Tiểu luận Phân tích những mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong quan hệ thanh toán thông qua thẻ ngân hàng

Chủ thẻ có nghĩa vụ trả phí cho việc sử dụng dịch vụ thẻ và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho TCPHT các khoản phí, tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo đúng thoả thuận tại hợp đồng sử dụng thẻ. (Điều 6 và Khoản 2 Điều 22 Quy chế). Đây là nghĩa vụ mà chủ thẻ phải thực hiện với TCPHT. Đó là điều tất yếu, là một trong những mục đích hoạt động quan trọng mà TCPHT hướng tới khi hoạt động trong lĩnh vực này. Như vậy, một mặt, hoạt động này khẳng định quyền của TCPHT, nhưng một mặt lại nhấn mạnh hơn nữa một trách nhiệm của TCPHT với chủ thẻ đã phân tích ở phần trên: nghĩa vụ cung cấp thông tin. Tức là TCPH thẻ phải cung cấp cho chủ thẻ thông tin về các các loại phí đối với từng loại thẻ. (Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6 Quy chế).

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2839 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích những mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong quan hệ thanh toán thông qua thẻ ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều kiện khác do tổ chức phát hành thẻ quy định. + Chủ thẻ phụ được phép sử dụng thẻ khi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nếu chưa đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì phải được người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó chấp thuận về việc sử dụng thẻ, ngoài ra chủ thẻ phụ phải được chủ thẻ chính cam kết thực hiện toàn bộ nghĩa vụ phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ. Tất cả các quy định trên không áp dụng cho thẻ trả trước vô danh - thẻ trả trước không xác định danh tính. 2.2. Tổ chức phát hành thẻ: (TCPHT) Là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được phép phát hành thẻ theo sự cho phép của tổ chức thẻ hoặc công ty thẻ trong việc phát hành thẻ mang thương hiệu của mình. Tố chức phát hành thẻ trực tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ của khách hàng, quy định, quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ cho khách hàng là chủ thẻ. Theo đó, đối với mỗi loại thẻ lại có một điều kiện nhất định, các tổ chức phải đáp ứng được những điều kiện đó thì mới được phép phát hành. Điều kiện này được quy định rõ trong điều 9 quy chế: Thứ nhất, đối với phát hành thẻ nội địa thì nghiệp vụ phát hành thẻ phù hợp với phạm vi, điều kiện và mục tiêu hoạt động của tổ chức phát hành thẻ, phải tuân thủ các quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật, tổ chức phát hành thẻ phải xây dựng quy chế, quy trình thực hiện các nghiệp vụ phát hành thẻ, bảo đảm các nguyên tắc quản lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử đối với nghiệp vụ phát hành thẻ., tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ phát hành thẻ, phải đăng kí loại thẻ và chức năng của loại thẻ tại Ngân hàng Nhà nước trước khi phát hành. Báo cáo và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin và văn bản có liên quan nhằm chứng minh các điều kiện đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ phát hành thẻ, báo cáo đầy đủ và chính xác các thông tin thống kê phục vụ cho mục tiêu quản lí, giám sát của Ngân hàng nhà nước, ngoài ra còn phải tuân thủ nhiều các quy định khác. Thứ hai, đối với phát hành thẻ quốc tế, ngoài các điều kiện trên thì tổ chức phát hành thẻ quốc tế còn phải đủ điều kiện hoạt động ngoại hối do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định. 2.3. Tổ chức thanh toán thẻ: (TCTTT) Là ngân hàng, tổ chức khác không phải là ngân hàng được phép thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ. Để thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ, các ngân hàng, tổ chức khác không phải là ngân hàng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các điều kiện: Việc thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ phù hợp với phạm vi và mục tiêu hoạt động của tổ chức đó; Tổ chức thanh toán thẻ phải tuân thủ các quy định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật, bảo đảm các nguyên tắc quản lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử đối với việc thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ, tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước về kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ; Báo cáo và cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin và văn bản có liên quan nhằm chứng minh các điều kiện đảm bảo thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ, báo cáo đầy đủ và chính xác các thông tin thống kê phục vụ cho mục tiêu quản lí, giám sát của Ngân hàng Nhà nước và nhiều quy định khác của quy chế. 2.4. Đơn vị chấp nhận thẻ: (ĐVCNT) Là các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ có ký kết với TCTTT về việc chấp nhận thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp bằng thẻ. II. Các mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong thanh toán qua thẻ ngân hàng. Ngày nay, việc thanh toán thông qua thẻ ngân hàng đã trở nên phổ biến với sự tham gia của nhiều chủ thể nhưng nhìn chung chủ yếu là các mối quan hệ sau: 2.1.Mối quan hệ pháp lý giữa chủ thẻ và tổ chức phát hành thẻ. Có thể thấy đây là mối quan hệ pháp lý cơ bản và chủ yếu làm phát sinh việc thanh toán thông qua thẻ ngân hàng. Từ đây sẽ xuất hiện tiếp các mối quan hệ khác giữa các bên với TCTTT, ĐVCNT hay các dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ. Mối quan hệ pháp lý giữa chủ thẻ và tổ chức phát hành thẻ thể hiện qua quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định trong quy chế. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên có mối quan hệ biện chứng với nhau. 2.1.1. Trong thỏa thuận * Thỏa thuận về phạm vi sử dụng thẻ. Việc sử dụng thẻ phải thông qua một hợp đồng giữa TCPHT và chủ thẻ. Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận. Các bên có thể thỏa thuận mọi vấn đề mà không trái pháp luật. Nhưng trước tiên, các bên cần có sự thỏa thuận về phạm vi sử dụng thẻ. Theo điều 12 Quy chế, có hai phạm vi sử dụng thẻ mà các bên có thể lựa chọn tùy vào mục đích của mình: - Thẻ nội địa được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại ĐVCNT, gửi, nạp, rút tiền mặt và sử dụng các dịch vụ khác theo thoả thuận với TCPHT trên lãnh thổ Việt Nam. - Thẻ quốc tế được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại ĐVCNT, gửi, nạp, rút tiền mặt và sử dụng các dịch vụ khác bằng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam hoặc bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác được TCTTT chấp nhận làm đồng tiền thanh toán ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tóm lại, mối quan hệ giữa TCPHT và chủ thẻ ở đây được thể hiện ở sự thỏa thuận, tự do thể hiện ý chí, không thể có việc TCPHT lại đơn phương lựa chọn phạm vi thẻ mà không hỏi ý kiến của khách hàng (trừ trường hợp TCPHT chỉ chuyên phát hành một loại phạm vi thẻ). * Thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ khác. Ngoài những quyền và nghĩa vụ thể hiện mối quan hệ giữa các bên được quy định cụ thể như trên, mối quan hệ giữa các bên còn thể hiện qua các quyền và nghĩa vụ khác mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng (Khoản 4 các Điều 19, 20, 22 Quy chế; Khoản 6 Điều 21). Ví dụ: Thoả thuận với TCPHT về hạn mức thấu chi, hạn mức tín dụng và các thoả thuận khác không trái pháp luật hiện hành. Và khi đã thỏa thuận, chủ thẻ và TCPHT sẽ được hưởng quyền lợi và phải chịu trách nhiệm thực hiện những trách nhiệm đã thỏa thuận. Theo đó, Chủ thẻ chính, chủ thẻ phụ cùng chịu trách nhiệm chung và mỗi người chịu trách nhiệm riêng trong việc thực hiện các điều khoản và điều kiện sử dụng thẻ trong hợp đồng sử dụng thẻ giữa chủ thẻ và TCPHT. Chủ thẻ chính chịu trách nhiệm với TCPHT về việc sử dụng thẻ của chủ thẻ phụ, có trách nhiệm thanh toán cho TCPHT tất cả các giao dịch thẻ có chữ ký của chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ trên hóa đơn cũng như có sử dụng số PIN. Trường hợp chủ thẻ chính bị chết, mất tích, hoặc mất năng lực hành vi thì việc thanh toán cho TCPHT và việc thừa hưởng số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ chính hoặc số tiền còn lại trên thẻ trả trước định danh được thực hiện theo quy định của pháp luật (Khoản 3 Điều 22 Quy chế). Trong vấn đề cung cấp và thu thập thông tin. Đây là mối quan hệ pháp lý hai chiều và là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của các hai bên chủ thể. Không chỉ chủ thẻ có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin mà cả TCPHT cũng được hưởng và thực hiện nghĩa vụ này. Bởi lẽ, có sự hiểu biết nhất định về TCPHT, các thông tin về tài khoản của mình,… thì chủ thẻ mới có thể chủ động trong việc lựa chọn các loại thẻ ngân hàng phù hợp nhất cho mình cũng như chủ động trong vấn đề sử dụng thẻ (để thanh toán hàng hóa, dịch vụ,…). Ngược lại, Ngân hàng cũng cần được cung cấp các thông tin về chủ thẻ để quản lý khách hàng và thuận lợi trong việc cung ứng thẻ. Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng năm 2007, đã quy định rất rõ ràng mối liên hệ này giữa các chủ thể: TCPHT có quyền: Yêu cầu chủ thẻ cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu cần thiết nhằm làm rõ các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng khi đề nghị được cung ứng thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ; (Điểm a, Khoản 1 Điều 19 Quy chế) Chủ thẻ có nghĩa vụ: Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của TCPHT khi yêu cầu phát hành thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ; (Khoản 1 Điều 22 Quy chế) Chủ thẻ có quyền: Được TCPHT cung cấp thông tin định kỳ hoặc được cung cấp thông tin đột xuất về giao dịch thẻ và số dư, hạn mức liên quan đến việc sử dụng thẻ theo quy định của TCPHT; (Khoản 3 Điều 21 Quy chế). TCPHT có nghĩa vụ: Công bố đầy đủ thông tin cho chủ thẻ về các loại phí mà chủ thẻ phải trả trước khi sử dụng thẻ (kể cả phí giao dịch thẻ khác hệ thống). (Điểm c, Khoản 1 Điều 20) Trong việc sử dụng thẻ. Thực tế, nhiều người cho rằng, sau khi đã được cấp thẻ ngân hàng thì các chủ thẻ có toàn quyền sử dụng thẻ đó. Điều đó có thể đúng nếu nhìn nhận ở khía cạnh họ có thể dùng thẻ để thanh toán bất cứ hàng hóa gì, với số tiền phù hợp. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, mọi quyền đó của của chủ thẻ đều phải đặt trong sự quy định việc sử dụng thẻ của TCPHT. Chủ thẻ chỉ có thể toàn quyến sử dụng thẻ trong phạm vi đó mà thôi. Và để khẳng định điều này, Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng năm 2007 đã quy định về các quyền quy định sử dụng thẻ của TCPHT: “a) Từ chối phát hành thẻ nếu khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều khoản và điều kiện sử dụng thẻ; quyết định thu hồi thẻ trong quá trình sử dụng nếu chủ thẻ không thực hiện đầy đủ các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng sử dụng thẻ; b) Tăng hoặc giảm hạn mức thấu chi, hạn mức tín dụng; Quyết định thu hồi số tiền TCPHT cho chủ thẻ vay; Quy định các hình thức đảm bảo an toàn cho việc sử dụng thẻ; Quy định loại lãi, mức lãi cho vay đối với chủ thẻ không trái với quy định pháp luật hiện hành.” (Khoản 2, Điều 19) Đối với các khoản phí, tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ. Chủ thẻ có nghĩa vụ trả phí cho việc sử dụng dịch vụ thẻ và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho TCPHT các khoản phí, tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo đúng thoả thuận tại hợp đồng sử dụng thẻ. (Điều 6 và Khoản 2 Điều 22 Quy chế). Đây là nghĩa vụ mà chủ thẻ phải thực hiện với TCPHT. Đó là điều tất yếu, là một trong những mục đích hoạt động quan trọng mà TCPHT hướng tới khi hoạt động trong lĩnh vực này. Như vậy, một mặt, hoạt động này khẳng định quyền của TCPHT, nhưng một mặt lại nhấn mạnh hơn nữa một trách nhiệm của TCPHT với chủ thẻ đã phân tích ở phần trên: nghĩa vụ cung cấp thông tin. Tức là TCPH thẻ phải cung cấp cho chủ thẻ thông tin về các các loại phí đối với từng loại thẻ. (Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6 Quy chế). Với số tiền nạp trên thẻ trả trước chưa sử dụng hết. Ngược lại với vấn đề trên, các quy định về số tiền nạp trên thẻ trả trước chưa sử dụng hết là các quy định về nghĩa vụ của TCPHT và quyền của chủ thẻ. Cụ thể, chủ thẻ được hoàn trả lại số tiền được nạp trên thẻ trả trước chưa sử dụng hết và TCPHT phải hoàn trả lại số tiền được nạp trên thẻ trả trước chưa sử dụng hết khi có yêu cầu của chủ thẻ trong hai trường hợp: - Thẻ bị hỏng do lỗi kỹ thuật; - Số dư của thẻ trả trước định danh chưa sử dụng và chủ thẻ yêu cầu hoàn trả lại tiền. Trong việc khiếu nại, trả lời các khiếu nại. Đây là một trong những phương thức đảm bảo sự minh bạch, đảm bảo quyền lợi cho chủ thẻ. Theo quy định tại Quy chế, các chủ thẻ được quyền khiếu nại và yêu cầu các TCPHT tra soát trong các trường hợp: Sai sót hoặc nghi ngờ có sai sót về các giao dịch thẻ do TCPHT thông báo cho chủ thẻ theo thoả thuận; Các vi phạm hợp đồng sử dụng thẻ khác của TCPHT Khiếu nại, yêu cầu tra soát phải được gửi bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý cho TCPHT trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày chủ thẻ nhận được thông báo đối với trường hợp 1 quy hoặc từ ngày quyền và lợi ích của chủ thẻ bị vi phạm đối với trường hợp 2. (Điểm a, c Khoản 5 Điều 21 Quy chế). Nếu có khiếu nại trong các trường hợp như trên, TCPHT có nghĩa vụ phải trả lời các khiếu nại và yêu cầu tra soát của chủ thẻ theo quy định của pháp luật. (Điểm a, Khoản 1 Điều 20). Như vậy, có thể nhận thấy, việc khiếu nại chỉ theo một hướng, đó là quyền của chủ thẻ. TCPHT không có quyền này. Đó là điều hợp lý. Tuy nhiên, xuất phát từ những hậu quả không tốt đẹp của việc khiếu nại, yêu cầu tra soát (tốn thời gian, mối quan hệ rạn nứt, ảnh hưởng xấu đến uy tín của TCPHT,…), pháp luật cần quy định rõ những trách nhiệm của chủ thẻ trong việc khiếu nại sai, cố tình khiếu nại để bôi nhọ danh dự sự hoạt động của các TCPHT, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh. Trách nhiệm của mỗi bên trong việc bảo đảm an toàn trong sử dụng thẻ. Trách nhiệm này được quy định rất rõ tại Điều 13 và Điều 20 Quy chế. Theo đó, để đảm bảo lợi ích của mình, cả hai bên đều phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn trong sử dụng thẻ. Đây là một trong những biểu hiện gắn bó nhất trong mối quan hệ giữa chủ thẻ và TCPHT trong suốt quá trình chủ thẻ sử dụng thẻ. TCPHT có trách nhiệm: Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa rủi ro cho các giao dịch thẻ theo các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; Bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động thẻ; Bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng và phần mềm quản lý hoạt động phát hành, thanh toán thẻ hoạt động thông suốt và an toàn; Hướng dẫn chủ thẻ thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho giao dịch thẻ; (ví dụ như sử dụng, bảo quản thẻ và quản lý số PIN,…); Yêu cầu TCTTT, nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động thẻ; Thực hiện quản lý rủi ro đối với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ theo quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử của pháp luật hiện hành; Trường hợp thẻ bị lợi dụng sau khi TCPHT có xác nhận bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý về việc đã xử lý thông báo nhận được từ chủ thẻ, TCPHT phải hoàn toàn chịu thiệt hại và bồi thường thiệt hại do việc thẻ bị lợi dụng gây ra. Suy cho cùng, mục đích lớn nhất của những quy định trên là bảo vệ các quyền lợi của chủ thẻ hoặc là gián tiếp, hoặc là trực tiếp. Tuy nhiên, không bị động chờ sự bảo đảm an toàn của người khác, các chủ thẻ cũng có trách nhiệm chủ động tự đảm bảo trong việc sử dụng thẻ của mình: Chủ thẻ chịu trách nhiệm bảo quản thẻ, giữ bí mật PIN của thẻ. Nếu làm mất thẻ, chủ thẻ phải thông báo ngay cho TCPHT và chính thức xác nhận lại thông báo này bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý cho TCPHT. Thời hạn TCPHT xác nhận việc đã xử lý thông báo nhận được từ chủ thẻ thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan và tối đa không quá mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của chủ thẻ. Trường hợp thẻ bị lợi dụng trước khi TCPHT có xác nhận bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý về việc đã xử lý thông báo nhận được từ chủ thẻ, chủ thẻ phải hoàn toàn chịu thiệt hại và bồi thường thiệt hại do việc để thẻ bị lợi dụng gây ra. 2.2. . Mối quan hệ pháp lý giữa Chủ thẻ và Đơn vị chấp nhận thẻ Chủ thẻ mua hàng hóa tại ĐVCNT (có thể mua trực tiếp hoặc mua online). Sau khi hàng hoá hoặc dịch vụ được ĐVCNT cung cấp, thì ĐVCNT thông báo cho TCPHT hoặc TCTTT nơi họ đăng ký tài khoản thanh toán để các tổ chức này thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của ĐVCNT. Tương ứng với mỗi giao dịch, các tổ chức này sẽ thu một khoản chi phí thực hiện giao dịch. Nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chủ thẻ và ĐVCNT trong quan hệ giữa chủ thẻ và ĐVCNT, pháp luật quy định một số quyền & nghĩa vụ cơ bản như sau: Trong quan hệ thanh toán: Chủ thẻ được sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mà không bị phân biệt giá so với trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, không phải trả thêm tiền hoặc phụ phí cho ĐVCNT. Và ngược lại ĐVCNT cũng có nghĩa vụ tương ứng là chấp nhận thẻ trong thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mà không được tăng giá hoặc áp dụng phân biệt giá cả hoặc yêu cầu chủ thẻ trả thêm phụ phí đối với các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ so với thanh toán bằng tiền mặt. Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm: Nếu ĐVCNTT nâng giá hàng hóa, dịch vụ hoặc phân biệt giá khi nhận thanh toán bằng thẻ so với trường hợp thanh toán bằng tiền mặt hoặc yêu cầu chủ thẻ trả thêm phụ phí cho các giao dịch thẻ thực hiện để mua hàng hóa, dịch vụ tại ĐVCNT thì Chủ thẻ có quyền thực hiện quyền khiếu nại của mình. Nếu chủ thẻ thực hiện một trong các hành vi sau thì ĐVCNT được quyền thu giữ hoặc từ chối chấp nhận thẻ như: Thẻ giả, Người sử dụng không chứng minh được mình là chủ thẻ; Chủ thẻ không thực hiện đúng các quy định của TCPHT (hoặc tổ chức thẻ quốc tế mà thẻ đó mang nhãn hiệu thương mại) về việc sử dụng thẻ... 2.3. Mối quan hệ pháp lý giữa TCPHT và TCTTT: Tùy thuộc vào từng quan hệ giao dịch mà TCPHT và TCTTT có thể là một hoặc khác nhau. Trong quan hệ hàng hóa ngày càng phát triển đòi hỏi tính thuận lợi, tiết kiệm thời gian thì cần thiết hai tổ chức này phải khác nhau. Khi đó TCPHT sẽ ủy quyền cho TCTTT thực hiện các dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng. Nếu TCTTT là thành viên chính thức hoặc liên kết của một tổ chức thẻ quốc tế thì thực hiện thanh toán theo thỏa ước ký kết với tổ chức thẻ quốc tế đó. TCTTT sẽ thay mặt TCPHT thực hiện việc thanh toán với Chủ thẻ hoặc ký hợp đồng trực tiếp với các ĐVCNT và xử lý các giao dịch tại ĐVCNT. Quan hệ giữa hai chủ thể này được quy định tại mục 1(Quyền và nghĩa vụ của tổ chức phát hành thẻ) và mục 3 (quyền và nghĩa vụ của tổ chức thanh toán thẻ) của quy chế. Thông qua hợp đồng ủy quyền thanh toán thẻ thì giữa TCPHT và TCTTT phát sinh các quyền và nghĩa vụ sau: Về việc cung cấp thông tin: TCPHT có quyền yêu cầu TCTTT cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến giao dịch thẻ của chủ thẻ tại TCTTT và tại ĐVCNT có liên quan Về việc thanh toán: TCPHT có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ phát sinh đối với các giao dịch thẻ theo thỏa thuận với TCTTT. Điều đó cũng có nghĩa là nếu TCTTT không thực hiện theo đúng các giao dịch thẻ theo thỏa thuận thì TCPHT có quyền yêu cầu hoàn trả tiền. Về việc bảo đảm an toàn cho hoạt động thẻ: TCPHT có quyền yêu cầu TCTTT thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động thẻ. Trong trường hợp TCPHT đưa ra yêu cầu ra soát thì trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, TCTTT thẻ phải có nghĩa vụ thực hiện. Nếu TCTTT không đáp ứng hoặc đáp ứng không đúng thời hạn quy định thì kể từ ngày hết hạn trả lời TCTTT phải hoàn toàn chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến giao dịch thẻ được yêu cầu tra soát đó. Các nội dung khác theo hợp đồng thanh toán thẻ. Có thể thấy quan hệ pháp lý giữa TCPHT và TCTTT ngày càng được mở rộng và phát triển. Điển hình là việc nhiều ngân hàng thực hiện nhiều liên kết với nhau nhằm cung cấp các máy chấp nhận thẻ của nhiều ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng thẻ liên ngân hàng. Tuy nhiên thực tế hiện nay là số lượng các điểm chấp nhận thẻ còn ít, phạm vi thanh toán hẹp do các TCPHT chưa có mạng liên kết mà chỉ thực hiện thanh toán thẻ trong nội bộ hệ thống. Thêm vào đó việc đầu tư máy móc có khả năng thanh toán thẻ đòi hỏi một sự đầu tư lớn từ phái những người cung ứng dịch vu và thực tế là mặc dù trong những năm gần đây, hệ thống máy ATM dùng để rút tiền bằng thẻ thanh toán đã được bổ sung nhiều song vẫn không đảm bảo được yêu cầu thanh toán thuận tiện. 4. Mối quan hệ pháp lý giữa TCTTT và ĐVCNT Sản phẩm thẻ ngân hàng ra đời đã trở thành một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển vượt bậc về năng lực công nghệ trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh TCPHT, TCTTT, khách hàng sử dụng thẻ, với tư cách là một chủ thể quan trọng tham gia vào cơ chế phát hành và thanh toán thẻ, các cơ sở, đơn vị chấp nhận thẻ cũng thu được nhiều lợi ích từ sản phẩm dịch vụ này như: Thứ nhất, việc chấp nhận thẻ mang lại lợi ích cho các ĐVCNT như một biện pháp để mở rộng thị trường và doanh số. Thứ hai, ĐVCNT được hưởng lợi ích từ chính sách khách hàng của ngân hàng. Ngoài việc cung cấp đầy đủ các máy móc, thiết bị cần thiết cho việc thanh toán, các ngân hàng còn gắn các ưu đãi về tín dụng, về dịch vụ thanh toán với “Hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ” như một chính sách khép kín. Thứ ba, khi thanh toán bằng thẻ, các ĐVCNT có thể tránh được hiện tượng khách hàng sử dụng tiền giả; đồng thời giảm chi phí giao dịch, và đẩy nhanh vòng quay đồng vốn vì tiền thu của đơn vị sẽ được hạch toán tức thời từ tài khoản của chủ thẻ sang tài khoản của ĐVCNT. Theo các quy định tại Mục 3 (Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thanh toán thẻ) và Mục 4 (Quyền và nghĩa vụ của đơn vị chấp nhận thẻ) thì quyền của TCTTT là nghĩa vụ của ĐVCNT và ngược lại. Các nội dung này được quy định cụ thể trong hợp đồng thanh toán thẻ giữa TCTTT và ĐVCNT. Về việc thanh toán: Quan hệ giữa ĐVCNT và TCTTT phát sinh chủ yếu trong quá trình thanh toán thẻ, cụ thể: TCTTT sẽ trực tiếp kí các hợp đồng với các ĐVCNT để tiếp nhận và xử lí các giao dịch tại các ĐVCNT. ĐVCNT có thể trang bị các máy IDC, CAT hoặc máy cài hóa đơn(imprinter) để thực hiện việc xin cấp giấy phép hoặc thanh toán trong quá trình thanh toán thẻ. Khi chủ thẻ xuất trình thẻ thanh toán tại ĐVCNT để thanh toán hàng hóa dịch vụ, ĐVCNT sẽ kiểm tra thẻ, nếu thẻ đủ điều kiện thanh toán thì lập hóa đơn thanh toán thông qua thiết bị đọc thẻ được trang bị kiểm tra kỹ chứ kí, giao hóa đơn cùng với tiền và trả lại thẻ cho khách hàng. Sau đó ĐVCNT nộp hóa đơn thanh toán thẻ hoặc truyền thông tin giao dịch thanh toán thẻ về TCTTT để được tạm ứng thanh toán số tiền trên các hóa đơn giao dịch. TCTTT sau khi kiểm tra tính hợp lệ trên hóa đơn hoặc tiếp nhận thông tin do ĐVCNT truyền sẽ làm thủ tục tạm ứng cho ĐVCNT. TCTTT truyền thông tin các giao dịch đã tạm ứng cho ĐVCNT và TCPHT. TCPHT sau khi tiếp nhận giao dịch của các chủ thẻ từ TCTTT sẽ thực hiện thanh toán cho TCTTT. TCPHT thông báo về các giao dịch thẻ phát sinh cho chủ thẻ vào ngày quy định và đề nghị chủ thẻ thanh toán lại số tiền họ đã dùng bằng thẻ. ĐVCNT được TCTTT thanh toán đầy đủ kịp thời các giao dịch thẻ khi ĐVCNT đã thực hiện xong đầy đủ và không vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong trường hợp ĐVCNT thực hiện không đúng các giao dịch thể thỏa thuận trong hợp đồng thì sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tiền cho TCTTT. Bên cạnh đó ĐVCNT không được phân biệt giá trong thanh toán thẻ, có nghĩa là ĐVCNT phải chấp nhận thẻ trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ mà không được tăng giá hoặc áp dụng phân biệt giá cả hoặc yêu cầu chủ thẻ trả thêm phụ phí đối với các giao dịch thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ bằng thẻ so với thanh toán bằng tiền mặt. Trường hợp ĐVCNT không tuân thủ yêu cầu này, TCTTT chấm dứt hợp đồng và yêu cầu ĐVCNT bồi thường thiệt hại hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác theo các điều khoản cam kết giữa các bên. Đối với bất kì ĐVCNT nào đã vi phạm việc phân biệt giá trong thanh toán thẻ thì trong thời hạn một năm, các TCTTT sẽ không được phép kí kết hợp đồng thanh toán thẻ với ĐVCNT đó; trường hợp ĐVCNT đó tái phạm thì thời hạn không được phép ký kết hợp đồng có thể từ ba đến năm năm; TCTTT nếu đã biết mà không tuân thủ cũng được xem là vi phạm điều kiện đối với việc thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ quy định tại Điều 14 Quy chế này. Về việc cung cấp thông tin: ĐVCNT có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho TCTTT về các giao dịch thẻ mà chủ thẻ đã sử dụng tại DVCHNT. Về các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ bảo mật: TCTTT có nghĩa vụ phải hướng dẫn các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và bảo mật trong thanh toán thẻ đối với ĐVCNT và phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra do TCTTT không thực hiện đúng quy định này. Cũng như vậy, ĐVCNT cũng phải thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ liên quan đến các giao dịch thẻ của chủ thẻ được TCTTT hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại nếu ĐVCNT không thực hiện đúng các yêu cầu của TCTTT. Các nội dung khác theo hợp đồng thanh toán thẻ và hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ. Là một phương tiện thanh toán hiện đại, nhiều tiện ích, nhưng cũng như các lại hình sản phẩm dịch vụ khác, thẻ ngân hàng vẫn có thể phát sinh những rủi ro gây ra những thiệt hại về tài chính hoặc các giá trị phi vật chất khác cho các chủ thể và Ngân hàng . III. Một số hạn chế và biện pháp khắc phục. Hạn chế: 3.1.1. Mối quan hệ giữa chủ thẻ và Ngân hàng phát hành thẻ tại Việt Nam được tạo lập còn ít và thiếu tính bền vững, phụ thuộc vào bên ngoài. Do tình hình nền kinh tế Việt Nam phát triển chưa cao, thu nhập người dân trong nước còn thấp nên số lượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế còn hạn chế. Số lượng phát hành còn ít so với tiềm năng mới chỉ phát hành chủ yếu cho người nước ngoài và người Việt Nam đi công tác và học tập ở nước ngoài. Hiện nay, việc tổ chức phát hành thẻ phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài mà cụ thể là người chủ yếu sống ở nước ngoài . Do đó nếu có sự biến động xấu nào đó trong quan hệ quốc tế thì doanh số sử dụng thẻ sẽ giảm, đây chính là điều bất lợi trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM ở Việt Nam. 3.1.2. Mối quan hệ giữa các bên trong quan hệ thanh toán qua thẻ ngân hàng còn tồn tại những rủi ro cao. Một số rủi ro có thể xảy ra cho các chủ thể tham gia (bao gồm các tổ chức phát hành, chủ thẻ, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT) như: Lộ PIN, mất thẻ: rủi ro này sẽ xảy ra trong khoảng thời gian trước khi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích những mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong quan hệ thanh toán thông qua thẻ ngân hàng.doc
Tài liệu liên quan