miền Nam, hoà bình thống nhất Tổ quốc.Một lần nữa lời của bác lại khẳng định như một chân lý :sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng đất nước Việt Nam không bao giờ có thể bị chia cắt mãi mãi được.Tình đoàn kết gắn bó một lòng giữa nhân dân toàn Đất nước sẽ là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù. Thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chắc chắn chân lý đó của Bác.
4.2. Nội dung:
-Khẳng định tinh thần đoàn kết cuả dân tộc ta sẽ là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, không một thế lực nào có thể ngăn cản được lòng yêu nước, yêu tự do, khát khao độc lập, thống nhất nước nhà của nhân dân Việt Nam. Đó là chân lí sáng ngời mãi mãi không thay đổi dù cho sông có thể cạn núi có thể mòn.
-Lòng yêu nước và ý thức cộng đồng, đó là truyền thống quý báu, là sức mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam. Cùng chung một bọc, nghĩa lớn đồng bào, 54 dân tộc Việt Nam đã đoàn kết chung lưng đấu cật, ngược lên rừng, tiến ra biển, khẩn hoang, dựng nước, chống giặc ngoại xâm để giữ non sông gấm vóc. Anh hùng dân tộc của những cuộc khởi nghĩa, dựng cờ dấy binh chống áp bức, bóc lột, chống thù trong giặc ngoài gồm cả người Kinh và người các dân tộc thiểu số. Dù miền xuôi hay miền ngược, ai cũng chứa chan bầu máu nóng trách nhiệm với Tổ tiên và Tổ quốc.
4.3. Thành tựu:
-Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, thực tế đã chứng minh câu nói mang tính triết lí đúng đắn của Bác, dù cho phải đối mặt với kẻ thù hùng mạnh như thế nào, nhân dân ta cũng quyết không run sợ, một lòng đoàn kết và chiến thắng oanh liệt mọi thế lực mang âm mưu chiến tranh phi nghĩa, cuối cùng Bắc Nam đã sum họp một nhà, non sông quy về một mối đúng như lời khẳng định của Bác.
-Bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân gần 90 năm và chế độ quân chủ chuyên chế để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên độc lập tự do, dân chủ nhân dân, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải đi tới đàm phán và kí kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ có ý nghĩa lịch sử vĩ đại. Đó là đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp được đế quốc Mĩ giúp sức ở mức độ cao, bảo vệ được chính quyền cách mạng, buộc thực dân Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương. Đã giải phóng hoàn toàn miền Bắc và tăng cường sức mạnh vật chất tinh thần cho cách mạng Việt Nam. Thắng lợi đó còn có ý nghĩa cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp...
- Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, quân dân miền Bắc đã tiến hành cuộc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25397.doc