Đường lối đổi mới của chúng ta dựa trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn, những sang stạo của nhân dân và trên cơ sở nghiên cứu lý luận, từ bỏ những ảo tưởng đã từng có trong cán bộ và nhân dân về một mô hình có sẵn. Đổi mới xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng quy luật khách quan, quan điểm toàn diện đổi mơi kinh tế quốc tế và quan điểm lịch sử cụ thể phù hợp với điều kiện của đất nước.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, vận dụng mối quan hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dữ kiện ban đầu về nhận thức và trong quá trình hoạt động thực tiễn trải qua thất bại con người mới phản ánh được những mối liên hệ bản chất tất nhiên quy luật của sự vật
Thực tiễn là động lực của nhận thức
Trong quá trình hoạt động nhận thức luôn đòi hỏi con người phải tìm tòi nghiên cứu thực tiễn thúc đẩy khoa học phát triển
Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Nhận thức của con người xét đến cùng là phục vụ cho hoạt động thực tiễn, biến đổi thế giới khách quan cho nên nhận thức phải quay trở về chỉ đạo hoạt động thực tiễn
Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra nhận thức thông qua hoạt động thực tiễn mới có thể đưa nhận thức của con người trở lại tác động vào thế giới khách quan, những thành tựu trong hoạt động thưc tiễn chúng ta mới có thể xác định được nhận thức đó là đúng hay sai.
1.2 Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Thực tiễn giữ vai trò quyết định đối với lý luận
Thực tiễn là trung tâm của lý luận, là cơ sở nền tảng, là trung tâm của lý luận. Thực tiễn đặt ra thúc đẩy cho nhận thức con người phát triển. Nận thức làm cho nhu cầu cuộc sống tốt đẹp hơn
Thực tiễn là cái hình thức hoá lý luận nó làm cho lý luận tham gia vào biến đổi hiện thực
Ngược lại lý luận lại phải chỉ đạo thực tiễn
Hoạt động thực tiễn chỉ có thể có hiệu quả khi nó tuân theo các quy luật khách quan, chính lý luận lại vạch ra các quy luật khách quan ấy.
Lý luận là hệ thống những quan điểm tư tưởng được tổng kết từ thực tiễn và chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Tổng kết thực tiễn là cơ sở của việc hình thành lý luận. Nhưng thực tiễn luôn luôn biến động, trong khuôn khổ hoặc vượt ra ngoài bản chất. Đó là cơ sở cho sự phát triển không ngừng của lý luận. Lý luận không đứng yên khi thực tiễn phát triển, lý luận phân tích sâu sắc những vấn đề của thực tiễn, tìm ra quy luật vận động phát triển, do đó mà giải đáp được những vấn đề mới dặt ra cho cuộc sống, chỉ ra hướng đi đúng đắn để con người hoạt động phù hợp với quy luật khách quan.
Tóm lại lý luận mà không xuất phát từ thực tiễn là lý luận suông còn thực tiễn không chỉ đạo bằng lý luận là thực tiễn mù quáng. Sự nghiệp đổi mới là quá trình mới mẻ. Tổng kết thực tiễn đất nước nhất là đất nước trong thời kì mới có vị trí quan trọng trong việc phát triển tư duy kinh tế phù hợp với hoàn cảnh cụ thể nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chương 2 : Tính tất yếu của đổi mới kinh tế và đưa tư duy lý luận vào đổi mới kinh tế Việt Nam
2.1 Tính tất yếu của đổi mới kinh tế ở Việt Nam
2.1.1 Đổi mới là động lực là xu hướng của thời đại
Đổi mới tư duy là thay đổi cách nghĩ cách nhìn nhận đánh giá về một sự vật hiện tượng nào đó trong xã hội theo đúng bản chất của nó. Có thể hiểu đó là sự thay đổi các quan điểm hệ tư tưởng, các cách thức tổ chức lĩnh vực nào đó trong đời sống xã hội.
Để có một xã hội như ngày nay là quá trình tích luỹ về lượng ngay từ khi loài người xuất hiện thì sản xuất thô sơ, đời sống không ổn định, trải qua sự nỗ lực của con người tác động vào giới tự nhiên cải biến nó thông qua lao động ,trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử giờ đây con người đã tạo ra thành công đang kể. Thành tựu đạt được là do quy luật phát triển do sự tự thân vận động của mỗi người trong xã hội. Trong mọi thời đại, sự phát triển bền vững tăng trưởng của nền kinh tế là nhân tố hàng đầu quyết định sự phồn thịnh của mỗi quốc gia. Không nằm ngoài xu thế của thời đại nước ta tiến hành xây dựng đất nước trên nền tảng công cuộc đổi mới các mặt của đời sống xã hội mà trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm.
Đổi mới kinh tế với mục tiêu phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước. Đặt con người với tư cách vừa là cá nhân là thành viên cộng đồng, là động lực quan trọng để phát triển đát nước, con người là nhân tố trung tâm.
Đổi mới không nên hiểu là thay đổi cơ chế quản lý mà thực chất là gắn với mô hình cũ xây dựng cấu trúc mới bao gồm nhiều thành phần tiến bộ hơn. Cần ý thức sâu sắc đổi mới phải gắn các thời kì khác nhau có liên quan đến nhau, nếu năm 1986 là khởi xướng đổi mới, năm 1989 là ban dầu khởi động đánh dấu các quan điểm mới được khẳng định tiến dần vào sự nghiệp 15 năm đổi mới kinh tế Việt Nam.
2.1.2 Đổi mới đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
Thực trạng nền kinh tế trước đổi mới
Nước ta với điểm xuất phát thấp trải qua nhiều năm chiến tranh bảo vệ tổ quốc . Chịu ảnh hưởng nặng nề và kéo dài của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, ít coi trọng mặt trận dân chủ nhất là dân chủ kinh tế, nhà nước hoá về mặt kinh tế,
ihH Hậu quả của mô hình đó : Lợi ích của nền kinh tế, của các chủ thể kinh tế, người lao động nói chung bị thủ tiêu, nền kinh tế hoạt động kém sinh khí, thiếu năng động. Các doanh nghiệp trong tình trạng “lãi giả, lỗ thật,” nền kinh tế rơi vào khủng hoảng đầu những năm 70, công nông nghiệp đình đốn, tiền tệ mất giá bởi siêu lạm phát.
2.2.2Thực tiễn và lý luận trong bước mở đường và phát triển tư duy kinh tế
2.2.2.1Đổi mới trên cơ sở nhất quán của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất.
Nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế cuối những năm 70 đầu 80 thế kỉ XX. Tình trạng đó có nguyên nhân khách quan, xong về chủ quan là do trong thời gian đó chúng ta phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách chủ đạo chiến lược. Trong quá trình cải tổ do chủ quan duy ý chí nóng vội, muốn làm nhanh tiến nhanh chúng ta đã xoá bỏ các thành phần kinh tế phi CNXH trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Khuyết điểm này bắt nguồn từ nhận thức chưa đầy đủ lý luận của chủ nghĩa Mac Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH, không thất rõ tính phức tạp lâu dài phải trải qua nhiều chặng, nhiều bước của thời kỳ quá độ, không thấy rõ nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ, do đó đã biến nền kinh tế quốc dân nhiều thành phần thành nền kinh tế XHCN thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể
Tư tưởng chủ quan nóng vội còn xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất. Sau khi xác lập chế độ sở hữu XHCN, chúng ta chưa tìm ra cơ chế và nguyên tắc quản lý thích hợp.Chỉ tập trung hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN trong khi lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp. Cơ chế quản lý hành chính tập trung quan liêu bao cấp chi phối trong cả kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Với nhận thức về cơ chế đó,nên mọi sự tìm tòi cải tiến hiện thực nội dung quản lý đều không vượt khỏi khuôn khổ của cơ chế đó.
Việc cải tiến quản lý kinh tế trải qua nhiều biến đổi vẫn không mang lại kết quả như mong muốn. Những thách thức ảnh hưởng đến chế độ sở hữu XHCN đêu không được tán thành. Do vậy mục tiêu cải taọ để phát triển sản xuất chẳng những không được thực hiện tốt mà còn gặp khó khăn suy giảm dẫn đến tình trạng suy giảm kinh tế.
Nguyên nhân của những sai lầm khuyết điểm đó do đại hội Đảng 6 nhận định là do sự lạc hậu về lý luận, chưa coi trọng tổng kết thực tiễn. Tất nhiên tổng kết thực tiễn không phải là công việc dễ dàng :
- Tổng kết thực tiễn là xuyên qua những tình hình vấn đề cơ bản tìm ra được bản chất và quy luật vận động của sự vật
- Tổng kết thực tiễn phải nắm được lý luận cơ bản, cung cấp những luận cứ cơ bản để đổi mới tư duy
- Cách thức tổng kết thực tiễn là đi sâu vào thực tiễn, vào các mặt hoạt động của đất nước, tiếp nhận thông tin khái quát thành lý luận, nắm bắt những vấn đè mới, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nhân loại. Lý luận phản ánh hiện thực khách quan và được nảy sinh trong những điều kiện lịch sử nhất định, sự phát triển của hiện thực và sự thay đổi các điều kiện kịch sử tất yếu đòi hỏi lý luận cũng cần bổ sung, phát triển theo. Căn cứ của lý luận chính là thực tiễn, phải tìm trong thực tiễn và thường xuyên tổng kết thực tiễn, tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn của quần chúng, tiếp thu thành tựu nhân loại, đổi mới nhận thức từng bước hình thành lý luận và đường lối đổi mới đúng đắn.
Hơn nữa, tư duy lý luận phải hình thành trên cơ cở có giả thiết và sử dụng giả thiết coi đó chính là công cụ tìm tòi của tư duy mà thiếu nó chúng ta không bao giờ có được quy luật. Thêm vào đó phương pháp biện chứng duy vật là điều kiện không thể thiếu để hình thành tư duy lý luận, không có lựa chọn phương pháp mà chỉ sáng tạo phương pháp.
Tư duy lý luận phải gắn liền với sự phát triển của khoa học.
Tư duy lý luận phải có sự nghiên cứu trước toàn bộ lịch sử triết học.
Cuối cùng, Chúng ta cần xác định đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng, lạc hậu, giải phóng và khai thác mọi tiềm năng phát triển xã hội nhằm thực hiện CNXH đích thực.Đổi mới không phải là từ bỏ CNXH mà là khẳng định tính quy luật của quá tình đó làm cho công cuộc xây dựng XHCN đi đúng với quy luật khách quan hơn.
2.2.2.2 Mô hình đổi mới sáng tạo không rập khuân máy móc cải tổ kinh tế của Liên Xô
Quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo mô hình XHCN của LiênXô trên nền tảng định hướng phát triển công nghiệp nặng với tiền đề của cách mạng công nghiệp trước đây.Song nước Việt nam có hoàn cảnh xuất phát điểm thấp. Chúng ta đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng không xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng những quy luật khách quan , sao chép một cách máy móc mô hình CNXH trong đổi mới kinh tế khi nó đã trở nên không còn phù hợp. Quan niệm một cách giản đơn về con đường đổi mới kinh tế XHCN mà khôngthấy hết những khó khăn, thử thách tính phức tạp và lâu dài của quá trình. Đảng ta đã mắc sai lầm chủ quan trong việc đánh giá tình hình đất nước đề ra mục tiêu chủ trương không phù hợp với hoàn cảnh đất nước thời kỳ đầu đổi mới ví dụ như phải sửa đổi là :
Chú trọng phát triển nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu, phát triển một số ngành công nghiệp trong một cơ cấu công nông nghiệp hợp lý.
Vì không nhận thức đầy đủ tính tất yếu của con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là phải trải qua các giai đoạn quá độ trung gian, quá độ vơí các hình thức và biện pháp chuẩn bị cần thiết nên chúng ta đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ quá cao, không nhận thức phải phát triển lực lượng sản xuất ngang tầm với quan hệ sản xuất mới. Chính vì vậy, cần coi trọng nhân tố con người, tôn trọng hoạt động của kinh tế tư bản tư nhân nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
2.2.2.3 Tham khảo thành công đổi mới ở một số nước
Công cuộc đổi mới kinh tế theo định hướng XHCN ở Việt Nam chịu sự tác động trực tiếp của những nhân tố quốc tế và thời đại, của tình hình khu vực và thế giơí. Giữa lúc Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, trên thế giới đã diễn ra những biến đổi lớn lao.
Trước hết công cuộc cải cách kinh tế ở nước láng giềng Trung Quốc theo định hướng kinh tế thị trường mở cửa ( 1978 ) đã thu được nhiều thành tựu to lớn
Thứ hai, sự không thành công của công cuộc cải tổ ở LiênXô và Đông Âu đã dẫn đến sự sụp đổ của CNXH của những nước này.Sự sụp đổ đó để lại những bài học kinh nghiệm đắt giá, cách thức và phương pháp cải tổ, về giải quyết mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước, nhân dân, giữa đổi mới tư duy lý luận và đổi mới kinh tế
Thứ ba, thành công của các nước “ công nghiệp mới ” ở khu vực Đông Nam á với chiến lược phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá “ rút ngắn” dựa vào nội lực mở cửa thị trường, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đây là giải pháp mang ý nghĩa chiến lược quan trọng, là một khả năng lựa chọn phương thức phát triển mới của chúng ta. Bởi Việt Nam và các nước Đông Nam á cũng xuất phát từ những nước nông nghiệp có sự tương đồng về các điều kiện văn hoá á Đông.
Thứ tư, xu hướng hợp tác và mở rộng quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và tăng cường, toàn cầu hoá kinh tế ngày càng trở thành xu thế khách quan. Định hướng lại tư duy về vấn đề phát triển trong đó phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu.
2.3.Đặc trưng quá trình đổi mới kinh tế bỏ qua Tư bản chủ nghĩa. Công nghiệp hoá và hiện đại hoá là nền tảng đổi mới kinh tế.
Chúng ta đi lên CNXH từ một nền kinh tế còn rất lạc hậu lại bỏ qua chế độ TBCN, do vậy tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp khó khăn, phức tạp. CNTB đã xã hội hoá lao động, phát triển sản xuất hàng hoá, giải phóng khả năng con người tạo ra một lực lượng sản xuất phát triển tột bậc. Chúng ta bỏ qua TBCN không có nghĩa là phủ định những thành tựu to lớn đó, do vậy để đổi mới kinh tế thành công, đạt tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, chúng ta phải tạo ra được sự phát triển vượt cấp của lực lượng sản xuất thông qua việc rút ngắn các giai đoạn trong tiến trình vận động đi lên, muốn vậy, phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Cốt lõi của sự phát triển rút ngắn đổi mới kinh tế chính là rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Công nghiệp hoá trên cơ sở khai thác và tái tạo thiên nhiên với mục tiêu tối cao là vì con người hay nói cách khác đó là quá trình công nghiệp hoá bền vững, tạo điều kiện vượt bậc của lực lượng sản xuất.
Từ kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy mọi quá trình công nghiệp hoá thàn công đén nay đều đòi hỏi phải có các điều kiện sau đây : Thị trường, vốn, công nghệ, lao động, tài nguyên, các chính sách tự do hoá thương mại, giá cả, tín dụng... là quan trọng trong mở rộng thị trường. Với Việt Nam thị trường có ý nghĩa quan trọng. Thứ hai là yếu tố nguồn nhân lực, đầu tư tài chính cho giáo dục, y tế thực hiện cơ chế thị trường trong việc sử dụng nhân lực trí thức. Thứ ba là công nghệ và vốn, Việt Nam cần thu hút vốn và công nghệ tiên tiến của nước ngoài .
Với ba đăc trưng chủ yếu trên, Việt Nam phải tận dụng tối đa lợi thế của nền kinh tế phát triển cao hơn, có chính sách vận động cụ thể, đúng đắn điều chỉnh các nhân tố phục vụ đắc lực vào thực tiễn để đạt các mục tiêu :
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá công nghiệp nông thôn đẩy mạnh hàng tiêu dùng, tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp quan trọng.
Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với lực lượng sản xuất, đời sống của xã hội do con người và vì con người.
2.4 Thực tiễn đất nước chỉ đạo lý luận đổi mới
2.4.1Bước đổi mới là cuộc tìm tòi từ thực tế nhân dân + kinh nghiệm quốc tế.
Đường lối đổi mới của chúng ta dựa trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn, những sang stạo của nhân dân và trên cơ sở nghiên cứu lý luận, từ bỏ những ảo tưởng đã từng có trong cán bộ và nhân dân về một mô hình có sẵn. Đổi mới xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng quy luật khách quan, quan điểm toàn diện đổi mơi kinh tế quốc tế và quan điểm lịch sử cụ thể phù hợp với điều kiện của đất nước.
Chúng ta tiến hành đổi mới, có không ít ý kiến cho rằng đó là rập khuôn mô hình đổi mới của LiênXô. Nhưng trên thực tế, đổi mới của Việt Nam là “ con đẻ” của sự sáng tạo của nhân dân, của trí tuệ các nhà hoạch định chính sách quốc gia và các nhà khoa học Việt Nam. Việc hình thành đổi mới là quá trình vừa thử nghiệm, vừa diều chỉnh, vừa tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn, phát huy sức sáng tạo của nhân dân, lại vừa nghiên cứu lý luận, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Đai hội 6 của Đảng ( 1986 ) là một điểm mốc đặc biệt quan trọng của quá trình đổi mới, bởi ở đó lần đầu tiên hình thành một cách toàn diện nhất mục tiêu,nội dung, con đường và biện pháp tiến hành đổi mới. Biểu hiện cụ thể :
Thừa nhận sự tồn tại của sản xuất hàng hoá và thị trường. Phê phán triệt đẻ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và khẳng định chuyển hẳn sang hoạch toán kinh doanh.
Xây dựng quan hệ sản xuất mới nhằm mục tiêu chính giải phóng sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển các loại hình quan hệ sản xuất khác nhau trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, xác đinh địa vị làm chủ của người lao động. Trong sản xuất phân phối theo lao động và có hiệu quả kinh tế là chính đồng thời kết hợp phát triển năm thành phần kinh tế chính : Kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân.
Coi trọng lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, chăm lo toàn diện và phát triển nhân tố con người.
Một điểm quan trọng nữa phải xác định: việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với quản lý kinh tế đó là nhà nước nắm các mạch máu kinh tế do đó có điều kiện và nhất thiêt phải quản lý nền kinh tế quốc dân. Việc sử dụng quan hệ sản xuất phải gắn với thị trường. Xây dựng nền kinh tế mở cả trong lẫn ngoài phù hợp với các quy luật tất yếu khách quan
2.4.2 Thành tựu bước đầu và hạn chế, biện pháp khắc phục
Nhà nước quản lý kinh tế nhằm định dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tiễn cho thấy cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự phat huy tác dụng làm cho nền kinh tế nứơc ta tăng trưởng với tốc độ cao, nền kinh tế bước đầu thoát ra khỏi khủng hoảng.Đại hội lần thứ 8 của Đảng đã nhận định nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế liên tục và ổn định, công nghiệp nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu tăng.
Về cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi, công nghiệp dịch vụ tăng,nông nghiệp với thăng lợi trên măt trận lương thực, sau nhiều năm thiếu đói, nước ta đã có dự trữ và xuất khẩu. Hoạt động khoa học công nghệ gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế. Kinh tế đối ngoại mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá có tích luỹ nội bộ nền kinh tế.
Bên cạnh những thành tựu kinh tế qua 10 năm đổi mới, nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém :
Nước ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Trình đọ phát triển kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu mặc dù quan hệ sản xuất được điều chỉnh xong việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần lúng túng và buông lỏng,hiệu lực quản lý của nhà nước chưa đủ để phát huy sức mạnh của cơ chế thị trường, chưa hạn chế được các măt tiêu cục của nó. Hoạt động tài chính ngân hàng chậm đổi mới. Nhận chuyển giao quản lý xuất nhập khẩu, nhận chuyển giao công nghệ còn nhiều sơ hở, tiêu cực,lạm phátchưa được kiềm chế vững chắc ví dụ : Nhu cầu vốn đầu tư cho cong nghiệp hoá rất lớn và cấp bách nhưng một bộ phận trong nhân dân còn tiêu dùng lãng phí, chưa tiết kiệm dùng vốn đầu tư cho phát triển, nhà nước thiếu chính sách huy động vốn.
Thực tế đó cần xem xét lại vấn đề thay đổi tư duy kinh tế : Công tác lý luận tuy đã đạt được nhiều thành tựu, cung cấp nhiều luận cứ khoa học, xong trình độ lý luận của Đảng ta vẫn còn lạc hậu, việc tổng kết thực tiễn vẫn còn yếu kém, chưa theo kipợ sự phát triển và yêu cầu đổi mới của thời đại, mới dừng lại ở khái quát chung, nhiều vấn đề đổi mơí cụ thể chưa có lời giải đáp, chính vì thế phải đi sâu vào cuộc ssống, tiếp nhận thực tế khái quát thành lý luận. Khắc phục tình trạng đi theo lối mòn chỉ dựa vào những kết luận đã co trong sách vở để luận giả trừu tượng, ít đưa ra những cái mới phù hợp với thực tế cuộc sống.
Nhiều cán bộ giảng viên nhận thức về chủ nghĩa MacLenin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn giản đơn, phương pháp tư duy chưa vươn tới tầm biện chứng, còn dưng lại ở trình độ cảm tính và chủ nghĩa kinh nghiệm phần nào mang tính thực dụng. Rất nhiều vấn đề chúng ta chưa kết luận được ví dụ ;
Nền kinh tế Việt Nam định hướng XHCN ở nước ta có quan hệ thế nào với quy luật phổ biến của kinh tế thị trường nói chung, tình trạng kem hiệu quả của hệ thống daonh nghiệp nhà nước bắt nguồn từ đâu? Làm thế nào vưa khuyến khích tư nhân phát triển vừa hạn chế được sự phân hoá giàu nghèo ? Giải pháp gì để kinh tế nhà nước thực sự phát huy vai trò chủ đạo ? Làm thế nào và băng cách nào để chủ động tham gia quá trình toàn cầu hoá, chủ động hội nhập kinh tế quôc tế và rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam ?
Những vấn đề đó sớm hay muộn cũng cần trả lời xác đáng. Đương nhiên đay là công việc phức tạp khó khăn không thể giải quyết ngay được. Điều quan trọng như nghị quyết hôi nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương Đảng đã đề ra, là tiếp tục đi sâu tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận, dùng lý luận hướng dẫn và cắt nghĩa cho các vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Muốn tổng kết thực tiễn, nắm những vấn đề lý luận cơ bản có phương phápluậnkhoa học, tức là phai nắm vững nhưng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.5 Cơ sở khoa học thực tiễn đổi mới kinh tế giai đoạn mới
2.5.1 Vận dụng nguyên lý trong bộ tư bản của Mac Anghen
Mac đã dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình kinh tế, trong trình bày toàn bộ hệ thống lý luận của mình. Chính nhờ phương pháp nghiên cứu khoa học đó mà Mac đã sáng tạo ra học thuyết giá trị thăng dư, cung cấp cho ta một vũ khí đáng tin cậy để tiến hành công tác lý luận có hiệu quả. Sự nghiệp đổi mới ở nứơc ta trong hơn 15 năm qua cho thấy Đảng ta đã tích luỹ từ tình hình thực tiễn của đất nước để xây dựng các chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế :
Tính toàn diện của quan hệ sản xuất với sự đa dạng hoá quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế trong quá trình đổi mới nền kinh tế.
Trên thực tế, từ khi đổi mới đến nay nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển hướng, từ một nền kinhtế thuần nhất sang kinh tế thị trường. Chính sách kinh tế nhiều thành phần là vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất có ý nghĩa chiến lược lâu dài phù hợp với thực tiễn của nướcta một bước qua độ lên CHXH bỏ qua TBCN.
Nguyên tắc phát triển LLSX với công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân
Khi vận dụng vào thực tiễn đổi mới kinh tế ở Việt Nam, đại hội Đảng IX Đảng ta đã khẳng định ưu tiên phát triển LLSX đồng thời phát triển quan hệ sản xuất phù hợp , công nghiệp hoá vững bước theo hướng hiện đại.
Lý luận và kinh tế hàng hoá với mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, kinh tế thị trường định hướng XHCN
Nền sản xuất hàng hoá cạnh tranh đã thúc đẩy phát triển nhanh chóng LLSX và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội trải qua thực tiễn chúng ta ngày càng nhận thức rõ ràng CHXN cần và có thể phát triển sản xuất hàng hoá để phục vụ cho mục tiêu của mình. Kinh tế thị trường định hướng XHCN với sự đa dạng hoá các cách thức sở hữu nhà nhà nước và sở hữu tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế. Nhưng do còn có tư bản tư nhân nên vẫn còn tồn tại quan hệ bóc lột giá trị thặng dư. Khi chưa xây dựng xong CNXH khi mà LLSX còn kêm phát triển thì một măt nhà nước ta vẫn phải thưa nhận bóc lột này là hợp pháp. Mặt khác phải “ chế ngự và kiểm soát” được sự bóc lột ấy thông qua cơ chế chính sách phân phối thu nhập và giá trị thăng dư.
2.5.2 Vận dụng lý luận tiền tệ của Mac trong đổi mới kinh tế ở nước ta
Xem xét mối quan hệ giữa giá cả và giá trị hàng hoá từ lý luận tiền tệ của Mác cho thấy để ổn định gía cả và kiểm soát lạm phát trong hoạch định chỉ đạo thực thi chính sách tiền tệ cần xác định chuẩn lượng tiền cần thiết cho lưu thông đúng với giá trị của luật định và tiền tệ để khống chế tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, có tác dụng kích thích thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển.
Nhờ áp dụng các chính sách phát triển hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường và chính sách tiền tệ đúng đắn của nhà nước nên nền kinh tế nhà nước ta trong những năm qua đã phát triển nhanh chóng, giá hàng tiêu dùng ở nước ta đã phát triển ổn định, lạm phát được không chế. Thực tiễn đã đó cho thấy Đảng và nhà nước ta đã quán triệt và vận dụng sáng tạo lý luận hàng hoá của Mác vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
Cuối cùng, trong điều kiện đổi mới ở nước ta, sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu của nền văn minh nhân loại. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần trong đó chính sách đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân : muốn huy động được vốn, công nghệ của tư bản nước ngoài, khuyến khích họ đầu tư vào sản xuất, nhà nước cần phải bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích của họ. Kinh tế hàng hoá dưới tác dụng của quy luật giá trị thặng dư sẽ có phân hoá giàu nghèo, nhà nước phải co chính sách điều tiết thu nhập của dân cư . Trong chính sách quản lý tài chính nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tái đầu tư mở rộng sản xuất bằng chính lợi nhuận, khuyến khích khấu hao nhanh tài sản cố định, đổi mới trang thiết bị, nâng cao trình độ tay nghề của nhân dân, tăng năng suất lao động, phát triển toàn diện nền kinh tế.
3.1 Nền tảng cơ sở vững chắc và thành tựu đạt được.
Bằng hệ thông cơ sở lý luận đó, công cuộc đổi mới kinh tế đã đem lại nhiều kết quả to lớn, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng, tổng sản phẩm quốc nội tăng, từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nay đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Nền kinh tế tăng xuất khẩu có dự trữ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đem lại nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.Cơ cấu kinh tế công nghiệp dịch vụ tăng thu hút được vôn đầu tư nước ngoài, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.
Những thành tựu đạt được kể trên phải đánh giá cao phương pháp tư duy kinh tế, đưa lý luận của Đảng vào đổi mới, xong để thực sự đổi mới kinh tế thành công nhất chúng ta vẫn phải tiếp tục nâng cao khả năng tư duy lý luận vào thực tiễn :
Chủ trương chính sách phải rõ ràng nhất quán, phải có sự thống nhất giữa các cấp các ngành, phải có sự nhất quán và có tính khả thi. Công tác lý luận phải sắc bén, phương pháp tiến hành phải linh hoạt, đi sâu vào tổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35425.doc