Tiểu luận Phân tích nội dung pháp lý cơ bản về đấu giá hàng hóa

Nguyên tắc cơ bản trong đấu giá hàng hóa được quy định tại Điều 188 LTM 2005 : Việc đấu giá hàng hoá trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

- Nguyên tắc công khai : những thông tin về đấu giá phải được công khai cho người muốn mua biết dưới các hình thức : niêm yết, thông báo, trưng bày, giới thiệu về tài sản

Những nội dung bắt buộc phải công khai là : thời gian, địa điểm tiến hành bán đấu giá; tên loại, số lượng, chất lượng, giá khởi điểm, địa điểm trưng bày, các hồ sơ, tài liệu của hàng hóa; công khai họ, tên tổ chức bán đấu giá, những người đăng kí mua hàng hóa. Tại phiên bán đấu giá, phải công khai các mức giá được trả và họ tên người mua trả giá cao nhất của mỗi lần trả giá.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3403 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích nội dung pháp lý cơ bản về đấu giá hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế ngày càng phát triển, kèm theo đó là các hoạt động thương mại nhằm thực hiện hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các thương nhân thông qua hoạt động thương mại là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đấu giá hàng hóa là một phương thức bán hàng đặc biệt trong số đó. Nội dung pháp lý cơ bản về đấu giá chính là vấn đề em đưa ra trong bài tập này. NỘI DUNG Khái niệm đấu giá hàng hóa Định nghĩa đấu giá hàng hóa Điều 185 Luật thương mại (LTM) đã đưa ra định nghĩa về đấu giá hàng hóa như sau : “Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.” Bản chất đấu giá hàng hóa Đấu giá hàng hóa là phương thức bán hàng đặc biệt, quan hệ này có bản chất kinh tế và bản chất pháp lí : Bản chất kinh tế Đấu giá là phương thức để bên bán hàng xác định bên mua hàng hóa : khi cầu về hàng hóa lớn hơn cung thì thị trường thuộc về người bán và người bán được quyền lựa chọn người mua. Một cuộc đấu giá là phương pháp xác định giá trị của món hàng chưa biết giá hoặc giá trị thường thay đổi. Trong một số trường hợp, có thể tồn tại một mức giá tối thiểu hay còn gọi là giá sàn; nếu sự ra giá không đạt đến được giá sàn, món hàng sẽ không được bán (nhưng người đưa món hàng ra đấu giá vẫn phải trả phí cho nơi người phụ trách việc bán đấu giá). Bản chất pháp lí Đấu giá hàng hóa là một hành vi pháp lí, do sự khác nhau về chủ thể, mục đích mà đấu giá hàng hóa có thể là một hành vi dân sự thông thường hoặc trở thành một hoạt động thương mại độc lập của thương nhân. Đối tượng của bán đấu giá là hàng hóa thương mại được phép lưu thông. Quan hệ đấu giá được xác lập dưới những hình thức pháp lí nhất định. Việc đấu giá hàng hoá trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Các hình thức bán đấu giá hàng hóa Tùy thuộc vào đối tượng hàng hóa, mục đích và điều kiện tổ chức cuộc bán đấu giá mà có thể phân chia các hình thức bán đấu giá dựa vào căn cứ như sau : Căn cứ vào phương pháp xác định giá Theo phương pháp xác định giá, đấu giá được chia thành : đấu giá theo phương pháp nâng giá và đấu giá theo phương pháp hạ giá được quy định tại khoản 2 Điều 185 : Đấu giá theo phương pháp nâng giá : là hình thức mà tại cuộc bán đấu giá, nhân viên điều hành bán đấu giá nêu lên giá khởi điểm thập nhất của hàng hóa. Sau đó những người mua sẽ trả giá nâng dần lên theo từng mức mặc cả nhất định, người trả giá cao nhất theo sự kết luận của nhân viên điều hành đấu giá sẽ được quyền mua hàng hóa. Đấu giá theo phương pháp hạ giá : là hình thức mà tại cuộc bán đấu giá, nhân viên điều hành bán đấu giá nêu lên giá khởi điểm thấp nhất rồi sau đó hạ dần từng nấc một để người mua đặt giá, nếu không có người mua nào đặt giá thì lại hạ xuống mực thấp hơn cho đến khi có người chấp nhận mua ở một mức giá nào đó thì hàng hóa được bán cho người đó. Căn cứ vào hình thức biểu đạt trong cuộc đấu giá Căn cứ vào hình thức biểu đạt trong cuộc bán đấu giá có 2 hình thức bán đấu giá là : đấu giá dùng lời nói và đấu giá không dùng lời nói. Đấu giá dùng lời nói là hình thức mà trong phiên bán đấu giá, nhân viên điều hành đấu giá dùng lời nói của mình để đưa ra giá khởi điểm. Những người mua sẽ đặt giá cũng bằng lời nói hoặc bằng việc làm dấu hiệu để người điều hành đấu giá biết. Đấu giá không dùng lời nói là hình thức mà việc trả giá của người mua không được thể hiện bằng lời nói hoặc việc làm dấu hiệu mà được viết ra giấy hoặc thông qua một hình thức nào đấy báo cho nhân viên đấu giá biết. Nhân viên điều hành sẽ thông báo mức giá cao nhất qua mỗi lần trả giá trên cơ sở so sánh các mức giá chấp nhận được cho đến khi tìm được mức giá trả cao nhất. Chủ thể tham gia bán đấu giá hàng hóa Trong một cuộc đấu giá, thường có các chủ thể tham giá là : người bán hàng hóa, người tổ chức, người điều hành cuộc đấu giá, người mua hàng hóa. Người bán hàng hóa Theo khoản 2 Điều 186 LTM : Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, ở đây, người bán hàng không phải là người tổ chức đấu giá hàng hóa mà là người mang hàng hóa của mình đi bán bằng cách ký hợp đồng dịch vụ với người tổ chức đấu giá hoặc là một trung gian làm công việc cầu nối giữa người có hàng hóa với người tổ chức bán đấu giá hàng hóa. Quyền của người bán hàng hóa Quyền của người bán hàng hóa được quy định tại Điều 191 LTM : - Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch thu được trong trường hợp người trả giá rút lại giá đã trả hoặc nhận lại hàng hoá trong trường hợp đấu giá không thành; - Giám sát việc tổ chức bán đấu giá hàng hoá. Nghĩa vụ của người bán hàng hóa - Giao hàng hoá cho người tổ chức đấu giá, tạo điều kiện để người tổ chức đấu giá, người tham gia đấu giá xem xét hàng hoá và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá; - Trả thù lao dịch vụ tổ chức đấu giá theo quy định tại Điều 211. Tuy nhiên, người bán hàng và người tổ chức bán đấu giá có thể có những thỏa thuận khác và theo nguyên tắc, thì hai bên sẽ phải thỏa thuận về thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa và chi phí liên quan đến cuộc đấu giá. Trong trường hợp không có thỏa thuận về thù lao thì thù lao được xác định theo Điều 211 LTM 2005, nếu không có thỏa thuận về chi phí liên quan đến cuộc đấu giá thì chi phí này được xác định theo Điều 212 LTM 2005. Người tổ chức bán đấu giá hàng hóa Theo khoản 1 Điều 186 : Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá. Quyền của người tổ chức bán đấu giá hàng hóa - Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hàng hoá được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá; - Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền; - Tổ chức cuộc đấu giá; - Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán; - Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định tại Điều 211 của LTM. Nghĩa vụ tổ chức bán đấu giá hàng hóa - Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng. - Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hoá đấu giá. - Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ. - Trưng bày hàng hoá, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét. - Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan quy định tại Điều 203 của Luật này. - Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hoá. - Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng. - Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả quy định tại khoản 3 Điều 204 của Luật này hoặc trả lại hàng hoá không bán được cho người bán hàng theo thoả thuận. Trường hợp không có thoả thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán hàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hoá trong thời hạn hợp lý sau cuộc đấu giá. Người điều hành bán đấu giá hàng hóa Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc người được người tổ chức đấu giá uỷ quyền điều hành bán đấu giá. Quyền và nghĩa vụ của người điều hành đấu giá theo quy định của người tổ chức đấu giá hoặc theo thỏa thuận của người điểu hành và người tổ chức bán đấu giá hàng hóa trong các trường hợp khác. Người mua hàng hóa Người mua hàng hóa chính là người tham gia đấu giá hàng hoá là tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá. Những người được quy định tại Điều 198 LTM 2005 không được quyền tham gia trả giá. Quyền của người mua hàng hóa Tham gia trả giá Được quyền mua hàng hóa nếu đạt điều kiện trong cuộc bán đấu giá Được quyền nhận lại tiền đặt cọc trong trường hợp không mua được hàng hóa. Được quyền trả lại hàng hóa trong trường hợp hàng hóa không đúng với niêm yết, thông báo. Được quyền yêu cầu bổ thường thiệt hại đối với những sai sót về thông tin về hàng hóa của người tổ chức bán đấu giá. Nghĩa vụ của người mua hàng hóa Đặt cọc để đăng kí mua hàng theo yêu cầu của người tổ chức bán đấu giá Tham gia trả giá Chịu mọi chi phí liên quan đến cuộc bán đấu giá nếu được chọn là người mua hàng mà lại từ chối mua dẫn đến cuộc đấu giá không thành. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu giá hàng hóa Nguyên tắc cơ bản trong đấu giá hàng hóa được quy định tại Điều 188 LTM 2005 : Việc đấu giá hàng hoá trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Nguyên tắc công khai : những thông tin về đấu giá phải được công khai cho người muốn mua biết dưới các hình thức : niêm yết, thông báo, trưng bày, giới thiệu về tài sản… Những nội dung bắt buộc phải công khai là : thời gian, địa điểm tiến hành bán đấu giá; tên loại, số lượng, chất lượng, giá khởi điểm, địa điểm trưng bày, các hồ sơ, tài liệu của hàng hóa; công khai họ, tên tổ chức bán đấu giá, những người đăng kí mua hàng hóa. Tại phiên bán đấu giá, phải công khai các mức giá được trả và họ tên người mua trả giá cao nhất của mỗi lần trả giá. Nguyên tắc trung thực : các thông báo về cuộc đấu giá và các thông tin liên quan đến hàng hóa phải thật rõ ràng, chính xác và đầy đủ. Người bán cần phải trung thực khi xác định giá khởi điểm của hàng hóa. Người mua có quyền trả lại hàng hóa cho tổ chức bán đấu giá và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chất lượng của hàng hóa không đúng như thông báo. Tổ chức bán đấu giá không phải chịu trách nhiệm về về giá trị, chất lượng hàng hóa trừ trường hợp không thông tin đầy đủ cho người mua. Những người có thân phận pháp lí hay hoàn cảnh đặc biệt mà sự tham dự của họ có ảnh hưởng đến sự trung thực của cuộc bán đấu giá thì không được tham gia trả giá. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia : quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia phải được coi trọng và bảo đảm đầy đủ. Thủ tục và trình tự bán đấu giá hàng hóa Thủ tục bán đấu giá hàng hóa được LTM 2005 quy định trải qua 6 bước : Lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa; xác định giá khởi điểm; chuẩn bị bán đấu giá hàng hóa; tiến hành đấu giá; hoàn thành văn bản đấu giá; đăng kí quyền sở hữu đối với hàng hóa đấu giá. Cụ thể các bước như sau : Lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa Đối với trường hợp người bán hàng hóa tự tổ chức bán đấu giá thì họ không phải làm thủ tục này. Nhưng trên thực tế, đa phần người bán hàng hóa lựa chọn cho mình một trung gian - thương nhân bán đấu giá chuyên nghiệp để tiến hành đấu giá, như vậy họ sẽ phải lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa theo như quy định tại Điêu 193 LTM 2005. Người bán đấu giá chỉ được quyền tiến hành bán đấu giá sau khi có sự ủy quyền của người bán hàng hóa bằng một hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Xác định giá khởi điểm Mức giá khởi điểm phải phù hợp với giá trị thực tế của hàng hóa bán đấu giá, không nên xác định mức giá khởi điểm quá cao sẽ làm cho người mua e ngại không muốn mua, hoặc mức giá khởi điểm quá thấp sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của người bán hàng. Theo quy định tại Điều 194 LTM 2005 thì : - Người bán hàng phải xác định giá khởi điểm. Trong trường hợp người tổ chức đấu giá được uỷ quyền xác định giá khởi điểm thì phải thông báo cho người bán hàng trước khi niêm yết việc bán đấu giá. - Trường hợp hàng hoá đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì người nhận cầm cố, thế chấp phải thoả thuận với người cầm cố, thế chấp xác định giá khởi điểm. - Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì giá khởi điểm do người nhận cầm cố, thế chấp xác định. Chuẩn bị bán đấu giá hàng hóa Người bán hàng hóa hoặc người tổ chức bán đấu giá phải tiến hành một số công việc chuẩn bị cần thiết để tổ chức thành công cuộc bán đấu giá như : niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá; đăng kí mua hàng hóa bán đấu giá và đặt cọc; trưng bày, xem hàng hóa bán đấu giá. Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá : mục đích là để nhiều người muốn mua hàng hóa được biết và tham gia trả giá. Càng có nhiều người tham gia trả giá thì càng đảm bảo sự cạnh tranh có lợi cho người bán. Điều 196 LTM 2005 quy định : trước khi tiến hành bán đấu giá chậm nhất là 7 ngày, người bán đấu giá phải niêm yết việc bán đấu giá tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hóa và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giá. Nếu không thông qua trung gian, người bán hàng hóa có quyền ấn định thời gian niêm yết. Người tổ chức bán đấu giá hàng hóa phải thông báo cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp theo quy định tại Điều 195 LTM 2005. Nội dung của thông báo và niêm yết đấu giá hành hóa được quy định tại Điều 197 LTM 2005. Đăng kí mua hàng hóa bán đấu giá và đặt cọc: Người tổ chức đấu giá có thể yêu cầu người muốn tham gia đấu giá phải đăng ký tham gia trước khi bán đấu giá. Người muốn tham giá đấu giá phải ghi tên mình vào danh sách đăng kí tại tôt chức bán đấu giá đồng thời người mua phải đặt trước một khoản tiền để giữ chỗ trong cuộc bán đấu giá, trong trường hợp người tổ chức đấu giá yêu cầu nhưng không quá 2% giá khởi điểm của hàng hóa (khoản 2 Điều 199) Số tiền đặt cọc sẽ được trừ vào giá mua đối với người mua được hàng hóa, hoặc sẽ trả lại nếu người không mua được hàng hóa; hoặc sẽ thuộc về người tổ chức nếu người đặt cọc không đến tham gia đấu giá. Trưng bày, xem hàng hóa bán đấu giá : công việc này phải được tiến hành cùng thời điểm niêm yết và thông báo việc bán đấu giá nhăm tạo điều kiện để người tham gia đấu gái có dịp tận mắt xem hàng hóa và hồ sơ gốc của hàng hóa bán đấu giá. Người mua cos quyền yêu cầu giám định hàng hóa nếu thấy cần thiết để biết rõ về chất lượng hàng hóa và phải chịu chi phí giám định. Nếu người mua không xem trước hàng hóa và không có thắc mắc về chất lượng trước khi diễn ra cuộc bán đấu giá thì sau này sẽ không được quyền khiếu nại về chất lượng hàng hóa. Tiến hành đấu giá Cuộc bán đấu giá hàng hóa có thể được tổ chức công khai tại trụ sở của tổ chức bán đấu giá để những người muốn mua đến tham dự và trả giá. Cuộc bán đấu giá chỉ được tiến hành khi có số người tham gia trả giá tối thiểu đủ để cạnh tranh về giá. Tại cuộc đấu giá, người điều hành bán đấu giá phải thực hiện 5 bước theo quy định tại Điều 201 LTM 2005 : 1. Người điều hành đấu giá điểm danh người đã đăng ký tham gia đấu giá hàng hoá; 2. Người điều hành đấu giá giới thiệu từng hàng hoá bán đấu giá, nhắc lại giá khởi điểm, trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá và yêu cầu người tham gia đấu giá trả giá; 3. Xác định người trả giá hợp lệ để trở thành người mua hàng hóa. 4. tổ chức rút thăm giữa những người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá xuống. 5. Người điều hành đấu giá phải lập văn bản bán đấu giá hàng hoá ngay tại cuộc đấu giá, kể cả trong trường hợp đấu giá không thành. Văn bản bán đấu giá phải ghi rõ kết quả đấu giá, có chữ ký của người điều hành đấu giá, người mua hàng và hai người chứng kiến trong số những người tham gia đấu giá; đối với hàng hoá bán đấu giá phải có công chứng nhà nước theo quy định của pháp luật thì văn bản bán đấu giá cũng phải được công chứng. Cuộc đấu giá được coi là không thành theo quy định tại Điều 202 khi : Không có người tham gia đấu giá, trả giá; Giá cao nhất đã trả thấp hõn mức giá khởi ðiểm ðối với phýõng thức trả giá lên. Hoàn thành văn bản đấu giá Văn bản bán đấu giá là căn cứ xác nhận việc mua bán, có thể coi văn bản này là hợp đồng mua bán hàng hóa, tổ chức bán đấu giá và người mua hàng hóa bán đấu giá. Văn bản bán đấu giá hàng hóa được lập ngay tại cuộc bán đấu giá, kể cả trường hợp đấu giá không thành. Văn bản bán đấu giá hàng hóa phải có các nội dung của một hợp đồng mua bán hàng hóa quy định tại Điều 203. Đăng kí quyền sở hữu đối với hàng hóa đấu giá Theo quy định tại Điều 206 :  Văn bản bán đấu giá hàng hoá được dùng làm căn cứ để chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá đấu giá mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu. Căn cứ vào văn bản bán đấu giá hàng hoá và các giấy tờ hợp lệ khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm đăng ký quyền sở hữu hàng hoá cho người mua hàng theo quy định của pháp luật. Người bán hàng và người tổ chức đấu giá có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua hàng. Chi phí làm thủ tục chuyển quyền sở hữu được trừ vào tiền bán hàng hoá, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Về thời hạn, địa điểm, phương thức thanh toán tiền mua hàng hóa do tổ chức bán đấu giá và người mua hàng hóa thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo các quy định tại Điêu 207,208,209,210 LTM 2005. KẾT LUẬN Trên đây em đã đi phân tích về nội dung pháp lý cơ bản về đấu giá hàng hóa. Qua đó, e m đã hiểu them về một hoạt đọng thương mại nữa. Do thời gian và trình độ có hạn nên bài làm của em không khỏi có những sai sót, em mong thầy cô giáo góp ý để em có thể hoàn thiện bài tập của mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật thương mại 2005. NXB Lao động Giáo trình Luật thương mại 2 – Đại học Luật Hà Nội NXB Công an nhân dân Giáo trình Pháp luật kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội NXB Đại học kinh tế Quốc dân Website : www.saga.vn thuongmailaw.forum www.thuvienphapluat.vn www.vifaconsult.com.vn Báo Kinh tế và Đầu tư, Kinh tế ngày nay, Lao động....

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐấu giá hàng hóa.doc
Tài liệu liên quan