Để duy trì sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm việc làm, ngày 15/1/2008 Chính phủ đã có quyết định dùng một phần lớn số tiền 17.000 tỷ đồng trích từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ 4% lãi suất cho một số đối tượng doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng thương mại. Theo quyết định nêu trên, đối với những đối tượng doanh nghiệp được "trợ cấp", Nhà nước sẽ chi trả 4% lãi cho ngân hàng.
quyết định tập trung một phần lớn gói kích cầu vào nội dung hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và cá nhân vay vốn
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích một trong những lý thuyết đầu tư mà anh chị biết, đánh giá khả năng áp dụng vào Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích một trong những lý thuyết đầu tư mà anh chị biết. Đánh giá khả năng áp dụng vào Việt Nam
1. Lý thuyết gia tốc đầu tư:
• Tốc độ tăng sản lượng và tốc độ tăng vốn đầu tư không giống nhau, vấn đề này được đề cập trong "lý thuyết gia tốc vốn đầu tư". Theo lý thuyết này, để sản xuất ra một đơn vị đầu ra cho trước cần phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thể được biểu diễn theo công thức: x = K/Y (*)Trong đó: K - Vốn đầu tư tại thời kì nghiên cứuY - Sản lượng tại thời kì nghiên cứux - Hệ số gia tốc đầu tưTừ công thức trên ta suy ra: K = x * YNhư vậy nếu x không đổi thì khi quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược lại. Theo công thức trên thì sản lượng phải tăng liên tục mới làm cho đầu tư tăng cùng tốc độ hoặc không đổi so với thời kì trước.• Đặc điểm của lý thuyết gia tốc đầu tư:- Phản ánh quan hệ giữa sản lượng với đầu tư.Nếu x không đổi trong kì kế hoạch thì có thể sử dụng công thức để lập kế hoạch khá chính xác.- Phản ánh sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến đầu tư. Khi kinh tế tăng trưởng cao, sản lượng nền kinh tế tăng, cơ hội kinh doanh lớn, dẫn đến tiết kiệm và đầu tư tăng nhiều.• Tuy nhiên lý thuyết này còn một số hạn chế:Thứ nhất, ở đây giả định quan hệ giữa sản lượng và đầu tư là cố định. Thực tế, đại lượng x luôn biến động do sự tác động của nhiều nhân tố khác.Thứ hai, thực chất lý thuyết đã xem xét sự biến động của đầu tư thuần (NI) chứ không phải sự biến động của tổng đầu tư do sự thay đổi của sản lượng. Thật vậy, từ công thức (*) ở trên có thể viết:Tại thời điểm t: K¬t = x * Yt (1)
Nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững, nhất thiết phải có nhiều vốn đầu tư. Nhưng làm thế nào để các tổ chức hay cá nhân đang nắm giữ những nguồn vốn nhàn rỗi và các doanh nghiệp đang có ý tưởng kinh doanh khả thi có thể gặp và hợp tác với nhau, cùng tìm cơ hội kinh doanh có lợi nhất. Các định chế tài chính trung gian ra đời chính là đáp ứng nhu cầu cần những chiếc “cầu nối” giữa người có vốn và người cần vốn.
2. Đánh giá khả năng áp dụng vào Việt Nam
Lý thuyết này nói rằng cần phải có một lượng vốn nhất định để sản xuất ra một lượng sản phẩm cho trước, nếu như sản lượng tăng thì cũng cần phải có lượng vốn tăng. Tại Việt Nam, sản lượng tính theo GDP như sau: GDP tăng liên tục và rất nhanh qua các năm: Những năm 90 Việt Nam mới chỉ dừng lại ở con số 42 nghìn tỷ đồng (Tương đương ….), đến năm 1992 con số này vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ đồng, năm 2000 GDP Việt Nam đạt 442 nghìn tỷ đồng, năm 2005 tăng gấp đôi 840 nghìn tỷ đồng, đến năm 2009…. Năm 2005, GDP Việt Nam đạt tốc độ tăng 8,4%, cao nhất trong vòng chín năm gần đây,nhưng vẫn chưa bằng tốc độ tăng của năm 1996 (9,34%). Tốc độ tăng trưởng bình quân trong năm năm từ 2001 đến 2005 là 7,5%. Khu vực dịch vụ tăng trưởng 8,5%, cao hơn hẳn hai năm trước. Tổng đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, đạt 38,5% GDP. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển cấp nhà nước (ODA) với mức cam kết lên đến 3,75 tỷ USD, trong đó đã giải ngân khoảng 1,7 tỷ USD. Lượng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) khoảng 6 tỷ USD.
Có được những kết quả trên nhờ áp dụng hàng loạt các biện pháp kích cầu như:
a. Nhóm chính sách tiền tệi. Hạ lãi suấtgiả sử nền kinh tế chỉ gồm một loại thị trường tài chính là thị trường vốn vay, để đơn giản hóa việc xem xét quan hệ giữa lãi suất và cầu đầu tư. Biến lãi suất tiết kiệm lẫn tiền vay r là biến nội sinh ảnh hưởng trực tiếp lên cầu đầu tư I, và quan hệ giữa hai biến này là nghịch chiều. Việc điều chỉnh lãi suất cơ bản trên thị trường là một trong những công cụ quan trọng của chính phủ để điều tiết nền kinh tế.Khi lạm phát ở mức cao, chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng - lãi suất tăng làm giảm lượng đầu tư tư nhân, từ đó giảm cung tiền tệ (Việt Nam năm 2008). Nhưng khi lạm phát có dấu hiệu chững, kinh tế bắt đầu suy thoái, chính sách tiền tệ đã được điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh hiện thời, từ chính sách thắt chặt tiền tệ sang nới lỏng có kiểm soát - lãi suất điều chỉnh giảm, tăng vốn đầu tư và tăng cung tiền ra thị trường.Ngân hàng trung ương cũng có thể giảm lãi suất liên ngân hàng, giá của các khoản vay rẻ hơn tạo động cơ khuyến khích các ngân hàng thương mại đi vay, tăng khả năng thanh khoản làm khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại cho nền kinh tế tăng lên, lượng tiền cung ứng tăng lên, từ đó kích thích đầu tư trở lại. Hạ lãi suất là một trong hai chính sách chiết khấu quan trọng của Ngân hàng trung ương có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, không chỉ tác động đến lượng tiền cung ứng mà còn tác động đến việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế .ii. Tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng tín dụng là mục tiêu của tất cả các biện pháp hỗ trợ cho vay, trong đó có cả việc giảm lãi suất tiền vay. Ngân hàng trung ương hank chế mức tăng trưởng tín dụng để hạn chế việc tạo tiền quá mức, kiềm chế lạm phát và quy định hạn mức tối đa cho các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại được cấp hạn mức tín dụng cho nền kinh tế tối đa băng hạn mức được quy định. Tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào lãi suất, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của các ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng dẫn tới dòng vốn được đổ vào sản xuất tăng lên tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Tuy vậy, nếu tăng trưởng quá nóng, lãi suất bị đẩy lên cao, các nhà đầu tư sẽ lại giảm lượng vay, đồng nghĩa việc giảm đầu tư.b. Nhóm chính sách tài khóai. Tăng chi tiêu chính phủCác chương trình chi tiêu của chính phủ nên hướng vào hoàn thiện hệ thống đường sá, cầu cống, điện nước, trường trạm... tạo cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn để kích thích gia tăng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân.Đầu tư nhà nước theo hướng phát triển đồng đều các vùng miền, nhưng vẫn nên tập trung vào những khu vực trọng điểm có cơ hội thu hút đầu tư lớn theo quy hoạch kinh tế quốc gia. Ngoài ra, những khu vực có điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội còn khó khăn, khu vực tư nhân không sẵn sàng đầu tư thì cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư và nhà nước nên dành thêm nguồn vốn hỗ trợ phát triển vào các địa phương đó.Ngoài ra, các gói kích thích của Nhà nước cũng nên được bơm cho khu vực tư nhânii. Cắt giảm thuế Thuế là một nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng. Như đã trình bày ở phần I, tăng thuế làm tăng chi phí từ đó giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, một công cụ kích cầu hữu hiệu khác chính là giảm thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thu từ khu vực sản xuất. Công cụ này không chỉ có tác dụng tích cực trong kích thích khu vực sản xuất thực, mà đồng thời còn giúp giảm giá thành sản phẩm, và do đó kích thích người dân tiêu dùngViệc giảm thuế và các khoản thu từ Nhà nước sẽ kích thích các thành phần kinh tế bình đẳng hơn, tạo nên sự cân bằng giữa khu vực tư nhân với khu vực Nhà nướcNgoài ra, khuynh hướng hạ thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tốc độ tăng trưởng chậm lại còn là xu thế chung trên thế giới nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế, cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn thu hút đầu tư nước ngoài.Thực tiễn kích cầu đầu tư ở Việt Nam hiện nay 2. Các biện pháp đã thực hiệnĐể duy trì sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm việc làm, ngày 15/1/2008 Chính phủ đã có quyết định dùng một phần lớn số tiền 17.000 tỷ đồng trích từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ 4% lãi suất cho một số đối tượng doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng thương mại. Theo quyết định nêu trên, đối với những đối tượng doanh nghiệp được "trợ cấp", Nhà nước sẽ chi trả 4% lãi cho ngân hàng.quyết định tập trung một phần lớn gói kích cầu vào nội dung hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và cá nhân vay vốn
Bottom of Form
ưu điểm là:Thứ nhất, gói kích thích mang tính ngắn hạn, khẩn cấp nên yếu tố thời gian rất quan trọng. Chính sách bù lãi suất theo Quyết định 131 thỏa mãn tiêu chí này ở mức vừa phải. Nó có thể được tiến hành tương đối nhanh và rộng (do tất cả các ngân hàng thương mại đều có thể tham gia) nên nhiều DN có thể vay. Thời hạn của gói chỉ là 8 tháng mang tính tạm thời chứ không phải lâu dài, như thế là tốt.Thứ hai, sở dĩ phải ưu tiên các ngành dùng nhiều lao động vì tác động xã hội ghê gớm của thất nghiệp gia tăng. Nếu người lao động tiếp tục có việc làm, có thu nhập thì sẽ có cơ sở để kích thích tiêu dùngThứ ba, thúc đẩy cải thiện cán cân xuất nhập khẩuTuy nhiên, biện pháp này vẫn còn có một số vấn đề hạn chế:Thứ nhấtchỉ giảm bớt chi phí lãi suất không thôi cũng chưa đủ, vì yếu tố thị trường còn quan trọng hơn yếu tố chi phí. Nếu doanh nghiệp đi vay để sản xuất mà hàng sản xuất ra không bán được thì dù có vay với giá rẻ doanh nghiệp cũng không vay để làm gì.Thứ haisử dụng đúng mục đích nguồn vốn được hỗ trợ lãi suất, các ngân hàng rất khó có thể giám sát việc rủi ro Thứ ba, về cách thức tiến hành biện pháp nàyTăng cường tài trợ cho các dự án đầu tư côngNhững thuận lợi có thể kể ra đối với biện pháp này là:Thứ nhất: Nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật và BĐS ở VN còn rất lớn. Đặc biệt, VN có dân số đông thì nhu cầu này đang trở nên cấp bách. Đây là thuận lợi đối với gói kích cầu hướng vào đầu tư của Chính phủ. Từ trước đến nay, tỉ trọng đầu tư của Chính phủ VN trong tổng đầu tư xã hội thuộc vào loại cao trên thế giới và được thực hiện thường xuyên nên hiện Nhà nước đã có sẵn các danh mục đầu tư đã được triển khai dở dang hoặc đang được phê duyệt. Khác với nhiều nước còn phải khảo sát, thiết kế từ đầu các dự án đầu tư công từ gói kích thích kinh tế thì VN đã có thể nhanh chóng lựa chọn các dự án phù hợp với mục tiêu và triển khai trên diện rộng. Thứ hai: VN đã và đang thực hiện một số chương trình quốc gia về an sinh xã hội, trong đó Chính phủ đóng vai trò điều phối các nguồn lực. Đây là lợi thế lớn khi hướng gói kích cầu vào an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.Miễn, giảm, hoãn, giãn nộp thuếNgày 13/1, Bộ Tài chính đã ra thông tư hướng dẫn thực hiện giảm 30% số thuế thu nhập của quý IV/2008 và của cả năm 2009 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo yêu cầu của Chính phủ.Đưa ra các biện pháp kích cầu tiêu dùng, tạo đầu ra cho sản xuấtCác nhóm giải pháp khácKiến nghị giải pháp1. Xem xét lại ưu tiên cho đầu tư côngchiếm khoảng 50% tổng đầu tư toàn xã hội, (2) tín dụng nhà nước chiếm hơn 9% và (3) tiền đầu tư của chính doanh nghiệp. Có thể nói, đầu tư công chủ yếu là vốn Nhà nước rót cho các tổng công ty, tập đoàn để thực hiện các công trình lớn của nền kinh tế.trong khi khu vực nhà nước thu hút một nguốn lực tài chính quá lớn của nền kinh tế, thì đa phần các công trình được thực hiện lại kém hiệu quảDo đó việc chính phủ thực hiện siết chặt đầu tư công là rất cần thiết. Tuy nhiên, song song với đó cần phải thực hiện xác lập lại ưu tiên trong đầu tư2. Nâng cao chất lượng quản lý thị trường tài chính, tăng cường kiểm soát đối với cung tiền và tín dụngNỗ lực kiềm chế tăng trưởng tín dụng và chi tiêu công của chính phủ là những nhân tố quan trọng nhất góp phần giảm lạm phátViệc tăng tín dụng đột ngột nằm trong gói kích thích kinh tế có thể sẽ làm lạm phát quay trở lại và khuyến khích nhập nhẩu trong khi nguồn ngoại tệ để tài trợ nhập khẩu của nước ta ở thời điểm này rất hạn chế. Tín dụng tăng nhanh cũng có thể sẽ dẫn đến bong bóng tài sản, ảnh hưởng tới sự bền vững của tăng trưởng.3. Giảm giá đồng nội tệ Khi đồng tiền được định giá cao, nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn còn xuất khẩu sẽ trở nên đắt hơn, do vậy lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu sẽ giảm. Vì là một nền kinh tế dựa rất nhiều vào xuất khẩu và ngày càng trở nên mở cửa đối với hàng nhập khẩu nên Việt Nam không thể giữu tỉ giá thực của VND quá cao trong một thời gian quá dài, đặc biệt trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu. Việc tăng chi tiêu chính phủ trong khi giữ tỉ giá cố định sẽ nới rộng thâm hụt thương mại trong khi không giúp kích cầu nội địa đáng kể. Không những thế, các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ phải chịu rủi ro cạnh tranh tù hàng nhập khẩu rẻ tiền.4. Khuyến khích cạnh tranh5. Bổ sung, hoàn thiện pháp luật về đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển6. Triển khai các dự án kích cầu đầu tư, xuất khẩu, duy trì sản xuất và chính sách hỗ trợ công nhân mất việc làm.
Bottom of Form
7. Mở rộng đối tượng hưởng lãi suất ưu đãi 8. Khuyến khích tiêu thụ nội địa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25949.doc