Thế kỷ XXI mở đầu thiên niên kỷ thứ ba của một thế giới đầy biến động, cũng đồng thời mở ra một kỷ nguyên hội nhập, đua tranh gay gắt của cộng đồng quốc tế. Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, với tất cả mặt tích cực và tiêu cực, bất trắc; dù cho ai đó bị lóa mắt bởi những bộ áo cánh sặc sỡ của chủ nghĩa tư bản thì hệ giá trị ấy - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong ý thức và trong hành động vẫn là mục tiêu, lư tưởng, là quốc bảo phù hợp xu thế thời đại. Mãi mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bước vào thế kỷ XXI, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, đòi hỏi Đảng ta phải vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới; kiên định con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích: Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̣nh: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác là con đường giải phóng cách mạng vô sản”.- Đó chính là con đường “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
Con đường “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của Hồ Chí Minh khác về cơ bản với con đường giải phóng dân tộc của nhưng người đi trước. Con đường giải phóng dân tộc của phong trào Cần Vương, của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học đều dựa trên hệ tư tưởng phong kiến hoặc tư sản (nhưng hệ tư tưởng này đã lỗi thời, lạc hậu), không gắn với tiến bộ xã hội nên đã thất bại. Còn con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh phản ánh đúng yêu cầu tất yếu của cách mạng và dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin (trực tiếp là tư tưởng cách mạng triệt để, không ngừng), gắn liền với tiến bộ xã hội nên nó là con đường đúng đắn và tất yếu dành được thắng lợi.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất hiện vào năm 1920, khi Người gặp chủ nghĩa Mác – Lênin.Tháng 7-1920 Hồ Chí Minh đọc được bản sơ thảo lần thứ nhất “Đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin .Bản đề cương của Lênin đã chỉ cho Hồ Chí Minh thấy con đường giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào mình. Từ những nhận thức về cách mạng Tháng Mười, về Leenin vĩ đại và Quốc tế Cộng sản, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp lần thứ XVIII (1920) Họp ở Tua, Hồ Chí Minh đứng về đa số bỏ phiếu tán thành gia nhâp Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện Hồ Chí Minh tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đánh đấu bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh; tư một chiến sĩ giải phong đân tộc chưa có khuy hướng rõ ràng trở thành một người Cộng sản với tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Mùa xuân năm 1930, chấp thành chỉ thị và chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh xác định Việt Nam “ chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhưng Hồ Chí Minh phân tích nội hàm các cuộc cách mạng này thì đó là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để đi tới xã hội cộng sản. Tháng 1-1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5-1941, Người triệu tập và chủ trì hội nghị lần thứ Tám của Đảng. Hội nghị khẳng định: “ Cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng đân tộc giải phóng” nhưng “Làm cách mạng giải phóng dân tộc rồi không phải ngừng lại, mà phải tiến lên làm tròn nhiệm vụ tư sản dân quyền và chinh phục chính quyền vô sản”. Sau cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Do vậy cách mạng Việt Nam “lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải phóng”, tức là toàn dân Việt Nam phải thực hiện cuộc kháng chiên chống Pháp, bảo vệ nền độc lập vừa mới dành được. Mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Pháp được Hồ Chí Minh nêu rõ trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng (2-1951) là: “Đảng lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến ngày thăng lợi hoàn toàn; tranh lại thông nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn đân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Tháng 7-1954, ta chiến thắng thực đân Pháp, miền Bắc được giải phóng, nhưng đế quốc Mỹ lại nhảy vào miền Nam với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, thực hiện chiến lược toàn cầu của chúng. Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh xác định: “Cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng dưới chế độ dân chủ nhân dân, đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng miền Nam còn tạm thời sống dưới ách thông trị của đế quốc và phong kiến thì nhân đân ta cần phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tôc dân chủ trong điều kiện mới của nước ta”. Như vậy chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương cùng một lúc Đảng ta lãnh đạo hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền của đất nước nhưng đều có mục đích chung trước mắt là hòa bình thống nhất nước nhà để cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.Vào năm 1959 Người đã tổng kết là: “Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Cách mạng đân tộc đân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Chỉ có con đường đó thì Việt Nam mới có độc lập thật sự và nhân dân ta mới có tự do hạnh phúc hoàn hảo. Điều đó không chỉ là chân lý cách mạng Việt Nam mà còn là ý nghĩa của thời đại, như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là môt bộ phân khăn khít của cách mạng vô sản trong phạm vi thế giới; cách mạng giải phóng đân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới dành được thắng lợi hoàn toàn”.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường giải phong duy nhất đúng đắn phù hợp với sự phát triển của xã hội. Các ngả đường cứu nước xuất hiện trước Hồ Chí Minh, từ văn thân sĩ phu, hai cụ Phan đến Việt Nam Quốc dân Đảng mới chỉ nói đến độc lập dân tộc, chưa có sự gắn bó giữa Độc lập dân tộc với tiến bộ xã hội. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại, bế tắc của các xu hướng các ngả đường cứu nước trước Hồ Chí Minh chính là sự tách rời độc lập đân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đường cưu nước gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh đã khắc phục được thiêu sót lớn nhất của các thế hệ đi trước. Con đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên duy nhất đúng đắn và dành thắng lợi trong thực tế chính là vì có sự gắn bó chặt chẽ giữa độc lập đân tộc với chủ nghĩa xã hội. Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh không phải là người đầu tiên nói tới và đấu tranh cho độc lập đân tộc. Nhưng chắc chắn ở Việt Nam, Hồ Chí Minh là người đầu tiên đề cập tới con đường độc lập đân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hơn thế nữa Hồ Chí Minh là người đi tiên phong đóng góp lớn nhất cho cuộc đấu tranh dành con đường đó.
Độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt, là tiền đề và điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc là sự tồn tại, phát triển của dân tộc; trong đó bảo đảm sự thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước .Người đã từng khẳng định: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, song có thể cạn núi có thể mòn;song chân lý ấy không bao giờ thay đổi. Độc lập dân tộc gồm sự độc lập và tự chủ trong việc lựa chọn con đường phát triển và tự mình quyết định vận mệnh của đân tộc mình trong quan hệ hợp tác bình đẳng với các quốc gia, đân tộc khác; không lệ thuộc vào bất kì nước nào, dân tộc nào. Vì vậy độc lập dân tộc thực sự phải là và nhất thiết phải là sự độc lập về chính trị và kinh tế – đó là cơ sở bảo đảm cho độc lập về văn hóa, cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc khi tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với dân chủ, tự do, bình đẳng và hạnh phúc: “ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tư do”. (4) đó là những quyền chính đáng mà “Không ai có thể xâm phạm được”. Người còn chỉ ra rõ: “Nếu nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chả có ý nghĩa gì”.
Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hồ Chí Minh nhân mạnh nhiệm vụ dân tộc, xác định mục tiêu cốt yếu của cách mạng dân tộc đân chủ ở nước ta là giành lại độc lập cho dân tộc, trong khi không quên nhiệm vụ dân chủ nhân dân, song khi thực hiện nhiệm vụ này trước hết phải nhắm phục vụ nhiệm vụ dân tộc. Người kiên trì, nhất quán với quan điểm nay từ khi tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng quan điểm của người được thể hiện rõ trong văn kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do Người soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị Hợp nhất đầu năm 1930.
Chủ nghĩa xã hội là xu hướng tất yếu phát triển của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân theo Hồ Chí Minh thực chất là cách mạng giải phóng đân tộc; muc tiêu cốt yếu, hàng đầu, trực tiếp của cuộc cách mạng này là độc lập dân tộc; song cách mạng không chỉ dừng lại ở đó, mà tiếp tục phát triển lên thành cách mạng xã hội chủ nghĩa để đi đến chủ nghĩa xã hội hay dành Độc lập dân tộc phương hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội; Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu chiến lược lâu dài, cuối cùng.
Chủ nghĩa xã hội là con đường bảo vệ một cách chắc chắn và phát triển có hiệu quả nhưng thành tự của độc lập dân tộc.Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng đân chủ văn minh”.Trong đó, về kinh tế: từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện quản lý đân chủ và phân phối theo lao động, không ngừng nâng cao đời song vật chất và tinh thần của nhân dân, tiến tới thủ tiêu chế độ người bóc lột người; về chính trị: xây dựng chế độ do nhân dân làm chủ dựa trên nền tảng liên minh giữa công nhân, nông đân và tri thức, xây dựng nhà nước của dân, do dân , vì dân; về văn hóa – xã hội: thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; về đối ngoại: thực hiện chính sách hòa bình, hưu nghị, hợp tác và làm bạn với tất cả các nước.
Chủ nghĩa xã hội không chỉ bảo vệ vững chắc thành quả của độc lập dân tộc,mà về cơ bản tạo nên sự phát triển mới về chất của nó.
Để đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng của Hồ Chí Minh. Cần phải xác định tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và sức chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong toàn bộ quá trình cách mạng; Xây dựng và phát huy vai trò Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Củng cố và tăng cường khôi lien minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức trên nền tản khối đại đoàn kết đân tộc.
Đảng với vai trò lãnh đạo của mình, nhất là trong giai đoạn cầm quyền, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam có những trách nhiệm mà không một tổ chức chính trị nào khác có thể thay thế được. Đó là nhưng trách nhiệm sau đây : Hoạch định cương lĩnh chiến lược, đường lối, chủ trương để đưa đất nước phát triển đúng hương lên chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân đân thực hiện cương lĩnh độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam còn có tránh nhiệm lãnh đạo thông qua các công tác kiểm tra, kể cả kiểm tra trong nội bộ bản thân mình và lãnh đạo công tác kiểm tra trong các hệ thống khác của chính trị. Đảng vững mạnh đầy sức chiến đấu, trở thành điều kiện tất yếu bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Đảng biểu thị sức mạnh của giai cấp công nhân. Sức mạnh của Đảng còn được biểu hiện ở đội ngũ cán bộ đảng viên có đủ phẩm chất cần thiết đáp ứng được yêu cầu của cách mạng.
Xây dựng Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ; Xây dựng nhà nước do nhân dân làm chủ nhưng mang bản chất giai cấp công nhân sâu sắc; Mọi hoạt động của Nhà nước đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho nhân dân; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch vững mạnh
Xây dựng khối liên minh công – nông – trí không có nghĩa là chỉ xây dựng nhưng tổ chức dơn lẻ mà là có sự phối hợp chung. Điều này cần có đường lối, chủ trương và chính sách chung. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân có nghĩa là để xây dưng thắng lợi khối liên minh công – nông – trí điều đó có ý nghĩa cốt tử để xây dựng khôi đại đoàn kết toàn dân.
Ngoài tư tưởng độc lập tự chủ gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh còn là một con người độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo. Tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo đã có trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh từ rất sớm, lúc Người còn thiếu thời và mới bước vào tuổi thanh niên. Khi đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo ở Hồ Chí Minh càng được nâng cao và đã trở thành đặc điểm, thành thuộc tính bền vững của phong cách tư duy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh độc lập là không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt trước, không theo đuôi. Tự chủ là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu trách nhiệm trước dân, trước nước, biết làm chủ bản thân và công việc. Hồ Chí Minh đã nên lên tư tưởng lấy sức ta mà giải phóng cho ta. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ một đân tộc khác thì không xứng đáng dành được độc lập. VN bước vào cuộc kháng chiến trong tình trạng “tứ cố vô thân”. Do đó, tự lực cánh sinh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Kết quả của tư tưởng đó, như chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Ta phải làm tự cấp tự túc, dù nó phong tỏa 10 năm, 15 năm ta cũng không sợ”; “Đương đầu trong một cuộc chiến tranh với một nước mạnh như Pháp mà không phải vay mượn, trong lúc chính Pháp lại nợ chồng chất…”.Theo người tự lực cánh sinh chính và kết hợp với sự giúp đỡ của quốc tế là rất quan trọng. Đề cao tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, phát huy nội lực nhưng Hồ Chí Minh lại tìm mọi khả năng tranh thủ ngoại lực, tranh thủ Đồng minh. Người thực hiện sáng tạo lời chỉ dẫn của Lênin và đóng góp một cống hiến quý giá về chủ trương thêm bạn bớt thù trong cách mạng tháng Tám. Hồ Chí Minh đặt cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới nên khi nói tự lực cánh sinh Người vẫn không quên tận lực tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế và luôn có ý thức đấu tranh góp phần vào thắng lợi của phong trào thế giới.
Sáng tạo đổi mới của chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong việc lựa chọn con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam trải qua nhiều năm bôn ba ơ nước ngoài, Hồ Chí Minh được với chủ nghĩa Mác – Lênin và đã nhận ra được con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam là phải đi đến giả phóng cho dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là kết quả quan trọng của tư duy sáng tạo cách mạng của Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn cách mạng. Nó vượt ra khỏi chính trị tư duy của người Việt Nam đương thời và đến với ánh sáng của thời đại mới chủ nghĩa Mác – Lênin; Sự sáng tạo trong cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng nếu toàn đân Việt Nam đoàn kết, đồng lòng và dưới sự lãnh đạo đúng đắn của một chính Đảng cách mạng thì không kẻ thù nào có thể chiến thắng được dân tộc ta. Trong cuộc khởi nghĩa tháng tám năm 1945 chúng ta đã giành được thắng lợi ở Thủ đô Hà Nội là thắng lợi của tư duy đổi mới của Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng, đại đoàn kết toàn dân, già trẻ, gái trai, giàu nghèo,dân tộc, tôn giáo…giải phóng đất nước dành độc lập cho Tổ quốc,cuộc sống tự do hạnh phúc cho nhân dân, nhất là trong năm bắt thời cơ để ra quyết sách trong thắng lợi.. Đân tộc Việt Nam đã tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại trong lịch sử;Sáng tao trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sau cuộc khởi nghĩa năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh lai thể hiện sự sáng tạo của mình. Trước hết là sự sáng tạo trong nhân mạnh nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Sau khi giành chính quyền, vấn đề giữ vững chính quyền và sử dụng chính quyền để thực hiện những nhiệm vụ cách mạng còn khó khăn hơn nhiều. Từ một xã hội vừa trải qua hàng nghin năm dưới chế độ chuyên chế phong kiến, lại mang nặng dấu vết tàn tích của chủ nghĩa thực dân, một vấn đề cấp thiết được đặt ra chính là thực hiện trên thực tế một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Với cương vị của người đứng đầu Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích là vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã tới trung ương đều do dân cử ra. Ngay trong phiên họp đầu tiên của hội đồng chính phủ(3-9-1945). Người đề nghị phải thực hiện cuộc Tổng tuyển cửu tự do trong cả nước, để bên trong thì nhân dân tin tưởng vào chế độ mình, trước thế giới thì có một giá trị pháp lý không ai phủ nhận. Và lần đầu tiên trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, nhân dân ta được tự do đi bầu cử để lự chọn ra những đại biểu xứng đáng của mình. Đây là một bước tiến vĩ đại của chế độ dân chủ nhân dân. Đây là một bước nhảy vọt về chất từ một nhà nước thuộc địa nửa phong kiến quan liêu quân phiệt đến một nhà nước mà toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân không tách rời khỏi quan điểm đúng đắn về bản chất giai cấp và về tính dân tộc của Nhà nước ta. Người khẳng định cơ sở xã hội rộng lớn và vững chắc của Nhà nước ta là khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là nhà nước hòa hợp dân tộc kể cả khi mới thiết lập và cả trong quá trình cách mạng. Từ đó Người coi trong xây dựng các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần chúng cách mạng trong tất cả các thành phần dân tộc, các tầng lớp nhân dân, coi đó là vân đề chiến lược, vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật chính trị của Đảng và Nhà nước ta; Sự sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thể hiện rõ trong quan điểm của Người về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức. Trên cơ sở trung thành với những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin về nhà nước kiểu mới, Người không rập khuôn, máy móc mô hình tổ chức bộ máy nhà nước Xô-viết vào xây dựng nhà nước Việt Nam. Người đã sớm nhận ra rằng, nền dân chủ đại diện theo mô hình của nước Nga Xô-viết lúc đó xác định đơn vị bầu cử là các tổ chức sản xuất, công tác, các tổ chức chính trị xã hội... để tạo ra các Xô-viết, điều đó không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Tuy nhiên, Người cũng đã tiếp thu những giá trị cơ bản của nền dân chủ Xô-viết, cũng như chắt lọc những tinh túy trong các nền dân chủ khác trên thế giới, từ đó chủ trương tổ chức bầu cử ở Việt Nam theo đơn vị hành chính dân cư nhằm lựa chọn các đại biểu vừa theo đơn vị hành chính dân cư, vừa theo đại diện các tổ chức, ngành giới, tầng lớp nhân dân. Thực tiễn Việt Nam đã và đang khẳng định mô thức đó là phù hợp; Trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không rập khuôn theo mô hình nhà nước Xô-viết, mà tiếp thu các hạt nhân hợp lý, đồng thời học tập kinh nghiệm và kỹ thuật tổ chức nền hành chính quốc gia của các nước tiên tiến trên thế giới, từ đó tiến hành tổ chức xây dựng và không ngừng cải cách, chỉnh đốn bộ máy hành chính nhà nước phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đó là bộ máy vừa có sự phân công, vừa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữa trung ương với địa phương, cơ sở... để thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất; Sự sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện trong quan điểm xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước thực sự là công bộc của dân. Đó là đội ngũ cán bộ, công chức có tiêu chuẩn chức danh rõ ràng và được tuyển dụng một cách khoa học; không những tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, có phẩm chất và năng lực thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước, mà còn thực sự có tác phong quần chúng, gần dân, hiểu dân và suốt đời phụng sự nhân dân. Người coi việc thường xuyên làm trong sạch đội ngũ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc của cán bộ, công chức là khâu có ý nghĩa quyết định trong xây dựng Nhà nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng phương thức hoạt động của nhà nước là bằng pháp luật, thông qua pháp luật để quản lý xã hội. Song, nhà nước kiểu mới ở Việt Nam vừa là thành quả, vừa là công cụ chính trị mạnh mẽ nhất của sự nghiệp cách mạng, do đó phải kết hợp hữu cơ giữa pháp trị với đức trị. Ở trong một đất nước mà chế độ quân chủ chuyên chế đã thống trị hàng nghìn năm như Việt Nam, thì việc Người đưa ra vấn đề: "Trăm điều phải có thần linh pháp quyền" chính là một tuyên ngôn đầy sáng tạo, Người rất coi trọng pháp luật và giữ kỷ cương phép nước, song không sính làm luật và nhấn mạnh vấn đề pháp luật phải vì con người, tránh tình trạng "luật rừng", nhưng cũng phải tránh cả tình trạng "rừng luật". Theo Người, chỉ khi Nhà nước giải quyết mọi vấn đề xã hội một cách vừa vẹn lý, vừa thấu tình, làm cho pháp luật thực sự là công cụ bảo vệ nhân dân lao động thì mới thực sự là một nhà nước pháp quyền kết tinh những giá trị nhân đạo và nhân văn cao cả. Sự sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới còn là quan điểm về xây dựng Đảng ta thực sự trở thành Đảng cầm quyền. Trong mọi thời kỳ cách mạng, Người luôn đặc biệt coi trọng vai trò lãnh đạo của ĐảngCộng sản đối với Nhà nước cũng như đối với toàn xã hội. Đó là một Đảng cầm quyền, Đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, nhưng không cai trị hoặc làm thay Nhà nước;Tóm lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh là kiến trúc sư vĩ đại của Nhà nước Việt Nam kiểu mới. Sự ra đời và phát triển của nhà nước kiểu mới ở Việt Nam vừa là thành quả của sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, vừa là kết quả sự sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những luận điểm cơ bản của Người về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam vẫn giữ nguyên giá trị để chúng ta tiếp tục phát triển sáng tạo những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng Nhà nước Việt Nam của dân, do dân, vì dân trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Thế kỷ XXI mở đầu thiên niên kỷ thứ ba của một thế giới đầy biến động, cũng đồng thời mở ra một kỷ nguyên hội nhập, đua tranh gay gắt của cộng đồng quốc tế. Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, với tất cả mặt tích cực và tiêu cực, bất trắc; dù cho ai đó bị lóa mắt bởi những bộ áo cánh sặc sỡ của chủ nghĩa tư bản thì hệ giá trị ấy - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong ý thức và trong hành động vẫn là mục tiêu, lư tưởng, là quốc bảo phù hợp xu thế thời đại. Mãi mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bước vào thế kỷ XXI, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, đòi hỏi Đảng ta phải vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới; kiên định con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
Trong công cuộc đổi mới đất nước. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn, và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25401.doc