Vượt qua hai cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ với những chiến thắng vĩ đại, chúng ta đồng thời cũng phải mang trên mình những vết thương không dễ hàn gắn trong một sớm, một chiều. Một nền kinh tế kiệt quệ, một đất nước bị tàn phá, nhiều thế hệ thanh niên ưu tú ngã xuống trên chiến trường, hàng triệu nạn nhân chiến tranh, sự thù nghịch và hàng chục năm cấm vận, cùng với đó sự đeo bám dai dẳng của tập quán, của lối suy nghĩ tiểu nông tư hữu, của sản xuất nhỏ, đặc biệt là sự tồn tạo của tư duy chủ quan, duy ý chí và quá "say sưa chiến thắng" trong khi hoạch định các kế hoạch phục hồi và phát triển. Tất cả đã tạo nên một "sức ì", một sự trì trệ mà đến Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã rút ra những bài học quý giá để chấn hưng và phát triển đất nước trong một thế giới đã chứa đựng nhiều biến động so với những năm tháng chúng ta giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (khoá VI), lần đầu tiên khái niệm "định hướng XHCN" được đặt ra, khái niệm đó tiếp tục được tổng kết về mặt thực tiễn, nghiên cứu về mặt lý luận, từng bước hoàn thiện về nội hàm trong các Văn kiện Đại hội Đảng, trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương các khoá tiếp theo. Là một khái niệm mới, nhưng mang tính hiện thực, trong điều kiện "vừa học, vừa làm, vừa tổng kết, vừa suy nghĩ", định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước thể hiện tính đúng đắn qua các thành tựu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Các thành tựu ấy là bằng chứng cụ thể, thuyết phục, chứng minh định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đối với dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 21.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích nhận định: Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự cường đổi mới và sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à qua đó, thúc đẩy cách mạng chính quốc.
(Chú thích:
Hồ Chí Minh truyện, Bản dịch Trung văn, Bán nguyệt xã, Thượng Hải, tháng 6-1949
Hồ Chí Minh toàn tập tập 1, trang 464-465
Hồ Chí Minh toàn tập tập 12, trang 554
Xem: Hồ Chí Minh trong trái tim nhân loại, Nxb Lao động - Quân đội nhân dân, 1992 )
+)Khi phân tích xã hội của các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách sáng tạo, chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản của các nước thuộc địa, đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc, thực dân thống trị và bè lũ tay sai với toàn thể nhân dân, dân tộc, không phân biệt giai cấp, tôn giáo... Theo Người, ở Việt Nam cũng như ở các nước phương Đông, do trình độ sản xuất kém phát triển nên sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp không giống như ở các nước phương Tây. Từ đó, Người có quan điểm hết sức sáng tạo là gắn chủ nghĩa dân tộc chân chính với chủ nghĩa quốc tế, và nêu lên luận điểm: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Người còn cho rằng, chủ nghĩa dân tộc nhân danh Quốc tế Cộng sản là "một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời".
+)Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Người khẳng định, phải đi từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp; dân tộc không thoát khỏi kiếp ngựa trâu thì ngàn năm giai cấp cũng không được giải phóng. Đường lối của cách mạng Việt Nam là đi từ giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội; kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Động lực cơ bản của toàn bộ sự nghiệp cách mạng đó là đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
+)Cũng từ luận điểm cơ bản đó, Hồ Chí Minh đã có những phát hiện sáng tạo về Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông dân chiếm đa số dân cư; xác định quy luật hình thành của Đảng là kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước". Đảng vừa đại diện cho lợi ích của giai cấp, vừa đại diện cho lợi ích của dân tộc.
+)Cũng từ luận điểm cơ bản đó, Hồ Chí Minh đã có những phát hiện sáng tạo về Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông dân chiếm đa số dân cư; xác định quy luật hình thành của Đảng là kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước". Đảng vừa đại diện cho lợi ích của giai cấp, vừa đại diện cho lợi ích của dân tộc.
+)Trên cơ sở kế thừa truyền thống quân sự của dân tộc, học tập kinh nghiệm hoạt động quân sự của thế giới và của các Đảng anh em, tổng kết thực tiễn đấu tranh vũ trang, chiến tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra học thuyết quân sự hiện đại của Việt Nam. Trong đó, nổi bật là quan điểm về chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ; về xây dựng lực lượng vũ trang toàn dân với ba thứ quân chủ lực, địa phương, dân quân tự vệ; về nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, hiện đại...
+)Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nên nền chuyên chính vô sản. Vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, một cuộc cách mạng từ giải phóng dân tộc mà phát triển lên, Hồ Chí Minh cho rằng, "mục đích của Quốc tế Cộng sản là làm thế giới vô sản cách mạng, thiết lập vô sản chuyên chính", nhưng chúng ta phải căn cứ vào trình độ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước mà đề ra đường lối, chiến lược cách mạng phù hợp, "chứ không phải nước nào cũng phải làm cách mạng vô sản, lập chuyên chính như nhau". Vì vậy, ngay từ Chánh cương vắn tắt (1930), Người đã nêu: Thiết lập Chính phủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông. Tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5-1941), Người đề ra chủ trương thành lập "một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần Tân dân chủ. Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng một giai cấp nào, mà của chung toàn thể dân tộc".
+)Về vấn đề chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trước hết, Người khẳng định: Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, chúng ta nhất định phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta mới thực sự giải phóng được dân tộc, xã hội và con người. Vì vậy, chủ trương tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược (miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng dân tộc dân chủ) là một sáng tạo lớn, có tính cách mạng cao và phù hợp với thực tiễn đất nước.
Người chỉ rõ bản chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là "đánh thắng lạc hậu và bần cùng, để xây dựng hạnh phúc muôn đời cho nhân dân ta, cho con cháu ta"(1). Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là "từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa... Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến"(2).
(Chú thích:
Hồ Chí Minh toàn tập 10, trang 292.
Hồ Chí Minh toàn tập 10, trang 13.)
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lê-nin nằm trong sự thống nhất hữu cơ; cả hai đều là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta. Chúng ta không thể lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin thay cho tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như không thể hiểu và quán triệt, vận dụng sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh nếu không nắm vững chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
2. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam
2.1) Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Sau khi tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc cho nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã xúc tiến thành lập một chính Đảng cách mạng chân chính ở Việt Nam và Người đã cùng Trung ương Đảng ta trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đất nước, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng nhân loại cần lao, thoát khỏi mọi áp bức, bất công, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Cũng chính vì vậy mà vần đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam đã được Người quan tâm, nung nấu suốt cả đời. Đề cập đến tư tưởng của Người về vấn đề nêu trên, chúng tôi xin trình bày khái quát một số quan điểm lớn sau đây:
Thứ nhất, giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam - một nước thuộc địa nửa phong kiến, trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đuổi quân xâm lược, đánh đổ bọn tay sai, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hoà bình và thống nhất đất nước.
Độc lập, tự do, hoà bình và thống nhất đất nước là khát vọng cháy bỏng của người dân mất nước. Bởi, mất nước là mất tất cả. Sống trong cảnh nước mất, nhà tan, mọi quyền lực nằm trong tay quân xâm lược và bọn tay sai thì quyền sống của con người cũng bị đe doạ chứ nói gì đến quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của mọi người. Nếu có, đó chỉ là thứ tự do cướp bóc, bắt bớ, giết hại và tù đày của quân xâm lược và bọn tay sai. Chính vì vậy mà “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, một trong những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam đã trở thành chân lý của dân tộc Việt Nam và của cả nhân loại có lương tri.
Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân – tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã trở thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó được quán triệt trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam và nó được thể hiện nổi bật trong các thời điểm có tính bước ngoặt lịch sử.
Năm 1945, đứng trước thời cơ mới của cách mạng nước ta, khi nói chuyện với đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh khẳng định: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập”.
Năm 1966, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do” (1).
Hồ Chí Minh coi mục tiêu đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của đồng bào là lẽ sống của mình. Quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền con người và độc lập là điều kiện tiên quyết để mang lại hạnh phúc cho mọi người dân của đất nước mình. Đồng thời, độc lập dân tộc còn là điều kiện để dân tộc Việt Nam được quyền sống bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới và các dân tộc trong nước ta được chung sống bên nhau một cách bình đẳng, hoà thuận và cùng nhau đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Thứ hai, sau khi giành được độc lập dân tộc phải đưa đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người, mọi dân tộc.
Giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam nếu chỉ dừng lại ở cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân thì sự nghiệp cách mạng đó mới chỉ đi được một chặng đường ngắn mà thôi. Bởi có độc lập, có tự do mà nhân dân vẫn đói khổ, thì nền độc lập tự do ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Hồ Chí Minh đã thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét và tủi nhục của nhân dân các dân tộc Việt Nam trong thời thực dân, phong kiến. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định của sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người, theo Hồ Chí Minh là phải xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc thật sự cho tất cả mọi người.
(Chú thích :
1. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, trang 110)
Đó là ước nguyện, là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh và là ước nguyện mong mỏi bao đời nay của nhân dân các dân tộc Việt Nam. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” (1)
Thực hiện được ước nguyện đó, theo Hồ Chí Minh chính là nhằm giải quyết một cách triệt để và thiết thực vấn đề dân tộc ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Thế nhưng đi về đâu và xây dựng một xã hội như thế nào để thực hiện được ước nguyện đó nhân dân các dân tộc Việt Nam cũng như cho cả nhân loại bị áp bức, bóc lột? Đó là điều trăn trở, ưu tư không chỉ ở Hồ Chí Minh mà ở tất cả những người có lương tri, trọng đạo lý, trọng nghĩa tình khác. Sự bắt gặp và điểm tương đồng trong tư duy giữa Hồ Chí Minh với những người sáng lập ra học thuyết cách mạng và khoa học của thời đại cũng chính là ở chỗ đó.
Chứng kiến cảnh sống lầm than, khổ cực, bị bóc lột tới thậm tệ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở thuộc địa và chính quốc, chứng kiến cảnh sống trái ngang của bọn tư sản, thực dân giàu có và gian ác, nên con đường giải phóng xã hội, giải phóng con người mà cả Hồ Chí Minh và C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin đều khẳng định là phải tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, chứ không phải là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, càng không phải là quay trở lại chế độ phong kiến.
Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định trước sau như một, là chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có đủ cơ sở và điều kiện để thực hiện công cuộc giải phóng con người một cách triệt để và thiết thực. Tức là thực hiện được đầy đủ các quyền của con người, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả mọi người.
Cũng chính vì vậy mà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và độc lập phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và là mục tiêu chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt hai phần ba thế kỷ và mãi mãi về sau.
Xuất phát từ hoàn cảnh của Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, hậu quả của bọn thực dân, phong kiến để lại rất nặng nề nên Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được học hành, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá bỏ… tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội.” (2).
Thứ ba, phải thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Lịch sử của Việt Nam đã chứng minh trong cộng đồng các dân tộc ở nước ta khồng hề có dân tộc lớn (dân tộc nhiều người) đi áp bức, bóc lột dân tộc nhỏ (dân tộc ít người), mà quan hệ giữa các dân tộc với nhau là quan hệ anh em, ruột thịt. Truyền thống quý báu đó của dân tộc Việt Nam như Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Êđê, Xơđăng hay Bana… đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, nó đói giúp nhau.” (3).
Bên cạnh việc lên án thủ đoạn đê hèn của bọn thực dân, phong kiến dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ các dân tộc Việt Nam và để kìm hãm các dân tộc trong vòng nghèo nàn và dốt nát, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tính ưu việt của chế độ mới để nhằm giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc ở Việt Nam: “Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là: Các dân tộc đều bình đẳng và phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em. Đồng bào miền xuôi phải ra sức giúp đỡ đồng bào miền ngược cùng tiến bộ về mọi mặt.”(4).
Hậu quả của chế độ thực dân phong kiến và các thế lực thù địch chống phá cách mạng để lại ở Việt Nam là rất nặng nề; để khắc phục hậu quả đó nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào miền xuôi cũng như miền ngược, Hồ Chí Minh luôn coi trọng tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc anh em ở trong nước. Bởi, chỉ có trên cơ sở đoàn kết mới tạo nên sức mạnh to lớn cho cách mạng Việt Nam để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cách mạng đã đề ra. Sau khi chủ trì Hội nghị Trung ương lần thức Tám (5 – 1941), nhận thấy cơ hội cứu nước đang đến gần, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào cả nước, trong thư Người viết: “…Hỡi các bậc phú hào yêu nước, thương nòi! Hỡi các bạn công nông, binh, thanh niên, phụ nữ, công chức, tiểu thương! Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng.” (5).
(Chú thích:
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, trang 110.
Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 10, tr. 591.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 217.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, trang 639.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, trang 198.)
Hồ Chí Minh chẳng những là người quan tâm đến đoàn kết dân tộc, mà chính Người là hiện thân của sự đoàn kết đó, là người trực tiếp tổ chức khối đại đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện gây chia rẽ, hiềm khích, kỳ thị dân tộc để thực hiện tình đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Bài học kinh nghiêm về đoàn kết trong cách mạng Việt Nam được Người tổng kết thành 14 chữ vàng như sau:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kếtThành công, thành công, đại thành công”
Để thực hiện quyền bình đẳng và xây dựng tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, xuất phát từ hoàn cảnh và điều kiện sống của các dân tộc ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến đồng bào dân tộc ít người, sống ở miền núi, vùng sâu và vùng xa của đất nước. Bởi, theo Người so với đồng bào sống ở miền xuôi, vùng đồng bằng và đô thị, thì đời sống của đồng bào ở miền núi, xét trên mọi phương diện, còn thấp và gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, miền núi và vùng sâu, vùng xa của đất nước ta, là nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ sản xuất và văn hoá của nhân dân nơi đây còn rất thấp. Nơi ăn, chốn ở, trường hợc, cơ sở y tế và giao thông đi lại còn nhiều khó khăn và thiến thốn. Bên cạnh đó, do trình độ dân trí thấp nên những thủ tục lạc hậu, mê tín, di đoạn còn rất nặng nề.
Hơn nữa, khu vực miền núi nước ta – nơi làm ăn sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc ít người, là nơi giáp biên giới với số nước láng giềng, xa đồng bằng, địa bàn hiểm trở, dân cư thưa thớt, nhiều vùng vốn là căn cứ địa cách mạng quan trọng của cách mạng Việt Nam trước đây. Bởi vậy, quan tâm đến đồng bào dân tộc ít người vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Hồ Chí Minh trong chế độ mới, vừa có ý nghĩa kinh tế và quốc phòng to lớn đối với cả hiện tại và tương lai của đất nước.
Sự quan tâm, giúp đỡ đối với đồng bào các dân tộc ít người theo Hồ Chí Minh, là trách nhiệm của toàn Đảng và toàn dân, của tất cả các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương, bằng những việc làm cụ thể và thiết thực.
-Những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam:
Thứ nhất, trong suốt quá trình cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng phải được giữ vững, củng cố và tăng cường. Xuất phát từ quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ khó khăn hơn đánh đổ đế quốc, phong kiến, Hồ Chí Minh khẳng định trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng phải mạnh hơn bao giờ hết.
Thứ hai, khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng phải được củng cố và mở rộng. Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi Đảng, Nhà nước và mỗi người dân cần nêu cao trách nhiệm trong việc làm cho "rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết trái và gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một cái tương lai 'trường xuân bất lão'".
Thứ ba, sự ủng hộ giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới được giữ vững và phát triển. Để làm được việc đó, ngay từ 1947, Hồ Chí Minh đã nêu cao chủ trương: "Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai".
Ba nhân tố trên luôn được giữ vững và tăng cường, tác động qua lại, liên quan chặt chẽ với nhau là điều kiện bảo đảm cho sự thắng lợi của mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Đó là ba bài học lớn mà mỗi cán bộ và đảng viên cần ghi sâu vào lòng và phát huy thêm mãi".
Đối với Việt Nam, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội đã chứng tỏ tính đúng đắn qua vai trò định hướng con đường phát triển xuyên suốt hơn 76 năm cách mạng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã tập hợp, huy động được sức mạnh vật chất, tinh thần của toàn dân giành độc lập, tiến hành các cuộc kháng chiến, đánh thắng những đế quốc xâm lược có sức mạnh quân sự, kinh tế vượt trội gấp nhiều lần, từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội mới và đang tiến hành đổi mới thắng lợi. Với tính cách toàn diện của sự nghiệp đổi mới, chúng ta khẳng định con đường chúng ta lựa chọn là kết quả của sự kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, là sự kế tục tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện lịch sử mới của toàn cầu hoá cần phải chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Không có ý nghĩa nào khác, định hướng XHCN chính là sự chỉ hướng, đồng thời cũng là con đường nhằm đạt tới mục tiêu mà chúng ta mong muốn đem tới cho mọi người. Như vậy về lý luận, thực tiễn, định hướng XHCN là dựa trên và xuất phát từ cơ sở hiện thực, nó chuyển tải trong đó các khát vọng của bất kỳ người dân Việt Nam nào có lương tri và chỉ có những ai thiếu thiện chí, thiếu lương tri mới cố tình xuyên tạc, bóp méo. Có thế đặt ra những câu hỏi rằng: Chẳng lẽ những người đang bác bỏ định hướng XHCN, đang tỏ ra "lo lắng" cho đất nước lại không mong muốn đất nước này, dân tộc này một cuộc sống "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"? Chẳng lẽ họ không thấy những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (năm 1991) chính là các đặc trưng cơ bản của một xã hội mới, không chỉ dân tộc ta đã và đang nỗ lực xây dựng, phấn đấu đạt tới mà nhiều quốc gia dân tộc khác trên thế giới hiện đại cũng đang mong mỏi hay sao? Chẳng lẽ trong khi khua chiêng gióng trống "đấu tranh cho dân chủ", họ lại quay lưng với sự thật là đổi mới đã và đang là động lực "máu thịt" của mọi người Việt Nam? Các câu hỏi, tự chúng cho phép nhận diện thâm ý và động cơ thật sự của những người đang lớn tiếng phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Vượt qua hai cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ với những chiến thắng vĩ đại, chúng ta đồng thời cũng phải mang trên mình những vết thương không dễ hàn gắn trong một sớm, một chiều. Một nền kinh tế kiệt quệ, một đất nước bị tàn phá, nhiều thế hệ thanh niên ưu tú ngã xuống trên chiến trường, hàng triệu nạn nhân chiến tranh, sự thù nghịch và hàng chục năm cấm vận, cùng với đó sự đeo bám dai dẳng của tập quán, của lối suy nghĩ tiểu nông tư hữu, của sản xuất nhỏ, đặc biệt là sự tồn tạo của tư duy chủ quan, duy ý chí và quá "say sưa chiến thắng" trong khi hoạch định các kế hoạch phục hồi và phát triển... Tất cả đã tạo nên một "sức ì", một sự trì trệ mà đến Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã rút ra những bài học quý giá để chấn hưng và phát triển đất nước trong một thế giới đã chứa đựng nhiều biến động so với những năm tháng chúng ta giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (khoá VI), lần đầu tiên khái niệm "định hướng XHCN" được đặt ra, khái niệm đó tiếp tục được tổng kết về mặt thực tiễn, nghiên cứu về mặt lý luận, từng bước hoàn thiện về nội hàm trong các Văn kiện Đại hội Đảng, trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương các khoá tiếp theo. Là một khái niệm mới, nhưng mang tính hiện thực, trong điều kiện "vừa học, vừa làm, vừa tổng kết, vừa suy nghĩ", định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước thể hiện tính đúng đắn qua các thành tựu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Các thành tựu ấy là bằng chứng cụ thể, thuyết phục, chứng minh định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đối với dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 21.
Khẳng định con đường đi lên CNXH, chúng ta cũng nhận thức một cách rõ ràng và đầy đủ, đây là một quá trình bao gồm nhiều bước đi kế tiếp nhau, luôn phải chịu những tác động hết sức phức tạp từ những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, trong đó nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đoạn tuyệt với lối tư duy khuôn sáo, máy móc về kế hoạch hoá tập trung, về sự "bao cấp"... vốn không còn thích hợp để không chỉ làm quen, mà còn phải triển khai trong thực tế để giải quyết các vấn đề cơ bản của quan hệ giữa kinh tế thị trường với các giá trị của chủ nghĩa xã hội và nhà nước pháp quyền XHCN... nhằm đáp ứng các đòi hỏi của cuộc sống. Vấn đề không chỉ là hành động mà còn là mục đích chúng ta hướng tới. Thử hỏi những người đang ra rả phê phán định hướng XHCN sẽ định đưa dân tộc đến đâu nếu họ phê phán mục địch lành mạnh mà định hướng XHCN cố gắng đạt tới là xã hội phát triển, phồn vinh, công bằng và văn minh, một trình độ tiến bộ mới trong mối liên hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội, phát triển con người, bảo vệ môi trường. Và nổi lên trong đó là yêu cầu về tính nhân văn cũng cháy bỏng không kém khát vọng phát triển để khắc phục đói nghèo, làm cho nước mạnh, dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Sự nghiệp đổi mới của chúng ta đang đứng trước nhiều thuận lợi song cũng đan xen không ít thách thức nếu không tiếp tục xây dựng, củng cố một bản lĩnh chính trị vững vàng, một quyết tâm, một lòng kiên trì, nếu không có sự tỉnh táo văn hoá cần thiết, chúng ta sẽ không thể vượt qua. Xây dựng xã hội mới là công việc của nhiều thế hệ, của nhiều triệu con người. Niềm tin và sự đồng thuận đã giúp chúng ta vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ để giành lại nền độc lập. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, niềm tin và sự đồng thuận sẽ tiếp tục nâng bước dân tộc ta trên con đường phấn đấu vì mục tiêu cao đẹp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để lập nên những thành tựu mới, xây dựng một nước Việt Nam XHCN phồn vinh.
-Trong nhiều văn kiện của Đảng ta, vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã nêu rõ : "Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc". Và tại Đại hội IX của Đảng lần này, khi tổng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai tap tu tuong ho chi minh.doc