*Yếu tố cơ hội: Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO tạo điều kiện cho xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Hiên nay công ty còn nhận được sự ủng hộ to lớn từ phía chính phủ và các tổ chức tài chính khác.( Đầu tháng 10/2006 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn hướng dẫn để Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) cho Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn vay vượt giới hạn 15% vốn tự để thực hiện dự án dây chuyền mới,tổng vốn đầu tư cho dự án là trên 4.085 tỷ đồng)
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3991 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích mô trường vĩ mô của Công ty xi măng Bỉm Sơn theo mô hình viên kim cương của Michael Porter, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận môn học
Kinh tế Thương mại & Dịch vụ
Đề tài: Phân tích mô trường vĩ mô của Công ty xi măng Bỉm Sơn theo mô hình viên kim cương của Michael Porter
Sinh viên thực hiện: Đặng Công Ngọc
Lớp :Kinh tế phát triển B
1-Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn:
-Địa chỉ: Phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
-Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker; sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác .
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty.
· Chức danh : Giám đốc công ty.
· Họ và tên : Nguyễn Như Khuê.
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn tiền thân là Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn. Được xây dựng vào đầu những năm 80, nhà máy có công suất thiết kế 1,20 triệu tấn sản phẩm/năm với thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại của Liên Xô. Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi măng cho khách hàng trên địa bàn được phân công đảm nhiệm. Với công suất của dây chuyền và năng lực nội tại, Công ty Xi măng Bỉm Sơn có đủ khả năng sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu xi măng và Clinker cho các nước trong khu vực. Tháng 3/1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án đầu tư cải tạo hiện đại hóa dây chuyền số 2, chuyển đổi công nghệ sản xuất. Dự án này được khởi công ngày 13/01/2001 do hãng IHI Nhật Bản trúng thầu thực hiện thiết kế và cung cấp thiết bị kỹ thuật nhằm nâng công suất lò nung số 2 từ 1.750 tấn Clinker/ngày lên 3.500 tấn Clinker/ngày. Hiện Công ty đang tập trung nỗ lực phấn đấu hoàn thành dự án dây chuyền mới, nâng công suất lên 2 triệu tấn sản phẩm/năm vào cuối năm 2008, đưa công suất của Nhà máy lên 3.8 triệu tấn xi măng/năm.
2-Những thuận lợi và khó khăn(Lợi thế cạnh tranh) của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn theo mô hình Viên kim cương:
~:~Mô hình Kim cương của Michael Porter~:~
2.1-Điều kiện về các yếu tố sản xuât:
-Thuận lợi:
*Nhân lực:Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề, có tay nghề cao. Mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, đội ngũ nhân viên nhạy bén, nhiệt tình đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
*Nguyên vật liệu:Chủ động khac thác được hầu hết nguồn nguyên liệu do có giấy phép khac thác núi đá vôi và mỏ đất sét (nguyên liệu chính để sản xuất xi măng) trữ lượng dồi dào,chỉ cách nhà máy 2-3km
-Khó khăn:
*Nhân lực:Đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn nhân lực của công ty
*Nguyên vật liệu: Ngành xi măng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi tình hình giá điện, than, xăng dầu và một số vật tư thuộc nhóm nguyên liệu đầu vào của ngành tăng mạnh gây sức ép làm các doanh nghiệp phải tăng giá thành sản phẩm
Đầu năm 2008 nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, vỏ bao, vật tư công nghệ, phụ tùng, thiết bị tăng cao, đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.2-Điều kiện về cầu:
-Thuận lợi:
Do nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nên nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu xây dựng đặc biệt là xi măng ngày càng tăng.( 6 tháng đầu năm 2008,nhu cầu sử dụng xi măng trong nước tăng 12% so với cùng kỳ năm 2007 và cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây)
-Khó khăn:
Do phải cạnh tranh về chất lượng cũng như khâu phân phối đối với cách công ty khác trong nghành sản xuât xi măng nên tiêu chí chọn của người dân đặc biệt các nhà đầu tư cũng thay đổi,điều này ảnh hưởng xấu tới nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty
2.3-Các nghành phụ trợ:
-Thuận lợi:
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin với thành tựu kỹ thuật số giúp thực hiện các thao tác chính xác,hoàn thiện và hiện đái hoá,tân tiến hoá các khâu dây chuyền sản xuất,góp phấn đẩy mạnh năng suất và sản lượng.
Các ngành khác:Thúc đẩy quá trình thăm dò,tinh luyện tách lọc sản phẩm
-Khó khăn:
Điều kiện của các ngành công nghiệp hỗ trợ hiện nay còn thấp VD như tình trạng mất điện vẫn thường xuyên xảy ra gây khó khăn trong quá trình sản xuất và bảo quản sản phẩm.Hệ thống giao thông vận tải của địa bàn còn kém,các loại phương tiện vận chuyển nhiều khi con chưa đạt tiêu chuẩn thậm chí chưa đủ lớn gây khó khăn trong phân phối sản phẩm.
2.4-Chiến lược ngành và đối thủ cạnh tranh:
-Thuận lợi:
*Yếu tố cơ hội: Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO tạo điều kiện cho xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Hiên nay công ty còn nhận được sự ủng hộ to lớn từ phía chính phủ và các tổ chức tài chính khác.( Đầu tháng 10/2006 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn hướng dẫn để Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) cho Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn vay vượt giới hạn 15% vốn tự để thực hiện dự án dây chuyền mới,tổng vốn đầu tư cho dự án là trên 4.085 tỷ đồng)
*Yếu tố cạnh tranh:Công ty đang dẫn đầu về lợi nhuân và doanh thu so với các doanh nghiệp xi măng trên sàn,vị thế và uy tín của công ty cũng vào loại bậc nhất.
-Khó khăn:
.Chiến lược phát triển ngành chưa được định hướng rõ ràng,chưa chú trọng đến phát triển lâu dài,đầu tư còn mang tính cơ hội.
.Xuất phát từ cơ chế quản lý hiện nay còn nhiều điểm chưa hợp lý.Vd: Chính sách đối xử với người lao động trình độ cao còn chưa thoả đáng, Cơ chế hỗ trợ chi phí và quản lý tài chính trong công tác thăm dò nghiên cứa còn cứng nhắc…
.Việt nam đang có 1 nền kinh tế mở,khuyến khích tự do cạnh tranh vì vậy ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng mới được thành lập tạo sự cạnh tranh gay gắt với công ty.
3.Kết luận:
Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình Diamond của Michael Porter để đánh giá sơ bộ về môi trương vĩ mô của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn theo từng khía cạnh Điều kiện về yếu tố sản xuất,Điều kiện về cầu…để có được 1 cái nhìn khái quát về những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục của công ty trong thời gian vừa qua..(Vì khuôn khổ có giới hạn nên bài viết chưa nêu được những đề xuất,kiến nghị để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của công ty trong tương lai.).
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2008
Người viết: Đặng Công Ngọc
-Tài liệu tham khảo:
[1]. Michael E.Porter, The Competitive Advantage of Nations,(1990).
[2]. Website chính thức của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
[3].Website
[4] Và nhiều tài liệu liên quan khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25061.doc