Tiểu luận Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi

Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi, phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Chính vì vậy trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng.

Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân, cần phải có chính sách và phương pháp phù hợp với từng đối tượng. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp có thể và cần thiết phải điều chỉnh sao cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau, song đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của Cách mạng.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3785 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dân tộc được thể hiện trong chiến thắng Điện Biên Phủ(1954): Đảng tập hợp rộng rãi các thành phần xã hội, các lực lượng cách mạng, các giới quốc dân đồng bào=> chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của tộc, Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam - Tại thời điểm năm 1963: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Sức mạnh đó được minh chứng bởi chiến dịch mùa xuân (1975) đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh: tập hợp tối đa các lực lượng kể cả học sinh, sinh viên... => chấm dứt việc các cường quốc thế giới can thiệp vào Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho Tổ quốc. BÀI VIẾT Lý luận chủ nghĩa Mac Lênin Lý luận. Con người, quần chúng nhân dân Con người và bản chất con người Con người Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Bản tính tự nhiên phải là một trong những phương diện cơ bản của con người, loài người. Cũng do vậy, việc nghiên cứu khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con người hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân mình trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử của nó, tức lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, con người không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên, nó mang đặc tính xã hội bởi vì mỗi con người với tư cách là “người” chính là xét trong mối quan hệ của các cộng đồng xã hội, đó là các cộng đồng: gia đình, giai cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại… Vì vậy, bản tính xã hội nhất định phải là một phương diện khác của bản tính con người, hơn nữa đây là bản tính đặc thù của con người. Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó. Bản chất con người Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã xác lập quan niệm mới của mình: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan là đã trừu tượng hoá, tuyệt đối hoá phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã hội của nó, do đó về căn bản chỉ thấy bản tính tự nhiên của con người. Khác với quan niệm đó, quan niệm duy vật biện chứng về con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý giải con người từ giác độ quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó. Có thể định nghĩa con người là một thực thể tự nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Vậy, bản chất của con người, xét trên phương diện tính hiện thực của nó, chính là “tổng hoà của các quan hệ xã hội”, bởi xã hội chính là xã hội của con người, được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá…. Quần chúng nhân dân Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhưng không phải là theo phương thức hành vi đơn lẻ, rời rạc, cô độc của mỗi con người mà là theo phương thức liên kết những con người thành sức mạnh cộng đồng xã hội có tổ chứcm có lãnh đạo của những cá nhân hay các tổ chức chính trị, xã hội nhất định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá của xã hội - cộng đồng đó chính là quần chúng nhân dân. Những lực lượng cơ bản tạo thành cộng đồng quần chúng nhân dân bao gồm. Thứ nhất, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thầnl đó là hạt nhân cơ bản trong cộng đồng quần chúng nhân dân. Thứ hai, những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thóng trị áp bức, bóc lột, đối kháng với cộng đồng nhân dân. Thứ ba, những giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quần chúng nhân dân không phải là một cộng đồng bất biến mà trái lại, nó thay đổi cùng với sự biến đổi của những nhiệm vụ lịch sử ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Quan điểm về dân tộc, giai cấp, mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp Giai cấp Trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”, Lênin đã đưa ra định nghĩa giai cấp như sau: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng”. Lênin khẳng định: “Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”. Vậy, thực chất của sự phân hoá giai cấp trong xã hội chính là sự phân hoá những con người trong một cộng đồng xã hội thành những kẻ bóc lột và những người bị bóc lột. Thực tiễn lịch sử cũng đã chứng minh: giai cấp nào nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì cũng đồng thời có khả năng chiếm được địa vị làm chủ quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước, do đó có khả năng khách quan trở thành giai cấp thống trị xã hội, thực hiện được việc chiếm đoạt lao động của giai cấp khác và duy trì được tình trạng tương đối ổn định của xã hội trong điều kiện có đối kháng giai cấp. Nguồn gốc sâu xa của sự ra đời các giai cấp là do sự phát triển của lực lượng sản xuất, còn nguồn gốc trực tiếp của nó là chế độ tư hữu. Dân tộc Dân tộc là một cộng đồng người mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với một thời kỳ nhất định trong lịch sử xã hội loài người. Khái niệm dân tộc được dùng để chỉ hầu như tá cả các hình thức cộng đồng người. Về vấn đề dân tộc hình thành từ lúc nào, trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mac – Ănghen đã chỉ rõ; “Sự đối lập giữa thành thị và nông thông xuất hiện cùng với bước quá độ từ thời đại dã man lên thời đại văn minh dân tộc, và cứ tồn tại mãi suốt toàn bộ lịch sử văn minh cho đến ngày nay”. Một cộng đồng người sống trên lãnh thổ, nói chung một thứ tiếng nhưng các vùng trong lãnh thổ thiếu mối quan hệ ràng buộc về kinh tế thì cộng đồng đó chưa hình thành hẳn dân tộc. Dân tộc hình thành đi liền với lãnh thổ chung và nhà nước. Mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp Các giai cấp và các dân tộc tồn tại khách quan trong lịch sử. Lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp là những vấn đề hiện thực. Lợi ích giai cấp của mỗi giai cấp đo điều kiện tồn tại khách quan của giai cấp, do địa vị của giai cấp trong hệ thống sản xuất quyết định. Lợi ích giai cấp thể hiện nhu cầu sống còn của sự phát triển của nó. Lợi ích giai cấp là động lực của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp. Quan điểm cụ thể Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân: Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử. Vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử, quyết định tiến trình phát triển lịch sử của quần chúng nhân dân được phân tích từ ba giác độ sau đây. Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng mọi nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, của xã hội – đây là nhu cầu quan trọng bậc nhất của mọi xã hội ở mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử. Thứ hai, quần chúng nhân dân cũng là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội; là lực lượng gián tiếp hay trực tiếp “kiểm chứng” các giá trị tinh thần đã được các thế hệ và các cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử. Thứ ba, quần chúng nhân dân là lực lượng và động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử. Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân mà đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vị trí thủ lĩnh, lãnh tụ hay ở tầm vĩ nhân của cộng đồng nhân dân. Theo Lênin “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”. Phải đoàn kết lực lượng Cách mạng trên thế giới vào một cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc Lực lượng Cách mạng ở đây chính là giai cấp vô sản do Đảng cộng sản lãnh đạo. Khi giai cấp vô sản bước lên vũ đài lịch sử, Mac đã kêu gọi: “Vô sản các nước, đoàn kết lại!”. Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, vấn đề dân tộc thuộc địa nổi lên, vì “có áp bức thì có đấu tranh”, hơn nữa, sự thức tỉnh ý thức dân tộc, đấu tranh để giải phóng dân tộc thoát khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân phát triển mạnh mẽ. Có một xu hướng diễn ra đồng thời với xu hướng trên, đó là xu hướng tăng cường các mối quan hệ giữa các dân tộc, xoá bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc song song với việc thiết lập sự thống trị quốc tế của chủ nghãi tư bản đã hình thành tiền đề kinh tế và tư tưởng cho sự thống nhất quốc tế trong cuộc đấu tranh chung để giải phóng khỏi ách áp bức giai cấp và dân tộc. Lênin nêu khẩu hiện: “Giai cấp vô sản và tất cả các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”. Trong quá trình thực hiện Cương lĩnh dân tộc của Lênin, Liên Xô (cũ) đã thực hiện được nhiều thành tựu to lớn, thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc. Tuy vậy, còn nhiều sai lầm, khuyết điểm trong vấn đề này. Thực tiễn Việt Nam Khách quan Cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế cộng sản: Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Đối với nước Nga, đó là một cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cách mạng tháng Mười đã nêu lên tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc bị áp bức, đã mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại cách mạng giải phóng dân tộc. Nó làm cho phong trào vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa ở Phương Đông có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Tháng 3 năm 1919, Quốc tế cộng sản được thành lập. Tại Đại hội II của Quốc tế cộng sản (1920), sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin được công bố. Phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới: đầu thế kỷ 20, sự thức tỉnh của các dân tộc Châu Á cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu đã tạo ra cao trào giải phóng dân tộc ở phương Đông Phương thức cai trị của Pháp và Mỹ lúc bấy giờ: Pháp: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai với số vốn đầu tư lớn, tốc độ nhanh và dựng lên chính quyền bù nhìn, tay sai. Về kinh tế, chúng kết hợp phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì thế, Việt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. Về chính trị, chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ,.. biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Chúng bóp nghẹt sự tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta thành ba kỷ, mỗi kỷ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỷ đó với nước Lào và Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xoá tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ, giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Về văn hoá, chúng thi hành triệt để chính sách văn hoá nô dịch, gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hoá tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị. Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đối vưói Việt Nam và cả Đông Dương nói chung là một chính sách thống trị chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế nhằm đem lại lợi nhuận tối đa về kinh tế, kìm hãm và nô dịch về văn hoá, giáo dục chứ không phải đem đến cho nhân dân một sự “khai hoá văn minh”, bản chất của sứ mạng khai hoá đó chính là sự khai thác thuộc địa diễn ra dưới lưỡi lê, họng súng, máy chém,… Mỹ: Sau khi Pháp bắt đầu yếu đi của Đông Dương, Mỹ nhảy vào. Người Mỹ lại hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm, một tín đồ Thiên chúa giáo và một người quốc gia bảo thủ, lên làm thủ tướng dưới quyền Bảo Đại (chính quyền bù nhìn dưới thời Pháp). Năm 1955, Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống của nền Đệ nhất Cộng hoà của Việt Nam. Bảo Đại lưu vong sang Pháp, Ngô Đình Diệm từ chối tham gia vào tổng tuyển cử toàn quốc. Rồi Mỹ bắt đầu giúp chính quyền Ngô Đình DIệm xây dựng một nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên những xáo trộn chính trị vào cuối thập niêm 1950 đã tạo nên sự bất ổn lớn trong xã hội miền Nam. Chính quyền mới bắt đầu thực thi những chính sách “Tố cộng”, “Diệt cộng”, nhiều cuộc thảm sát xảy ra như Vĩnh Trinh, Hướng Điền, ở nhà tù Phú Lợi (tàn sát hàng trăm tù nhân cộng sản bằng hơi độc). Và đàn áp tôn giáo nhất là đạo Phật vốn chiếm số đông trong các tầng lớp dân chúng. Chủ quan Hình thành giai cấp công nhân và nông dân Giai cấp nông dân chiém khoảng 90% dân số. Họ bị đế quốc, phong kiến địa chủ và tư sản áp bức, bóc lột rất nặng nề. Ruộng đất của nông dân đã bị bọn tư bản thực dân chiếm đoạt. Vì bị mất nước và mất ruộng đất nên nông dân có mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến, đặc biệt sâu sắc nhất với đế quốc và bọn tay sai phản động. Họ vừa có yêu cầu độc lập dân tộc, lại vừa có yêu cầu ruộng đất, song yêu cầu về độc lập dân tộc là bức thiết nhất. Giai cấp nông dân có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất là lực lượng to lớn nhất, một động lực cách mạng mạnh mẽ. Giai cấp nông dân khi được tổ chức lại và có sự lãnh đạo của một đội tiên phong cách mạng, sẽ phát huy vai trò cực kỳ quan trọng của mình trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lậ tự do của dân tộc Việt Nam Giai cấp công nhân lại là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng do chúng nắm giữ Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xây dựng một số cơ sở công nghiệp và thành phố phục vụ cho việc xâm lược và bình định của chúng ở nước ta. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, nên nội bộ thuần nhất, không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh. Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để, lại mang bản chất quốc tế, họ là một động lực cách mạng mạnh mẽ và khi liên minh đợc với giai cấp nông dân và tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do. Phong trào cứu nước cuối thế kỉ 19, đầu 20: Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908).Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật  để chống đế quốc Pháp không thành, ông về Xiêm nằm chờ thời. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc, nhưng rồi cũng không thành công. Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam. ở Bắc Kỳ, có việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và  phương pháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. ở Trung Kỳ, có cuộc vận động Duy tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với phong tràođấu tranh chống thuế (1908). Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm  được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt. Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù còn nhiều hạn chế về số lượng, về thế lực kinh tế và chính trị, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, giai cấp tư sản Việt Nam đã bắt đầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp bằng một số cuộc đấu tranh cụ thể với những hình thức khác nhau. Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên. Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn. Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới. Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927). Nội dung của luận điểm Tính tất yếu của đại đoàn kết và đoàn kết để làm gì? Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của Cách mạng Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi, phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Chính vì vậy trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng. Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân, cần phải có chính sách và phương pháp phù hợp với từng đối tượng. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp có thể và cần thiết phải điều chỉnh sao cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau, song đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của Cách mạng. Chính sách mặt trận của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra là để thực hiện đoàn kết dân tộc. Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách Mặt trận đúng đắn, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn. Hồ Chí Minh viết: “Đoàn kết trong mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà”. Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hoà bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xây dựng chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”. Từ thực tiễn như vậy, Hồ Chí Minh đã rút ra chân lí. Đoàn kết làm ra sức mạnh. Hồ Chí Minh rất nhiều lần nhấn mạnh luận điểm này. Người viết: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ nhân dân giao phó”…. Đại đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng lao động Việt Nam ngày 3 tháng 3 năm 1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gôm 8 chữ là : Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu này, Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng nghe quần chúng, vận động, tổ chức giáo dục quần chúng, coi đó là sức mạnh của cách mạng là ở nơi quần chúng; phải thấm nhuần lời dạy “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn Cách mạng. Nhấn mạnh vấn đề này là nhấn mạnh tới vai trò của thực lực Cách mạng. Bởi cách mạng muốn thành công nếu chỉ có đường lối đúng chưa đủ mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hoá thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng. Thực lực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc. Năm 1963, khi nói chuyện với cán bộ tuyên truyền và huấn luyện miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Trước Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào dân tộc hiểu được mấy việc: Một là, đoàn kết. Hai là, làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ, mục đích của tuyên truyền huấn luyện là : Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà. Các thành phần giai cấp và dân tộc trong đoàn kết Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề DÂN và NHÂN DÂN một cách rõ ràng, toàn diện, có sức thuyết phục, thu phục lòng người. Các khái niệm này có biên độ rất rộng lớn. Hồ Chí Minh thường dùng Hà Nội này để chỉ “mọi con dân nước Việt”, “mỗi một người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, không phân biệt “già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, quý tiện”. Như vậy, dân và nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa được hiểu với tư cách là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, với những mối liên hệ cả quá khứ và hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc thực chất là đại đoàn kết toàn dân. Nói đại đoàn kết dân tộc, cũng có nghĩa là phải tập hợp được tât cả mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung, Theo ý nghĩa đó, nội hàm khái niệm đại đoàn kết trong tư tưởng Hò Chí Minh rất phong phú, nó bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ các quan hệ liên kết qua lại giữa các thành viên, các bộ phận, các lực lượng xã hội của dân tộc từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới…. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài.. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sứ, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Từ “Ta” ở đây là chủ thểm vừa là Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, vừa là mọi người dân Việt Nam nói chung. Người còn chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hoà mối quan hệ giai cấp – dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không là việt gian, không phản bội lại quyền lợi của dân chúng là được. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi như vậy, Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc, tới cách mạng dân chủ nhân dân và từ cách mạng dân chủ nhân dân tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Sự kết hợp nhuần nguyễn vấn đề giai cấp và dân tộc của HCM thể hiện: khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng; sử dụng bạo lực Cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù; thiết lập cính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân; gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Năm 1924, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến một cuộc khởi nghĩa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBT360.DOC
Tài liệu liên quan