Tiểu luận Phân tích môi trường hoạt động của KFC ở Việt Nam

• KFC-Gà rán Kentucky là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh chuyên nghiệp, phục vụ các món ăn làm từ gà, bơ-gơ và món nổi tiếng nhất là Gà rán.

• Tại Việt Nam, KFC Tham gia vào thị trường lần đầu tiên vào tháng 12/1997 tại trung tâm thương mại Sài Gòn Super Bowl.

• Hiện nay, hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh này đã có mặt tại hầu hết các đường phố của Việt Nam.

• Các cột mốc phát triển:

• Tháng 12/1997: khai trương nhà hàng đầu tiên tại TP.HCM

• Tháng 06/2006: khai trương nhà hàng đầu tiên tại Hà Nội

• Tháng 11/2009: khai trương nhà hàng đầu tiên tại Đà Nẵng

 

docx14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16607 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích môi trường hoạt động của KFC ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN YUM! Vài nét chính về tập đoàn YUM! Tập đoàn Yum! Brands đặt tại Louisville, Hoa Kỳ cung cấp những ngành hàng dẫn đầu trên thế giới về gà rán, hải sản, bánh pizza và thức ăn theo kiểu Mexico. Có tất cả 5 nhãn hiệu trong hệ thống của Yum!Brands: KFC Long JohnSilver’s Pizza Hut Taco Bell A&W (chuỗi nhà hàng franchise lâu đời nhất ở Mỹ) Trong năm 2006, Yum! Brands đã có được 9,5 tỷ $ doanh thu.Trở thành một trong những nhà bán lẻ phát triển nhanh nhất thế giới. Yum! Đang xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh toàn cầu dựa trên các chiến lược phát triển như: Xây dựng một nhãn hiệu nhà hàng dẫn đầu tại Trung Quốc. Mở rộng lợi nhuận ở các nơi khác trên toàn cầu. Đẩy mạnh hơn vị thế của nhãn hiệu và lợi nhuận ở Mỹ. Chú trọng tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cùng cổ tức cho các cổ đông. Công thức thành công của Yum! là tập trung vào việc nâng cao năng lực của nhân viên nằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tăng lợi nhuận. Trong 2 năm gần đây, công ty được tạp chí Black Enterprise bình chọn: 40 công ty đa dạng nhất Tạp chí Hispanic bình chọn: Corporate 100 Companies Providing Opportunities for Hispanics CHƯƠNG 2: KFC Gà rán Kentucky - Kentucky Fried Chicken: Lịch sử KFC: Gà rán Kentucky (KFC), nhãn hiệu được tiên phong bởi ông Harland Sanders, đã phát triển và trở thành một trong những hệ thống phục vụ thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới với hơn 1 tỉ bữa ăn tối KFC phục vụ hàng năm trên hơn 80 quốc gia khác nhau. Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Trong một thập kỷ sau, ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày hôm nay. Năm 1955, ông tự thành lập doanh nghệp. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở US và ở Canada. Đến năm 1997, PepsiCo đã chuyển hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả nhãn hiệu KFC, sang một công ty về nhà hàng độc lập, gọi là Tricon Global Restaurant. Ngày nay, công ty nhà hàng (hiện giờ được gọi là tập đoàn Yum!Brands) là tập đoàn lớn nhất thế giới về số lượng cửa hàng với gần 35,000 cửa hàng trên khắp 110 quốc qua. Slogan của KFC: Vị ngon trên từng ngón tay. Mục tiêu thương hiệu KFC: Mang đến cho người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu về thực phẩm, sáng tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Logo: Trong lịch sử 50 năm hoạt động của mình, KFC đã qua 4 lần thay đổi logo. Lần này, bên cạnh tên thương hiệu Kentucky Fried Chicken còn xuất hiện thêm dòng chữ “Finger Lickin’ Good” (Liếm tay mới ngon) và “11 Secret Herbs and Spices (11 loại gia vị và thảo mộc gia truyền) nhằm khẳng định lại bí quyết tẩm ướp món gà rán nổi tiếng của Harland Sander. Hình ảnh “Ông Sander tạp dề đỏ” đã kịp xuất hiện trên website KFC, tuy nhiên đến tháng 1 năm sau mới xuất hiện trên quảng cáo truyền hình. “Chúng tôi mong khách hàng luôn nhớ rằng: trước khi sáng lập ra KFC và trở thành nhà kinh doanh xuất chúng, ngài Sander đã từng là một đầu bếp, và là đầu bếp rất giỏi” - theo Gregg Dedrick, Giám đốc điều hành KFC tại thị trường Mỹ. “Logo mới gợi nhớ lại những năm tháng Ngài Sanders còn là một một đầu bếp kiêm doanh nhân” - Graham Allan, Giám đốc Phụ trách kinh doanh quốc tế của Yum cho biết. Thị trường: Bản đồ các châu lục có nhà hàng của KFC Các nước có chi nhánh của KFC Thành tựu: Ở nước Anh KFC đã xây dựng cho mình 1 hệ thống 680 kho hàng dùng cho dự trữ gà. Toàn bộ KFC thuộc sở hữu của tập đoàn Yum đang hoạt động với hơn 33.000 nhà hàng trên hơn 100 quốc gia trên thế giới. Bốn công ty KFC, Pizza Hut, Taco Bell và Long Jonh Siver là những thương hiệu hàng đầu của Yum toàn cầu! Những công ty này mở khoảng ba quán ăn mỗi ngày và là những nhà hàng công nghiệp bán lẻ quốc tế lớn mạnh nhất. CHƯƠNG 3: KFC VIỆT NAM Tình hình KFC tại thị trường Việt Nam KFC-Gà rán Kentucky là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh chuyên nghiệp, phục vụ các món ăn làm từ gà, bơ-gơ và món nổi tiếng nhất là Gà rán. Tại Việt Nam, KFC Tham gia vào thị trường lần đầu tiên vào tháng 12/1997 tại trung tâm thương mại Sài Gòn Super Bowl. Hiện nay, hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh này đã có mặt tại hầu hết các đường phố của Việt Nam. Các cột mốc phát triển: Tháng 12/1997: khai trương nhà hàng đầu tiên tại TP.HCM Tháng 06/2006: khai trương nhà hàng đầu tiên tại Hà Nội Tháng 11/2009: khai trương nhà hàng đầu tiên tại Đà Nẵng Phân tích môi trường hoạt động của KFC Môi trường bên trong: Cơ sở vật chất - Các cửa hàng của KFC được bài trí theo phong cách truyền thống với màu đỏ là màu chủ đạo, không gian được thiết kế với mục đích tạo cho khách hàng sự thoải mái để có thể vừa thưởng thức bữa ăn vừa chuyện trò, bàn bạc công việc. Công nghệ chế biến Sản phẩm của KFC tại Việt Nam được chế biến theo tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới. Thịt gà được chế biến từ cùng một công thức mà Colonel Harland Sander đã sáng tạo ra hơn nửa thế kỉ trước. KFC Việt Nam đã sản xuất ra những sản phẩm ngày càng gần gũi với khẩu vị của người Việt Nam hơn như:gà rán giòn không xương, salad gà giòn, bắp cải trộn, bánh mì mềm, cháo gà, nui gà… *Chất lượng sản phẩm: KFC Việt Nam chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và bảo đảm chất lượng, khẳng định chất lượng sản phẩm của mình bằng các chứng nhận kiểm dịch. KFC Việt nam có chiến lược kinh doanh lâu dài tại Việt Nam Nguồn nhân lực Với nét văn hóa đặc thù của KFC - luôn ghi nhận công lao và tưởng thưởng mọi nỗ lực của từng cá nhân, tập thể, hơn 2000 nhân viên của KFC Việt Nam đang sống và làm việc với phương châm "Work hard - Play hard". Công thức thành công của KFC là tập trung vào việc nâng cao năng lực của nhân viên nằm thoả mãn nhu cầu của khách hàngvà tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, KFC luôn cam kết về tính đa dạng và tạo một môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động Hệ thống phân phối - KFC có một chuỗi cửa hàng rộng khắp các quận ở thành phố Hồ Chí Minh và đội ngũ nhân viên giao hàng hùng hậu, giao hàng đến tận nhà trong thời gian nhanh nhất. Một kiểu phân phối hoàn hảo và tiện lợi cho người tiêu dùng. Ngoài ra KFC còn có những cửa hàng ở Hà Nội, và các tỉnh thành khác. Đây là 1 điểm mạnh của KFC. - Vị trí kinh doanh: các chuỗi cửa hàng của KFC luôn được đặt tại những vị trí thuận lợi, trung tâm, ngay góc các giao lộ, trung tâm mua sắm, siêu thị, những nơi có vị thế đẹp và có nhiều người …vừa giúp người tiêu dùng tiện lợi lui tới, vừa giúp việc kinh doanh ngày càng phát triển, thu hút nhiều khách hàng hơn. Nguồn lực tài chính - Toàn bộ KFC thuộc sở hữu của tập đoàn Yum đang hoạt động với hơn 33.000 nhà hàng trên hơn 100 quốc gia trên thế giới. Bốn công ty KFC, Pizza Hut, Taco Bell và Long Jonh Siver là những thương hiệu hàng đầu của tập đoàn Yum! toàn cầu. Với nguồn lực tài chính hùng hậu, có thể triển khai các hoạt động kinh doanh có quy mô tài chính lớn, cũng như dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ khác. Đây là một điểm mạnh của KFC Việt Nam với sự hậu thuẫn của Yum!. Năng lực kinh doanh - Hơn 10 năm tạo dựng và phát triển chuỗi nhà hàng phục vụ Gà rán Kentucky tại Việt Nam theo tiêu chuẩn của tập đoàn Yum International, KFC Việt Nam đang phát triển không ngừng, tiếp tục chinh phục các thị trường tiềm năng trên khắp các tỉnh, thành của cả nước. - Hiện nay, KFC đã trở thành thương hiệu thức ăn nhanh được biết đến nhiều ở Tp.HồChí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Số lượng khách hàng làm quen và chấp nhận loại thực phẩm này càng nhiều. Một số cuộc điều tra gần đây tại Việt Nam cho thấy 70% người dân Việt Nam đã thích đi ăn tại các tiệm thức ăn nhanh. Môi trường bên ngoài: Môi trường vĩ mô: Môi trường chính trị: Việt Nam đang được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá rất cao ở khía cạnh tình hình chính trị ổn định,bền vững so với các nước khác trong khu vực thực sự là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư thâm nhập và phát triển thị trường tại Việt Nam ở tất cả các ngành hàng. Ông Katsuto Momii - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, công ty Nihon Unisys và Nihon Unisys Solution Nhật Bản : “Tôi nhận thấy môi trường tại Việt Nam rất ổn định, an bình, Đảng cộng sản Việt Nam đã đảm nhận vai trò lãnh đạo đất nước rất tốt và bầu không khí chính trị ổn định là một trong những động lực để chúng tôi không phải lo lắng khi kinh doanh.” Môi trường pháp luật: Pháp luật và hiến pháp nước ta cho phép, tôn trọng và khuyến khích mọi hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ của pháp luật. Môi trường kinh tế: Tốc độ tăng GDP : Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng mạnh và cao. Từ năm 2000 đến 2006 tốc độ tăng trưởng nền kinh tế luôn ở mức cao từ 7%-8%/ năm. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra những năm 2007 – 2008 tăng trưởng GDP chỉ còn 6.5%. Nền kinh tế nước ta dần dần hồi phục tăng trưởng GDP trong năm 2009 thấp hơn, khoảng 6%. Tuy nhiên, việc tăng trưởng chậm lại này là hoàn toàn cần thiết cho việc tạo đà tăng tốc cho các năm tiếp theo 2010-2011. Chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ: Năm 2009 Chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện an sinh xã hội.Chủ động ngăn chặn suy giảm của nền kinh tế và duy trì tăng trưởng hợp lý khoảng 6,5%. Môi trường văn hóa – xã hội: Dân số: Nước ta có khoảng 85 triệu người (2008). Cơ cấu dân số trẻ, nguồn nhân lực dồi dào nhất với 64,5% trong độ tuổi lao động và theo số liệu thống kê, sự gia tăng dân số thành thị đang có xu hướng tăng nhanh hơn ở nông thôn. Việt Nam là một nước đông dân có cơ cấu dân số trẻ đồng nghĩa với việc sẽ có một nhu cầu khổng lồ đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm Cơ cấu dân số trẻ, người ta sẽ có thể dễ dàng thay đổi khẩu vị hơn so với tầng lớp cao tuổi, người trẻ thường có xu hướng dễ chấp nhận hơn, có tính thích nghi tốt hơn điều đó sẽ tạo điều kiện cho các loại thực phẩm hương vị mới lạ thâm nhập thị trường và thức ăn nhanh cũng không phải là ngoại lệ. Văn hóa - ẩm thực: Nhìn chung đặc điểm khẩu vị ăn uống của người Việt Nam về trạng thái thích ăn những món ăn giòn, dai để uống với rượu, bia, món canh và món mặn như kho, rim để ăn với cơm. Về mùi vị sử dụng nhiều loại gia vị đặc trưng như ớt , tỏi gừng, giềng, mẻ, mắm tôm ... để làm tăng sự hẫp dẫn về mùi vị đối với sản phẩm Khẩu vị ăn uống của người Việt Nam được phân biệt khá rõ giữa 3 miền.. Có thể thấy người Việt không hề thích vị béo ngậy mà đó lại là điểm đặc trưng của các sản phẩm thức ăn nhanh của KFC. Sức khỏe đang được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu hiện nay . Và thức ăn nhanh khiến cho người tiêu dùng cảm thấy dè dặt và cẩn thận hơn khi muốn dùng loại thức ăn này. Người Việt Nam đang dần có sự thay đổi thói quen từ dùng những món ăn truyền thống đòi hỏi nhiều thời gian đến dùng những bữa ăn nhanh để thích nghi với nhịp sống hiện tại. *Môi trường vi mô Để có thể nhận thấy KFC đã thích ứng và thành công như thế nào ở Việt Nam chúng ta cùng phân tích 5 khối áp lực theo định nghĩa của Michael Porter mà KFC đang phải đối mặt tại Việt Nam. Áp lực từ nội bộ ngành: Sau khoảng thời gian đầu khách hàng Việt Nam còn chưa chịu chấp nhận sản phẩm thức ăn nhanh do những khác biệt về văn hóa, các hãng thức ăn nhanh đang ngày càng lấy được lòng tin khách hàng với quyết tâm thay đổi khẩu vị của họ. Nhu cầu cho sản phẩm thức ăn nhanh của người tiêu dùng đang ngày càng tăng nhanh đặc biệt là tầng lớp trẻ, với những chiến lược marketing không biết mệt mỏi các hãng thức ăn nhanh đã phần nào đạt được thành quả khi tạo nên được một nhu cầu tiên dùng mới cho người dân. Hiện nay, các hãng thức ăn nhanh (fast food) nước ngoài hoạt động ở Việt Nam ngày càng nhiều và đang tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường tiềm năng này với việc mở thêm nhiều cửa hàng, không chỉ ở Tp.HCM mà còn ở các tỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc KFC ngày càng có nhiều đối thủ hơn. Điểm qua có thể kể đến: • Jollibee của Phillipines - Theo kế hoạch, trong năm nay hãng thức ăn nhanh Jollibee của Phillipines sẽ mở thêm bốn cửa hàng nữa, nâng tổng số cửa hàng của mình ở Việt Nam lên con số 14 • Lotteria - một thành viên của tập đoàn Lotte của Hàn Quốc - Ông Trương Hàm Liêm, Trưởng phòng kinh doanh của Lotteria Việt Nam cho biết Việt Nam là thị trường quan trọng và tiềm năng đối với Lotte, nên mặc dù khủng hoảng kinh tế vẫn còn nhưng Lotteria vẫn được hỗ trợ tối đa để phát triển tại Việt Nam. • Kinh Đô – Việt Nam - Kinh Đô là một trong số ít doanh nghiệp trong nước phát triển chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh kiểu Việt Nam. Mới đây, Công ty Bánh Kinh Đô Sài Gòn, đã khai trương cửa hàng K-Do phục vụ cà phê, bánh theo kiểu mô hình thức ăn nhanh. Khách hàng mục tiêu của cửa hàng này chủ yếu là giới trẻ Với lợi thế là một hãng truyền thống thức ăn nhanh từ lâu đời, đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xâm nhập thị trường .KFC đã dành được vị trí dẫn đầu trong ngành thực phẩm thức ăn nhanh tại Việt Nam tuy nhiên KFC cũng cần phải cẩn trọng bởi các đối thủ đều đang thực hiện chiến lược tái xâm nhập và mở rộng nhằm giành lại miếng bánh của mình. Thị trường thức ăn nhanh vẫn sẽ sôi động trong năm nay và những năm tiếp theo. Áp lực từ sản phẩm thay thế: Việt Nam là một nước nông nghiệp, lại có văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng vì thế nguy cơ từ nhóm sản phẩm có khả năng thay thế này không phải là nhỏ đối với các hãng thức ăn nhanh. Có thể kể đến nhiều loại sản phẩm như : cơm, các loại bánh làm từ bột gạo … và đặc biệt phải kể đến phở và bún. Có thể thấy áp lực từ sản phẩm thay thế đối với sản phẩm thức ăn nhanh là thực sự rõ ràng và cũng không hề nhỏ. Để làm giảm áp lực từ nhóm này các hãng thức ăn nhanh nên biết cách phát huy điểm mạnh của mình đồng thời liên kết với nhau nếu cần để tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam. Áp lực từ khách hàng: Với lượng dân số đông và tỷ lệ tăng dân số ở thành thị ngày càng nhanh đã tạo nên một bộ phận lớp trẻ có thu nhập khá cao và kèm theo đó là khả năng sẵn sang chi trả là khá lớn. Kèm theo là yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm cũng tăng theo thời gian, đa số người tiêu dung đã và đang quan tâm đến vấn đề chất lượng và sức khỏe. Nhìn chung có thể thấy người Việt không hề thích vị béo ngậy mà đó lại là điểm đặc trưng của các sản phẩm thức ăn nhanh của KFC Người Việt Nam có tâm lý e ngại khi sử dụng các sản phẩm nhiều dầu mỡ hơn thế nữa sức khỏe đang được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu do hiện nay số lượng người mắc bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường đang tăng nhanh chóng. Áp lực từ các nhà cung cấp: Ngoài các yếu tố trên áp lực từ nhà cung cấp cũng khá là quan trọng đối với các hãng thức ăn nhanh bởi lẽ nếu áp lực từ các nhà cung cấp quá lớn thì KFC Việt Nam sẽ không thể chủ động thực hiện chiến lược giá theo ý mình và sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp. Còn ngược lại khi giảm được áp lực từ nhóm này xuống thấp KFC sẽ hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện các chiến lược của mình. Việt nam là một nước nông nghiệp, cho nên trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính rất phát triển ở Việt Nam điều đó đã tạo nên một lợi thế rất lớn cho KFC khi có thể sử dụng nguồn nguyên liệu bản địa đồng thời giảm được chi phí. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là KFC sẽ lựa chon nguồn nguyên liệu như thế nào để giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng. KFC đã cố gắng giảm thiểu rủi ro xuống mức tối đa khi chủ động xây dựng một mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp uy tín và đảm bảo chất lượng trên thị trường, chẳng hạn như CP Việtnam. Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng. Các chiến lược đó đã tỏ rõ hiệu quả khi dịch cúm gia cầm bùng phát hiệu quả ở Việt Nam trong khi các sản phẩm chế biến từ gia cầm lao đao thì KFC lại thẳng tiến với những bước đột phá quan trọng. Thành quả đó có được từ chính sự nỗ lực và tầm nhìn chiến lược của KFC. Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn: Sức hấp dẫn của ngành được thể hiện qua nhiều yếu tố nhưng tóm lại sẽ được tổng quát trong 3 chỉ tiêu là tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. Thị trường Việt Nam chỉ gói gon trong 3 ông lớn ngoại quốc ( KFC – Jollibee – Lotteria ) và một phần nhỏ của Kinh Đô cộng với tỷ suất sinh lợi ngành được các chuyên gia đánh giá cao và có dấu hiệu tăng theo từng năm. Từ đó nhận thấy sức hấp dẫn của ngành là tương đối lớn. Những rào cản gia nhập ngành là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn có thể kể đến các yếu tố sau: Kỹ thuật, Vốn, Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng , Nguyên vật liệu đầu vào... có thể nhận thấy, rào cản gia nhập ngành cũng là không cao. Rất nhiều đối thủ có thể xuất hiện trong thời gian tới và KFC sẽ luôn phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc này. Trước tiên, phải kể đến Mc Donald’s – hãng thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới. Hiện nay, Mc Donald’s đã có 30000 cửa hàng ở trên 119 quốc gia trên thế giới. Mc donald’s xứng đáng là anh cả trong ngành Thức ăn nhanh Bảng SWOT – phân tích các điểm mạnh & yếu của KFC SWOT Opportunities: O1: Nhu cầu tăng. O2: Dân số và thu nhập của người dân tăng,nhất là khu vực thành thị. Threats: T1: Cạnh tranh trong nghành thức ăn nhanh ngày càng gay gắt. T2: Dịch bệnh trên gia cầm. T3: Nhạy cảm với vấn đề sức khỏe người tiêu dùng. Strengths: S1: Thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. S2: Hệ thống phân phối tốt,vị trí kinh doanh chiến lược. S3: Dịch vụ khách hàng tốt,chuyên nghiệp. S4: Tài chính vững mạnh S5: Chất lượng sản phẩm tốt. S1O1:Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm nhằm tăng thị phần và doanh số. S1O2: Nâng cao uy tín thương hiệu thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của thương hiệu mình S2O1:Hoàn thiện chuỗi hệ thống cửa hàng tốt hơn ở nhiều nơi trong cả nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. S3O1O2: nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng để nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, đáp ứng được yêu cầu của những khách hàng khó tính. S4O1O2: tối đa hóa nguồn vốn kinh doanh, đầu tư và cải tiến sản phẩm để nắm bắt cơ hội hiện có. S5O1O2:Giới thiệu chất lượng sản phẩm tới đông đảo người tiêu dùng.Cải tiến sp cho hợp với nhu cầu khách hàng S1T1:Tích cực quảng bá thương hiệu. S2T1:Mở rộng hệ thống phân phối,chọn vị trí kinh doanh thuận tiện,trung tâm. S3T1:Tăng cường hoạt động chăm sóc,gia tăng lợi ích và tri ân khách hàng. S4T1:Đẩy mạnh hoạt đông thâm nhập thị trường và đa dạng hóa sản phẩm,tiến hành một số thử nghiệm mới. S5T1:Nâng cao chất lượng sản phẩm,điều chỉnh cho hợp khẩu vị người tiêu dùng. S4T1T2:Áp dụng công nghệ để giảm thiểu ảnh hưởng xấu từ sản phẩm.Tạo ra 1số sp mới có lợi cho sức khỏe. S5T2T3:Sản phẩm KFC có mùi vị đặc trưng thu hút khách hàg.Cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm,chất lượng sản phẩm. Weaknesses: W1: Giá cả chưa bình dân. W2: Nguồn nhân lực thiếu và chưa gắn bó do chế độ lương thưởng không tương xứng. W1O1O2:Có thể điều chỉnh giá sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh hoặc giữ giá và tăng chất lượng,sp đi kèm. W2O1O2:Có chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên,chính sách tuyển và đào tạo nhân sự hợp lý nhằm tăng sự gắn bó của nv với KFC,đáp ứng được yêu cầu phục vụ ngày càng tăng của khách hàng. W1T1:Điều chỉnh giá phù hợp để cạnh tranh. W2T1:Bổ sung nhân lực đáp ứng thị trường W1T2T3:Nâng cao chất lượng đội ngũ phục vụ tối đa để phục vụ khách hàng khó tính. 3.1 Sử dụng thế mạnh nắm bắt cơ hội (SO): - S1O1: với danh tiếng đã có từ lâu lại là một thương hiệu mạnh nên với cơ hội là nhu cầu tăng thì công ty nên nắm bắt để bán ra nhiều sản phẩm hơn nhằm tăng thị phần và tăng doanh số - S1O2: thu nhập người dân tăng là 1 cơ hội, nhờ danh tiếng sẵn có nên công ty cần nâng cao uy tín thương hiệu sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của thương hiệu mình. - S2O1: với hệ thống phân phối hiện nay, công ty nên hoàn thiện chuỗi hệ thống cửa hàng tốt hơn ở nhiều nơi trong cả nước để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. - S3O1: nâng cao, mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn để nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, đáp ứng được yêu cầu của những khách hàng khó tính nhất. - S3O2: dịch vụ khách hàng cần chuyên nghiệp hơn. - S4O1O2: tối đa hóa nguồn vốn kinh doanh, đầu tư và cải tiến sản phẩm để nắm bắt cơ hội hiện có. - S5O1: mở thêm nhiều địa điểm kinh doanh ở những nơi đông người qua lại, góc đường lớn, trung tâm mua sắm vui chơi… - S6O1O2: chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn nữa với mùi vị cải tiến, thức ăn bảo đảm VSATTP… thì sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng tìm đến KFC. 3.2 Sử dụng thế mạnh để vượt qua thách thức (ST) - S1T1: Ngoài KFC thì trong thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam còn có Lotteria, Jollibee…đều là những tên tuổi có tiếng. Do đó việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi. KFC nên lưu ý khi chọn các không gian mở cửa hàng và các chính sách khuyến mãi… để việc cạnh tranh có hiệu quả nhất. - S1T4: Là thương hiệu được nhiều người biết đến, được khách hàng tin tưởng nên KFC luôn đặt sự uy tín lên hàng đầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và luôn chú ý tới sức khỏe người tiêu dùng. VÌ vậy KFC luôn cho ra đời những sản phầm chất lượng, bảo đảm VSATTP. - S2T1 : KFC có hệ thống phân phối rộng rãi, mạnh nên sẽ giúp việc cạnh tranh với các đối thủ sẽ dễ dàng hơn. Cần mở tộng và tăng cường đội ngũ nhân viên hơn trong hệ thống phân phối. - S3T1: dịch vụ khách hàng của KFC tốt sẽ giúp người tiêu dùng chọn KFC nhiều hơn, việc cạnh tranh sẽ có lợi hơn. - S4T1: nguồn lực tài chính mạnh là một lợi thế lớn trong cạnh tranh với các thương hiệu khác. Cần có những chính sách trong các chiến lược cạnh tranh để thu hút khách hàng. - S4T2: Nhờ nguồn lực tài chính dồi dào nên sẽ không gây khó khăn cho công ty khi thuế suất tăng. - S4T3: Dịch bệnh làm cho lượng gà giảm nên giá thành nguyên liệu sẽ tăng và công ty sẽ phải tìm nguồn nguyên liệu bảo đảm VSATTP. Nhờ nguồn lực tài chính mạnh nên công ty có thể ứng phó với việc tìm nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. - S5T1 : Vị trí kinh doanh của KFC rất thuận lợi, thường nằm ở những trung tâm thương mại hoặc ở những ngã tư, thu hút được nhiều người qua lại do đó tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành. - S6T1: nhờ vào sản phẩm ngon miệng, hợp khẩu vị, được chế biến với công thức đặc biệt nên sản phẩm của KFC sẽ không lẫn với mùi vị nào khác. Từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh cho KFC. - S6T4: Chất lượng sản phẩm nên được cải tiến để đảm bảo nhu cầu sức khỏe và dinh dưỡng cho người tiêu dùng dựa trên khẩu vị của người Việt Nam . 3.3 Vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội (WO) - W1O1: Cần điều chỉnh, cải thiện mức giá sản phẩm phù hợp hơn để đưa KFC đến với nhiều người tiêu dùng hơn nữa nhất là những người có thu nhập trung bình để có thể tận dụng được cơ hội là nhu cầu tăng. - W2O2: đào tạo nhân viên có chuyên môn, cần có nhiều chính sách hộ trợ cho nhân viên để giúp duy trì lượng nhân viên lâu dài từ đó đỡ tốn kinh phí đào tạo cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất. 3.4 Tối thiểu hóa điểm yếu để tránh những đe dọa (WT) - W1T1 : không chỉ có sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, phục vụ của nhân viên mà còn có sự canh tranh về giá cả. Giá sản phẩm của KFC hiện nay vẫn còn cao, để đảm bảo cho việc kinh doanh thì công ty cần có sự điều chỉnh về giá một số mặt hàng cho hợp lý. - W1T3 : sản phẩm chủ yếu của KFC là gà rán, việc dịch cúm H5N1 xảy ra làm ảnh hưởng không ít việc kinh doanh. Nó làm cho nguồn cung cấp nguyên liệu bị hạn chế, giá nguyên liệu đầu vào tăng. Do đó, ngoài việc tìm nguồn nguyên liệu sạch, an toàn còn phải có chính sách về giá sao cho việc giữ giá ổn định mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. - W2T1 : người tiêu dùng hiện nay tìm đến các quán thức ăn nhanh không chỉ vì không gian thoải mái, thức ăn ngon mà còn đến vì phong cách phục vụ của nhân viên. Việc KFC sử dụng nguồn nhân viên thời vụ làm ảnh hưởng không ít đến việc kinh doanh của quán. Khi tuyển nhân viên mới phải tốn kém chi phí cho việc đào tạo lại, những nhân viên mới lại chưa có kinh nghiệm nên không thể xử lý những việc bất ngờ xảy ra. Nên tăng lương cho nhân viên để đảm bảo được nguồn nhân lực lâu dài, không thay đổi thường xuyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKfc.docx