Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách

Trong tâm lí học, giáo dục thường được hiểu như là một quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường.

Khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Không chỉ thế, họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Như thế, quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn thiện mình của nhân cách. Nhân cách không phải là một cái gì đó đã hoàn tất, mà là quá trình luôn đòi hỏi sự trau dồi thường xuyên.

Đó có thể là hệ thống giáo dục địa phương, là nhà trường, gia đình Việc đặt vấn đề môi trường giáo dục thiết nghĩ là cần thiết, bởi nó cho phép chúng ta giải thích sự đa dạng của nhân cách, mà nếu chỉ dựa vào những tồn tại cơ bản của xã hội thì sẽ không giải thích được. Cho nên, có thể dù cùng sống trong một thời đại, một nhóm xã hội (giai cấp, giai tầng), một môi trường giáo dục giống nhau và thậm chí, ngay cùng một gia đình, nhưng con người vẫn có những phẩm chất, kiểu loại nhân cách khác nhau, vấn đề đặt ra là sẽ giáo dục như thế nào cho phù hợp vì sự ảnh hưởng của nó là sâu sắc.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 32698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Không ai nói tới nhân cách của đứa trẻ mới sinh hay còn ẵm ngửa. Bước vào đời sống xã hội, đầu tiên là bắt chước, hành động tự phát, sau đó, hoạt động của con người dần mang tính tự giác, con người bộc lộ tính chủ thể của mình trong các hoạt động xã hội và qua đó thể hiện tính tích cực xã hội của mình. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và lợi ích của mình, các cá nhân hoạt động với những động cơ, tình cảm và lý trí khác nhau và qua đó, trong hoạt động, những mặt nhất định của tính tích cực xã hội xuất hiện trong mỗi cá nhân. Nhiều ý kiến khác nhau nói về sự hình thành nhân cách khoa học nhưng ít mà toàn diện. Xét về tổng thể tâm lí học đã nêu lên khái quát hơn cả, toàn diện hơn khoa học hơn về sự hình thành và phát triển nhân cách, chúng ta cùng tìm hiểu. 1. Khái quát chung về nhân cách 1.1. Các khái niệm liên quan Trong tâm lí học con người được gọi bằng những từ khác nhau và tất nhiên trong từng trường hợp những từ đó chứa đựng những nội dung khác nhau tùy theo mục đích và phương diện nghiên cứu của mình. 1.1.1 Con người Con người là một khái niệm rất rộng. Tuy nhiên trong khoa học xã hội, một khái niệm con người được thừa nhận rộng rãi là: Con người là một thực thể sinh học – xã hội. 1.1.2 Cá nhân Cũng là một thực thể sinh học xá hội, nhưng thuật ngữ này dung để chỉ một con người cụ thể của một thành viên trong xã hội 1.1.3 Chủ thể Thuật ngữ này được sử dụng khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhất định một cách có ý thức và có mục đích, nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh trong quá trình hoạt động đó. 1.1.4 Cá tính của con người Cá tính của một con người cụ thể là sự độc đáo riêng của mỗi cá thể về những đặc điểm thể chất và tâm lý( thể tạng, tinh thần, tính cách, khí chất, nhu cầu, năng lực…) 1.2. Khái niệm nhân cách Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách nhưng nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ đối với thế giới xung quanh và với bản thân mình. Trên cơ sở đó ta có thể rút ra một định nghĩa khái quát về nhân cách: 1.2.1 Định nghĩa Nhân cách là một tổ hợp những thuộc tính tâm lí của một cá nhân được biểu hiện ở bản sắc và giá trị xá hội của người ấy. Trong đó “tổ hợp” có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. Dùng “bản sắc” muốn nói cái chung của xã hội khi trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người không giống với tổ hợp khác của bất cứ một người nào khác. Chữ “giá trị xã hội” là muốn nói những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy được xã hội đánh giá. 1.2.1 Đặc điểm 1.2.1.1 Tính ổn định của nhân cách Nhân cách được tạo thành một cấu trúc trọn vẹn, cấu trúc này tương đối ổn định. Nhờ đó chúng ta mới có thể dự kiến được trước hành vi của một nhân cách nào đó trong một tình huống cụ thể nào đó. 1.2.1.2 Tính thống nhất của nhân cách Nhân cách là một thể thống nhất của mọi nét nhân cách, nghĩa là nó không phải là một dấu cộng đơn giản của nhiều thuộc tính, phẩm chất riêng lẻ mà là một hệ thống thống nhất, trong đó mối nét nhân cách liên quan đều liên quan không tách rời với những nét nhân cách khác. 1.2.1.3 Tính tích cực của nhân cách Nhân cách không chỉ là khách thể mà con là chủ thể của các mối quan hệ xã hội nghĩa là nó có tính tích cực của mình. Để thỏa mãn nhu cầu của mình con người tích cực tìm kiếm những cách thức, phương thức… trong đó con người làm chủ được những hình thức hoạt động do sự phát triển của xã hội quy định. 1.2.1.4 Tính giao tiếp của nhân cách Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu xã hội đầu tiên và cơ bản nhất của con người. Nhân cách chỉ có thể hình thành, tồn tại, phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ với những nhân cách khác nhau. Qua giao tiếp, con người đóng góp các giá trị phẩm chất, nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội. 1.3 Một số lí luận liên quan Nhân cách có bốn thành phần cấu trúc đó là: Xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau giữa xu hướng với năng lực, khí chất với tính cách, khí chất với năng lực… Các giai đoạn phát triển tâm lí nhân cách được chia theo độ tuổi: (0 – 6), (7 - 12), (12 - 16), (16 – 18), (19 - 25), (25 – 60), 60 tuổi trở lên có những nét riêng của từng giai đoạn. Những nhân tố ảnh hưởng đến nhân cách bao gồm: Di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động, giao tiếp … Xin đươck đi sâu phân tích các nhân tố này ở mục 2. 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách 2.1 Di truyền Khi nói tới những yếu tố sinh học trong con người, có thể hiểu đó là những yếu tố hữu sinh, hữu cơ, những cái mà về mặt phát sinh, luôn gắn bó với tổ tông động vật của con người, những cái làm cho con người hình thành và hoạt động như một cá thể, một hệ thống phục tùng các quy luật sinh học, hoặc cũng có thể coi đó là toàn bộ tiền đề sinh học của con người. Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lí của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền trong đó có các giác quan và não. Bất cứ một chức năng tâm lí nào mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động của bản thân đó và trong điều kiện của xã hội loài người. Thực tế mọi cơ thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình. Hơn nữa, hoạt động tâm sinh lí của con người lại có khả năng bù trừ. Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn phát triển lứa tuổi và từng hoạt động cụ thể là khác nhau. Thực ra, ngay ở cấp độ sinh học, sự phong phú, đa dạng của nhân cách cũng đã được thể hiện. Khi sinh ra, mỗi người đã có một bộ gen riêng của mình mà rất hiếm khi trùng với người khác. Do vậy, mỗi người có khí chất, thiên hướng, khả năng tư duy…. hết sức khác nhau. Như vậy, Bẩm sinh – di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành phát triển tâm lí nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lí – những đặc điểm giải phẫu và sinh lí của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Qua đó ta khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền với sự hình thành và phát triển và phát triển nhân cách. 2.2 Hoàn cảnh sống Nhân cách như một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, nghệ nghiệp – có liên hệ với tự nhiên ấy qua phương thức sống của chính bản thân nó. Có ý kiến đưa ra phủ định tính tích cực của nhân cách không mang tính tự nhiên, mà là bản chất của con người. Quan điểm của thuyết hành vi mới không tính đến yếu tố này trong sự hình thành và phát triển nhân cách, mà coi con người như một sản phẩm thụ động của môi trường. Theo quan điểm của họ, môi trường tác động đến con người như thế nào, thì cũng tạo ra con người như thế ấy. Đó là sự suy diễn máy móc. Giải thích theo cách này không thể lý giải được tính độc đáo của mỗi nhân cách. Lẽ dĩ nhiên, trong mỗi một kiểu xã hội nào đó, bao giờ cũng có kiểu mẫu nhân cách (điển hình) cho xã hội đó và xã hội nào, nhìn chung, cũng thiết lập một số chuẩn mực, giá trị mà mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải hướng tới. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự hình thành nhân cách đồng nhất với quy luật phát triển xã hội. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với sự phát triển nhân cách, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, môi trường xã hội bao gồm: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô được coi là nguyên nhân chung của tính quyết định xã hội, còn môi trường vi mô là những hoàn cảnh xã hội trực tiếp, mang tính đặc thù của tính quyết định xã hội. 2.3 Giáo dục Trong tâm lí học, giáo dục thường được hiểu như là một quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường. Khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Không chỉ thế, họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Như thế, quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn thiện mình của nhân cách. Nhân cách không phải là một cái gì đó đã hoàn tất, mà là quá trình luôn đòi hỏi sự trau dồi thường xuyên. Đó có thể là hệ thống giáo dục địa phương, là nhà trường, gia đình… Việc đặt vấn đề môi trường giáo dục thiết nghĩ là cần thiết, bởi nó cho phép chúng ta giải thích sự đa dạng của nhân cách, mà nếu chỉ dựa vào những tồn tại cơ bản của xã hội thì sẽ không giải thích được. Cho nên, có thể dù cùng sống trong một thời đại, một nhóm xã hội (giai cấp, giai tầng), một môi trường giáo dục giống nhau và thậm chí, ngay cùng một gia đình, nhưng con người vẫn có những phẩm chất, kiểu loại nhân cách khác nhau, vấn đề đặt ra là sẽ giáo dục như thế nào cho phù hợp vì sự ảnh hưởng của nó là sâu sắc. Giáo dục mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh hoặc môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, bù đắp những thiếu hụt, uốn nắn những phẩm chất, tâm lí xấu do phát triển tự phát của môi trường, xã hội. Giáo dục có thể đi trước hiện thực. 2.4 Hoạt động Hoạt động là nhân tố tác động quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Nhằm thỏa mãn nhu cầu tự nhiên hay xã hội, vật chất hay tinh thần của đời sống riêng thì hoạt động là những biểu hiện phong phú về tính tích cực của nhân cách. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và lợi ích của mình, các cá nhân hoạt động với những động cơ, tình cảm và lý trí khác nhau và qua đó trong hoạt động, những mặt nhất định của tính tích cực xã hội xuất hiện trong mỗi cá nhân. Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Thông qua hoạt động, con người đóng góp lực lượng bản chất của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan. Bởi lẽ, con người là một động vật xã hội khác với toàn bộ thế giới động vật còn lại ở khả năng hoạt động có ý thức. Sự hoạt động có ý thức là điều kiện cơ bản để phân biệt hoạt động của con người với hoạt động của động vật. Con người sáng tạo ra tất cả của cải vật chất và tinh thần, đồng thời cũng sáng tạo ra chính bản chất của mình. Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định. Muốn hình thành nhân cách con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác, nhất là vai trò của hoạt động chủ đạo. Tóm lại, hoạt động của con người được hình thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thức. Hoạt động của con người không chỉ được thực hiện giữa người với sự vật mà với cả người khác. 2.5 Giao tiếp Đối tượng của tâm lí là những chỉnh thể tâm lí sống động, những nhân cách hoàn chỉnh, là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người làm xuất hiện, duy trì, phát triển giao tiếp và trở thành sản phẩm của giao tiếp. Con người sẽ không thể tồn tại, phát triển được nếu không có sự giao tiếp với thế giới xung quanh, với cộng đồng người. Hệ thống các quan hệ xã hội không phải là cái gì trừu tượng, xa lạ, mà do chính con người tạo ra. Nó thể hiện một cách khách quan, được vật thể hóa trong nền văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội. Nó có thể ở trong những vật thể cụ thể, trong công cụ sản xuất, trong các quan hệ xã hội, trong ngôn ngữ hoặc trong những hình thức và phương pháp tư duy... Trong quá trình lao động, con người không chỉ phát triển năng lực của mình mà trong quá trình đó, con người đã đối tượng hóa các năng lực ấy trong các vật phẩm. Các thế hệ sau sử dụng những vật phẩm đó cũng có nghĩa là nắm lấy những kinh nghiệm đã có. Nhận thấy, trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là một nhân cách. 3. Liên hệ thực tiễn 3.1 Di truyền Đôi lúc nghĩ đến cuộc sống khó khăn tôi tự hỏi mình câu ngớ ngẩn: Sao mình không sinh ra ở một gia đình khác nhỉ? Thật là một ý nghĩ ngây ngô, và nó bị phá vỡ khi tôi đủ hiểu rằng: Nơi ấy cho tôi nhân cách. Bố, mẹ vốn là những nông dân chất phát, họ mang những bản tính đậm chất làng cảnh Việt. Đó là một sự may mắn, bẩm sinh – di truyền của gia đình đã cho tôi những nhân cách mà đâu phải ai cũng có. Chắc không ai không biết đến Mozart thiên tài âm nhạc sinh ra trong một gia đình tràn đầy chất âm nhạc. Cùng với sự chăm lo dạy dỗ của người cha mà đến năm 3 tuổi Mozat đã nghe được nhạc, và đến năm 4 tuổi đánh được đàn dương cầm và organ, bắt đầu soạn nhạc cho đàn phím từ lúc 5 tuổi, viết bản nhạc hòa tấu từ khi lên 8. Chính kích thích từ người cha và chị gái cùng với niềm say mê hứng thú với âm nhạc từ thuở nhỏ đã tạo nên một thiên tài âm nhạc. Và ta không thể phủ định vai trò của di truyền đối với nhân cách được. 3.2 Hoàn cảnh sống Môi trường xã hội cũng ảnh hưởng tới sự phát triển con người, ảnh hưởng tới cơ cấu và chức năng… của cơ thể. Nếu con người ít tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc sống trong môi trường xã hội quá đơn điệu thì sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động. Chẳng hạn, bác sỹ Sing người Ấn Độ, có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nuôi từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi lại bằng hai chân, nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng bốn chi khá nhanh. Người ta dạy nói cho Kamala trong bốn năm, nhưng cô chỉ nói được hai từ. Cô không thể thành người và chết ở tuổi 18. Lên lóp 7, tôi học ở một trường nhỏ của huyện. Thật sự nhìn lại, tôi không dám tin nổi lúc đó tôi lại có một “bộ dạng” như thế. Không tin nổi là mình có thể cầm một điếu thuốc lá hút, không tin nổi mình có thể tham gia những trò chơi cờ bạc, lô đề … và một bộ dạng gầy gò ốm yếu. Đơn giản tôi bị hút bởi những đứa bạn quên học, những đứa bạn có những trò nghịch tai hại. Và cứ như thế một cấp 2 đi qua thực sự là khó tin với nhân cách của bản thân. Năm cuối cấp phấn đấu học tập, quên đi môi trường của khói thuốc, sự mệt mỏi của những quân bài đỏ đen, tôi tập trung học tập và đỗ vào một trường chuyên danh giá. Tôi thực sự lột xác khi đến với nơi ấy. Nhìn những gương mặt hiền lành, sống trong không khí học tập sôi nổi, 3 năm học cấp 3 đã biến tôi thành một con người hoàn toàn khác và giờ đây tôi đủ nhân cách và tri thức để bước chân vào trường Luật – nơi nuôi dưỡng nhân cách con người. Tôi tự hào về điều đó. Các bạn thấy đó, không phải con người tôi tự nhiên lại chuyển biến như thế. Điều gì ảnh hưởng đến tôi, hoàn toàn có thể nói môi trường có thể quyết định điều đó. Không phải ngẫu nhiên mà Michelangelo Bounarati đã trở thành một nhà họa sĩ, điêu khắc, kiến trúc sư vĩ đại thời Phục Hưng nếu môi trường, hoàn cảnh sống không sớm được hình thành trong ông từ sớm. Nếu như Michelangelo Bounarati không được gửi tới nhà người bảo mẫu, không được làm quen với cái đục cái đẽo thì liệu thời Phục Hưng có " sinh ra " được một nhà họa sĩ, điêu khắc, kiến trúc sư vĩ đại như thế? 3.3 Giáo dục Có thể nói rằng, giáo dục ngày nay vô cùng quan trọng với con người, đặc biệt là giới trẻ chúng ta. Đâu phải giáo dục chỉ là cung cấp những số liệu, con chữ trong sách vở, và cung có phải đâu giáo dục chỉ trong nhà trường. Bạn không chỉ nhận được kiến thức mà giáo dục còn đem lại nhân cách, bạn không chỉ được giáo dục ở ghế nhà trường mà tất cả những gì xung quanh đều giáo dục bạn. Tôi luôn tự hào những người bạn thân của tôi đều là những con người có nhân cách Và vì thế chính chúng tôi tự giáo dục nhau. Bé thì được ông, bà, bố, mẹ dạy dỗ từ những hành động, lời nói đơn giản đến những con chữ, những năng khiếu. Nơi ấy cho tôi những nét âm “đô – rê- mi” của nhân cách. Lớn lên tôi được đến trường, tôi được giáo dục của thầy cô, và chẳng thầy cô nào đem lại những gì là xấu cả. Cho dù, có những khi, những đứa bạn thiếu suy nghĩ gây cho mình những ảnh hưởng không tốt trước mắt nhưng ít nhất tôi học được thêm những điều mới, để khi tiếp nhận một kho tàng xã hội, tôi thừa nhận ra được bản chất của xã hội. Chính sự giáo dục của những người xung quanh giúp tôi có những tri thức cần thiết đủ để tạo ra cho mình một nhân cách đậm chất giáo dục như một sinh viên Luật như bây giờ. Cách tiếp thu của mỗi người khác nhau trong quá trình giáo dục, nếu không biết cách giáo dục đúng mực đôi khi nó lại không theo ý muốn chủ quan. Tôi có quen một gia đình giàu có, gia đình này có một cậu con trai, bố mẹ câu ta luôn bận bịu với công việc. Ít khi bố mẹ cậu ấy dạy cậu ấy học mà đầu tư rất nhiều tiền vào việc cho cậu ấy đi học thêm. Khi cậu ta đủ lớn để bị thu hút bởi các trò chơi vô bổ, bố mẹ không hề biết. Cứ như thế đến khi cậu ta nghiện hút, bố mẹ cậu ta không kịp hối hận. Mặc dù chỉ là một bước ngã một thanh niên trẻ nhưng bài học về cách giáo dục của bố mẹ cậu ấy có lẽ không bao giờ họ quên. Cả thế giới biết đến Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam biết đến nhân cách của Người. Từ đâu mà ra một nhân cách vĩ đại, tư đâu mà ra một con người khiến cả thế giới biết đến, chỉ có thể khẳng định cuộc sống lăn lộn năm châu giáo dục nên Người. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho tại quê hương Nghệ An hiếu học, giàu lòng yêu nước có tinh thần cách mạng. 3.4 Hoạt động Trong cuộc sống, hoạt động hay một khía cạnh khác ta đơn cử là nghề nghiệp góp phần không nhỏ tạo nên nhân cách. Người làm tri thức có những nhân cách của người tri thức, người lao động chân tay có nhân cách của người “trần tục” nhưng sẽ mang những nét riêng vì công việc, lao động tác động. Bố tôi là một người thợ thủ công, mẹ là một người kinh doanh nhỏ, tôi biết đó không phải là những nghề “cao quý”, bố mẹ đôi lúc nóng tính rồi quát mắng chúng tôi nhất là lúc tôi con bé, cũng không quá hiểu về họ, lúc đó tưởng bố mẹ giận rồi đôi lúc đánh giá sai trái về bố, mẹ. Nhưng đến khi đủ lớn để hiểu, mới biết rằng sự vất vả lo toan về công việc khiến cho bố mẹ có những lúc nông nổi. Thiếu những hoạt động chúng ta rất dễ bị suy nhược cơ thể. Xa nhà từ bé, đôi lúc quá chú tâm học tập, quên đi những công việc thường ngày từ gia đình và đặc biêt có những lúc thiếu đi những bước chạy trên sân chơi thể thao, chỉ một tháng thôi có thể làm cho tôi bị stress. Tôi bực bội với mọi người, tâm lí nhiều hơn với học tập, thậm chí muốn xa lánh mọi người. Có thế mới thấy hoạt động cho ta giá trị khác nhau của nhân cách mà chúng ta phải biết tận dụng nó để biết nuôi dưỡng nhân cách của mình. 3.5 Giao tiếp Giao tiếp đâu chỉ đơn giản là bằng ngôn ngữ như ta thường nghĩ, thực chất những hành động của những người xung quanh, những thay đổi của thế giới khách quan cũng cho ta những sản phẩm của của giao tiếp. Bạn nhìn thấy cảnh hoàng hôn, bạn nghe thấy một bản Piano, bạn nhìn thấy một người có gương mặt phúc hậu hay nhìn những cảnh đua xe trên đường, những lời nói khó nghe … bạn tiếp nhận cho mình những hình ảnh, âm thanh… vào tâm trí mình, đó chúng ta đều có thể hiểu là sự giao tiếp. Tôi – một thiếu niên của vài năm trước, giao tiếp với những đứa bạn và hình như chẳng thiếu những câu nói tục tĩu, để “bằng bạn bằng bè”, quá trình giao tiếp với những người bạn dù nhỏ đủ để tôi “lĩnh hội”. Nhưng giờ đây, trải qua một môi trường cấp 3 với những con người văn minh, cách sống đẹp của mọi người tôi đủ nhận thức để giao tiếp đúng mực. Nhân cách là ở đó và tôi tự hào mà đùa với các bạn: “Đố ai nghe thấy một câu nói tục nào từ tớ?” 4. Những điểm tiêu cực, bất cập của nhân cách con người hiện nay Việc đặt ra tính đa dạng, phong phú của nhân cách trong xã hội là rất quan trọng. Bởi, nếu bỗng dưng vì những nguyên nhân nào đó mà mọi người trong xã hội đều như nhau: bộ mặt, đầu óc, tư tưởng, tinh thần, năng lực... thì khi đó, xã hội sẽ như thế nào? có được sự phát triển bình thường hay không? - "Một cộng đồng toàn thể những cá thể đồng loạt giống nhau, không có độc đáo cá nhân và mục đích cá nhân - thì sẽ là một cộng đồng nghèo, không có khả năng phát triển". 4.1 Nhân cách con người ngày càng bị “kẻ thù tấn công” Tôi dùng “kẻ thù tấn công” có nghĩa là ngày nay môi trường ảnh hưởng đến con người quá nhiều, đặc biệt là những vấn đề xấu dễ thâm nhập với giới trẻ. Không nói quá nhiền vấn đề sinh học vì nó chỉ ảnh hưởng rất rất ít nếu không muốn nói môi trường giáo dục, hoạt động, giao tiếp quyết định đến nhân cách con người. Các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện ngày một nhiều, nhưng giáo dục con người sử dụng như thế nào thì còn phải bàn nhiều. Môi trường này thực sự bị con người làm “ô nhiễm” đi nhiều. 4.2 Con người tiếp cận đến những thứ làm mất đi bản tính mình Thực sự mà nói, con người ngày nay tiếp nhận những “kẻ thù” ấy nhanh quá. Những bạn trẻ không biết lọc chọn những điều cần thiết với mình và đương nhiên những gì mang lại lẽ ra là tốt là đẹp thì giờ đây tôi phải gọi nó là kẻ thù. Ô tô, xe máy ai biết đâu lại mang lại những cuộc đua xe nguy hiểm, mạng Internet sao lường trước được những trò chơi game vô bổ của giới trẻ, những cuộc sống ảo .. mà các bạn trẻ còn mang ra cả ngoài xã hội này áp dụng. Nhân cách họ hoàn toàn sáo mòn. 4.3 Nhân cách con người ngày càng bị biến đổi tiêu cực Dường như, ngày nay những cá nhân chuẩn mực về nhân cách không nhiều đặc biệt ở lưa tuổi thanh niên chúng ta, quả thực là không nhiều. Tôi không dám nói là giới trẻ chúng ta ngày nay thiếu nhân cách mà vấn đề muốn bàn là đa số chúng ta bị xã hội làm sáo mòn đi nhân cách. Tôi cảm nhận rằng, cuộc sống này thực sự tấp nập, nhưng sự giao tiếp thì không “tấp nập” chút nào. Dường như con người ích kỉ hơn. Đến một ngày, con người sẽ tự khép mình vào một không gian hẹp và nhân cách lúc đó thế nào, xã hội mất đi tính thực tế của nó. Có thể lắm chứ. 5. Giải pháp - bài học cho bản thân 5.1 Tạo môi trường lành mạnh Tại sao chúng ta không tự tạo nên cho mình một môi trường lành mạnh, mỗi người có chút đóng góp. Tạo môi trường sống từ gia đình. Có hạnh phúc nào bằng một cuộc sống gia đình lành mạnh. Ta ra ngoài học tập, đến cơ quan làm việc, thì ta phải tạo môi trường “sạch đẹp” cho cơ quan, trường học. Chúng ta chỉ nêu khẩu hiểu mà thực hiện có bao giờ tốt. Ít ra thì phải quán triệt những ảnh hưởng xấu, phải có sự hi sinh rồi người có trách nhiệm phải biết xử lí những tình huống cụ thể. Tại sao không đánh nặng vào những cá nhân gây lên chuyện đó. Tốt nhất gạt những thành phần cố tình gây nên những vết nứt ra xã hội. Từ những môi trường nhỏ, chúng ta liên kết thành một cộng đồng. Gia đình phối hợp với nhà trường, cơ quan phối hợp với lực lượng an ninh thắt chặt công tác quản lí. Chắc chắn việc này quá khó, nhưng nếu có dự giáo dục, đúng mực sẽ tạo được môi trường lành mạnh. 5.2 Bản thân con người Hãy tự ý thức với chính mình, nuôi dưỡng cho mình một kho tàng tri thức nhưng đừng để những phút lầm lỡ. Đến chính những sinh viên có học mà con đánh mất đi nhân cách thì ta trách sao được những người không có điều kiện được giáo dục,câu “kẻ thù lớn nhất cảu đời người là chính mình” nhà Phật dạy đâu có sai. Đến bao giờ mình mới thắng được mình, đương nhiên là không thể cho nên mình luôn là kẻ thù của chính mình. Biết tiếp thu những điều tốt từ xã hội, biết trao đổi, giao tiếp, hoạt động đúng mực, xây dựng mình thành một mẫu chuẩn mực của nhân cách đi. Khi có đủ tư cách để dạy người ta hai chữ nhân cũng có nghĩa bạn được người ta coi trọng. Rộng hơn biết ngăn cản, tỏ những thái độ, hành động đúng mực khi gặp những yêu tố tác động đến mình và mọi người. 5.3 Giáo dục - nhận thức đúng mực Giáo dục nghiêm ngặt bằng nhiều hình thức, nhiều môi trường, đứng quá tin vào những lí thuyết viển vông những khẩu hiệu đặt ra. Sao không giáo dục bằng dám sát thực tế. Muốn giáo dục lí thuyết thì hãy giáo dục con người từ thực tế, giáo dục từ tâm lí của họ trước đi đã. Còn nhận thức thì sao? Đâu phải chỉ nghe người ta nói gì rồi tiêp nhận, nhận thức thế nào cho đúng. Giữ được bản sắc riêng của mình và tiêp nhận những điều quan trọng cho mình, đừng để nhưng thứ tầm thường ảnh hưởng đến nhân cách bạn. * * * * * Bài viết trên đây tôi đã đi phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách. Quả thực, qua lí thuyết được học về nhân cách tôi càng cảm thấy tự tin vào nhận thức về vấn đề tâm lí này hơn. Qua đó tôi đã đưa ra những suy nghĩ, giải pháp riêng của các nhân mình, chắc chắn không thể triệt để được vì cuộc sống thiên biến vạn hóa. Đó là quan điểm của riêng cá nhân tôi, rất mong được những ý kiến đóng góp bổ sung của các bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc(10 Điểm) Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách Liên hệ thực tế.doc
Tài liệu liên quan