- Xu hướng đa dạng hoá sản phẩm và thị trường đang trở nên rõ nét. Mặc dù hội nhập có chậm nhưng ngành thuỷ sản VN đã có những kết quả ban đầu mang tính nền tảng cho cạnh tranh, xuất khẩu sang hơn 50 nước, thị trường Mỹ đang ngày càng mở rộng, thị trường EU được công nhận vào danh sách 1, tạo cân bằng tốt hơn về thị trường, giảm sự lệ thuộc vào một vài thị trường chính, giảm rủi ro trong phát triển. Đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản đang diễn ra theo hai xu hướng lớn, một mặt những sản phẩm cao cấp có tính tiện dụng cao như đồ hộp hay thuỷ sản tươi sống đang phát triển với tốc độ cao, mặt khác những sản phẩm thuỷ sản truyền thống vẫn tiếp tục giữ được tốc độ phát triển ổn định. Chính điều này đã tạo thuận lợi rất lớn cho ngành thuỷ sản VN khi vừa tiến hành đầu tư những trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhưng vẫn có khả năng khai thác tối đa cơ sở hạ tầng hiện có. Đa dạng hoá thị trường và sản phẩm tạo cơ hội cho ngành thuỷ sản VN phát huy lợi thế so sánh về lao động, chi phí và tài nguyên trong quá trình cạnh tranh với các quốc gia có ngành thuỷ sản phát triển.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4037 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích Môi trường chiến lược thương mại Quốc tế của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang AGIFISH và xây dựng chiến lược cho giai đoạn tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệp
Môi trường kinh doanh đặc trưng
Là những yếu tố môi trường kinh doanh riêng của Doanh nghiệp và làm ien phân biệt với các doanh nghiệp khác.
Nhà cung cấp: Agifish là một trong những công ty hàng đầu có mô hình sản xuất khép kín khi gắn kết giữa nguyên liệu và chế biến biến xuất khẩu thông qua Câu lạc bộ Agifish. Triển khai các bộ phận có ien quan nắm bắt kịp thời tình hình biến động nguồn nguyên liệu: số lượng, cơ cấu, chất lượng, giá cả… trên cơ sở đánh giá thông qua sự biến động giá cả của thị trường xuất khẩu và thị trường nguyên liệu để có chính sách thu mua hợp lý phù hợp với từng tình hình cụ thể nhằm đảm bảo hoàn thành được kế hoạch sản xuất và kinh doanh có lãi. Đặc biệt với phương thức thu mua theo chất lượng thực tế của lô nguyên liệu sau chế biến đã kích thích người nuôi không ngừng cải tiến kỹ thuật, gắn chất lượng cá nuôi với sản xuất chế biến và xuất khẩu.
Các khách hàng: Khách hàng trong và ngoài nước, các đại lý, siêu thị, cửa hàng bán buôn và bán lẻ, các nhà sản xuất thu mua nguyên vật liệu từ sản phẩm cá và bột cá, các cửa hàng phân phối thuốc thú ý…
Tổ chức cạnh tranh và bạn hàng: Trong quá trình kinh doanh, AGIFISH gặp phải rất nhiều cạnh tranh từ các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước. Riêng tại thị trường nội địa đã có hơn 200 nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản tới khoảng trên 50 thị trường nước ngoài. Còn trên thị trường thị trường quốc tế, số đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều, trong đó phải kể đến các đối thủ từ Trung Quốc, Ấn Độ, ChiLê, Nhật Bản…
Nhà nước và chính sách, luật pháp:
+ Trong nước: Các chính sách đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuỷ sản nói riêng. Nhất là với việc xác định mặt hàng thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tạo điều kiện cho doanh nghiệp có được ưu tiên để phát triển nguồn hàng…
+ Quốc tế: Các chính sách, các rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan áp dụng tại các thị trường khác nhau, từng khu vực khác nhau và từng nước khác nhau… Chẳng hạn Bộ thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố áp dụng mức thuế chống bán phá giá cho Công ty AGIFISH là 0.52%, đồng thời đưa ra danh mục thuốc kháng sinh đối với mặt hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu vào Hoa Kỳ…
Môi trường kinh doanh chung của doanh nghiệp
Các điều kiện kinh tế:
+ Kinh tế trong nước: Năm 2008, nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng khá trong điều kiện lạm phát cao (Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt khoảng 6,5 – 7%). Lạm phát cao, nhập siêu lớn, cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc; Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế khó đạt chỉ tiêu đề ra.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 01/2009 đạt 3,7 tỷ USD, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm trước và giảm 2,1% so với số liệu đã ước tính. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 02/2009 ước tính đạt 4,3 tỷ USD, tăng 15,6% so với tháng trước và tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 8 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 20,6%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 3,8 tỷ USD, giảm 23,4%.
Sản lượng thuỷ sản tháng 02/2009 ước tính đạt 334,1 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 261,3 nghìn tấn, tăng 1,9%; tôm đạt 24,4 nghìn tấn, tăng 3%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tháng 02/2009 ước tính đạt 129,1 nghìn tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 102 nghìn tấn, giảm 2,9% do diện tích nuôi có xu hướng giảm; tôm đạt 14,1 nghìn tấn, tăng 0,7%.
+ Kinh tế Quốc tế: Những bất ổn của thị trường tài chính nước Mỹ khởi phát vào mùa hè năm 2007 sau đó đã biến thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ mùa thu năm 2008.IMF dự báo, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2009 sẽ chỉ đạt 2,2%, như vậy đã giảm 0,8% so với dự báo được đưa ra hồi tháng 10 của IMF. Mức tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ là -0,7% trong năm 2009, giảm mạnh so với mức dự đoán tăng trưởng 0,1% cách đây 1 tháng. Dự báo mới về tăng trưởng kinh tế tại khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung euro trong năm 2009 cũng là -0,5%, thay vì tăng trưởng ở mức 0,2% trước đó. Dự báo mới về tăng trưởng kinh tế tại khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung euro trong năm 2009 cũng là -0,5%, thay vì tăng trưởng ở mức 0,2% trước đó.Các quốc gia Đông Á, kể cả Trung Quốc, sẽ chỉ tăng trưởng 7,1%, giảm 0,6% so với ước tính trước đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bùng nổ tại khu vực này sẽ tiếp tục, dù có chậm lại.
Các điều kiện Chính trị: Nhìn tổng thể, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn tiếp tục là xu thế chủ đạo vào năm 2009. Xung đột cục bộ, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, tranh chấp biên giới lãnh thổ, tài nguyên có thể tiếp tục diễn ra ở một số nơi. Chủ nghĩa ly khai đang trỗi dậy có thể tạo ra những thách thức mới đối với một số quốc gia, khu vực.
Các điều kiện Xã hội: Các tập quán, thói quen và thị hiếu của từng dân tộc và từng khu vực, từng nhóm khách hàng. Với một doanh nghiệp có nhiều thị trường tại khắp các châu lục như AGIFISH, khi xuất khẩu sang các thị trường khác nhau cần tìm hiểu thị hiếu người tiêu dung (người sản xuất) tại thị trường đó.Chẳng hạn, tại Australia, Người tiêu dùng Ôxtrâylia nhìn chung khá bảo thủ và rất quan tâm đến giá trị - tức là thứ mà họ mua có xứng đáng với số tiền mà họ bỏ ra hay không – chứ không chỉ đơn giản chỉ là giá. Các sản phẩm rẻ tiền ngày càng chiếm thị phần ít đi do người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều đến các sản phẩm chất lượng, khi chọn sản phẩm, họ thường căn cứ vào chất lượng, mẫu mã và giá cả hơn là nơi sản xuất.
Nhà nhập khẩu Ôxtrâylia quan tâm là giá, chất lượng, độ tin cậy, thời gian giao hàng và khối lượng tối thiểu. Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp nước ngoài phàn nàn rằng 3 nguyên tắc vàng khi bán hàng sang Ôxtrâylia chỉ là “giá, giá, và giá”. Điều này không hoàn toàn đúng nhưng thực tế là câu hỏi đầu tiên nhà nhập khẩu Ôxtrâylia đưa ra cho đối tác nước ngoài bao giờ cũng ien quan đến giá FOB/FCA. Họ thường đòi hỏi mua hàng với giá thấp hơn các bạn hàng Hoa Kỳ và Châu Âu nhưng lại yêu cầu hàng phải có chất lượng đồng đều và giao hàng đúng thời hạn. Họ cũng chỉ đặt các đơn hàng nhỏ chứ không lớn như các đơn hàng của các nhà nhập khẩu nước khác.
Kết luận: Như vậy, với từng đối tác, khách hàng, tại các thị trường khác nhau, doanh nghiệp cần quan tâm để có được sản phẩm phù hợp thị hiếu của khách hàng.
Các điều kiện về Kỹ thuật và Công nghệ: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới tác động tới các doanh nghiệp thủy sản, buộc các doanh nghiệp phải tăng khả năng cạnh tranh bằng việc ứng dụng các công nghệ tiến tiến trong hoạt động của mình. Đặc biệt trong quy trình khai thác và chế biến sản phẩm, công nghệ sạch và năng suất cao được đặt lên hàng đầu.
Môi trường bên trong Doanh nghiệp
Văn hoá Doanh nghiệp
Chính sách với người lao động
AGIFISH có tổng số CB-CNV toàn công ty đến trên 3.600 người.
+ Phối hợp với Công cổ phần xây dựng Sao Mai xây dựng cư xá Agifish với 96 phòng khá tiện nghi cho công nhân thuê. Cư xá đủ chổ ở cho gần 600 công nhân cùng với các công trình phụ trợ như khu ăn uống, nhà giữ xe, công viện cây xanh.
+ Trang bị đầy đủ công cụ, dụng cụ và bảo hộ lao động… tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm sản xuất.
+ Thực hiện đầy đủ các chế độ: hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…
+ Làm tốt các chế độ khen thưởng hàng năm, khen thưởng đột xuất và tổ chức cho nhiều đợt CB-CNV tham quan du lịch.
+ Tiếp tục áp dụng cơ chế giao quyền , cơ chế khoán cho các đơn vị cơ sở nhằm phát huy tính chủ động của cán bộ lãnh đạo các cấp.
+ Thường xuyên tổ chức “ tháng an toàn chất lượng “ xem xét đánh giá việc quản lý chất lượng tại các Xí nghiệp, khắc phục các mối nguy có thể có thể ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm. .
Tổ chức quản lý
+ Hội đồng quản trị tổ chức họp định kỳ 4 lần và 1 lần họp bất thường trong năm 2006. Nhiều chủ trương và định hướng chiến lược cho các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty được các thành viên thảo luận và kịp thời thông qua các nghị quyết về kế hoạch sản xuất kinh doan, về tài chính, kế hoạch đầu tư và các vấn đề cụ thể khác nhằm giải quyết những vướng mắc trong cơ chế quản lý điều hành.
+ Duy trì cơ chế giao quyền, cơ chế khoán cho từng đơn vị cơ sở
+ Agifish đã áp dụng qui trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 và được chứng nhận bởi SGS, đồng thời đã đưa chương trình quản lý chất lượng SQF1000 áp dụng cho người nuôi. Điều này chứng minh rằng công ty đã có hướng đi đúng về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Thành tích đạt được: Đạt được nhiều giải thưởng về chất lượng do các Bộ, Ngành TW và địa phương (6 năm liền đạt giải hàng Việt Nam chất lượng cao, Danh hiệu “Anh hùng lao động”….)
Định hướng chiến lược yêu cầu phát triển Công Ty trong năm năm tới
• Xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa
• Đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm , mở rộng ien doanh ien kết.
• Xây dựng và quảng bá thương hiệu để hội nhập kinh tế toàn cầu.
• Hướng tới xây dựng tập đoàn Agifish hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực
Nguồn lực tài chính
Phát hành 3,5 triệu cổ phiếu huy động vốn trên thị trường chứng khoán thu được hơn 160 tỷ đồng để đầu tư nhà máy đông lạnh AGF 9 và tổng kho 3000 tấn và một số dự án khác
- Đầu tư 5 tỷ đồng vào Quỹ đầu tư Prudential
- Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước, các báo cáo quý, năm thực hiện kịp thời chính xác.
- Thực hiện công bố thông tin kịp thời.
- Thực hiện tốt các chính sách thuế.
- Đảm bảo kịp thời nguồn vốn đầu tư và vốn kinh doanh:
- Vốn huy động từ thị trường chứng khoán để xây dựng XNĐL AGF 9 và tổng kho 3000 tấn cũng được sử dụng một cách linh hoạt để giảm một phần vốn vay lưu động cho sản xuất cần thiết trong năm.
Nguồn lực về công nghệ
AGIFISH đầu tư các thiết bị quản lý chất lượng mới nhất để có thể phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp ngay từ khâu thu mua nguyên liệu. Công ty cũng có chương trình hỗ trợ các ngư dân về phương pháp nuôi trồng là để loại trừ việc sử dụng các chất độc hại và luôn đặt việc sản xuất sản phẩm sạch lên hàng đầu. Để bảo đảm điều này Agifish kết hợp ứng dụng các thiết bị hiện đại phát hiện dư lượng kháng sinh cùng với chương trình huấn luyện và khuyến khích ngư dân có giải pháp xử lý môi trường tốt nhất cho phương pháp nuôi của họ
Đặc biệt, Công ty đã thực hiện hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc lô hàng, đó là sự khởi đầu cho quá trình đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng, thực hiện phương châm “Đảm bảo an toàn chất lượng từ vùng nuôi đến bàn ăn”.
Kết luận: Cũng như các doanh nghiệp khác khi kinh doanh trên thị trường, đặc biệt khi mở rộng ra thị trường quốc tế, việc phân tích môi trường kinh doanh để tìm ra những cơ hội để phát triển hoặc những đe doạ để phòng tránh rủi ro, để làm được điều đó, doanh nghiệp cần dựa trên nguồn lực nội tại của mình (điểm mạnh, điểm yếu). “Biết người, biết ta – trăm trận, trăm thắng”, điều này luôn đúng cả trên thương trường.
Nhận định Thời cơ, thách thức, điểm yếu, điểm mạnh của AGIFISH
Thời cơ:
Việt Nam trở thành thành viên WTO, thủy sản Việt Nam nói chung và AGIFISH sẽ có thị trường thế giới khổng lồ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường; có điều kiện thu hút ien vốn đầu tư nước ngoài; tranh thủ công nghệ sản xuất tiên tiến.
Việt Nam sẽ có những ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng khi xảy ra tranh chấp thương mại, sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh và trong trường hợp nếu phía nước ngoài không tuân thủ quy định chúng ta có thể kiện.
Xu hướng đa dạng hoá sản phẩm và thị trường đang trở nên rõ nét. Mặc dù hội nhập có chậm nhưng ngành thuỷ sản VN đã có những kết quả ban đầu mang tính nền tảng cho cạnh tranh, xuất khẩu sang hơn 50 nước, thị trường Mỹ đang ngày càng mở rộng, thị trường EU được công nhận vào danh sách 1, tạo cân bằng tốt hơn về thị trường, giảm sự lệ thuộc vào một vài thị trường chính, giảm rủi ro trong phát triển. Đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản đang diễn ra theo hai xu hướng lớn, một mặt những sản phẩm cao cấp có tính tiện dụng cao như đồ hộp hay thuỷ sản tươi sống đang phát triển với tốc độ cao, mặt khác những sản phẩm thuỷ sản truyền thống vẫn tiếp tục giữ được tốc độ phát triển ổn định. Chính điều này đã tạo thuận lợi rất lớn cho ngành thuỷ sản VN khi vừa tiến hành đầu tư những trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhưng vẫn có khả năng khai thác tối đa cơ sở hạ tầng hiện có. Đa dạng hoá thị trường và sản phẩm tạo cơ hội cho ngành thuỷ sản VN phát huy lợi thế so sánh về lao động, chi phí và tài nguyên trong quá trình cạnh tranh với các quốc gia có ngành thuỷ sản phát triển.
Dự báo giá thuỷ sản thế giới sẽ vững đến tăng trong thời gian tới do giá nguyên liệu sản xuất tăng và ảnh hưởng của thời tiết, bất chấp nhu cầu ở Mỹ chịu tác động bởi kinh tế suy yếu.
Nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản lớn: Trong khi nguồn lợi hải sản bị hạn chế và dễ bị thương tổn thì nhu cầu của con người về chúng lại tăng lên không ngừng. Cá và các loài thuỷ sản khác đang và sẽ là thực phẩm quý mà ngày càng có nhu cầu cao. Theo tính toán, tới năm 2010 nhu cầu về thực phẩm thuỷ sản phải là 110 triệu tấn, ngoài ra cũng còn phải dành ra khoảng 30 triệu tấn cho sản xuất bột cá.
Với sự tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đang phát triển thời gian tới đây, các dự báo cho thấy có thể sau 15-20 năm các nước đang phát triển có tốc độ tăng về tiêu thụ thủy sản gấp 3 lần so với ở các nước công nghiệp phát triển (3%/năm so với 1%/năm).
Toàn cầu hoá thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động ngoại thương, đầu tư và chuyển giao công nghệ gắn liền với quá trình phát triển thị trường tạo điều kiện cho những công ty và những ngành sản xuất trong nước tiếp cận những nguồn vốn và công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
Xuất hiện sự ien kết dọc chặt chẽ giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để bảo đảm chất lượng cũng như giảm sự tác động của khủng hoảng thừa thiếu. Xu hướng này làm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành nhưng lại đòi hỏi sự phát triển nhanh chóng các thành phần kinh tế và nhu cầu hình thành các công ty khai thác sản xuất có qui mô lớn
Đe doạ
Sức ép từ cạnh tranh: VN nằm trong khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao trên thế giới, trong lĩnh vực thuỷ sản chúng ta phải đối phó với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước trong khu vực, trong đó Trung Quốc đang trở thành nước có mức độ khai thác và xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan và Indonesia cũng là những nước khai thác và xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới. Với những điều kiện thuận lợi về môi trường, tài nguyên và lao động, những quốc gia này sẽ là những đối thủ cạnh tranh nặng ký.
Rào cản từ thị trường ngày càng cao: Những thị trường chính của thuỷ sản VN đang dựng lên những rào cản cạnh tranh gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp VN, đó là những rào cản về mặt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, những đòi hỏi khắt khe về quy trình sản xuất và yếu tố xã hội (như những tiêu chuẩn của hệ thống chất lượng GMP, SSOP, HACCP…) hay những chính sách phân biệt như hạn ngạch, chính sách chống bán phá giá… Những rào cản này đòi hỏi các doanh nghiệp VN phải tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, tái cấu trúc doanh nghiệp làm ảnh hưởng lớn đến lợi thế về chi phí – vốn là một thế mạnh của các doanh nghiệp VN. Những đòi hỏi khắt khe của các thị trường lớn như Mỹ hay EU ngày càng gia tăng tạo ra những rào cản cạnh tranh ngày càng lớn.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay khiến cầu tiêu thụ giảm tạm thời do người tiêu dung tiết kiệm chi tiêu, nhiều khách hàng nhập khẩu cá tra, cá basa của Mỹ, EU đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu cá Việt Nam chậm tiến độ giao hàng do tín dụng bị thắt chặt và họ không có tiền trả ngay.
Nguy cơ không đảm bảo nguồn cung: Bản ien nội bộ ngành thuỷ sản VN hiện nay có những điểm yếu cần nhanh chóng khắc phục, những điểm yếu này tác động mạnh tới năng lực cạnh tranh của ngành thuỷ sản VN trên thị trường thế giới. Yếu kém đầu tiên là khả năng khai thác đánh bắt xa bờ, không khai thác có hiệu quả ngư trường rộng lớn và dồi dào tài nguyên. Nuôi trồng thuỷ sản đã có những bước tiến vượt bậc, nhưng trong thực tế cho thấy tình trạng qui hoạch kém dẫn tới nuôi trồng thuỷ sản theo phong trào gây mất cân đối trong phát triển, ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của cung ứng nguyên liệu đầu vào, đồng thời gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường và sự lệ thuộc thời vụ khá rõ rệt. Tình trạng mất cân đối về nhu cầu nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp thuỷ sản nhưng chưa có biện pháp giải quyết mang tính lâu dài.
Nguy cơ không đảm bảo chất lượng đầu vào: đây là một vấn đề gây khó khăn cho sản xuất và chế biến thuỷ sản, những bất lợi trong xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường lớn như EU hay Mỹ. Chất lượng đầu vào không bảo đảm không còn là nguy cơ tiềm ẩn nữa, mà trở thành nguy cơ thực sự dẫn tới đánh mất thị trường tiêu thụ rộng lớn này. Trình độ công nghệ kỹ thuật của ngành thuỷ sản vẫn chưa đáp ứng kịp những nhu cầu và đòi hỏi về mặt chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, tỉ lệ các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP còn rất thấp đang thực sự là những thách thức lớn cho việc phát triển ngành thuỷ sản VN. Bên cạnh đó còn là vấn đề về thiên tai, dịch bệnh… làm ảnh hưởng tới nguồn cung cho doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng.
Áp lực đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao khả năng phát triển sản phẩm mới, những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cao cấp của những thị trường phát triển: Tỉ trọng hàng thuỷ sản sơ chế còn chiến tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản, ảnh hưởng đến lợi nhuận đạt được của ngành, đồng thời làm giảm sức mạnh cạnh tranh đối với các thị trường lớn như Mỹ và EU.
Bản ien các doanh nghiệp trong ngành cũng gặp nhiều khó khăn, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp cũng hoạt động không mấy hiệu quả do lãi suất ngân hàng cao, khủng hoảng nguyên liệu, thiếu hụt công nhân, bị tôm thẻ chân trắng cạnh tranh gay gắt…,
Chính sách thắt chặt tín dụng gây khó khăn về vốn và lãi suất quá cao đối với DN. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, tình hình cắt điện thường xuyên khiến giá thành mỗi kg sản phẩm tăng ien khoảng 1.000 đồng. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu hàng tại cảng nhiều khi bị ách tắc…
Điểm mạnh
Uy tín và thương hiệu: Công ty AGIFISH hiện là doanh nghiệp đứng đầu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá Tra, cá Basa fillet đông lạnh (chiếm 40% thị phần cả nước năm 2000). Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản, AGIFISH nằm trong số những doanh nghiệp hàng đầu (thứ 2 về sản lượng và thứ 10 về kim ngạch xuất khẩu). Đạt được nhiều giải thưởng do các Bộ, ngành TW và địa phương. Các danh hiệu đạt được: hàng Việt Nam chất lượng cao 5 năm liền (2004,2005,2006,2007,2008) do bạn đọc báo Sài Gòn tiếp thị bình chọn, Thương hiệu mạnh năm 2007 do cục Xúc Tiến Thương Mại bình chọn.
Giá sản phẩm AGIFISH có lợi thế thấp hơn nhiều so với giá các sản phẩm thuỷ sản từ các nước khác.
Sản phẩm khá đa dạng: có hơn 60 loại sản phẩm chế biến từ cá Basa, cá Tra. Có hầu hết các đặc tính của hàng thực phẩm: đông lạnh, tươi sống, khô.
Hệ thống phân phố rộng khắp: Là một trong những doanh nghiệp thuỷ sản có hệ thống phân phối trong nước và quốc tế lớn nhất trong số các doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam. Hơn 100 mặt hàng tinh chế từ cá đã có mặt tại các siêu thị trong và ngoài nước.
Hệ thống quản lý chất lượng được đầu tư và chú trọng: Agifish đã áp dụng chương trình quản lý chất lượng HACCP, ISO9001:2000, SQF1000, Halal, BRC vào sản xuất để bảo đảm chất lượng tốt nhất cho sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Các thiết bị quản lý chất lượng mới nhất cũng được lắp đặt để có thể phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp ngay từ khâu thu mua nguyên liệu. Công ty cũng có chương trình hỗ trợ các ngư dân về phương pháp nuôi trồng là để loại trừ việc sử dụng các chất độc hại và luôn đặt việc sản xuất sản phẩm sạch lên hàng đầu. Agifish đã áp dụng qui trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 và được chứng nhận bởi SGS, đồng thời đã đưa chương trình quản lý chất lượng SQF1000 áp dụng cho người nuôi.
Chủ động trong nguồn cung: Liên hiệp Sản xuất cá sạch của Cty tăng số lượng lên 32 thành viên, tất cả đều được cấp mã số, diện tích ao nuôi tăng lên 720.000 m2. Các thành viên trong Liên hiệp cung ứng cho các nhà máy đông lạnh của Cty bình quân 180 tấn cá tra “sạch”/ngày.
Có lực về nguồn vốn kinh doanh: AGIFISH được đứng trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (25/11/2008).
Điểm yếu
Sản phẩm qua chế biến có giá trị xuất khẩu cao còn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu sản phẩm của AGIFISH, trong khi đó sản phẩm thô (tươi, khô, hoặc đông lạnh) có giá trị xuất khẩu thấp lại chiếm tỷ lệ lớn.
AGIFISH chịu thuế bán phá giá là 0.52% khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, trong khi một số doanh nghiệp khác của Việt Nam như được áp dụng mức bán phá giá thấp hơn nhiều. VD: CTCP Thuỷ sản Minh Phú, Anvifish và Bình An được miễn thuế chống bán phá giá.
Chi phí đầu vào tăng cao: Cái khó hiện nay của DN khi xuất khẩu là chi phí đầu vào quá cao. So với đầu năm, hiện chi phí đầu vào đã tăng khoảng 40%, trong khi giá đầu ra không tăng, thậm chí giảm. Hiện giá tôm sú vỏ cỡ 16-20 chỉ có giá khoảng 9,7 đô la Mỹ/ki lô gam, trong khi trước đây là 11 đô la Mỹ/ki lô gam
Chưa chủ động về đầu ra (số lượng các hợp đồng dài hạn ký kết với các bạn hàng không nhiều), khi có biến động về cầu sản phẩm thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng dư thừa sản phẩm hoặc bị ép giá.
XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHO AGF TRONG GIAI ĐOẠN TỚI VÀ ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI
Dựa trên những phân tích về môi trường kinh doanh trên, chúng ta có thể đưa ra chiến lược cho doanh nghiệp trong giai đoạn tới.
3.1. Chiến lược sản phẩm và thị trường
Theo dự báo, xu hướng và nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới từ nay đến năm 2020 tiếp tục tăng. Thủy sản ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đồng thời dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng, mức sống của nhiều khu vực cũng được nâng cao, vì vậy nhu cầu về thủy sản sẽ ngày một cao hơn. Nguồn cung cấp cho nhu cầu này chủ yếu từ nuôi trồng thủy sản. Riêng sản phầm cá tra, cá basa đang được các nước nhập khẩu quan tâm xem như là sản phẩm thay thế cá thịt trắng có nguồn gốc từ các vùng biển nhờ giá cá tương đối thấp, chất lượng thơm ngon, sản lượng dồi dào và ổn định. Các nhà máy chế biến thủy sản tại châu Âu rất cần nguyên liệu cá tra & basa Việt Nam. Mặt khác thị trường đang được rộng mở như Balan, Nga, các nước Nam Mỹ…là cơ hội mở cho AGIFISH.
Lựa chọn Nga làm thị trường mục tiêu giai đoạn tới
Thị trường Nga là 1 trong ba thị trường mới của AGIFISH, nhưng Nga và Đông Âu lại là thị trường lớn của AGIFISH (chiếm gần 70% Gía trị xuất khẩu). Thế nhưng thị trường Nga đã đóng cửa các mặt hàng thủy sản của VN kể từ cuối năm 2008. Nguyên nhân là do trước đây các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thủy sản vào thị trường này cạnh tranh nhau quyết liệt, lô hàng sau luôn có mức giá giảm so với trước, dẫn đến tình trạng các nhà nhập khẩu phía Nga lỗ nặng, nông dân nuôi cá ở VN cũng bị lỗ theo do nhà sản xuất ép giá.
Vài nét về thị trường Nga:
+ Sản lượng tiêu thụ: Theo báo cáo, thị trường Nga mỗi năm tiêu thụ 1,5 triệu tấn thủy sản, trong đó có đến 1 triệu tấn cá nguyên con. Năm 2008, VN xuất khẩu cá tra, ien sang Nga trị giá 200 triệu USD. Năm 2009, cũng như những năm tiếp theo sẽ tăng lên 500 triệu USD vì trong đàm phán, DN Nga muốn nhập khẩu cá tra, ien thì phải nhập ien hàng kèm như tôm, mực, chả cá… Từ tháng 7-2009, phía Nga sẽ cấm nhập hàng cá khô, chả cá từ Trung Quốc. Đây sẽ là cơ hội cho các DN xuất khẩu của VN xâm nhập vào thị trường này với số lượng đáng kể.
+ Giá mặt hàng thuỷ sản: Thêm vào đó, Giá thuỷ sản nhập khẩu sang Nga trong thời gian tới sẽ tăng 50%. Ông Dương Ngọc Minh, Trưởng Ban Điều hành xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga, cho biết trước đây các DN VN xuất khẩu cá tra, ien sang thị trường Nga chỉ bán với giá 1,2 USD/kg, nay hợp đồng ký với mức giá 1,7 USD/kg. Những tháng tiếp theo giá sẽ được tăng dần cho đến khi đạt mức 1,8 USD/kg. Với mức giá này thì DN phải mua cá nguyên liệu trong dân lên mức 15.000 đồng- 16.000 đồng/kg để người nuôi có lãi và yên tâm sản xuất.
+ Thị hiếu tiêu dùng: Đại đa số dân chúng ưa chuộng loại thủy sản rẻ tiền, ví dụ trong những năm gần đây, tiêu thụ cá tuyết, cá trích lầm và một số loại cá rẻ tiền khác tăng lên. Các sản phẩm truyền thống như cá trích, cá thu và cá hồi vẫn là các mặt hàng phổ biến tại các cửa hàng và quán ăn trên cả nước. nhu cầu của thị trường đối với các loài thuỷ sản mới lạ như mực ống, tôm, hàu,… cũng đang tăng mạnh. Nguyên nhân một phần là do sức mua của người tiêu dùng Nga tăng lên, cùng với xu hướng thay đổi thói quen tiêu dùng nói chung
+ Hệ thống phân phối và sức cạnh tranh: Mặc dù mức tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản giá trị gia tăng của thị trường Nga đang mở rộng nhưng hoạt động marketing
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích Môi trường chiến lược thương mại Quốc tế của công ty CP xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang AGIFISH Từ đó xây dựng và lựa chọn chiến lược vào g.doc