Tiểu luận Phân tích môi trường Nam Phi- Phương thức kinh doanh quốc tế sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nam Phi

Nam phi có nền văn hóa đa dạng phong phú với các hình thức nghệ thuật : vũ điệu , âm nhạc, nghệ thuật nhiếp ảnh, hình ảnh, kiến trúc, nghệ thuật đá , thể loại kịch, văn học và phim ảnh, các bảo tàng, làng văn hóa .Với sự bảo vệ chặt chẽ của pháp luật, giới hạn được đưa ra nhằm bảo toàn và phát huy văn hóa dân tộc của từng vùng , khu vực. Đặc biệt ẩm thực, âm nhạc và nhảy múa là điều mà khách du lịch luôn muốn khám phá.

Với một đa dạng về bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo, là nơi gặp gỡ và giao thoa của rất nhiều dân tộc và tín ngưỡng, vì thế mà đất nước Nam Phi được mệnh danh là đất nước cầu vồng. Các nhà làm nhập khẩu cần phải có sự hiểu biết nhất định về sự đa dạng và phức tạp này, nhằm cung cấp những sản phẩm được đông đảo những tầng lớp dân cư đón nhận, và tránh trường hợp sản phẩm không bị tẩy chay vì có sự bất đồng và xung đột và màu gia và sự kỳ thị chủng tộc.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3755 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích môi trường Nam Phi- Phương thức kinh doanh quốc tế sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nam Phi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h định các kế hoạch chiến lược nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào chính quốc. Ngoài ra với sự chênh lệnh về thu nhập và mức sống của các tầng lớp dân cư, các nhà đầu tư cần nên tính toán đến việc đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, đồng thời chiến lựơc giá phải thật mềm và linh hoạt nhằm nắm bắt được nhiều thị phần và tăng cường tính cạnh tranh so với các nhà nhập khẩu đến từ các quốc gia khác. Môi trường công nghệ kĩ thuật. Nam Phi thực hiện chính sách khoa học và công nghệ (KH&CN) trong khuôn khổ Hệ thống Đổi mới Quốc gia (NSI). Việc phát triển chính sách được tiến hành dựa trên cơ sở hiểu biết về bản chất và sức mạnh của các cơ quan/tổ chức trong NSI, mối quan hệ của chúng với nhau, tầm quan trọng của chúng đối với nền kinh tế và tác động tới các loại chính sách khác của Chính phủ. Nam Phi đã chú trọng vào việc liên kết KH&CN với các đột phá mới trong các lĩnh vực như Giáo dục, Truyền thông, Lao động, Y tế, Thương mại và Môi trường. Từ năm 1999, Nam Phi đã có những phát triển lớn về chính sách KH&CN như sau: Củng cố các lĩnh vực tri thức khác nhau trong NSI để đẩy mạnh các mối liên kết với ngành công nghiệp và đảm bảo việc bảo hộ ở một số trường hợp đối với các cơ sở tri thức chủ chốt của quốc gia. Những sáng kiến đưa ra bao gồm việc thành lập Trung tâm Laser Quốc gia, việc xây dựng Chiến lược Công nghệ sinh học Quốc gia (Đã được Chính phủ thông qua tháng 7 năm 2001). Nam Phi đã đưa ra các chương trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển tri thức nội sinh cũng như để thực hiện việc bảo hộ tốt hơn đối với những tri thức đó và liên kết chặt chẽ hơn với các hiệp định quốc tế về sở hữu trí tuệ. Nam Phi cũng đang phát triển Bộ luật về Đa dạng sinh học để bảo vệ và quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên sinh vật của mình; Tăng cường các cơ chế phổ biến tri thức và công nghệ. Hướng chú trọng ở đây là tạo lập một số năng lực tổ chức khác nhau trong lĩnh vực trình diễn công nghệ, hỗ trợ và kinh doanh đổi mới, ươm tạo công nghệ. Lý do chủ yếu cho sự phát triển này là do năng lực yếu kém của Nam Phi trong việc tạo ra các doanh nghiệp nhỏ công nghệ cao từ các trường Đại học và khu vực nghiên cứu. Một sáng kiến lớn đã được đưa ra ở cấp tỉnh, đó là việc tạo ra Trung tâm Đổi mới Gauteng- một công viên và nơi ươm tạo lớn về khoa học, được liên kết với trường Đại học Pretoria và CSIR. Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế về KH&CN. Nam Phi đã tăng cường rất nhiều các hiệp định song phương và đa phương. Mục đích chính ở đây là xoá bỏ đi sự cách biệt của nền KH&CN Nam Phi với thế giới (do di sản của chủ nghĩa apacthai để lại). Chương trình "Quan hệ đối tác mới cho phát triển châu Phi" (NEPAD) là một sáng kiến lớn để kích thích sự phát triển của châu Phi. KH&CN đã đóng vai trò then chốt trong Chương trình này và việc lập kế hoạch đã chú trọng vào việc thành lập các trung tâm KH&CN tài năng, mang tính bền vững ở khắp châu lục và sử dụng hiệu quả hơn các tri thức nội sinh, lấy đó là nền tảng để kết hợp với các dạng tri thức khoa học khác. Sự chú trọng lớn nhất hiện nay là phát triển các chính sách công nghệ và tạo ra sự phát triển bền vững; Bộ Thương mại và Công nghiệp đang vươn tới cách tiếp cận "Sản xuất tổng hợp", do nhận thức được tác động công nghệ và những biến đổi kinh tế tiếp theo mà công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đưa lại. Sự biến đổi đó giúp tăng cường các sản phẩm giá trị gia tăng ở những khâu đầu nhờ sự phát triển hướng vào mục tiêu, cải thiện thiết kế, tăng sự kết hợp với các hoạt động ở các khâu sau như tiếp thị, bán hàng. Chiến lược công nghiệp mới còn tiến xa hơn việc chỉ chú trọng đến khâu sản xuất-nó kết hợp với cả khâu hậu cần và các mối liên kết giữa các doanh nghiệp để đảm bảo cho tri thức về sản phẩm và dịch vụ cũng tạo được nhiều giá trị như bản thân các sản phẩm. Việc chú trọng vào yếu tố tổ chức đã đem lại những cải cách tổ chức, chẳng hạn như đối với Công ty Năng lượng hạt nhân Nam Phi (NECSA), trước đây là Công ty Năng lượng nguyên tử. Một sản phẩm nhận được từ công việc này là đã lập ra Trung tâm Laser Quốc gia. Các cơ sở, tổ chức đang được phát triển để phục vụ công tác tài nguyên và môi trường đang có sự chú trọng ngày càng tăng, Mạng lưới Quan sát Môi trường Nam Phi, Điểm đầu mối cho Quỹ Thông tin về Đa dạng sinh học Toàn cầu (GBIF) và tăng cường một số lượng đáng kể các Trung tâm Nguồn tài nguyên Sinh học; Chương trình "Công nghệ cho Nguồn nhân lực Công nghiệp" (THRIP) đã cấp kinh phí thoả đáng cho các Dự án nghiên cứu liên kết giữa khu vực công nghiệp và trường đại học, các khoản vốn linh hoạt và hỗ trợ cho những SME nào muốn hợp tác chặt chẽ hơn với các trường đại học. Chương trình này đã nhận được khoản kinh phí tăng gấp đôi trong 4 năm qua và tiếp tục được hưởng sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía ngành công nghiệp, và đặc biệt là ngành giáo dục đại học. Với một quốc gia có nền kinh tế và kĩ thuật phát triển vào bậc nhất châu phi, với những chính sách và hướng đi đúng đắn cho sự đầu tư về công nghệ và kĩ thuật, Nam Phi một lần nữa hứa hẹn sẽ là bến đỗ an toàn và hấp dẫn cho các nhà đầu tư . Môi trường văn hóa. Ngôn ngữ. Bởi sự đa dạng của các dân tốc sinh sống ở Nam Phi, Hiến pháp qui định Nam Phi có 11 ngôn ngữ chính thức bao gồm: tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng IsiNdebele, tiếng Sepedi, tiếng Sesotho, tiếng SiSwati, tiếng Xitsonga, tiếng Setswana, tiếng Tshivenda, tiếng IsiXhosa  và tiếng IsiZulu. ngôn ngữ IsiZulu được 22,9% dân số sử dụng, sau đó là tiếng IsiXhosa (17,9%), tiếng Hà Lan (14%), Sepedi (9,2%) và tiếng Anh (8,6%). Văn học. Nam Phi có một truyền thống văn học truyền miệng rất phong phú. Thể loại lưu truyền này có từ rất nhiều thế kỷ trước và được truyền từ thế hệ này sáng thế hệ khác với vai trò là một cách thức quan trọng để chia sẻ kinh nghiệm, nhớ về lịch sử, kể chuyện, và phản ánh xã hội đương đại.. Tôn giáo. Theo cuộc điều tra dân số mới nhất năm 2001, tín đồ Thiên chúa giáo chiếm 79.7% dân số. Con số này gồm Thiên chúa giáo Zion 11.1%, Trào lưu chính thống (Charismatic) 8.2%, Cơ đốc giáo 7.1%, Hội giám lý 6.8%, Cải cách Hà Lan 6.7%, Giáo phái Anh 3.8%, và nhánh Thiên chúa giáo khác 36%. Đạo Hồi chiếm 1.5% dân số, 15.1% không theo tôn giáo nào, 2.3% khác và 1.4% không được xếp hạng. Có thể cho rằng không chỉ có "một" nền văn hóa tại Nam Phi vì sự đa dạng sắc tộc của nó. Ngày nay, sự đa dạng thực phẩm từ nhiều nền văn hóa được nhiều người thưởng thức, đặc biệt là những khách du lịch muốn khám phá sự phong phú trong ẩm thực Nam Phi. Ngoài thực phẩm, âm nhạc và nhảy múa cũng là đặc điểm nổi bật. Ẩm thực Nam Phi sử dụng chủ yếu nguyên liệu thịt và sở hữu một món ăn đặc trưng riêng của xã hội Nam Phi trong những dịp lễ lạt được gọi là braai, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Giải trí và du lịch. Dân Nam Phi rất thich cuộc sống ngoài trời và rất quan tâm đến thể thao. Đất nước nổi tiến với các khu công nghiệp trò chơi, hệ thực vật và động vật phong phú và các danh lam thắng cảnh của mình. Những công trình văn hóa đa dạng được phục vụ ở các trung tâm lớn. Tập quán xã hội và kinh doanh. Các thông lệ xã hội rất đa dạng, Nói chung, dân cư trong các trung tâm đô thị lớn đều thích nghi với các tập quán xã hội và kinh doanh quốc tế, tuy nhiên mỗi người có cách tiếp cận khác nhau. Nhìn chung, du khách sẽ không gặp khó khăn khi làm quen với các thông lệ ở Nam Phi cũng như các nước Châu Âu. Thông lệ kinh doanh ở Nam Phi cũng tương tự như ở Phương Tây. Việc bán tháo hàng hóa, tranh cãi, mặc cả đều xa lạ với phương thức kinh doanh chính thống. Vì đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức hay thông tin, các ngành công nghiệp văn hóa của Nam Phi đóng một vai trò quan trọng với tư cách là một động lực của nền kinh tế sáng tạo mới. Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có mục đích phát triển các chiến lược công nghiệp cho mỗi ngành công nghiệp văn hóa, cụ thể là điện ảnh và truyền hình, âm nhạc, thủ công, xuất bản và đa phương tiện. Nam phi có nền văn hóa đa dạng phong phú với các hình thức nghệ thuật : vũ điệu , âm nhạc, nghệ thuật nhiếp ảnh, hình ảnh, kiến trúc, nghệ thuật đá , thể loại kịch, văn học và phim ảnh, các bảo tàng, làng văn hóa….Với sự bảo vệ chặt chẽ của pháp luật, giới hạn được đưa ra nhằm bảo toàn và phát huy văn hóa dân tộc của từng vùng , khu vực. Đặc biệt ẩm thực, âm nhạc và nhảy múa là điều mà khách du lịch luôn muốn khám phá. Với một đa dạng về bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo, là nơi gặp gỡ và giao thoa của rất nhiều dân tộc và tín ngưỡng, vì thế mà đất nước Nam Phi được mệnh danh là đất nước cầu vồng. Các nhà làm nhập khẩu cần phải có sự hiểu biết nhất định về sự đa dạng và phức tạp này, nhằm cung cấp những sản phẩm được đông đảo những tầng lớp dân cư đón nhận, và tránh trường hợp sản phẩm không bị tẩy chay vì có sự bất đồng và xung đột và màu gia và sự kỳ thị chủng tộc. Những ngành nghề tiềm năng… Mặt hàng buôn bán giữa nước ta và Nam Phi Về xuất khẩu: Các mặt hàng quan trọng nhất là gạo, giày dép, than, sản phẩm nhựa, hàng dệt may… Trong đó gạo là mặt hàng thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 50-60% giá trị xuất khẩu. Cần lưu ý là gạo xuất vào Nam Phi phần lớn để tái xuất sang các nước Châu Phi khác trong khối SADC và một số nước ở Tây Phi. Mấy năm gần đây, nước ta cũng bắt đầu xuất khẩu sang Nam Phi các sản phẩm điện - điện tử, dụng cụ cơ khí, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ… Về nhập khẩu: Nước ta nhập từ Nam Phi các loại hóa chất, nguyên liệu gỗ,sắt thép, máy móc thiết bị, bông sợi xơ nhân tạo, hạt nhựa… trong đó quan trọng nhất là hóa chất và sắt thép. Riêng năm 1997, nước ta nhập từ Nam Phi dây chuyền sản xuất đường trị giá gần 9,5 triệu USD làm cho kim ngạch nhập khẩu trong năm từ Nam Phi tăng đột biến. Quan hệ trên các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư giữa hai nước còn ở mức độ thấp so với tiềm năng của mỗi bên. Nước ta đã lập quan hệ đại lý với một số ngân hàng của Nam Phi. Về du lịch, Nam Phi là nước có số du khách đến Việt Nam đông nhất so với các nước Châu Phi khác (năm 2002 có 1.405 du khách Nam Phi trên tổng số 2.741 du khách Châu Phi đến Việt Nam). Hiện nay, nước ta và Nam Phi đang triển khai một số hoạt động hợp tác về du lịch và xúc tiến thương mại ở cấp độ thỏa thuận giữa các doanh nghiệp và cấp cơ quan quản lý thương mại địa phương. Nam Phi chưa có dự án đầu tư trực tiếp nào tại Việt Nam và ngược lại. Quan hệ hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ chưa được thiết lập. Nước ta và Nam Phi đều là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cùng ký kết Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và Hiệp ước hợp tác sáng chế. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi Thuận lợi Nam Phi có nền kinh tế hiện đại, cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách thương mại rõ ràng, thông thoáng với quy mô thị trường lớn nhất Châu Phi. Nam Phi cũng đang đẩy mạnh mở cửa thị trường, tích cực tham gia hội nhập khu vực và thế giới. Thuế nhập khẩu của Nam Phi đang trong lộ trình cắt giảm theo đúng quy định của WTO. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường này. Hơn nữa, do có vị trí quan trọng tại Châu Phi, Nam Phi có thể được coi là cầu nối đưa hàng Việt Nam thâm nhập các nước Châu Phi khác. Trong thời gian gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Nam Phi đã có bước phát triển mới, đặc biệt sau khi Sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi được mở. Hai bên đã trao đổi một số đoàn cấp cao và nhiều đoàn doanh nghiệp, đồng thời bước đầu tham gia các hội thảo, hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm ở mỗi nước. Việc hợp tác kết nghĩa giữa hai thủ đô Hà Nội và Pretoria cũng đang được xúc tiến. Những hoạt động trên đã góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng hai nước hiểu biết nhau hơn, tạo tiền đề cho hoạt động thương mại. Hiệp định thương mại Việt Nam - Nam Phi đã được ký vào năm 2000, trong đó hai bên giành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN). Hiệp định này đã tạo một nền tảng pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước thâm nhập thị trường của nhau. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Nam Phi rất thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam. Những mặt hàng Nam Phi cần nhập chính là những mặt hàng mà ta có thế mạnh, như gạo, than, hải sản, giày dép, thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử… và Việt Nam cũng có thể nhập một số sản phẩm từ Nam Phi như sắt thép, máy móc, hóa chất… Khó khăn Khó khăn lớn nhất là người tiêu dùng Nam Phi còn hiểu biết khá ít về Việt Nam và hàng Việt Nam. Trong chiến lược phát triển thương mại của Nam Phi ở Châu Á, Việt Nam chỉ được coi là bạn hàng tiềm năng cho tương lai. Có thể thấy Việt Nam còn khá xa lạ và không mấy hấp dẫn đối với ngay cả những nhà làm chính sách của Nam Phi. Như vậy, để có thể có chỗ đứng ở thị trường này, các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có một chương trình hành động lâu dài và bền bỉ. Khó khăn thứ hai là Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường này. Cụ thể các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam rất tương đồng với cơ cấu xuất khẩu của các nước này, thiên về hàng nguyên liệu thô và hàng sơ chế (gạo, thủy sản, than đá…) và hàng tiêu dùng. Việt Nam bị cạnh tranh chủ yếu về giá. Với cùng loại mặt hàng, giá của Việt Nam bao giờ cũng cao hơn giá của Trung Quốc, Thái Lan… Khó khăn thứ ba là hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Nam Phi còn ít. Do khoảng cách địa lý khá xa, việc nghiên cứu thị trường tốn kém và mất thời gian. Nam Phi lại là một thị trường hoạt động chủ yếu qua hình thức môi giới, đại lý nên việc hình thành bạn hàng làm ăn lâu dài và các mạng lưới bán hàng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng được một mạng lưới như vậy đối với các doanh nghiệp Việt Nam là hết sức khó khăn và tốn kém. Nam Phi là cường quốc Ở Châu Phi, là một trong những nước sáng lập Liên minh Châu Phi và chiến lược đối tác mới vì sự phát triển của Châu Phi". Về mặt địa lý, Nam Phi được xem như cửa ngõ chiến lược của châu lục nên sẽ hưởng lợi nhiều từ sự phát triển trên. Một trong những quốc sách ưu tiên hàng đầu của chính phủ Nam Phi là chính sách “Hướng Phi”. Hay nói cách khác, Nam Phi đặt mối quan hệ với các nước Châu Phi ở mức ưu tiên hàng đầu. Quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Châu Phi là quan hệ tương đối bổ trợ lẫn nhau. Hàng hỏa của Việt Nam phù hợp với thị trường này về giá cả cũng như chất lượng. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam cần phảI có quyết tâm trong việc trực tiếp tiếp cận thị trường. Thực tế hiện nay hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Phi chủ yếu vẫn còn qua các các dối tác trung gian. Đối với Nam Phi, theo đánh giá của báo điện tử "Đơn vị Tình báo Kinh tế” với một chính sách kinh tế vĩ mô được đánh giá cao, đặc biệt.trên lĩnh vực quản lý tài chính tiền tệ, với môi trường chính trị tương đối ổn định, trong thời gian tới, kinh tế Nam Phi. sẽ phát triển một cách ổn định với tốc độ từ 3,5 - 4,8%/năm. Sự phát triển ổn định của nền kinh tế cộng với việc đồng Rand (đơn vị tiền bản xứ) lên giá so với đồng đô la Mỹ đã tạo nên sức mua của thị trường này vốn mạnh nhất châu lục nay càng trở nên mạnh hơn nhiều. Do đó, có thể nói thị trường Nam Phi vẫn là một thị trường chủ lực của Châu Phi đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Không những thế, với vị trí chiến lược, vai trò cửa ngõ châu lục của Nam Phi, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng thị trường này làm cầu nối thâm nhập vào thị trường các nước khu vực châu lục, kể cả thị trường Nam Mỹ. Mặt khác còn một thị trường rất tiềm năng nữa của Nam Phi chưa được khai thác là thị trường thế giới thứ 3, một thị trường đang lên, rất hứa hẹn và hấp dẫn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Với chính sách trợ quyền cho người da đen của chính phủ (Black Empowerment), tầng lớp trung lưu mà đại đa số là người da đen này sẽ phát triển nhanh chóng, tạo nên một thị trường ngày càng lớn trong nền kinh tế Nam Phi. Bên cạnh đó, tiềm năng du lịch và đầu tư giữa Việt Nam và Nam Phi là hai lĩnh vực rất có triển vọng vẫn chưa được khai thác đúng mức. Chến lược thâm nhập thị trường nam phi. Để thành công trong thâm nhập thị trường Nam Phi, chúng tôi gợi ý có hai hướng cơ bản các doanh nghiệp có thể xem xét: Hướng thứ nhất: Xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu. Việt Nam hiện nay xuất khẩu sang thị trường Nam Phi chủ yếu gồm các mặt hàng: cà phê, cao su, giầy dép các loại, dệt may, thủ công mỹ nghệ, hạt tiêu, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, than đá đặc trưng... Để thực hiện chiến lược này, trước tiên doanh nghiệp nên bắt đầu bằng việc xây dựng chiến lược cho một mặt hàng cụ thể. Mặt hàng đó phải là mặt hàng "ruột" của doanh nghiệp. Đây là mặt hàng mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Lợi thế này có thể xuất phát từ kinh nghiệm xuất khẩu nhiều năm đối với mặt hàng, có thể do khả năng mạnh về vốn hay nguồn cung cấp tốt hoặc có thể tổng hòa các yếu tố trên. Tất nhiên không nên chọn mặt hàng được coi là mặt hàng "ruột”,của các công ty khác. Một khi đã chọn được mặt hàng phù hợp, bước thứ hai là thâm nhập hay bắt" khách hàng. Thường thì khách hàng nào cũng có sẵn mạng lưới cung cấp. Do đó muốn giành được khách hàng, doanh nghiệp phải có thủ thuật nhất định. Một trong nhũng thủ thuật đó là sử dụng giá để câu khách. Doanh nghiệp có thể chấp nhận bán lô hàng đầu tiên hòa vốn để lấy khách hàng. Một khi đã lấy khách hàng thì họ sẽ bù lại phần lãi của lô hàng trước trong các lô hàng sau. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn xây dựng quan hệ lâu dài để ổn định mặt hàng xuất khẩu hay nói các khác là xây dựng thương nhân. Lúc này không chỉ đơn thuần việc mua đứt bán đoạn mà chuyển sang hướng hợp tác chiều sâu Ví dụ như hai bên có thể tính đến việc đặt mua, bán số lượng lớn ổn định và trên cơ sở đó sẽ mở kho chứa hàng. Do Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng có tính chất theo mùa như nông sản, may mặc, giầy dép... nên việc mua hàng vào thời điểm khi hàng rẻ nhất chứa vào kho để xuất khẩu là một biện pháp rất hiệu quả một khi đã có khách hàng tiêu thụ ổn định. Một số công ty đã áp dụng khá thành công theo hướng này đối với các mặt hàng như tiêu, cà phê... Với cách này doanh nghiệp có thể xuất khẩu ổn định không bị ảnh hưởng lớn bởi sự giao động giá theo mùa. Tuy nhiên đối với thị trường Nam Phi, doanh nghiệp cũng cần lưu ý xem xét cơ cấu mặt hàng nhập khẩu. Hàng nông sản chỉ chiếm trên 2% trong khi đó hàng hóa (sản xuất chiếm đến trên 80%). Do đó, tiềm năng xuất khẩu vào thị trường này không phải là nông sản, mặc dù kim ngạch hàng nông sản của Việt Nam xuất vào Nam Phi hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng lớn hàng tiêu dùng, thực phẩm, giấy dép... sẽ là các mặt hàng có nhiều tiềm năng hơn. Trên lĩnh vực này Trưng Quốc đã rất thành công trong việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nam Phi do họ chuyển đổi thành công cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Họ xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm hàng hóa thay vì các mặt hàng nguyên liệu. Hướng thứ hai: Xuất khẩu các mặt hàng thị trường có nhu cầu. Với chiến lược này doanh nghiệp hoàn toàn đi theo hướng khác. Trước tiên doanh nghiệp phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu kỹ thị trường, tìm ra các mặt hàng mà cung chưa đáp ứng được cầu hoặc cầu có mà chưa có cung. Từ đó họ có thể tìm nguồn cung cấp hoặc xây dựng nhà máy sản xuất mặt hàng mà thị trường đang cần. Theo hướng này, cách tốt nhất là doanh nghiệp nên tìm cách đặt chân tại thị trường như mở chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty tại nước sở tại hoặc liên doanh với doanh nghiệp sở tại. Bới chỉ bằng sự có mặt thường trực tại thị trường họ mới hy vọng có thể tìm ra các nhu cầu thị trường cần. STT Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 2003 2004 6 tháng đầu năm 2005 I. Xuất khẩu 1 Gạo 21.358 11.469 15.093 1.124 4.814 18.926 18.332 2 Giầy dép 3.073 6.206 6.293 6.685 5.600 14.077 8.148 3 Than 2.146 1.122 2.266 1.234 2.295 2.660 3.456 4 Sản phẩm nhựa 1.750 1.133 220 303 203 5 Hàng dệt may 362 1.025 603 567 751 1.531 690 6 Hàng điện tử và máy tính 328 453 24 93 1.256 1.372 7 Cà phê 416 617 442 1.342 2.384 4.077 552 8 Hàng thủ công mỹ nghệ 182 235 362 564 895 1.221 607 9 Sản phẩm gỗ 165 224 308 285 1.549 937 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính (1999-2005) Đơn vị: nghìn USD Việt Nam chưa khai thác được một số mặt hàng tiềm năng bao gồm: Đồ nhựa (chiếm 2,52% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi) Cao su và sản phẩm cao su (chiếm l,37%) kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi) Thủ công mỹ nghệ sơn mài, đồ gốm...) thuốc y tế (thuốc sốt rét và các loại kháng sinh...) (chiếm 2,25% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi) Sợi tổng hợp (chiếm 1,37% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi) Hàng thực phẩm (đồ hộp, mỹ ăn liền...) Đồ gỗ (bàn ghế ngoài trời...) Từ những phân tích ở trên chúng ta kim ngạch xuất khẩu của chúng ta đến Nam Phi chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của hai nước, đặc biệt ở những mặt hàng đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ. Khi mà chúng ta chưa xúc tiến hết thế mạnh của những mặt hàng này. Với nguồn thu rất lớn từ hoạt động thương mại này. Để đi đến một hướng mới, bài viết này sẽ trình bày cơ hội, cách thức đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ mà chúng ta rất có thế mạnh và nhu cầu lớn của người tiêu dùng Nam Phi. XÚC TIẾN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ Ở NAM PHI. Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Mặc dù, mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam đang được chuộng tại nhiều nước. Nhưng để nâng sức cạnh tranh và hướng đến chiếm lĩnh thị trường đòi hỏi sự đầu tư bài bản. Nắm bắt thị hiếu tiêu dùng và đáp ứng được sở thích cộng với hàng hóa chất lượng, tinh xảo sẽ là một trong những yếu tố thu phục được người tiêu dùng Nam Phi. Theo đánh giá của các chuyên gia Tổ chức hợp tác xúc tiến thương mại Nam Phi mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam đang có chiều hướng tăng nhẹ xuất khẩu vào thị trường Nam Phi trong thời gian gần đây. Thời gian qua, Việt Nam đang đứng trong tốp những nước có tỷ trọng xuất khẩu vào Nam Phi, với mức tăng trưởng vừa phải. Đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, Nam Phi vẫn là thị trường khiêm tốn. 6 tháng đầu năm 2008, đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đạt gần 163 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 6 tháng đã đạt 1,36 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ và đạt 45,% kế hoạch xuất khẩu của cả năm. Theo ý kiến của các chuyên gia, để hàng hóa tiếp cận được thị trường Nam Phi , điều cần thiết phải có được là đáp ứng được gu tiêu dùng Nam Phi! Ngày nay, ở Nam Phi, đối với đồ gỗ, người tiêu dùng trẻ tuổi có sở thích chọn những sản phẩm đáp ứng được tính linh động, đó là dễ lắp ráp, nhẹ, dễ vận chuyển và giá cả hợp lý. Ngược lại, bộ phận người tiêu dùng lớn tuổi lại thích những sản phẩm mang tính bền lâu, cổ điển. Xu hướng mua hàng của người Nam Phi đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Phụ nữ thích mua sắm và xem đồ gỗ để trang hoàng ngôi nhà minh thêm sinh động. Vì vậy, hàng hóa cần thể hiện sự khác biệt trong mỗi một thời điểm khác nhau. Cái khó tính của người tiêu dùng Nam Phi ở đây là đòi hỏi về sự tiện lợi, dù sản phẩm trông đơn giản, nhưng phải thể hiện được sự nổi bật, bắt mắt về kỹ thuật, thiết kế. Từ gu tiêu dùng đã quyết định đến chất liệu sử dụng của sản phẩm. Giới trẻ Nam Phi thường chọn những sản phẩm thiết kế từ các loại gỗ ván nhân tạo, gỗ rừng trồng. Tại Nam Phi, các nhà phân phối gần như bỏ hẳn dịch vụ cung cấp tại nhà, vì thế người tiêu dùng khi đi mua hàng có xu hướng tự chuyên chở hàng hóa về nhà, tự lắp ráp, bài trí. Do đó, nếu hàng không đáp ứng được đặc tính linh hoạt sẽ khó lòng cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác. Hiện nay, tính linh hoạt của sản phẩm không chỉ riêng thị trường Nam Phi đòi hỏi, mà cũng đang là xu hướng của các thị trường nhập khẩu khác. Không chỉ vậy, sự tiện lợi của sản phẩm còn trở thành thế mạnh và yếu tố cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường hiện nay. Tiếp đó, hoạt động cạnh tranh không chỉ dừng lại ở chất lượng của sản phẩm mà còn thể hiện ngay từ hình dáng bên ngoài của sản phẩm., chính vì họ xét nét từng li từng tí khi đi mua sắm và việc quyết định gần 50% là từ ấn tượng đầu tiên. Một mặt hàng cùng chủng loại nhãn hiệu, nhưng nếu nhìn bề ngoài không ấn tượng mấy, cũng khó lòng thuyết phục được quyết định mua của người tiêu dùng. Bởi vậy, ngay cả cái thùng caton đựng sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần chăm chút. Tiếp đó, phục vụ những khách hàng khó tính như người Nam Phi không được quên là cung cấp thật chi tiết các thông tin về sản phẩm cho họ trên nhãn mác như: nguồn gốc sản phẩm nguyên liệu, kích cỡ, cách sử dụng, cảnh báo, sự an toàn, tên sản xuất…, càng nhiều thông tin càng tốt. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng, các doanh nghiệp nên chọn những nhà nhập khẩu tại Nam Phi và thông qua họ để đưa hàng đồ gỗ vào thị trường này. Các nhà nhập khẩu sẽ là người cung cấp thông tin cần thiết về nhu cầu sở thích theo từng thời điểm của trung tâm. Giữ mối liên lạc thường xuyên để nắm bắt tình hình, từ đó doanh nghiệp có thể hoạch định những chiến lược phát triển và tiếp cận thị trường hiệu quả hơn. Tình hình các đối thủ cạnh tranh. Ngoài trung quốc đang là nhà cung ứng sản phẩm gỗ hàng đầu tại Nam Phi, chúng ta còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các quốc gia cũng có thế mạnh về đồ gỗ. như : Inđônêxia: Xuất khẩu gỗ panel sẽ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích môi trường Nam Phi- phương thức kinh doanh quốc tế sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nam Phi.doc
Tài liệu liên quan