Tiểu luận Phân tích nhân đinh của Nhà nghiên cứu Hélène Tourmaire viết: Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật

Trong cuộc xung đột Việt - Pháp, giữa hai giải pháp hòa bình và bạo lực, Hồ Chí Minh luôn luôn chọn giải pháp hòa bình, nên Người đã chấp nhận thỏa hiệp, nhân nhượng: ký Hiệp định sơ bộ 6.3 rồi "Tạm ước 14.9; không quản bất trắc, hiểm nguy, Người sang tận thủ đô nước Pháp để tìm kiếm hòa bình. Rất tiếc, thiện chí đó đã không được đáp lại. Đến khi đối phương buộc chúng ta phải cầm súng đứng lên tự vệ, Người đã luôn luôn giáo dục chúng ta biết phân biệt bọn thực dân xâm lược phản động Pháp với nhân dân Pháp yêu chuộng hòa bình và công lý. Người đã tìm mọi cách để hạn chế đến mức thấp nhất những thương vong trên chiến trường, cho quân ta và cho cả quân địch. Người nói một cách xúc động: "Trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt đều là máu, người Pháp hay là người Việt đều là người". Người nhắc nhở mục tiêu của chúng ta là đánh bại, đánh sập ý chí xâm lược của địch chứ không phải là đánh tiêu diệt hoàn toàn chúng trên chiến trường. Ta hiểu vì sao Người không tán thành cách gọi một trận đánh chết nhiều người là một trận đánh "đẹp"! Người nói: "Đánh mà thắng là giỏi, nhưng không đánh mà thắng lại giỏi hơn", nên theo binh pháp của cha ông, "đánh vào lòng người là hơn hết, đánh vào thành trì là thứ hai", vì vậy Người tất coi trọng địch vận, ngụy vận, coi "khéo ngụy vận thì đó cũng là một cách tiêu diệt sinh lực địch".

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích nhân đinh của Nhà nghiên cứu Hélène Tourmaire viết: Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TẬP LỚN Đề bài: Nhà nghiên cứu Hélène Tourmaire, một nhà văn và cũng là nhà báo viết: “Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, long nhân từ của Chúa, tinh than nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ gia tộc. Tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.”. Hãy phân tích nhận xét trên? Hà Nội, tháng 4 năm 2010 I. HỒ CHÍ MINH, NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI Trong khóa họp 24 của Đại hội đồng UNESCO vào tháng 10-11 năm 1987 tại Paris, Đại hội đồng UNESCO đã vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, , người “tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử”. Hồ Chí Minh và những cống hiến của Người đã đi vào lịch sử thế giới hiện đại. Tên tuổi, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức cách mạng vẹn toàn của Người luôn được trân trọng trong ký ức của mỗi người, dù Hồ Chí Minh đã rời xa chúng ta để trở về với cõi vĩnh hằng gần 40 năm. Cuộc đời của Người thực sự là một tấm gương sáng chói của những phẩm chất đạo đức cách mạng cao cả và nhân đạo nhất, và “chỉ có ít nhân vật lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay từ khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”. Trang bìa của TIME, số ra ngày 22-10-1954 Hồ Chí Minh đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế vì những đóng góp của Người cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và những tiến bộ xã hội cũng như tấm gương sang chói về đạo đức, nhân cách và tư tưởng mang tầm thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giáo sư Sử học William J.Duiker viết trong công trình vĩ đại về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ thiên tài nhưng vô cùng giản dị, rất gần gũi với cuộc sống của người lao động và đặc biệt hơn, Người là một chính khách lỗi lạc, biết kết hợp tài tình nghệ thuật lãnh đạo để đưa con thuyền cách mạng Việt Nam mau chóng tới đích”. Còn trên tờ Time (Mỹ), nhà báo, tác giả cuốn “Việt Nam - một thiên sử” Stanley Karnow viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Một thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn, Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh hiền lành, giản dị. Nhưng Người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một nhà dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất: mang lại độc lập tự do cho dân tộc mình. Không quá cường điệu khi Hélène Tourmaire, một nhà văn và cũng là nhà báo viết: “Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, long nhân từ của Chúa, tinh than nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ gia tộc. Tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.” II. NHÂN CÁCH, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI HỒ CHÍ MINH Câu nói của nhà văn, nhà báo Hélène Tourmaire đã nói lên được một cách toàn diện về hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người Lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. “Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, long nhân từ của Chúa, tinh than nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ gia tộc. Tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.”; những điều đó đã được minh chứng trong suốt cuộc đời của Bác, từ khi Bác lên tàu ra đi tìm đường cứu nước cho tới những ngày trở về hoạt động cách mạng tại chiến khu Việt Bắc, cũng như trong thời kỳ xây dựng, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam sau này. Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khó, không mệt mỏi của Hồ Chí Minh tượng trưng cho khí phách cách mạng ngoan cường, cho ý chí bất khuất, tính kiên trì, bền bỉ trong đấu tranh, thái độ ứng xử điêu luyện về chính trị, bình tĩnh nhưng đầy quyết đoán trong những tình thế gay go, quyết liệt, đã trở thành niềm hy vọng của tất cả các dân tộc yêu chuộng tự do, công lý, hoà bình trên toàn thế giới. Đồng thời, đức hy sinh, lòng tận tụy và sự bao dung, khoan hoà của Người thể hiện trong tư tưởng, trong hành động, trong từng mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế “đã làm cho ngay cả quân thù cũng phải khâm phục”.          Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với học thuyết của C.Mác và Ph. Angghen, đến với tư tưởng của V.I Lênin, từ thân phận của một người mất nước, một người dân thuộc địa, một người được hấp thu nền học vấn và triết lý phương Đông, rồi được bổ sung văn hóa và triết lý phương Tây, trước hết là văn hóa Pháp. Con người ấy, so với C.Mác, Ph Angghen và V. I Lênin, thì trải nhiều oan nghiệt, cay đắng về thân phận cá nhân hơn nhiều. Từ thân phận ấy, Hồ Chí Minh dễ có sự thông cảm sâu sắc hơn và mãnh liệt hơn với người dân thuộc địa nói riêng và những người lao động nghèo khổ, những dân tộc đang bị nô lệ, bị giày xéo phải gánh chịu áp bức, bất công trên thế giới nói chung. Sự cảm thông ấy không chỉ dừng lại ở thân phận cá nhân để nhìn ngắm và suy đoán về thế giới, mà đã vượt khỏi chính mình để có được cái tầm cao của người chiến sỹ cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Lựa chọn một con đường đi đúng, Người đã giành cả cuộc đời mình để kiên trì thực hiện hoài bão: Độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Người không chỉ cảm nhận nỗi đau thân phận mất nước của đồng bào mình, dân tộc mình, Người còn “phân giải được những nguồn gốc của quyền lực, và mang trong máu thịt của mình những nỗi thống khổ của một người dân thuộc địa”. Để rồi, trong suốt hơn 50 năm hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh “đã kiên trì đi theo con đường cách mạng nhằm lật đổ chủ nghĩa đế quốc và xây dựng một xã hội mới dựa trên lợi ích của nhân dân”. Là hiện thân của tinh thần yêu tự do, khả năng chịu đựng qua những thử thách khắc nghiệt, trải qua hơn một nửa thế kỷ đầy gian truân tìm đường và lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện con đường đã lựa chọn: Độc lập dân tộc và CNXH, Hồ Chí Minh đã không một giây phút nghỉ ngơi. Hướng vào những mục đích chiến đấu cao thượng, Người đã không chỉ gieo hạt giống cho cuộc đấu tranh đòi giải phóng của nhân dân Việt Nam, mà Người còn gieo hạt giống cho cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì dân chủ và công lý ở tất cả các nơi nhân dân đang bị áp bức, bóc lột. Hồ Chí Minh và cuộc đấu tranh kiên trì, bền bỉ của Người vì một ngày mai tươi sáng của dân tộc Việt Nam, vì một khát vọng hoà bình, dân chủ trên khắp hành tinh, đã khiến “cả bè bạn lẫn kẻ thù đều phải công nhận rằng Người là một nhân vật xuất chúng, đã quên mình hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.  Những năm 1945-1946, nước Việt Nam non trẻ ở trong giai đoạn “thù trong giặc ngoài”: Thực dân Pháp trở lại miền Nam (với sự trợ giúp của quân Anh), Tàu Tưởng kéo mấy chục vạn quân vào miền Bắc với âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân vừa thành lập, như chính viên trung tướng Tiêu Văn đã tuyên bố - "tiêu diệt Việt Minh trước, giải giáp quân Nhật sau". Không một quốc gia nào công nhận nền độc lập của một đất nước nhỏ bé ở bán đảo Đông Dương, nơi vừa thoát khỏi bàn tay “bảo hộ” của “mẫu quốc Pháp”. Trong nước, chính quyền non trẻ với vài nghìn đảng viên phải đối diện với các khó khăn trầm trọng về kinh tế - tài chính và an ninh: Nạn đói hoành hành, sự nổi lên của các nhóm Việt gian bán nước, cấu kết với bên ngoài, làm cho tình hình đối nội đối ngoại càng phức tạp thêm. Bác Hồ trong chuyến đi Pháp năm 1945. (Ảnh tư liệu) Trước tình hình đó, Bác chủ trương hòa hoãn với Tưởng để kìm chân Pháp rồi sau đó là hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng. Nhờ đó, đất nước ta thoát khỏi sự uy hiếp cùng lúc của hai kẻ thù mạnh, đuổi được hai mươi vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc mà không tốn một viên đạn, đồng thời có được sự công nhận về ngoại giao của Pháp đối với nước ta. Tháng 1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị sang thăm Liên Xô, Trung Quốc nhằm phát triển quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế, giúp ta đẩy nhanh cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Chuyến đi bí mật đầy gian lao, nguy hiểm, song cũng hết sức mưu lược, tài trí của Chủ tịch Hồ Chí Minh kết thúc tốt đẹp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Liên Xô, Trung Quốc hiểu rõ hơn thực chất của Cách mạng Việt Nam và sự uyển chuyển của đường lối chiến lược và sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương trong tiến trình Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần làm bạn bè quốc tế nhận thức rõ hơn về Cách mạng Việt Nam. Nhờ đó đã dấy lên một phong trào ủng hộ Cách mạng Việt Nam ngày càng lan rộng về cả tinh thần và vật chất đối với cuộc kháng chiến chống Pháp. "Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng bác ái". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói như vậy, và chính Người là biểu tượng, là tinh hoa của khoan dung, nhân ái Việt Nam.  Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh biểu hiện ở lòng yêu thương mênh mông, sâu sắc đối với con người, ở niềm tin vào phần tốt đẹp, phần thiện trong mỗi con người, dù nhất thời họ có lầm lạc, còn nhỏ nhen, thấp kém; từ đó Người nhắc nhở chúng ta "phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi". "Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải dùng tình thân ái mà cảm hóa họ". Đối với những quan lại cũ, cả với những người từng có nợ máu với cách mạng, Người cũng khuyên "không nên đào bới những chuyện cũ ra làm án mới,... mà nên dùng chính sách cảm hóa, khoan dung". Để làm được điều đó, Người nhắc nhở chúng ta phải vượt qua những thiên kiến, hẹp hòi. "Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu".  Chính sách đại đoàn kết và tấm lòng khoan dung, độ lượng của Bác Hồ đã làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ của kẻ thù, đã cảm hoá được nhiều nhân sĩ, trí thức có tên tuổi, kể cả các quan lại cao cấp của chế độ cũ, một lòng một dạ đi theo cách mạng và kháng chiến, không quản ngại gian khổ, hy sinh. Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh biểu hiện ở thái độ trân trọng, cái nhìn rộng lượng đối với những giá trị khác nhau của văn hoá nhân loại, là chấp nhận giao lưu, đối thoại, tìm ra cái chung, nhằm đạt tới sự hoà đồng, cùng phát triển. Hồ Chí Minh xa lạ với mọi thói kỳ thị văn hoá. Trong khi chống Pháp, Người vẫn yêu mến và đề cao văn hoá Pháp; chống Mỹ và vẫn ca ngợi truyền thống đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân Mỹ. Bản thân Người là hình ảnh kết tinh của tinh hoa văn hóa nhân loại Đông và Tây. Trong một thế giới cộng sinh về văn hóa, có sự giao lưu giữa cái chung và cái riêng, cái đồng nhất và cái dị biệt, khoan dung Hồ Chí Minh là chấp nhận đối thoại về giá trị, là truy tìm cái chung, cái nhân loại để hòa đồng. Người đã viết: "Tuy phong tục mỗi dân tộc mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau. ấy là dân nào cũng ưa sự lành, ghét sự dữ". Trong cuộc xung đột Việt - Pháp, giữa hai giải pháp hòa bình và bạo lực, Hồ Chí Minh luôn luôn chọn giải pháp hòa bình, nên Người đã chấp nhận thỏa hiệp, nhân nhượng: ký Hiệp định sơ bộ 6.3 rồi "Tạm ước 14.9; không quản bất trắc, hiểm nguy, Người sang tận thủ đô nước Pháp để tìm kiếm hòa bình. Rất tiếc, thiện chí đó đã không được đáp lại. Đến khi đối phương buộc chúng ta phải cầm súng đứng lên tự vệ, Người đã luôn luôn giáo dục chúng ta biết phân biệt bọn thực dân xâm lược phản động Pháp với nhân dân Pháp yêu chuộng hòa bình và công lý. Người đã tìm mọi cách để hạn chế đến mức thấp nhất những thương vong trên chiến trường, cho quân ta và cho cả quân địch. Người nói một cách xúc động: "Trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt đều là máu, người Pháp hay là người Việt đều là người". Người nhắc nhở mục tiêu của chúng ta là đánh bại, đánh sập ý chí xâm lược của địch chứ không phải là đánh tiêu diệt hoàn toàn chúng trên chiến trường. Ta hiểu vì sao Người không tán thành cách gọi một trận đánh chết nhiều người là một trận đánh "đẹp"! Người nói: "Đánh mà thắng là giỏi, nhưng không đánh mà thắng lại giỏi hơn", nên theo binh pháp của cha ông, "đánh vào lòng người là hơn hết, đánh vào thành trì là thứ hai", vì vậy Người tất coi trọng địch vận, ngụy vận, coi "khéo ngụy vận thì đó cũng là một cách tiêu diệt sinh lực địch".  Đối với những tù binh và thường dân Pháp bị ta bắt trong chiến tranh, Người kêu gọi đồng bào và chiến sĩ ta phải nêu cao lý tưởng chính nghĩa, nhân đạo, phải đối xử khoan hồng đối với họ để "cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước". Người chỉ thị cho Bộ tài chính của ta cấp cho mỗi người lính hay thường dân Pháp bị bắt 200 đồng/mỗi tháng, trong khi mức ăn của bộ đội ta chỉ có 150 đồng/tháng, với lý do "ta có thể chịu kham khổ được, nhưng đối với họ cần phải rộng rãi hơn". Một lần đến thăm trại tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới, thấy một đại úy quân y Pháp ở trần, đang run lên vì lạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cởi chiếc áo người đang mặc, trao cho anh ta. Trong thư gửi cho tướng R.Xalăng, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, (6-1947), một người đã từng tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt chuyến Người sang thăm nước Pháp, đã từng được Người coi là bạn, có đoạn viết: "Chúng ta đã từng là những người bạn tốt... Nhưng hoàn cảnh ngoài ý muốn đã biến chúng ta thành hai kẻ đối địch. Điều đó thật đáng tiếc!... Vì chúng ta buộc phải chiến đấu, thì các ngài hãy tỏ ra là những chiến binh hào hiệp, những đối thủ quân tử, trong khi chờ đợi chúng ta trở thành bạn hữu của nhau".  Kết hợp khát vọng giải phóng nhân dân lao động với lý tưởng của những người cộng sản, vì một chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) dân chủ ngàn lần hơn dân chủ tư sản, đức hy sinh cao đẹp, trí tuệ uyên bác, sự liêm khiết, giản dị, cách đối nhân xử thế bao dung, nhân ái mang đậm chất Á Đông của Người, được nhân dân thế giới khâm phục và tôn kính. Hồ Chí Minh là một con người vĩ đại, và điều làm nên sự vĩ đại của Hồ Chí Minh chính là tinh thần: trung với nước, hiếu với dân, lòng yêu thương con con người, sống cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, sự trong sáng trong tư tưởng, chân thành trong hành động của một người theo chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Với sự kết hợp những đức tính quý báu đó, Người là   một hình ảnh mẫu mực, tượng trưng cho dân tộc mình - một dân tộc anh hùng, yêu lao động, yêu hoà bình, có lòng tự hào dân tộc chân chính, hết sức coi trọng những giá trị tinh thần của dân tộc mình, nhưng không hề cực đoan, hay coi nhẹ những giá trị tinh thần của dân tộc khác.          Kế thừa những tư tưởng đạo đức truyền thống như cần cù, giản dị, gắn kết cộng đồng, yêu thương con người, sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, v.v... Hồ Chí Minh đã nâng những đức tính quý báu đó lên một tầm cao mới dưới ánh sáng tư tưởng đạo đức học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong hành trình hoạt động cách mạng để thực hiện hoài bão của mình, Hồ Chí Minh là một trong những vị lãnh tụ cộng sản có điều kiện được đi nhiều nơi trên thế giới và từ những khảo nghiệm thực tiễn đó, Người đã không chỉ làm giàu tri thức cho bản thân mình, mà còn thâu thái được những tinh hoa của tư tưởng đạo đức phương Tây. Đồng thời, từ những hoạt động thực tiễn, Người cũng nhận thức được rằng: Trước thời đại cách mạng vô sản, các học thuyết đạo đức, dù đã nói nhiều về lòng yêu thương con người, tôn trọng con người, nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành một người cộng sản, hướng con đường cứu nước của mình theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã nhận thức được sự vĩ đại của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong lý tưởng và tấm gương đạo đức của những người cộng sản (Lênin). Kiên trì những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản, kiên cường trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc, không chỉ đấu tranh vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Người còn đồng thời cổ vũ các dân tộc khác vùng lên đấu tranh để tự giải phóng mình, giải phóng nhân loại. Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã luôn phấn đấu cho sự đoàn kết của tất cả các lực lượng chống đế quốc, thực dân, cho cuộc đấu tranh vì độc lập tự do và sự phát triển hữu nghị, bền vững giữa các dân tộc ấy “trên con đường tiến bộ - con đường hoà bình trên toàn thế giới”, và chính vì vậy, “Người đã trở thành biểu tượng rực rỡ của cuộc chiến đấu giành tự do. Là mẫu mực xuất chúng về mọi đức tính của con người và mọi đức tính xã hội chủ nghĩa” và là một “vị Thánh cộng sản” trong thời đại mới.              Hồ Chí Minh đã rời xa chúng ta, nhưng dù làm công việc gì và đang ở nơi đâu, dù là người làm thuê trên tàu Amiran Latútsơ Trêvin ngày nào, hay khi đã trở thành một vị nguyên thủ quốc gia, thì với Hồ Chí Minh, điều mà Người “yêu nhất vẫn là cái thiện”, điều mà Người “ghét nhất vẫn là cái ác” và điều mà Người “mong nhất vẫn là nền độc lập của nước tôi và của tất cả các nước trên hoàn cầu” (Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của báo Bạn Chiến đấu, ngày 25/5/1948). Điều mà Hồ Chí Minh muốn truyền bá, đó chính là hình ảnh một con người mới “hết lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân”, vì nhân dân mà phục vụ, điều mà Người khắc sâu trong tâm khảm cả một dân tộc, trong bạn bè, anh em, đồng chí, thậm chí cả những người đã từng là kẻ thù của Người, đó chính là “nền đạo đức trong sáng, một nền đạo đức cao quý mà không có nó thì mọi cuộc cách mạng đều sẽ không thành”. Như một thiên anh hùng ca huyền thoại, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hoà của những phẩm giá cao quý nhất, “những phẩm giá mà cái xã hội và chế độ đế quốc chủ nghĩa luôn luôn muốn phá huỷ”, bởi vì sức sống mãnh liệt và “chính tấm gương của con người mới này - một con người xa lạ với mọi thứ chủ nghĩa cá nhân - con người không thể thiếu được, hiện thân của mọi cái gì là xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là hình ảnh của con người của tương lai” sẽ trường tồn cùng lịch sử.            Từ yêu nước, thương dân, Người ra đi tìm đường cứu nước. Từ việc lựa chọn một mô hình tổ chức nhà nước mà tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, Người đã dành tâm huyết cho việc sáng lập, xây dựng và củng cố một chính Đảng vô sản kiểu mới trong sạch vững mạnh, một nhà nước của dân, do dân, vì dân, v.v…và cũng chính từ việc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, vũ khí tư tưởng trong thời đại mới, Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu, tu dưỡng để trở thành một người cộng sản chân chính. Vì vậy, cuộc đời và nhân cách hoàn hảo của Người kết tinh những giá trị cao quý nhất của nhân loại ngày nay đã hấp dẫn hết thảy, và cho dù “rất ít người đã và sẽ làm được như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng ai cũng có thể học tập được từ tấm gương của Người để làm người cách mạng, người dân tốt hơn” . III. KẾT LUẬN Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân của thế kỷ XX, là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp truyền thống văn hiến của dân tộc với tinh hoa văn hoá của nhân loại. Kế thừa những tư tưởng đạo đức truyền thống như cần cù, giản dị, gắn kết cộng đồng, yêu thương con người, sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, v.v... Hồ Chí Minh đã nâng những đức tính quý báu đó lên một tầm cao mới dưới ánh sáng tư tưởng đạo đức học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong hành trình hoạt động cách mạng để thực hiện hoài bão của mình, Hồ Chí Minh là một trong những vị lãnh tụ cộng sản có điều kiện được đi nhiều nơi trên thế giới và từ những khảo nghiệm thực tiễn đó, Người đã không chỉ làm giàu tri thức cho bản thân mình, mà còn thâu thái được những tinh hoa của tư tưởng đạo đức phương Tây. Đồng thời, từ những hoạt động thực tiễn, Người cũng nhận thức được rằng: Trước thời đại cách mạng vô sản, các học thuyết đạo đức, dù đã nói nhiều về lòng yêu thương con người, tôn trọng con người, nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành một người cộng sản, hướng con đường cứu nước của mình theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã nhận thức được sự vĩ đại của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong lý tưởng và tấm gương đạo đức của những người cộng sản (Lênin). Từ đó, Người đã dành trọn tâm huyết của mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại của một người cộng sản chân chính. Câu nói của nhà văn, nhà báo Hélène Tourmaire đã cho thấy hình ảnh một Hồ Chí Minh vĩ đại, một vị lãnh tụ mang trong mình những đặc điểm của thời đại, những đức tính tốt đẹp của dân tộc. Hồ Chí Minh và ánh sáng Người đem lại cho nhân loại cần lao qua hơn nửa thế kỷ đấu tranh bền bỉ, không một chút lợi riêng tư, thật là vĩ đại. Người trở thành vĩ đại không chỉ bởi tài lãnh đạo, đức hy sinh, tình yêu thương vô bờ bến với nhân dân, sự kiên định và lòng dũng cảm, kiên trung trong cuộc đấu tranh lâu dài, vì một nước Việt Nam độc lập, hoà bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, Người còn vĩ đại ở trí tuệ mẫn tiệp, sự lựa chọn chính xác và quyết đoán, chủ nghĩa nhân văn mang đậm cốt cách tâm hồn Việt của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25414.doc
Tài liệu liên quan