Tiểu luận Phân tích một số quan điểm khác nhau về chủ thể của Luật Quốc tế

Hiện nay, Luật Quốc tế điều chỉnh các quan hệ quốc tế phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế trên nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu và quan trọng nhất vẫn là chính trị. Do Luật Quốc tế là hệ thống luật công nên Luật Quốc tế điều chỉnh các vấn đề chung nhất, phổ biển nhất giữa các quốc gia. Trong khi đó, các quan hệ mà cá nhân tham gia lại chủ yếu là các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) - phi chính trị và thuộc sự điều chỉnh của hệ thống luật tư ( Tư pháp Quốc tế ). Nếu xem Tư pháp Quốc tế là bộ phận của Luật Quốc tế thì cá nhân cũng là chủ thể của Luật Quốc tế. Đây cũng là một trong các lý do chủ yếu dẫn đến sự khác biệt về quan điểm của các quốc gia trên thế giới về việc công nhận hay không công nhận cá nhân là chủ thể của Luật Quốc tế. Một số quốc gia cho rằng cá nhân, pháp nhân là chủ thể của Luật Quốc tế vì quốc gia đó đang hiểu khái niệm Luật Quốc tế theo nghĩa rộng hơn, tức là bao hàm cả Công và Tư pháp Quốc tế trong khi Luật Quốc tế chỉ có hàm nghĩa là Công pháp quốc tế.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7871 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích một số quan điểm khác nhau về chủ thể của Luật Quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các quốc gia ở những cấp độ và khuôn khổ hợp tác khác nhau. Khác với các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc gia, các chủ thể của luật quốc tế không xuất hiện tại cùng một thời điểm với nhau. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế, do tính chất quyền năng chủ thể khác nhau nên vai trò của các chủ thể luật quốc tế cũng khác nhau. Theo lý thuyết thì những chủ thể của luật quốc tế là quốc gia, tổ chức liên chính phủ, dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết và một số chủ thể đặc biệt như Tòa thánh Vantican, Hong Kong, Đài Loan. Tuy nhiên trong thực tiễn đời sống quốc tế cá nhân cũng có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật nhất định, do vậy mới xuất hiện những quan điểm mới về chủ thể của luật quốc tế bao gồm cả cá nhân. Các quan điểm hiện nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi song vẫn có quan điểm chiếm được đa số sự đồng tình. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu rõ hơn và chứng minh cho những quan điểm đó. NỘI DUNG Chủ thể của luật quốc tế - những vấn đề lí luận chung. Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật của riêng mình, còn quan hệ của cộng đồng các quốc gia lại được điều chỉnh bởi hệ thống luật chung là luật quốc tế. Quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế gắn liền với sự phát triển chung của nhà nước và pháp luật nhưng xét về thời điểm lịch sử thì luật quốc tế hình thành muộn hơn so với luật quốc gia. Hệ thống quốc tế được tạo bởi nhiều yếu tố như các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các thực thể quốc tế khác (và các thiết chế quốc tế của những tổ chức này), luật quốc tế và các quy phạm khác của hệ thống quốc tế. Về định nghĩa về chủ thể của Luật Quốc tế thì không có văn bản nào chứng minh nhưng để có quan niệm đúng đắn về các loại chủ thể của Luật Quốc tế thì cần phải phân tích dưới góc độ lý luận các dấu hiệu cơ bản của chủ thể Luật Quốc tế như sau: Có sự tham gia một cách độc lập vào các quan hệ do Luật Quốc tế điều chỉnh không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể khác. Có các quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác. Có khả năng độc lập gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi của mình gây ra. Giáo trình luật quốc tế - ThS.Nguyễn Thị Kim Ngân – ThS. Chu Mạnh Hùng, tr 72. Như vậy, chủ thể của Luật Quốc tế có những đặc điểm sau: năng lực pháp luật, năng lực hành vi pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể luật quốc tế có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Năng lực hành vi pháp luật thể hiện qua sự thực hiện có ý thức các quyền và nghĩa vụ của chủ thể luật quốc tế. Chủ thể của luật quốc tế có năng lực trách nhiệm pháp lý đối với những vi phạm pháp luật quốc tế của mình. Từ những đặc điểm trên có thể khái quát định nghĩa chủ thể Luật Quốc tế là thực thể đang tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính hành vi của chủ thể gây ra. Và dựa vào các dấu hiệu trên có thể xác định chủ thể của Luật Quốc tế bao gồm: Quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, tổ chức quốc tế liên chính phủ và một số chủ thể đặc biệt khác như Tòa thánh Vantican, vùng lãnh thổ. Giáo trình luật quốc tế - ThS.Nguyễn Thị Kim Ngân – ThS. Chu Mạnh Hùng, tr 72. Phân tích một số quan điểm khác nhau về chủ thể của Luật Quốc tế. L.Oppenhame từ năm 1947 đã để ý rằng: “Mặc dù chủ thể chính của luật quốc tế là quốc gia nhưng nhà nước có thể xem cá nhân như một chủ sở hữu các quyền và nghĩa vụ quốc tế và trong khuôn khổ đó công nhận cá nhân là một chủ thể của luật quốc tế ”. Oppenhame L.Luật quốc tế T.I.M. 1893. tr 259 ( Cá nhân – Chủ thể của Luật Quốc tế - thongtinphapluatdansu.wordpress.com – Nguyễn Đức Lam ). Ông đã làm rõ ý kiến của mình bằng ví dụ: Những cá nhân làm nghề cướp biển trước hết chịu trách nhiệm pháp lý theo những quy tắc của luật quốc tế, chứ không phải nội luật của nhiều quốc gia khác nhau. Đây là một quan điểm được coi là hiện đại vì quan điểm mới xuất hiện giữa thế kỉ XX, tuy nhiên tác giả lại đưa ra dẫn chứng sơ sài và chưa có tính thuyết phục. Quan điểm cũng đã công nhận chủ thể chính của luật quốc tế là quốc gia nhưng tác giả lại cho rằng các cá nhân trong quốc gia đó lại được sở hữu các quyền và nghĩa vụ quốc tế nên cá nhân cũng là một chủ thể. Kết luận về việc cá nhân trong quốc gia được sở hữu các quyền và nghĩa vụ quốc tế là không có cơ sở bởi các Công ước hay Tuyên ngôn về bảo vệ quyền con người được ký kết giữa các quốc gia với nhau. “Vì vậy những quyền và nghĩa vụ cụ thể được phát sinh ra từ những Công ước này là dành cho nhà nước chứ không cho từng cá nhân. Cá nhân được quốc gia bảo trợ, và những qui tắc của luật quốc tế về quyền và bảo vệ quyền con người được thực hiện chủ yếu qua hoạt động của quốc gia” 4 Shurshaloff V.M.Quan hệ pháp lý quốc tế. M. 1971. tr 77. . Ví dụ trong phần lời mở đầu của hầu hết các Công ước, Tuyên ngôn đều có câu: “ Các quốc gia thành viên đã cam kết, cùng với Liên Hợp Quốc, phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các quyền và tự do cơ bản của con người ” Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền ( LHQ – 10/12/1948). . Như vậy, chỉ có quốc gia mới đảm bảo cho các quyền của cá nhân được phát huy tối đa, đó là những quyền lợi dành cho cá nhân mà quốc gia hướng tới chứ cá nhân không thể dựa vào những quyền lợi đó mà có thể sở hữu những quyền và nghĩa vụ quốc tế được. Nếu có phản biện cho rằng kể cả quốc gia có đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho cá nhân nhưng chính cá nhân mới là người trực tiếp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó giống như ví dụ mà tác giả đã đưa ra những cá nhân làm nghề cướp biển phải chịu trách nhiệm pháp lý theo những quy tắc của luật quốc tế nhưng thẩm quyền xét xử những đối tượng này lại thuộc sự cho phép của các quốc gia, không phải Tòa án nào cũng có thể xử được. Trường hợp này cũng tương tự đối với Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) là một tòa án thường trực để truy tố các cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và tội ác xâm lược. 7 Giáo trình luật quốc tế - ThS.Nguyễn Thị Kim Ngân – ThS. Chu Mạnh Hùng, tr 72,73. Tuy nhiên theo Điều 6 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948 quy định: “Những kẻ phạm tội diệt chủng sẽ bị một tòa án có thẩm quyền của quốc gia nơi hành vi phạm tội được thực hiện xét xử hoặc một tòa hình sự quốc tế có thể phán quyết trên cơ sở các quốc gia thành viên sẽ chấp nhận thẩm quyền của Tòa án Quốc tế đó”. Với quy định này có thể thấy, một cá nhân phạm tội diệt chủng, tùy thuộc vào ý chí của quốc gia, có thể bị xét xử bởi một tòa án của quốc gia hoặc xét xử bởi một Tòa án Quốc tế do quốc gia thỏa thuận thành lập, bởi cá nhân đó không có ý chí độc lập khi tham gia quan hệ. Quá trình thực thể này tham gia quan hệ quốc tế phụ thuộc vào ý chí quốc gia.7 Một số quan điểm khác đưa ra là cá nhân có thể tham gia một số quan hệ quốc tế nhất định và cá nhân là chủ thể của luật quốc tế. Ví dụ một số quan hệ quốc tế mà cá nhân tham gia các tác giả đưa ra như sau: cá nhân bị xâm hại về nhân quyền có quyền kiện ra Tòa án nhân quyền Châu Âu ( Tòa án Nhân quyền châu Âu (tiếng Anh: European Court of Human Rights, trụ sở tại Strasbourg, (Pháp) là một tòa án siêu quốc gia, được lập ra bởi Công ước châu Âu về Nhân quyền, một cấp tòa cuối cùng mà một người có thể cầu cứu khi cảm thấy nhân quyền của mình bị một nước ký kết Công ước châu Âu về Nhân quyền vi phạm ). Bất cứ ai cảm thấy nhân quyền của mình bị xâm phạm bởi các nước ký kết Công ước đều có thể đưa vụ việc ra tòa án nói trên. Các phán quyết về những vi phạm nhân quyền buộc các nước liên quan phải có nghĩa vụ thi hành. 8 Điều này có nghĩa là các cá nhân có quyền kiện còn các quốc gia tham gia Công ước phải thi hành các phán quyết của Tòa án đó. Như vậy, những quyền và nghĩa vụ của cá nhân tồn tại trong Công ước đó với ý nghĩa là khách thể của các quan hệ pháp luật Công ước quốc tế về quyền con người, hình thành từ sự hợp tác giữa các quốc gia. 9 Quyền và nghĩa vụ của các cá nhân là đối tượng mà các quốc gia hướng tới để bảo đảm nên quyền và nghĩa vụ của cá nhân không độc lập với cá nhân mà gắn với ý chí của quốc gia. Do vậy, chủ thể của quan hệ quốc tế không thể là cá nhân mà cá nhân chỉ tham gia một số quan hệ quốc tế nhất định. Cá nhân không là chủ thể của Luật quốc tế. Sau khi phân tích về một quan điểm (như đã trình bày ở phần các quan điểm) và trên các cơ sở về lý luận, pháp lý, thực tiễn về Luật Quốc tế ở Việt Nam hiện nay, em nghiêng về quan điểm không nên xem cá nhân là chủ thể của Công pháp Quốc tế bởi những minh chứng sau đây: Về đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế: Hiện nay, Luật Quốc tế điều chỉnh các quan hệ quốc tế phát sinh giữa các quốc 8 9 Giáo trình Luật Quốc tế - Trường ĐH Luật HN, tr 59. gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế trên nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu và quan trọng nhất vẫn là chính trị. Do Luật Quốc tế là hệ thống luật công nên Luật Quốc tế điều chỉnh các vấn đề chung nhất, phổ biển nhất giữa các quốc gia. Trong khi đó, các quan hệ mà cá nhân tham gia lại chủ yếu là các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) - phi chính trị và thuộc sự điều chỉnh của hệ thống luật tư ( Tư pháp Quốc tế ). Nếu xem Tư pháp Quốc tế là bộ phận của Luật Quốc tế thì cá nhân cũng là chủ thể của Luật Quốc tế. Đây cũng là một trong các lý do chủ yếu dẫn đến sự khác biệt về quan điểm của các quốc gia trên thế giới về việc công nhận hay không công nhận cá nhân là chủ thể của Luật Quốc tế. Một số quốc gia cho rằng cá nhân, pháp nhân là chủ thể của Luật Quốc tế vì quốc gia đó đang hiểu khái niệm Luật Quốc tế theo nghĩa rộng hơn, tức là bao hàm cả Công và Tư pháp Quốc tế trong khi Luật Quốc tế chỉ có hàm nghĩa là Công pháp quốc tế. Vì thế có thể suy ra rằng các quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia với các quan hệ mà Luật Quốc tế điều chỉnh là không thống nhất với nhau. Về các đặc điểm cơ bản để xác định một thực thể là chủ thể của Luật Quốc tế: Ta có khái niệm về chủ thể của Luật Quốc tế: “ Chủ thể của Luật Quốc tế là những thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ quốc tế cũng như thực hiện một cách độc lập các quyền và nghĩa vụ quốc tế đó trên cơ sở các quy phạm Luật Quốc tế ”. Theo như khái niệm trên, có thể rút ra được các dấu hiệu cơ bản của chủ thể Luật Quốc tế và theo quan điểm của em thì cá nhân không đáp ứng được các dấu hiệu cơ bản sau đây để trở thảnh chủ thể của Luật Quốc tế: Thứ nhất, thực thể đang và có khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế. Một số các tác giả đã viện dẫn các Điều ước Quốc tế về quyền con người (ví dụ như Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế 1948), về vị thế pháp lý của một số nhóm cá nhân trong Luật Quốc tế (Công ước Quốc tế về quyền của người tị nạn 1951), hay quyền của cá nhân được thỉnh cầu lên các Tòa án Quốc tế (Điều 190 Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 cá nhân có quyền được đưa đơn kiện nhà nước tham gia Công ước và đòi hỏi được xét xử tại Toà án Quốc tế về biển), khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế ( ví dụ như Điều lệ Tòa án binh quốc tế 1945, Công ước Quốc tế về ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng 1948...). Thực tế cho thấy rằng cá nhân chỉ có khả năng tham gia “rất hạn hữu” vào một số các quan hệ quốc tế xác định hoặc tham gia các quan hệ này một cách gián tiếp thông qua Nhà nước. Điều này xuất phát từ những quyền tự nhiên của con người, vị thế công dân của quốc gia. Thứ hai, chủ thể Luật Quốc tế có ý chí độc lập, không phụ thuộc vào các chủ thể khác. Hiện nay, khi tham gia vào tất cả các quan hệ của đời sống xã hội thì cá nhân vẫn chịu một sự chi phối rất lớn từ ý chí, từ quyền lực chính trị của chủ thể đặc biệt đó là Nhà nước. Một mặt, cá nhân không được làm trái, đi ngược lại các quy định của pháp luật quốc gia. Đồng thời chủ thể này không thể tự mình tham gia vào một số các quan hệ quốc tế mà phải thông qua nhà nước. Thứ ba, được hưởng quyền và các nghĩa vụ pháp lý quốc tế và gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi của mình gây ra. Một số nhà luật học đã dựa vào những căn cứ như trên đã đề cập, họ chứng minh rằng cá nhân vẫn được hưởng quyền và các nghĩa vụ cũng như gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế như các chủ thể khác của luật quốc tế. Tuy nhiên, theo quan điểm của em thì dù các Điều ước Quốc tế trên là hướng tới con người, hướng tới cá nhân nhưng em đồng ý với quan điểm của B.M Shurshaloff 10 rằng các Điều ước Quốc tế được ký kết giữa các quốc gia với nhau, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các Điều ước này là dành cho nhà nước và nhà nước có phải đảm bảo cho cá nhân có những quyền trên, vì bản thân những Điều ước đó không thể nào được thực thi nếu không được nhà nước cụ thể hóa trong Luật quốc gia. Thứ tư, không một chủ thể nào có quyền tài phán chủ thể của Luật Quốc tế, trên nó không tồn tại quyền lực chính trị nào chi phối hoạt động của nó và khi tham gia 10 “Tất cả các Công ước quốc tế về quyền và bảo vệ quyền con người được ký kết giữa các quốc gia với nhau. Vì vậy những quyền và nghĩa vụ cụ thể được phát sinh ra từ những Công ước này là dành cho nhà nước chứ không cho từng cá nhân. Cá nhân được quốc gia bảo trợ, và những qui tắc của luật quốc tế về quyền và bảo vệ quyền con người được thực hiện chủ yếu qua hoạt động của quốc gia ”. vào các quan hệ quốc tế thì các chủ thể có vị trí độc lập, bình đẳng với nhau. Thực tiễn ta thấy rằng, trong mối tương quan về địa vị pháp lý trong Luật quốc gia thì nhà nước luôn có quyền tài phán đối với công dân, pháp nhân nước mình, phần lớn các quan hệ phát sinh giữa cá nhân, pháp nhân với nhà nước đều được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy, mệnh lệnh phục tùng. Mặt khác, chúng vẫn có thể bị tài phán bởi các cơ quan quốc tế khác (ví dụ như Tòa án binh Quốc tế) theo Luật Quốc tế. Vì vậy, khi tham gia vào các hoạt động, cá nhân pháp nhân luôn bị chi phối ảnh hưởng bởi quyền lực chính trị và khi tham gia vào quan hệ với các chủ thể khác của Luật Quốc tế thì chúng khó có thể có được vị trí độc lập và bình đẳng. Tóm lại, từ những phân tích và chứng minh như trên thì em đồng ý với quan điểm: “ Trong thực tiễn, cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật nhất định nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của luật quốc tế ”. KẾT LUẬN Luật Quốc tế cũng như Luật quốc gia đều có sự phát triển, thay đổi theo quá trình phát triển khách quan của xã hội. Vì vậy với sự phát triển và hội nhập toàn cầu như hiện nay thì mở rộng khái niệm “Luật Quốc tế” là điều cần thiết nhưng cần có sự nhìn nhận phù hợp với khoa học pháp lý của từng chế độ, từng hình thức chính trị của mỗi quốc gia. Mặc dù các quan điểm vẫn chưa thống nhất về việc có nên công nhận Tư pháp Quốc tế với chủ thể cơ bản là các cá nhân vào thành một nhánh nằm song song với Luật Quốc tế để hoàn thiện Luật Quốc tế như đúng nghĩa của nó hay là công nhận nó thuộc hệ thống pháp luật quốc gia như hiện nay nhưng Tư pháp Quốc tế vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế nói riêng và xã hội nói chung. Mặt khác, việc có nên đưa cá nhân vào là chủ thể của Công pháp quốc tế hay không cũng đang còn là vấn đề gây tranh cãi lớn. Dù không ủng hộ quan điểm này nhưng vẫn mong muốn rằng trong tương lai cá nhân có thể tham gia nhiều hơn nữa vào đời sống quốc tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình luật quốc tế - ThS.Nguyễn Thị Kim Ngân – ThS.Chu Mạnh Hùng – NXB Giáo dục Việt Nam. Giáo trình luật quốc tế - Trường ĐH Luật HN – NXB Công an nhân dân. Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền 1948. Hiến chương Liên Hiệp quốc. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948. Công ước Quốc tế về quyền của người tị nạn 1951. Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982. Công ước Quốc tế về ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng 1948. Điều lệ Tòa án binh quốc tế 1945. Công ước Châu Âu về nhân quyền 1950. Cá nhân – chủ thể của luật quốc tế? – Nguyễn Đức Lam - Đôi điều đánh giá về quan điểm cho rằng : Chủ thể của luật quốc tế còn có cá nhân, các công ty xuyên quốc gia và tổ chức phi chính phủ. Tòa án nhân quyền Châu Âu. Tòa hình sự quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập học kỳ môn Công pháp Quốc tế (8 điểm).doc
Tài liệu liên quan