Tiểu luận Phân tích một số nội dung chủ yếu của thông tư 13 (và thông tư 19) về các quy định đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Điểm đáng chú ý trong thông tư này là hệ số rủi ro được nâng lên đáng kể - 250% - đối với các khoản đầu tư vào bất động sản và chứng khoán, không phân biệt bất động sản đã hình thành hoặc sẽ hình thành trong tương lai, và cũng không phân biệt rủi ro chất lượng mã chứng khoán. Trong khi đó, theo Basel III, hệ số này chỉ là 150%. Như vậy, với hệ số rủi ro rất cao này, Ngân hàng Nhà nước buộc các ngân hàng thương mại phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định đầu tư vào những lĩnh vực đầy rủi ro này.

Như vậy, vốn tự có (cấp 1 và cấp 2) và tổng tài sản “Có” rủi ro quyết định đến hệ số an toàn vốn tối thiểu. Do vậy, muốn hệ số CAR cao, hoặc là nâng cao vốn tự có hoặc là giảm tổng tài sản “Có” rủi ro.

 Trong 2 giải pháp trên, giải pháp nào sẽ khả thi hơn cho các ngân hàng khi Thông tư 13 được thực thi?

Để huy động vốn tự có, ngân hàng có thể phát hành thêm cổ phần, phát hành trái phiếu chuyển đổi, hay vay nợ dài hạn các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, khi mà các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác cũng chịu tác động của Thông tư 13, tăng hệ số CAR lên 9%, thì xem ra vay mượn dài hạn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng đó để gia tăng hệ số CAR là điều khó khăn và không khả thi.

 

docx26 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3307 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích một số nội dung chủ yếu của thông tư 13 (và thông tư 19) về các quy định đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất). (Khoản 2 Điều 4) Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ bằng thương số giữa vốn tự có và tổng tài sản “Có” rủi ro. Trong đó, vốn tự có là tổng vốn cấp và vốn cấp 2, trừ đi các khoản phải trừ, được quy định cụ thể tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 5. Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro, được quy định cụ thể tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 5. Đáng chú ý là hệ số rủi ro của một số tài sản “Có” được nâng lên khá cao so với các quy định trước đây: Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 150% gồm các khoản cho vay các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng, trừ các khoản phải đòi quy định tại Khoản 5.6 Điều 5. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 250% gồm các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán, các khoản cho vay các công ty chứng khoán và các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất bằng thương số giữa vốn tự có hợp nhất và tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhất. Cách xác định vốn tự có hợp nhất và tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhất tương tự như vốn tự có và tổng tài sản “Có” rủi ro, được quy định cụ thể tại Khoản 5 và 6 Điều 6. Giới hạn tín dụng Giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá Đối với một khách hàng: Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng không được vượt quá 25% vốn tự có, trong đó tổng dư nợ cho vay không được vượt quá tỷ lệ quy định là 15% vốn tự có. (theo Khoản 1 và 2 Điều 8) Đối với một nhóm khách hàng có liên quan: Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng không được vượt quá 50% vốn tự có, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định ở Khoản 1 Điều 8. (theo Khoản 3 Điều 8) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng không được vượt quá 60% vốn tự có, trong đó tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định ở Khoản 2 Điều 8. (theo Khoản 4 Điều 8) Đối với tổ chức tín dụng là chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tỷ lệ giới hạn tín dụng áp dụng tương tự, nhưng vốn tự có của tổ chức tín dụng ở đây được xét là vốn tự có của ngân hàng nước ngoài. (theo Khoản 5 Điều 8) Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán (Khoản 8 Điều 8). Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. (Khoản 9 Điều 8) Giới hạn cho thuê tài chính Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính, trong đó mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định là 30%. (theo Điều 9) Tỷ lệ về khả năng chi trả Cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau: Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả. (theo Khoản 1 Điều 12) Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày). (theo Khoản 2 Điều 12) Giới hạn góp vốn, mua cổ phần Nguồn vốn để góp vốn, mua cổ phần Tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định cụ thể tại điều 16 Thông tư này. (Điều 15) Giới hạn góp vốn, mua cổ phần Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác đó, trừ trường hợp góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật. Đây cũng chính là tỷ lệ quy định về tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của nó trong cùng một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác. (theo Khoản 1 Điều 16) Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại Thông tư này và không được vượt quá tỷ lệ: 80% đối với ngân hàng và 85% đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng. (Khoản 1 Điều 18) Trong đó, nguồn vốn huy động bao gồm (theo Khoản 3 Điều 18): Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của cá nhân. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức (trừ Kho bạc Nhà nước), bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tiền vay của tổ chức trong nước (trừ Kho bạc, tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài. Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá. Phân tích hai nội dung cơ bản của Thông tư 13 – tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ cấp tín dụng Thông tư 13 bao gồm nhiều quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, điểm nổi bật ở thông tư này so với các quy định trước đó, thể hiện ở hai nội dung, đó là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động. Hai nội dung này chính là trọng tâm của Thông tư 13 và cũng là tâm điểm mà các ngân hàng thương mại và công ty tài chính phản hồi yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xem xét lại vì những chuẩn mực mới mang tính khắt khe của nó. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu nâng từ mức 8% lên 9%. Trong đó, bao gồm cả việc Ngân hàng Nhà nước nâng hệ số rủi ro từ 100% lên 150% đối với các khoản cho vay các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng, và từ 100% lên 250% đối với các khoản vay đầu tư chứng khoán và bất động sản. Việc nâng hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR lên 9%, trong khi chuẩn Basel III chỉ là 8% đã khiến Thông tư 13 trở nên khắt khe hơn đối với các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng. Như đã biết, hệ số an toàn vốn CAR là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thông qua đó, có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hệ số này cao cũng đồng nghĩa là ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, khả năng thanh toán tốt, ít rủi ro vỡ nợ. Theo chuẩn Basel III, hệ số CAR được giữ nguyên ở mức 8% như chuẩn Basel II trước đây. Trong khi đó, với Thông tư 13, Ngân hàng Nhà nước đề ra mức an toàn vốn tối thiểu là 9% cho các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng. Như vậy, so với chuẩn mực quốc tế thì chuẩn mực về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu dành cho hệ thống tín dụng ở nước ta là cao hơn và khắt khe hơn. Thực ra, nhiều ngân hàng trên thế giới có hệ số CAR cao hơn mức 9% mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề ra trong Thông tư 13. Một số thống kê gần đây cho thấy hệ số CAR tại các NHTM của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức một số ngân hàng thương mại Việt Nam đã đạt được.(4) Nhiều ngân hàng Việt Nam cũng đã có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao trước khi Thông tư 13 được ban hành. Tham khảo báo cáo phân tích ngành của một công ty chứng khoán công bố mới đây cũng cho thấy, tính đến năm 2009, hệ số CAR của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đạt trên 8%, mức cao nhất có trên 26% và thấp nhất ở khoảng 8,11%...(5) Như ta đã biết, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ CAR bằng vốn tự có chia cho tổng tài sản “Có” rủi ro. Vốn tự có chủ yếu bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 là thước đo chủ yếu đánh giá sức mạnh,tiềm lực tài chính của một ngân hàng, bao gồm các nguồn vốn có độ tin cậy cao nhất và tính thanh khoản tốt nhất trong các nguồn vốn của ngân hàng. Theo Thông tư 13, vốn tự có cấp 1 của một ngân hàng bao gồm: vốn điều lệ, lợi nhuận không chia, thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có), và các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ. Như vậy, vốn cấp 1 chủ yếu bao gồm nguồn vốn của các cổ đông, chủ sở hữu ngân hàng. Theo chuẩn Basel III, vốn cấp 1 của một ngân ngân hàng được yêu cầu nâng từ mức 4% (chuẩn Basel II) lên 6%, và trong 6% đó, thì 4.5% là vốn của các cổ đông thông thường. Theo tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, các ngân hàng Việt Nam hiện đang có hệ số CAR từ 8% trở lên, tuy nhiên 8% đó chủ yếu là vốn cấp 1, tức là vốn chất lượng cao, của chủ sở hữu là chính(6). Như vậy, các ngân hàng ở Việt Nam đã đạt được chuẩn mực tỷ lệ vốn cấp 1 cao hơn yêu cầu mà Basel III đề ra. Vốn cấp 2, so với vốn cấp 1 thì được xem là có độ tin cập và tính thanh khoản thấp hơn. Các khoản được tính vào vốn cấp 2, theo Thông tư 13, bao gồm 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định, 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính, quỹ dự phòng tài chính, trái phiếu chuyển đổi, các công cụ nợ (các khoản nợ dài hạn không có bảo đảm…). Tổng tài sản “Có” rủi ro bao gồm tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số của giá trị tài sản “Có” và hệ số rủi ro tương ứng của tài sản “Có” quy định cụ thể tại Điều 5: Tiền mặt, vàng, các khoản phải đòi đối với Chính phủ, Ngân hàng trung ương Việt Nam và các nước thuộc OCED, các khoản phải đòi được bảo đảm bởi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (hệ số rủi ro 0%) Các khoản phải đòi đối với các tổ chức và tổ chức tín dụng trong nước và ở các nước thuộc OCED (hệ số rủi ro 20%) Các khoản đầu tư dự án theo hợp đồng của công ty tài chính, các khoản phải đòi có bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay (hệ số rủi ro 50%) Các khoản góp vốn, mua cổ phần, các khoản phải đòi đối với các tổ chức và tổ chức tín dụng ở các nước không thuộc OCED (hệ số rủi ro 100%) Các khoản cho vay các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng (hệ số rủi ro 150%) Các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán, các khoản cho vay các công ty chứng khoán và cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản (hệ số rủi ro 250%) Điểm đáng chú ý trong thông tư này là hệ số rủi ro được nâng lên đáng kể - 250% - đối với các khoản đầu tư vào bất động sản và chứng khoán, không phân biệt bất động sản đã hình thành hoặc sẽ hình thành trong tương lai, và cũng không phân biệt rủi ro chất lượng mã chứng khoán. Trong khi đó, theo Basel III, hệ số này chỉ là 150%. Như vậy, với hệ số rủi ro rất cao này, Ngân hàng Nhà nước buộc các ngân hàng thương mại phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định đầu tư vào những lĩnh vực đầy rủi ro này. Như vậy, vốn tự có (cấp 1 và cấp 2) và tổng tài sản “Có” rủi ro quyết định đến hệ số an toàn vốn tối thiểu. Do vậy, muốn hệ số CAR cao, hoặc là nâng cao vốn tự có hoặc là giảm tổng tài sản “Có” rủi ro. Trong 2 giải pháp trên, giải pháp nào sẽ khả thi hơn cho các ngân hàng khi Thông tư 13 được thực thi? Để huy động vốn tự có, ngân hàng có thể phát hành thêm cổ phần, phát hành trái phiếu chuyển đổi, hay vay nợ dài hạn các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, khi mà các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác cũng chịu tác động của Thông tư 13, tăng hệ số CAR lên 9%, thì xem ra vay mượn dài hạn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng đó để gia tăng hệ số CAR là điều khó khăn và không khả thi. Phát hành trái phiếu chuyển đổi và cổ phần thường mới có lẽ mang tính hấp dẫn và khả thi hơn cho các ngân hàng. Thông qua việc phát hành cổ phần mới, ngân hàng có thể gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, việc này sớm hay muộn gì các ngân hàng cũng cần phải làm, bởi theo lộ trình của Nghị định Chính phủ số 141/2006/NĐ-CP ngày 26/11/2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, đến ngày 31/12/2010 là hạn chót để các ngân hàng phải đảm bảo nâng vốn điều lệ tối thiểu lên 3000 tỷ đồng. Do đó, huy động vốn tự có vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định của cả Nghị định 141/2006/NĐ-CP lẫn Thông tư 13, một giải pháp mang tính “nhất cử lưỡng tiện”. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh ở đây là, ngân hàng cần một thời gian tương đối dài để tung trái phiếu chuyển đổi và cổ phần thường mới ra thị trường và thu về doanh thu từ việc phát hành này. Trong khi đó, hiệu lực áp dụng của Thông tư 13 thì cận kề. Vì thế, biện pháp nâng cao vốn tự có hầu như chỉ có tác dụng trong dài hạn, nhưng trong ngắn hạn lại gặp nhiều khó khăn, trở ngại về mặt thời gian. Do đó, hướng đi thích hợp trong ngắn hạn mà các ngân hàng nhắm tới lúc này chính là tìm cách giảm tổng tài sản “Có” rủi ro. Cắt giảm phần nào tín dụng cho vay, nhất là với các hoạt động có hệ số rủi ro cao có lẽ là khả thi cho các ngân hàng. Theo Thông tư 13, trong những tài sản “Có” rủi ro của ngân hàng, các khoản cho vay đối với các hoạt động đầu tư vào chứng khoán và kinh doanh bất động sản mang tính rủi ro rất cao, ảnh hưởng lớn đến khả năng an toàn vốn của ngân hàng. Thực tế tình hình thị trường chứng khoán và bất động sản Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã phần nào thể hiện điều đó. Với hệ thống pháp luật cho thị trường chứng khoán còn chưa hoàn chỉnh, còn nhiều thiếu sót và kẽ hở, nhiều nhà đầu tư đã lợi dụng những kẽ hở đó để thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ, đồng thời gây thiệt hại không nhỏ cho những nhà đầu tư khác. Một ví dụ điển hình của việc lợi dụng sự chưa hoàn chỉnh của hệ thống hành lang pháp lý để tung ra những “xảo thuật” trên thị trường chứng khoán nhằm thu lợi bất chính là vụ làm giá của chứng khoán AAA, một hiện tượng từng gây xôn xao giới đầu tư trong thời gian gần đây.Theo báo Thanh niên ngày 19/10/2010, bài viết “Công ty chứng khoán sập bẫy nhà đầu tư” đã phác thảo lại kịch bản của chiêu thức này như sau: Đầu tiên, một số nhà đầu tư mở tài khoản ở các công ty chứng khoán để mua vào lượng lớn cổ phiếu AAA. Lực cầu này khiến giá AAA từ mức 45.000 đồng/cổ phiếu vào giữa tháng 8 tăng liên tục đến cuối tháng 8 đạt mức 75.500 đồng/ cổ phiếu. Khi đã tạo được một lực cầu lớn về cổ phiếu này trên thị trường thể hiện qua khối lượng giao dịch trung bình đạt trên 600.000 cổ phiếu /phiên, nhóm nhà đầu tư này chạy sang các công ty chứng khoán có tỷ lệ margin cao (cho nhà đầu tư sử dụng vốn vay đòn bẩy tài chính với tỷ lệ cao) tới 2:8 hoặc 3:7 mở tài khoản để mua vào cổ phiếu AAA. Một tay bán ra với giá cao, một tay mua vào bằng tiền của công ty chứng khoán, các nhà đầu tư này đánh một quả lớn trong thương vụ AAA. Khi kế hoạch hoàn tất, giá cổ phiếu AAA bắt đầu tuột dốc không phanh thì cũng là lúc các nhà đầu tư này “bỏ của chạy lấy người” khiến công ty chứng khoán cho vay đòn bẩy tài chính phải gánh chịu số lỗ đó (khi nhà đầu tư bỏ tài khoản với số cổ phiếu đã mua vào, công ty chứng khoán có quyền giải chấp các cổ phiếu này và chấp nhận lỗ vì cổ phiếu đã mất giá). Phi vụ AAA đã gây xôn xao trên các diễn đàn chứng khoán gần đây. Nhưng quan trọng hơn, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, phi vụ này có sự bắt tay của các thành viên Hội đồng quản trị của AAA. Như vậy, dù thị trường chứng khoán có sức hấp dẫn rất lớn với những khoản doanh thu đồ sộ, nhưng nó luôn tiềm ẩn những rủi ro rất lớn, nhất là khi hành lang pháp lý cho thị trường chứng khoán Việt Nam còn chưa hoàn thiện, còn nhiều sơ hở tạo điều kiện cho những hành vi tiêu cực lũng đoạn thị trường chứng khoán. Do đó, chủ trương nâng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán và bất động sản của Ngân hàng Nhà nước là phù hợp và sẽ có những tác động tích cực trong dài hạn đến sự an toàn hoạt động tín dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong nhất thời, chính điều này góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư, tạo nhiều chuyển biến xấu trên thị trường chứng khoán. Tóm lại, với việc nâng mức an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9%, Ngân hàng Nhà nước đã siết chặt hơn về nguồn vốn tự có cũng như các tài sản “Có” rủi ro của các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung. Những hoạt động tín dụng liên quan đến đầu tư, kinh doanh chứng khoán và bất động sản được xếp vào mức rủi ro rất cao buộc các ngân hàng cắt giảm bớt phần nào tín dụng cho vay vào những ngành này nhằm đạt được mức an toàn vốn tối thiểu 9% mà Thông tư đã đề ra. Một vài ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam đã đáp ứng được chuẩn mực này từ khá lâu trước đó. Tuy nhiên, đối với nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng khác thì chuẩn mực này là khá khắt khe và gây khó khăn trong việc thực hiện, nhất là khi thời gian có hiệu lực của Thông tư 13 đã cận kề. Trong ngắn hạn, Thông tư đã phần nào có tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư, do vậy, ảnh hưởng không tốt đến lãi suất ngân hàng và thị trường chứng khoán. Điều này sẽ được trình bày cụ thể hơn ở phần V của bài tiểu luận. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động được giới hạn ở mức 80% đối với ngân hàng và 85% đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Trong đó, nguồn vốn huy động không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác. Nguồn vốn huy động gồm (trích Khoản 3 Điều 18 Thông tư 13): Tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức (trừ Kho bạc Nhà nước), bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tiền vay của tổ chức trong nước (trừ Kho bạc, tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài. Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá. Như vậy, theo quy định mới này, các ngân hàng thương mại không được tính các khoản tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc và các tổ chức, tiền vay của các tổ chức tín dụng khác vào nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Và một cách rõ ràng, nguồn vốn huy động, theo Thông tư 13, cũng không bao gồm vốn tự có của ngân hàng. Đó cũng là một nội dung được các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác quan tâm. Bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng trong tương lai của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Theo Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) thì, tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc và các tổ chức (chẳng hạn như Bảo hiểm xã hội…) thường chiếm tỷ lệ từ 15% - 20% trong tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng khá lớn và có tính ổn định cao. Ngoài ra, vốn tự có cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ so với các khoản vốn mà ngân hàng huy động được. Như thế, việc loại bỏ các khoản này ra khỏi nguồn vốn huy động là quá khắt khe, và sẽ thắt chặt hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.  Theo một số tài liệu thì, hiện tiền gửi Kho bạc tại ngân hàng thương mại khoảng 57.000 tỷ đồng (Agribank 33.000 tỷ; BIDV 9.400 tỷ, Vietcombank 8.300 tỷ, VietinBank 1.400 tỷ). Như vậy, nếu không tính các khoản tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc và các tổ chức và tiền vay của các tổ chức tín dụng khác (chiếm khoảng 15-20% so với vốn huy động) thì tỷ lệ cấp tín dụng thật sự của ngân hàng không phải là 80% mà chỉ còn khoảng 60-65% so với nguồn vốn huy động. Do đó, phần nguồn vốn thường trực tại ngân hàng nhằm bảo đảm khả năng thanh toán chiếm đến 35-40%, một tỷ lệ mà theo nhiều ngân hàng là “quá cao và không hợp lý”. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Giàu, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì tỷ lệ này là khá phù hợp. Trong một bài trả lời phóng viên Thời báo Kinh tế Việt Nam(7), ông cho rằng: “Nguồn tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế không phải ít, có thể họ muốn gửi có kỳ hạn, nhưng vì lý do gì đó bên trong nên họ để “không kỳ hạn”. Cứ hình dung, tiền gửi không kỳ hạn, kể cả của Kho bạc, có thể gửi sáng nhưng trưa rút đi, và bất kỳ lúc nào cũng mất thanh khoản nếu không có dự trữ tốt.” Về ví dụ Agribank – số tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc, Bảo hiểm Xã hội, tổ chức kinh tế hiện tới 133 nghìn tỷ đồng. Có ý kiến cho là nếu không được kinh doanh, không những lãng phí mà còn mất an toàn, ông Giàu giải thích: “Vì tiền gửi kho bạc là phải tập trung tại Kho bạc hoặc gửi Ngân hàng Nhà nước, còn những nơi không thuận tiện thì gửi ngân hàng thương mại. Lâu nay các ngân hàng thương mại đặc biệt là Agribank cũng muốn coi đó là một phần trong tổng nguồn huy động vì nó chiếm một tỷ trọng lớn, nhưng tới đây, khi thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước mới thì tiền gửi Kho bạc phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, ngoại trừ trường hợp không thuận tiện thì do Ngân hàng Nhà nước quy định. Phải thấy rằng, tiền gửi Kho bạc cũng chỉ mang tính tạm thời. Hiện nay có khoản 56 nghìn tỷ đồng tiền gửi kho bạc tại các ngân hàng thương mại, so với đầu năm tăng khá đột biến. Một đặc điểm của chúng là tính không ổn định, nếu giải ngân nhanh thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng báo động đỏ.” Rõ ràng, lý giải của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khá hợp lý. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc và các tổ chức tuy chiếm một tỷ trọng vốn lớn trong các ngân hàng, nhưng chúng có đặc điểm là tính biến động cao (vì là nguồn tiền gửi không kỳ hạn), do vậy, nếu các khoản này được rút ra một cách đột ngột với số lượng lớn thì ngân hàng sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng mất thanh khoản và đối mặt với những hệ lụy tiêu cực tiếp theo sau đó. Quy định này của Thông tư chính là nhằm bảo vệ ngân hàng ở mức an toàn khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, liệu có phải là Ngân hàng Nhà nước đã thận trọng quá mức cần thiết? Qua thực tế nhiều năm sử dụng các nguồn tiền này, các ngân hàng có thể tính toán được xu hướng biến động của chúng và sẽ có kế hoạch sử dụng chúng để cấp tín dụng một cách hợp lý nhằm đảm bảo thanh khoản với mức biến động các nguồn tiền trên đã được ước lượng trước. Theo các ngân hàng, hầu như, nguồn tiền này mang tính ổn định tương đối cao (mặc dù là tiền gửi không kỳ hạn), có thể được tận dụng để cấp tín dụng cho vay. Vì thế, loại trừ hoàn toàn các khoản này, các ngân hàng thương mại sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm các khoản vốn huy động cấp tín dụng. Có lẽ, đây cũng là một trong những nguyên nhân được Ngân hàng Nhà nước xem xét và đưa ra những sửa đổi, bổ sung trong Thông tư 19 ban hành sau đó. Điều này sẽ được đề cập trong phần sau của bài. Tóm lại, việc loại bỏ các khoản tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước, tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc và các tổ chức, tiền vay của các tổ chức tín dụng khác cũng như vốn tự có của ngân hàng ra khỏi vốn huy động sẽ tăng tính an toàn trong thanh khoản cho các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác. Mặt khác, nó khiến các ngân hàng rơi vào tình trạng phải thắt chặt tín dụng hơn so với trước đây. Điều đó góp phần gây trở ngại cho nỗ lực tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng và cản trở đà giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết hơn ở phần V của bài tiểu luận. Thông tư 19 - sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 13 Những ý kiến phản hồi từ giới tài chính về Thông tư 13 Là một thông tư có ảnh hưởng quyết định đến tình hình hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác ở Việt Nam trong dài hạn, Thông tư 13 đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của dư luận, đặc biệt là giới tài chính sau khi nó được ban hành. Trong những luồng ý kiến phản hồi từ nhiều giới, đa phần là những kiến nghị của các ngân hàng và tổ chức tín dụng lên Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi một số điều khoản của Thông tư, mà theo họ, đó là những điều khoản quy định một số chuẩn mực còn quá khắt khe. Trên cơ sở ý kiến của 14 ngân hàng thương mại và công ty tài chính, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có văn bản đệ trình lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề cập các nội dung và đưa ra nhiều khuyến nghị sửa đổi cụ thể. Ngày 24/09, theo công văn của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu ý kiến của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia về việc rà soát sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 13. Trên cơ sở đề xuất sửa đổi từ Thủ tướng Chính phủ, sự phản hồi của các ngân hàng và tổ chức tín dụng, và chủ yếu dựa trên nền tảng nhận thức của Ngân hàng Nhà nước nhận thấy một số điểm bất cập còn tồn tại trong Thông tư 13, ngày 27/09, Thông tư 19 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 13 được ban hành. Như lời phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu ngày 29/09, trong cuộc trao đổi với báo giới xung quanh những sửa đổi của Thông tư 13: “Không phải Ngân hàng Nhà nước nhân nhượng trước áp lực nào, mà sau khi lắng nghe, chúng tôi nhận thấy trong văn bản còn một số điểm bất cập, và còn bất cập thì phải sửa!” Phân tích những nội dung trong Thông tư 19 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 13 Hiệu lực thi hành Tối 27/9, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 19/2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích một số nội dung chủ yếu của thông tư 13 (và thông tư 19) về các quy định đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng ở việt nam.docx
Tài liệu liên quan