Tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm một phần cũng có nguyên nhân ở phía đào tạo. Nhiều chương trình đào tạo quá cũ kỹ, lạc hậu từ nội dung đến phương pháp giảng dạy. Đôi khi được học là có còn vào thực tiễn thì như mới hoàn toàn ,vì học nhưng không có thực hành trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dậy, học tập thì không có, vì vậy không phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên. Tại một số nước nền giáo dục hiện đại thì sinh viên sau khi học hết năm thứ 3 thì có thể làm việc được tại một cơ quan theo một ngành nghề đã được đào tạo. Phần đông ngoài các chương trình đào tạo ở trường đại học họ còn phải học thêm các khoá học ở ngoài như ngoại ngữ tin học để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10571 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích những nguyên nhân gây ra hiện tượng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường bằng việc vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác- Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Triết học Mác – LêNin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học trong lịch sử nhân loại. Nó được C.Mác và Ph. Ăngnghen sáng tạo và V.I. Lênin phát triển một cách xuất sắc. Triết học Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét giới tự nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duy con người.
Bên cạnh đó, triết học còn có vai trò quan trọng đối với đối với các ngành khoa học khác, chúng có mối quan hệ với nhau làm có lý luân Triết học không khô cứng, lạc hậu, làm cho sự phát triển của khoa học không mất phương hướng và đạt được thành quả cao nhất mà nó có thể đạt được, đặc biệt trong kỷ nguyên cách mạng khoa học công nghệ.
Trong quá trình học tập tại trường, chúng em đã được tiếp xúc với môn học này. Qua đó giúp em hiểu biết thêm về vai trò của môn học cũng như các vấn đề trong xã hội.
Trong lần viết này bài tiểu luận của em chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Em kính mong nhận được nhiều ý kiến phê bình của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện tốt hơn trong những lần viết sau. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy Nguyễn Đăng Khoa – thầy chủ nhiệm bộ môn triết học Lê Nin và những bài giảng thật bổ ích của thầy đã giúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Bài viết của em được chia thành 3 phần:
- Phần 1: Đặt vấn đề
- Phần 2: Giải quyết vấn đề
- Phần 3: Kết luận
Phần 1: Đặt vấn đề
Hiện nay, Việt Nam chúng ta đã và đang tiến hành xây dựng đất nước theo công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là một quá trình khó khăn, đầy thử thách mặc dù trong những năm vừa qua chúng ta đã đạt được một số thành tựu khả quan: Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2003 đạt mức cao nhất so với các năm trước - 7,24%, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về mặt chất cũng như mặt lượng. Bên cạnh những mặt tốt đó thì cũng còn những tồn tại cần đề cập tới, đó là tình trạng sinh viên thất nghiệp khi ra trường ngày càng tăng lên.
Như chúng ta đã biết, kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, còn nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, kìm hãm sự phát triển xã hội. Đất nước muốn phát triển thì phải đi lên từ lao động, mà sinh viên là lực lượng lao động trẻ, năng động, dồi dào và được đào tạo. Vì vậy đây là nguồn nhân lực rất quan trọng cần được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả.
Tình trạng sinh viên thất nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vấn đề này phải chăng là do:
- Trình độ của sinh viên không đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của công việc, do chất lượng đào tạo thấp của các trường đại học,cao đẳng ?
Do lượng cung lớn hơn cầu về nguồn lao động ?
Do chính sách của nhà nước chưa hợp lý trong việc sử dụng lao động ?
Do sự chủ quan của sinh viên không muốn công tác tại những vùng xa, khó khăn?
Vấn đề này được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau vì mỗi người có một quan điểm khác nhau. Điều này xảy ra là vì về mặt nhận thức chủ thể chưa nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, tổng thể mà chỉ nhìn ở một phía nhất định.Do vậy bài tiểu luận này em sẽ vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác- Lê Nin, đồng thời dưới góc độ tồn tại xã hội và kiến trúc thượng tầng để giải thích nguyên nhân của vấn đề và đưa ra một vài giải pháp.
Phần 2: Giải quyết vấn đề
I. Quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lê Nin
Trong sự tồn tại của thế giới quanh ta, mọi sự vật và hiện tượng đều có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau chứ không tách rời nhau, cô lập nhau.
Muốn nhận thức hoặc hoạt động thực tiễn đúng về đối tượng nào đó phải tính đến những mối liên hệ trong sự tồn tại của đối tượng, đề phòng khắc phục quan điểm phiến diện.
Mối liên hệ giữa các sự vật , hiện tượng là mối liên hệ của bản thân thế giới vật chất, không do bất cứ ai quy định và tồn tại độc lập với ý thức. Trên thế giới này có rất nhiều mối liên hệ chẳng hạn như mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượng vật chất, giữa cái vật chất và cái tinh thần. Các mối liên hệ đều là sự phản ánh những tác động qua lại, phản ánh sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan.
Không chỉ có vậy, các mối liên hệ còn có tính đa dạng.
+ Mối liên hệ bên trong và bên ngoài
+ Mối liên hệ cơ bản và không cơ bản
+ Mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu
+ Mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp
ở thế giới của các mối liên hệ, mối liên hệ bên ngoài tức là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, mối liên hệ bên trong tức là sự tác động qua lại lẫn nhau của các mặt, các yếu tố, các bộ phận bên trong của sự vật. Có mối liên hệ cơ bản thuộc về bản chất của sự vật, đóng vai trò quyết định, còn mối liên hệ không cơ bản chỉ đóng vai trò phụ thuộc, không quan trọng. Đôi khi lại có mối liên hệ chủ yếu hoặc thứ yếu. ở đó còn có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hoặc nhiều sự vật và hiện tượng, có mối liên hệ gián tiếp trong đó có các sự vật và hiện tượng tác động lẫn nhau thông qua nhiều khâu trung gian.
Khi nghiên cứu hiện tượng khách quan, chúng ta có thể phân chia các mối liên hệ ra thành từng loại như trên tuỳ theo tính chất đơn giản hay phức tạp, phạm vi rộng hay hẹp, vai trò trực tiếp hay gián tiếp, nghiên cứu sâu hay sơ qua….
Phân chia các mối liên hệ phải phụ thuộc vào việc nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển của chúng. Hay nói khác đi, khi xem xét sự vật thì phải có quan điểm toàn diện tức là nhìn nhận sự việc, vấn đề ở mọi góc cạnh, mọi phương diện.
Khi xem xét sự vật hiện tượng thì luôn phải chú ý đến quan điểm toàn diện tức là khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu mọi mối liên hệ và sự tác động qua lại giữa chúng, sự tác động qua lại của các yếu tố, kể cả khâu trung gian, gián tiếp cấu thành sự vật đó, phải đặt nó trong một không gian, thời gian cụ thể, nghiên cứu quá trình phát triển từ quá khứ, hiện tại và dự đoán cho tương lai. Thế nhưng xem xét toàn diện không có nghĩa là xem xét tràn lan mà phải xem xét từng yếu tố cụ thể nhưng có tính chọn lọc. Có như thế chúng ta mới thực sự nắm được bản chất của sự vật.
Và cả khi nghiên cứu xã hội thì cũng rất cần đến quan điểm toàn diện vì các mối quan hệ trong xã hội không cô lập nhau, tách rời nhau mà trái lại chúng đan xen tác động qua lại với nhau .
Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp cũng là một vấn đề xã hội mà nguyên nhân gây ra là tập hợp của nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến nhau. Chính vì vậy, trong bài tiểu luận này em sẽ dùng quan điểm toàn diện của triết học Mác – Lê Nin, dưới góc nhìn của tồn tại xã hội và kiến trúc thượng tầng để phân tích tình trạng này.
II . Thực trạng về sự thất nghiệp của sinh viên sau khi thất nghiệp ra trường
Từ khi đất nước ta có chính sách mở cửa giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới, kinh tế chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần tự do cạnh tranh phát triển đã phát huy rất nhiều mặt tích cực. Mặt tích cực đáng chú ý là sự cố gắng vươn lên của lớp thanh niên mới để có thể đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của công việc.Sự mở rộng phát triển kinh tế thị trường thực sự đã mang lại những cơ hội việc làm cho sinh viên có khả năng, có năng lực, linh hoạt. Nhưng không phải mọi sinh viên ra trường đều có việc làm và đây là một vấn đề đang được quan tâm của xã hội. Để nâng cao kiến thức cũng như trình độ, nước ta hiện nay có rất nhiều trường Đại học , Cao đẳng được xây dựng. Hàng năm, có khoảng gần 12200 sinh viên ra trường. Kết quả cho thấy tỷ lệ chung của sinh viên có việc làm sau khi ra trường hiện nay là 72,47%, trong đó khối kĩ thuật công nghiệp chiếm 79,43% nông lâm ngư chiếm 71,55%, kinh tế luật chiếm 74,8%, sư phạm chiếm 81,5%. Và theo số liệu của viện kinh tế phát triển thì sinh viên khối kinh tế ra trường năm 2002 thất nghiệp 87% hoặc làm việc trái nghề.
Bên cạnh những sinh viên có đủ những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đòi hỏi hoặc những người có người thân, xin việc hộ thì số còn lại phải chật vật chạy đi chạy lại với các trung tâm giới thiệu việc làm. Và chính dựa vào sự khan hiếm việc làm này mà nhiều trung tâm giới thiệu việc làm “ ma ” mọc lên vài ba bữa để thu tiền lệ phí, tiền môi giới việc làm rồi biến mất. Hoặc một số sinh viên ra trường chấp nhận làm trái nghề hoặc bất cứ nghề gì miễn là có thu nhập.
Về phía nhà tuyển dụng lao động thì họ vẫn luôn nói là thiếu lao động mà theo họ là thiếu những người có kinh nghiệm và khả năng làm việc độc lập cũng như nhiều yêu cầu khác.
Chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề này.
III. Nguyên nhân của vấn đề
Vấn đề thuộc về kiến trúc thượng tầng có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: quan điểm chính trị, pháp quyền, đạo đức… cùng với những thiết chế xã hội tương ứng.
1. Từ phía nền kinh tế- xã hội.
Những năm trước đây, khi mà nước ta vẫn còn thực hiện chính sách bao cấp thì không có hiện tượng sinh viên ra trường thất nghiệp. Một phần vì lúc đó số lượng sinh viên được học trong trường đại học là rất ít và sinh viên sau khi tốt nghiệp thường được nhà nước phân công tác.
Nhưng từ khi nhà nước có chính sách mở cửa kinh tế nhà nước chuyển sang kinh tế thị trường, không có sự bao cấp của nhà nước như trước nữa thì vấn đề việc làm thực sự trở nên bức bách.. Hiện nay, sau khi tốt nghiệp thì đa số sinh viên phải tự đi tìm việc cho mình ngoại trừ một số trường thuộc ngành quân đội hay công an thì sẽ được phân công công tác.
Một xu hướng hiện nay chúng ta có thể nhận thấy rõ là hiện tượng là sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm mọi cách để có thể trụ lại ở thành phố. Họ chấp nhận ở lại để làm việc dù là việc không đúng với ngành được đào tạo hoặc có thu nhập. Chính vì vậy, một số nơi như hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì vẫn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực trong khi thành phố thì đang phải đối mặt với sức ép của tình trạng thất nghiệp.
Và đến đây chúng ta có thể thấy được tính hai mặt của nền kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế có khả năng phát triển mạnh hơn, nó cũng tạo ra sự cạnh tranh và chính sự cạnh tranh này cũng là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Hơn nữa kinh tế thị trường sẽ làm cho mọi người phải cố gắng nỗ lực để trang bị cho mình vốn kiến thức đầy đủ thì mới có thể tìm được việc làm. Bên cạnh rất nhiều những mặt tốt, chúng ta cũng cần nói đến mặt hạn chế của kinh tế thị trường, nó cũng có những tác động không tốt đến vấn đề xã hội là việc gây mất cân đối về nguồn lao động và cũng làm nẩy sinh một số vấn đề tiêu cực trong việc làm.
2. Về phía đào tạo
Tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm một phần cũng có nguyên nhân ở phía đào tạo. Nhiều chương trình đào tạo quá cũ kỹ, lạc hậu từ nội dung đến phương pháp giảng dạy. Đôi khi được học là có còn vào thực tiễn thì như mới hoàn toàn ,vì học nhưng không có thực hành trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dậy, học tập thì không có, vì vậy không phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên. Tại một số nước nền giáo dục hiện đại thì sinh viên sau khi học hết năm thứ 3 thì có thể làm việc được tại một cơ quan theo một ngành nghề đã được đào tạo. Phần đông ngoài các chương trình đào tạo ở trường đại học họ còn phải học thêm các khoá học ở ngoài như ngoại ngữ tin học để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
a. Cơ cấu đào tạo
Có thể nói cơ cấu đào tạo của nước ta còn quá lạc hậu và chưa bám sát thực tế. Trong khi một đất nước đang phát triển như Việt Nam rất cần đến đội ngũ kỹ sư về kỹ thuật, công nghệ, xây dựng cơ bản thì nguồn cung cấp nhân lực từ phía đào tạo lại chưa đáp ứng được hết nhu cầu .Trong khi đó sinh viên trong khối kinh tế thì đang quá dư thừa “ 90 % sinh viên khối kinh tế ra trường không có việc làm ” là một phần do bên đào tạo nắm được nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực, chưa thông tin đầy đủ cho sinh viên về việc chọn nhóm ngành học, nhiều sinh viên chọn trường chỉ theo cảm tính chứ không tính đến mục đích phục vụ tương lai và khả năng xin việc làm sau này.
b. Chất lượng đào tạo
Hiện nay chất lượng đào tạo và thực tế còn có khoảng cách quá xa. Những gì sinh viên được học phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nguyên nhân một phần là do học không đi đôi với hành, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập hoặc nếu có thì quá xa so với thực tế công việc. Phần khác là do xã hội ngày càng phát triển với tốc độ cao và vì vậy sản xuất cũng thay đổi theo. Phương thức sản xuất thay đổi trong khi đó đào tạo không bắt kịp được những thay đổi này vì vậy nó thường bị tụt hậu. Khi không có sự cân bằng, đồng bộ giữa đào tạo và thực tế công việc đã làm cho sinh viên sau khi ra trường không đủ khả năng phục vụ cho công việc. Họ cảm thấy rất lúng túng trước những yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động .
Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật lại càng cao. Điều này đòi hỏi ngành GD - ĐT phải phương pháp đào tạo mới, cải thiện chất lượng đào tạo để có thể bắt kịp được sự phát triển của thời đại.
3. Về phía chính sách của nhà nước
Bên cạnh những nguyên nhân về kinh tế, xã hội, đào tạo thì nguyên nhân về chính sách của nhà nước cũng là yếu tố đáng kể tác động đến vấn đề này.
Những năm gần đây, nhà nước cũng có rất nhiều quan tâm đến sự nghiệp đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng cùng với những khuyến khích để sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nhưng về cơ bản thì nhà nước vẫn chưa có chính sách hợp lí để khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường yên tâm công tác và phát huy hết khả năng; chẳng hạn như chính sách đối với những người về công tác tại những vùng sâu, vùng xa, hải đảo chưa hợp lí cho lắm nên không thu hút được sinh viên sau khi ra trường tự nguyện về đây công tác.
Vì vậy mà nhà nước cần có chính sách hợp cũng như thoả đáng hơn nữa cả về mặt vật chất cũng như tinh thần để sinh viên sau khi ra trường sẵn sàng có công tác ở bất cứ nơi đâu để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá và đổi mới đất nước.
4/ Về phía bản thân và gia đình đối tượng được đào tạo
Về phía bản thân và gia đình sinh viên cũng là một yếu tố gây ra tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường.
Sinh viên hiện nay có xu hướng, sau khi tốt nghiệp ai cũng muốn xin việc ở thành phố, và tìm mọi cách để có thể bám trụ lại. Họ không cần để ý rằng công việc đó có phù hợp với mình, có đúng với ngành mình được đào tạo hay không, mà chỉ cần có một công việc miễn sao có thu nhập. Chính điều này, đang làm cho các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang quá tải về dân số cũng như sức ép về nhu cầu việc làm. Tình hình này đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu đến chủ trương phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi ,nông thôn của Đảng và nhà nước.
IV. Giải pháp
Để giải quyết vấn đề này thì không phải một sớm một chiều mà cần phải có thời gian và sự kết hợp từ nhiều phía. Với tư cách là một sinh viên cũng đang băn khoăn và lo lắng về vấn đề xã hội này nên trong phần giải pháp của bài tiểu luận này em xin phép được đưa ra một số giải pháp sau.
1. Phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng các ngành nghề sản xuất – kinh doanh
Hiệ nay, sinh viên ra trường ngay càng nhiều vì vậy việc làm là một vấn đề cấp bách của xã hội. Để tạo thêm được công ăn việc làm thì không còn cách nào khác là phải mở rộng các ngành nghề sản xuất – kinh doanh. Muốn làm được điều này thì nhà nước cần có những chính sách nhằm đẩy mạnh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, phát triển mở rộng sản xuất cũng như tạo ra các điều kiện thuận lợi về môi trường để họ có thể hoạt động thuận tiện hơn. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải là người đi đầu, chủ trương trong việc thực hiện các chương trình quốc gia về khoa học – kỹ thuật cũng như đưa nó vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, nâng cao điều kiện sống cho người lao động. Nếu các chính sách này được đưa vào thực tiễn thì người lao động sẽ phải cố gắng hơn để nâng cao trình độ chuyên môn cho công việc và đơn vị sử dụng cũng sẽ có điều kiện để thu hút nhiều hơn lực lượng lao động được đào tạo với chất lượng cao.
2.Về phía ngành đào GD - ĐT
Đào tạo chính là nền tảng, là cơ sở để cho “ra lò” những lao động có kĩ năng, có tay nghề, vì vậy đào tạo cần phải đổi mới nâng cao chất lượng để làm sao khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng đáp ưng những nhu cầu ngày một cao của công việc. Bên cạnh đó nhà nước và bộ giáo dục cũng cần có sự phối hợp để tính toán để cân đối tỷ lệ hợp lý giữa các ngành nghề đào tạo, đáp ứng được nhu cầu của thực tế, tránh hiện tượng thừa thì vẫn cứ thừa còn thiếu thì vẫn cứ thiếu. Nghành đào tạo cũng có mối liên hệ với thị trường lao động để luôn cập nhập được xu hướng của nhu cầu để đào tạo cho phù hợp cả về chất lượng cũng như số lượng.
3.Về phía chính sách của nhà nước.
Nhà nước cần đưa ra các chính sác hợp lý để thu hút và tạo điều kiện cho sinh viên vào học các nghành nghề kỹ thuật nghành mà hiện nay một đất nước đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá rất cần đến. Cùng với việc vào học nhà nước cũng nên có chính sách quan tâm đến những người làm việc, công tác tại những vùng xa, vùng khó khăn để động viên họ cả về mặt vật chất cũng như tinh thần để họ có thể yên tâm đem hết tâm huyết và năng lực ra để phục vụ đất nước.
Nhà nước cũng cần tạo cơ hội để các trường đào tạo có điều kiện tiếp cận được với thị trường lao động để biết đươc tình hình thực tế cũng những thay đổi về khoa học – công nghệ ,các loại máy móc hiện đại để từ đó có thể cập nhập cho sinh viên một cách liên tục và kịp thời những sự thay đổi đó.
4.Về phía sinh viên
Phần lớn các sinh viên hiện nay chọn trường đại học nhưng không có sự định hướng cho khả năng của đầu ra sau này mà chỉ chọn theo trào lưu với những nghành đang “nổi” như tài chính, ngân hàng, ưu chính viễn thông …Đây là một tư tưởng tiêu cực có ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển kinh tế –xã hội gây ra tình trạng thừa thiếu bất hợp lý. Và lại tâm lý hiện nay của nhiều bậc phụ huynh là bắt buộc phải vào được đại học. Phải nói rằng có được tấm bằng đại học để ra nghề là một điều rất cần và quan trọng. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng đại học chưa phải là con đường duy nhất để lập nghiệp. Vì vậy bản thân đối tượng được đào tạo cũng như các bậc phụ huynh cần phải đánh giá lại cách nhìn nhận làm sao để chọn cho con em mình và hoàn cảnh gia đình mà vẫn có ích cho xã hội. Những sinh viên ra trường cũng cần có cách nhìn nhận đúng đắn hơn trong việc chọn cho mình một nơi làm việc. Một môi trường đúng với chuyên ngành được đào tạo sẽ có lợi cho cả hai bên; người lao động sẽ làm tốt hơn công việc của mình, bên sử dụng lao động sẽ được những người có trình độ chuyên môn phù hợp, có năng lực làm việc.Sự kết hợp hài hoà và hợp lý này sẽ giúp cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.
Phần 3: Kết Luận
Qua việc phân tích những nguyên nhân gây ra hiện tượng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường bằng việc vận dụng “quan điểm toàn diện của triết học Mác- Lênin và dưới góc độ tồn tại xã hội và cơ sở thượng tầng” phần nào cũng cho ta thấy được góc cạnh của vấn đề mặc dù phần phân tích ở trên chỉ là rất khái quát. Chúng ta đều nhận thấy rằng tình trạng thất nghiệp ở sinh viên sau khi ra trường không phải do lỗi toàn bộ của bất cứ ban ngành nào mà nó do nhiều yếu tố tác động đến, nguyên nhân khách quan như tình hình kinh tế xã hội, nguyên nhân chủ quan là về hệ thống giáo dục đào tạo,chính sách sử dụng và đãi ngộ lao động chưa hợp lý cũng như tâm lý chủ quan về phía bản thân sinh viên. Nhưng dù nói gì đi nữa thì thất nghiệp ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhất là Việt Nam, một nước đang phát triển với dân số trẻ rất cần mọi tài năng, nỗ lực và sự đóng góp của lớp trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Tài liệu tham khảo
1 Sách Lê Nin toàn tập – nhà xuất bản Tiến Bộ
2 Tạp chí lao động và xã hội
3 Nguồn tin từ Internet : www.24.com
4 Giáo trình Triết học Mác – Lê Nin
Phần cam đoan của sinh viên:
Bài tiểu luận này là do chính bản thân em tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ và tự viết ra. Không sao chép một nguồn nào khác, không sao chép tiểu luận của bạn khác, không nhờ viết hộ, không thuê viết hộ.
Qua bài tiểu luận này em muốn nói rằng : Đất nước muốn phát triển thì phải đi lên từ lao động, mà sinh viên là lực lượng lao động trẻ, năng động, dồi dào và được đào tạo. Đây là nguồn nhân lực rất quan trọng cần được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21406.doc