Tiểu luận Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ với Công ty may Minh Trí

Thời hạn hoạt động phụ thuộc vào từng dự án theo quy định của Chính phủ, nói chung không quá 50 năm. Thời hạn hoạt động được ghi trong giấy phép đầu tư. Thời hạn hoạt động có thể kéo dài đến 70 năm do Chính phủ quyết định căn cứ vào quy định của ủy ban thường vụ Quốc hội.

Doanh nghiệp liên doanh có thể chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

- Hết thời hạn hoạt động được ghi trong giấy phép đầu tư.

- Do đề nghị của một bên hoặc các bên và được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp nhận.

 

docx13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ với Công ty may Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá hiện đang là xu hướng có ảnh hướng mạnh mẽ nhất trên thế giới. Theo xu hướng này, số lượng các công ty tham gia vào thị trường thế giới ngày một nhiều hơn, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn, rủi ro cũng nhiều hơn. Điều này cho thấy, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước Việt Nam bảo vệ quyền sở hữu đối với vấn đề đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh đang là hình thức phổ biến trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay và đã đạt được một số đóng góp nhất định cho nền kinh tế nước ta. Qua thời gian học môn Luật kinh tế em xin được trình bày bài tiểu luận với đề tài: "Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ với Công ty may Minh Trí". Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót rất mong thầy cô cùng bạn bè góp ý để bài viết của em được tốt hơn. PHẦN NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ LUẬT LIÊN DOANH 1. Khái niệm luật liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là một doanh nghiệp được thành lập giữa: nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc với doanh nghiệp liên doanh đã được phép thành lập, hoặc với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được phép hoạt động tại Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Mỗi bên liên doanh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mình vào vốn pháp định và chịu rủi ro, lỗ, lãi theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh có tài sản riêng do các bên ký kết hợp đồng liên doanh đóng góp tài sản của doanh nghiệp liên doanh là sở hữu chung của các bên liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính. 2. Nội dung chủ yếu thành lập doanh nghiệp liên doanh. Để thành lập một doanh nghiệp liên doanh cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư: - Đơn xin cấp giấy phép đầu tư. - Hợp đồng liên doanh. - Điều lệ doanh nghiệp liên doanh. - Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên liên doanh. - Giải trình kinh tế - kỹ thuật. - Các hồ sơ theo quy định của pháp luật. - Hồ sơ chuyển giao công nghệ, nếu góp vốn bằng công nghệ. - Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản giải trình các yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường. - Hồ sơ thuê đất, nếu có thuê đất. - Chứng chỉ quy hoạch, thiết kế sơ bộ công trình, nếu có công trình xây dựng. Nội dung của điều lệ doanh nghiệp liên doanh gồm: - Tên, địa chỉ, quốc tịch, đại diện có thẩm quyền của các bên. - Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp. - Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức và tiến độ góp vốn pháp định. - Số lượng, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị, nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc của doanh nghiệp. - Đại diện của doanh nghiệp trước tòa án, trọng tài và cơ quan Nhà nước Việt Nam. - Các nguyên tắc về tài chính. - Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các bên liên doanh. - Thời hạn hoạt động, kết thúc và giải thể doanh nghiệp. - Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân. - Thủ tục sửa đổi điều lệ doanh nghiệp liên doanh. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thành lập doanh nghiệp liên doanh gồm: - Tên, địa chỉ quốc tịch, đại diện có thẩm quyền của các bên liên doanh. -. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh. - Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức, tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng doanh nghiệp. - Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. - Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp. - Quyền và nghĩa vụ các bên. - Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện kết thúc, giải thể doanh nghiệp. - Giải quyết tranh chấp. 3. Vốn của doanh nghiệp liên doanh: Vốn đầu tư là vốn để thực hiện dự án đầu tư bao gồm vốn pháp định và vốn vay. Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Vốn pháp định không được phép giảm trong quá trình kinh doanh. Phương thức và tỷ lệ góp vốn pháp định của các bên liên doanh: - Tỷ lệ góp vốn pháp định của các bên liên doanh do các bên thỏa thuận, nhưng phần góp của bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. - Bên nước ngoài góp vốn pháp định bằng: + Tiền nước ngoài, tiền Việt Nam có nguồn từ vốn đầu tư tại Việt Nam (tiền Việt Nam thu được từ lợi nhuận, thanh lý, chuyển nhượng vốn đầu tư tại Việt Nam). + Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác. + Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ và dịch vụ kỹ thuật. + Giá trị quyền sử dụng đất, các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng mặt nước, mặt biển theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 7 Luật đầu tư nước ngoài - ngày 12/11/1996). Bên Việt Nam thông thường góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Giá trị phần góp vốn của mỗi bên liên doanh được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm góp vốn. Khi các bên liên doanh góp vốn bằng thiết bị máy móc phải được một tổ chức giám định độc lập cấp chứng chỉ giám định. Cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài của Việt Nam có quyền chỉ định tổ chức giám định lại giá trị thiết bị máy móc. Vốn phát định có thể góp một lần khi thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc góp từng phần trong một thời gian hợp lý, nhưng phương thức và tiến độ góp vốn pháp định phải phù hợp với giải trình kinh tế - kỹ thuật và phải được quy định trong hợp đồng liên doanh. Trường hợp các bên liên doanh không thực hiện việc góp vốn theo tiến độ đã cam kết mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan cấp giấy phép đầu tư có quyền thu hồi giấy phép đầu tư. Lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp liên doanh được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 4. Cơ chế điều hành, quản lý của doanh nghiệp liên doanh. Cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên. Các bên cử đại diện của mình tham gia hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh, nhưng bên ít nhất cũng phải có hai thành viên nếu là liên doanh nhiều bên, hoặc một thành viên nếu là liên doanh hai bên. Nếu doanh nghiệp liên doanh được thành lập giữa một doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam với doanh nghiệp Việt Nam hoặc với nhà đầu tư nước ngoài thì bên doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam phải có ít nhất hai thành viên, trong đó có ít nhất một thành viên là công dân Việt Nam đại diện cho bên Việt Nam trong liên doanh. Chủ tịch hội đồng quản trị do các bên liên doanh thỏa thuận cử ra: Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị do các bên liên doanh thoả thuận nhưng tối đa là 5 năm. Mỗi năm hội đồng quản trị họp ít nấht một lần. Hội đồng quản trị có thể họp bất thường do 2/3 thành viên của hội đồng quản trị, hoặc do một trong các bên liên doanh, hoặc do tổng giám đốc, hoặc phó giám đốc thứ nhất yêu cầu. Các cuộc họp của hội đồng quản trị do chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập. Cuộc họp của hội đồng quản trị chỉ được tiến hành khi có ít nấht hai phần ba thành viên của hội đồng quản trị tham gia. Những vấn đề quan trọng nấht trong nội dung liên doanh phải do hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên của hội đồng quản trị có mặt trong cuộc họp. Những vấn đề đó là: - Bổ nhiệm, miễm nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất, kế toán trưởng. - Sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp. - Duyệt quyết toán chu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình. - Vay vốn đầu tư. Ngoài các vấn đề nêu trên, hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc đa số. Quyền hạn và nhiệm vụ giữa tổng giám đốc và phó tổng giám đốc thứ nhất do hội đồng quản trị phân định. Tổng giám đốc là người đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp liên doanh trước tòa án và cơ quan Nhà nước Việt Nam. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Hội đồng quản trị có thể thuê tổ chức, quản lý và điều hành doanh nghiệp liên doanh bằng một hợp đồng quản lý. Hợp đồng này không được làm thay đổi mục tiêu, phạm vi hoạt động của dự án đã được ghi trong giấy phép đầu tư. Doanh nghiệp liên doanh là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của tổ chức quản lý. 5. Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Thời hạn hoạt động phụ thuộc vào từng dự án theo quy định của Chính phủ, nói chung không quá 50 năm. Thời hạn hoạt động được ghi trong giấy phép đầu tư. Thời hạn hoạt động có thể kéo dài đến 70 năm do Chính phủ quyết định căn cứ vào quy định của ủy ban thường vụ Quốc hội. Doanh nghiệp liên doanh có thể chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây: - Hết thời hạn hoạt động được ghi trong giấy phép đầu tư. - Do đề nghị của một bên hoặc các bên và được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp nhận. - Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, vi phạm các quy định trong giấy phép đầu tư. - Bị phá sản. - Các trường hợp khác (động đất, lũ lụt,..) theo quy định của pháp luật. Khi chấm dứt hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh phải tiến hành thanh lý hợp đồng và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. II. LIÊN HỆ TẠI CÔNG TY TNHH MAY MINH TRÍ 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty may Minh Trí Công trình được khởi công xây dựng công ty vào tháng 2-1980 và đến ngày 21 -11- 1984 thì chính thức bàn giao cho công ty quản lý điều hành gọi tên là công ty TNHH Minh Trí có trụ sở tại khu công nghiệp – Vĩnh Tuy – Thanh Trì - Hà Nội. Trong quá trình phát triển, công ty TNHH Minh Trí đã từng bước mở rộng quy mô sản xuất với việc đầu tư lắp đặt một dây chuyền dệt kim đồng bộ với trị giá 4 triệu USD sản phẩm của công ty được xuất khẩu cả trong và ngoài nước. Ở trong nước thì sản phẩm được mọi tầng lớp người dân ưa chuộng, với giá cả phải chănt phù hợp với thu nhập của người dân nên sản phẩm được tiêu thụ cũng khá nhanh. Không những thế, sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật và các nước trong khối Đông Nam Á. Đặc biệt, sản phẩm được xuất khẩu sang Trung Quốc là một đất nước đông dân số cho nên sản phẩm được xuất khẩu sang Trung Quốc là một điều kiện hết sức thuận lợi và lý tưởng, vì Trung Quốc là một đất nước đông dân số cho nên sản phẩm được xuất sang phần nào được tiêu thụ nhanh. Các mặt hàng chủ yếu của công ty là sợi, dệt kim, chính vì thế mà sản phẩm của công ty luôn thu hút được sự quan tâm của khách hàng và từng bước đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế. Đến tháng 6 -1993, xây dựng dây chuyền dệt kim số 2. Ngày 19.5.1994 khách hàng nhà máy dệt kim (với cả dây chuyền số 1 và số 2) Việc thành lập công ty TNHH Minh Trí là sự đổi mới về tư duy kinh tế, đổi mới chức năng nhiệm vụ và phương thức hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Tên giao dịch quốc tế của Công ty TNHH Minh Trí Hà Nội: Hình thức hoạt động: sản xuất kinh doanh * Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Minh Trí trong những năm gần đây. Công ty TNHH Minh Trí là một doanh nghiệp trẻ về tuổi đời và với trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực cao, đội ngũ công nhân lành nghề luôn được đào tạo và đào tạo lại. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp cho công ty luôn đạt được chất lượng cao, và được tặng bằng khen thưởng tại hội chợ triển lãm kinh tế, tạo tiền đề tâm lý tốt cho khách hàng. Công ty TNHH Minh Trí Hà Nội là một trong những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả trong Bộ Công nghiệp nhẹ, luôn mở rộng hình thức kinh doanh, mua bán, trao đổi hàng hoá sẵn sàng hợp tác với các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư trang thiết bị hiện đại. Lãnh đạo doanh nghiệp là các nhà kinh doanh có năng lực, nhạy bén luôn tìm mọi biện pháp huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, phục vụ tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh với mục tiêu đề ra lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước, công ty luôn chấp hành vượt mức kế hoạch nhà nước giao. Công ty TNHH Minh Trí Hà Nội là một doanh nghiệp có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập có tài khoản và con dấu. Bao gồm tài khoản tiền mặt Việt Nam và tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng. Công ty may Minh Trí là công ty liên doanh với nước ngoài của Hà Nội. Tổng vốn đầu tư của Công ty liên doanh là 5 triệu USD. Vốn pháp định của Công ty là 2,5 triệu USD. Trong đó: Phía Việt Nam là Công ty May Minh Trí góp 1,5 triệu USD chiếm 20% vốn pháp định bằng nhà xưởng hiện có. Phía Trung Quốc là Công ty Vĩnh Phúc góp 4.700.000 USD chiếm 80% vốn bằng thiết bị máy móc phương tiện vận chuyển, tiền mặt. Hội đồng quản trị của Công ty liên doanh có 7 người: Phía Việt Nam 2 người. Phía nước ngoài: 5 người. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Nhiệm kỳ đầu do phía nước ngoài đảm nhận. Phó chủ tịch Hội đồng quản trị do phía Việt Nam đảm nhận. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được thực hiện theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và điều lệ Công ty liên doanh quy định. Ban giám đốc của Công ty liên doanh có 5 người gồm: Phía nước ngoài: 3 người; Phía Việt Nam: 2 người. 2. Hoạt động của Công ty Thời gian hoạt động của Công ty liên doanh là 40 năm. Sau 40 năm toàn bộ tài sản của Công ty được bàn giao cho phía Việt Nam mà bên Việt Nam không phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào. Công ty liên doanh phải nộp cho Nhà nước Việt Nam tiền thuế đất, trong thời gian xây dựng cơ bản tiền thuế đất được miễn 50%. Tiền thuế đất được điều chỉnh 5 năm 1 lần mức tăng không được quá 15%. Thuế thu nhập và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam và trích lập các quỹ của Công ty thì lợi nhuận còn lại chia theo tỷ lệ góp vốn. Từ năm thứ 11 đến năm thứ 40 tỷ lệ lợi nhuận lợi của phía Việt Nam sẽ được tăng dần theo từng năm. Phía nước ngoài được chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam phải nộp thuế bằng 8% lợi nhuận khi chuyển ra. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được thực hiện theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và điều lệ Công ty liên doanh quy định. Mỗi năm Hội đồng quản trị họp 1 lần để quyết định các vấn đề sau: - Phương hướng dầu tư phát triển mở rộng sản xuất. - Phương án sử dụng vốn, vay vốn đầu tư. - Phương án tiền lương, tiền thưởng. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm: Tổng Giám đốc, Phó tổng Giám đốc, Kế toán trưởng. Các vấn đề trên phải được ít nhất 2/3 ủy viên Hội đồng quản trị biểu quyết đồng ý. Trong 10 năm qua doanh nghiệp đã đạt mức phát triển vượt bậc, mà bằng chứng cho thấy sau 1 năm doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh năm 1993. Doanh thu mới chỉ đạt từ 3 - 3,5 triệu USD. Tới nay năm 2002 số lượng sản phẩm đạt khoảng 4,5 triệu sản phẩm với doanh thu là 13 triệu USD, năm 2003 dự tính doanh thu sẽ tăng từ 20 - 25%. Để đạt được thành công như ngày hôm nay, toàn bộ Ban lãnh đạo và công nhân toàn doanh nghiệp đã phải nỗ lực rất nhiều, luôn luôn đổi mới trong công tác quản lý, đổi mới cơ chế và cung cách làm việc để phù hợp với cơ chế thị trường mở như hiện nay. Thêm vào đó doanh nghiệp cũng được sự ủng hộ quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý và thủ tục hành chính để doanh nghiệp hoạt động tốt. KẾT LUẬN Trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay các công ty liên doanh rất cần có sự giúp đỡ thông cảm từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp Thành phố cho đến cấp chính phủ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để các doanh nghiệp liên doanh hoạt động hiệu quả hơn. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đang được đánh giá là một quốc gia trong khu vực có lợi thế về thu hút đầu tư nước ngoài- yếu tố thiết yếu để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp liên doanh là một trong những hình thức thu hút đầu tư nước ngoài đã và đang góp phần tích cực vào quá trình khẳng định năng lực, vị trí của các doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế. Đưa Việt Nam trở thành một trong những cường quốc kinh tế sánh ngang với các nước được mệnh danh là con rồng của Châu Á như Nhật, Hàn Quốc… Trên đây là một số hiểu biết của em về luật doanh nghiệp liên doanh. Mong được thầy cô cùng các bạn góp ý thêm cho em. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 12 năm 2003 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật Kinh tế trường ĐH Quản lý và kinh doanh Hà Nội. Giáo trình Luật trường Đại học Kinh tế quốc dân. Giáo trình Chính sách kinh tế xã hội Tạp chí Tài chính số 6 –2002 Tạp chí Tài chính số 5-2002 Tạp chí Tài chính số 4 - 2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ với Công ty may Minh Trí.docx
Tài liệu liên quan