MỤCLỤC
A. Phần mởđầu
B. Phần nội dung 1
I. Những nội dung cơ bản về CPH doanh nghiệp nhà nước 1
1. Khái niệm CPH, đặc điểm của công ty cổ phần và tình hình các DNNN trước CPH 1
2. Sự cần thiết CPH doanh nghiệp nhà nước 2
a. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước và tình hình hoạt động hiện nay của doanh nghiệp nhà nước 2
b. Mục tiêu CPH 5
II. Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về CPHDNNN 5
1. Đối tượng doanh nghiệp được cổ phần 5
2. Những hình thức CPH 6
3. Quy trình CPH 7
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định danh sách DNNN để CPH thành công ty cổ phần 8
5. Những ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng sau CPH 9
6. Đối tượng mua cổ phiếu và cơ quan quản lý việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp CPH 9
III. Thực trạng CPHDNNN ở Việt Nam hiện nay và một số biện pháp thúc đẩy quá trình CPH - ví dụ cụ thể mà sinh viên biết 10
1. Thực trạng CPHDNNN ở Việt Nam hiện nay 10
2. Giải pháp thúc đẩy tiến trình CPHDNNN 13
3. Ví dụ cụ thể mà sinh viên biết 15
C. Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, lấy ví dụ 1 doanh nghiệp cụ thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc không muốn đầu tư kinh doanh. Khu vực quốc doanh được sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh cóhiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai trò chủđạo và chức năng của một Công ty điều tiết vĩ mô của Nhà nước". Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Thương mại cũng ghi nhận vấn đề này.
Doanh nghiệp Nhà nước có vai trò chủđạo theo nghĩa là công cụđiều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vai trò chủđạo của nó gắn liền với vai trò quản lý của Nhà nước với nền kinh tế thị trường. Thông qua Doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước tạo ra nguồn tích luỹ và dự trữđủ mạnh để có thể can thiệp vào thị trường, thực hiện việc điều chỉnh các cân đối cơ bản của nền kinh tế cơ bản, xã hội. Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện đầu tư cóđịnh hướng để duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống xu hướng độc quyền của tập đoàn tư nhân.
Trong số hàng hoá lý do để khẳng định: Doanh nghiệp Nhà nước luôn giữ vai trò chủđạo, thìđứng trên phương diện kinh tế mà nói để giữđược vai trò chủđạo, Doanh nghiệp Nhà nước phải hoạt động có hiệu quả góp nhằm tăng ngân sách Nhà nước hoặc giảm tối đa phần bù lỗđối với doanh nghiệp hoạt động công ích.
Nhờ vậy, xuất phát từ yêu cầu khách quan, Doanh nghiệp Nhà nước sẽ không được phát triển tràn lan ở tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực song nó vẫn giữ vai trò chủđạo trong nền kinh tế, chúng vẫn phải tồn tại ở những lĩnh vực quan trọng nhằm thực hiện chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của chúng ta sẽ không phát triển mạnh mẽ nếu không có mặt khu vực kinh tế Nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam được hình thành từ những năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 ở niềm Nam, với xuất phát điểm còn thấp vìđiều kiện kinh tế chung của cả nước. Trong điều kiện ấy, Doanh nghiệp Nhà nước đã tồn tại với một quy mô phần lớn là nhỏ bé, trình độ kỹ thuật lạc hậu bên cạnh đó còn có sự phân bố bất hợp lý giữa các ngành các vùng…
Con số báo lỗ khổng lồ hàng năm của các Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và thường xuyên dẫn đến bộ chi ngân sách. Chỉ tính trong giai đoạn 1985 - 1990 tỷ lệ thâm hụt ngân sách thường xuyên ở trên 30%.
Nói tóm lại, so với Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh hiện nay thì Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chính chưa có hiệu quả. Nhờ vậy, tại sao chúng ta không nghĩđến một giải pháp? để cho Doanh nghiệp Nhà nước mới thực sự còn lại giữ vai trò chủđạo trong nền kinh tế. Vàđây chính là yêu cầu cơ bản màĐảng Nhà nước ta cần đẩy mạnh chủ trương việc CPH. Cái mà chúng ta quan tâm ởđây là giải pháp về số lượng nhưng t ăng chất lượng và hoạt động phải có hiêụ quả, với một sốít doanh nghiệp, khả năng đầu tưđổi mới trang thiết bị công nghệ làđiều có thể. Bên cạnh đó, dưới sức ép của nền kinh tế thị trường, các Doanh nghiệp Nhà nước còn lại sẽ nhận thức được rõ hơn vai trò thực sự của mình để có một hướng đi đúng đắn.
Thật vậy, CPH Doanh nghiệp Nhà nước đó là một việc làm mang tính phổ biến cao, nóđược áp dụng hầu hết ở các quốc gia trên toàn cầu. Ở Việt Nam, Chính phủđã chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế, cải cách khu vực kinh tế Nhà nước nhằm thu hẹp sở hữu Nhà nước, phát triển kinh tế nhiều thành phần với sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp.
CPH là một biện pháp không thể bỏ qua. Đó là một nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và cũng làđòi hỏi khách quan để chuyển sang nền kinh tế thị trường dựa trên các động lực của thị trường và vai tròđịnh hướng của Nhà nước. Và hình thái kinh doanh thích hợp với nền kinh tế thị trường đó là: Công ty cổ phần.
b. Mục tiêu CPH.
Tại điều 2 NĐ44 quy định "chuyển DNNN thành Công ty cổ phần nhằm các mục tiêu sau:
- Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài đểđầu tưđổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN.
- Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương pháp quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản nhà nước, nâng cao thu nhập người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tếđất nước.
II. Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về CPHDNNN
1. Đối tượng doanh nghiệp được cổ phần.
Theo nghịđịnh 28/CP ngày 7/5/1996 của chính phủđã quy định tiêu chuẩn để chọn 1 số DNNN để CPH.
- Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
- Những doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi hoặc trước mắt tuy có gặp khó khăn nhưng triển vọng sẽ hoạt động tốt.
- Không thuộc diện các DNNN cần thiết phải gữi 100% vốn đầu tư của Nhà nước.
Căn cứ luật DNNN đãđược quốc hội khoá IX, kì họp thứ VII thông qua ngày 20 tháng 4 năm 1995 để phân loại doanh nghiệp thì có thể phân ra.
Loại 1: Những DNNN trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ Nhà nước độc quyền kinh doanh (ngân hàng, vật liệu nổ, chất phóng xa, điện, xăng dầu, viễn thông, đường sắt, bảo hiểm) một số doanh nghiệp công ích phục vụđời sống sản xuất (nước máy phục vụ sinh hoạt, vệ sinh môi trường. Những doanh nghiệp này không CPH.
Loại 2: Những DNNN trong 1 số ngành then chốt có tác dụng điều phối kinh tế hoặc chi phối thị trường (xi măng, phân bón,một số lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu đặc biệt … trước mắt chưa CPHDN này, hoặc nếu có thì chỉ CPH một số bộ phận nhỏ phân xưởng sản xuất, một số Công ty nhỏ mang tính hỗ trợ). Khi CPH nhất thiết NN phải nắm gữi trên 50% tổng số vốn.
Loại 3: Một số DNNN trong lĩnh vực phục vụ công cộng, có quy mô vừa hoặc nhỏ (sản xuất hàng tiêu dùng, khách sạn, du lịch, các xí nghiệp sản xuất rượu, bia, thuốc lá, vận tải đường bộ, đường sông…) Những doanh nghiệp này có thể CPH, nhưng NN vẫn giữ tỷ lệ cổ phần chi phối (trên 30%).
Loại 4: Những doanh nghiệp khác, không cóý nghĩa về quốc tế dân sinh, không có vai trò chi phí thị trường (may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải nhỏ, các cửa hàng thương nghiệp…) cần tiến hành CPH các doanh nghiệp này và nhà nước có thể không hoặc giữ 1 tỷ lệ cổ phiếu nhỏ theo quy định hiện nay dưới 10%.
2. Những hình thức CPH.
Theo điều 7NĐ44 CPH được tiến hành theo 4 hình thức sau:
a. Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu theo quy định nhằm thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.
b. Bán 1 phần giá trị hiện có của doanh nghiệp.
c. Tính 1 bộ phận của doanh nghiệp đủđiều kiện CPH.
d. Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn NN tại doanh nghiệp đó chuyển thành Công ty cổ phần.
Ở hình thức 1 là hình thức hoàn toàn mới được quy định trong NĐ 44, hình thức này áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các ngành nghề thông thường, NN không nắm gữi cổ phần, quy định này thể hiện rõ quyết tâm thực hiện CPH và mở rộng tiền trình CPH trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước sẽ không trực tiếp can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp, quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp sẽ hoàn toàn do doanh nghiệp quyết định.
3. Quy trình CPH
Để thực hiện nhiệm vụ của mình, ban đổi mới doanh nghiệp TW đã ra công văn 3395/VPCP - DMDN ngày 29/8/98 về việc dẫn quy trình và phương án mẫu CPH. Theo tinh thần của văn bản này thì quy trình CPH doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện theo 4 bước cơ bản sau đây:
a. Chuẩn bị CPH.
b. Xây dựng phương án CPH.
c. Phê duyệt và triển khai thực hiện phương án CPH.
d. Ra mắt Công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh.
Các bước giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước CPH được quy định khá rõ ràng trong NĐ 44 đó là:
Đối tượng mua cổ phần và quyền mua cổ phần lần đầu, theo quy định tại điều 3 NĐ 44 thìđối tượng mua cổ phần ở các doanh nghiệp nhà nước cổphần hoá bao gồm.
* Các tổ chức kinh tế,
* Các tổ chức xã hội.
* Công dân Việt Nam
* Người Việt Nam định cưở nước ngoài và người nước ngoài định cưở Việt Nam.
Việc bán cổ phần cho người nước ngoài được quy định trong hai quyết định của TT - CP đó là: QĐ 139/1999 (ngày 10/6/99) về tỉ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam và QĐ 145/1999 (QĐ - TTg ngày 28/6/99 về quy chế bán cổ phần cho nhàđầu tư nước ngoài).
Và những quy định: quyền mua cổ phần lần đầu khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần (đây làđiểm mới được quy định tại nghịđịnh 44).
Ưu đãi của nhà nước với doanh nghiệp CPH và người lao động trong doanh nghiệp CPH. Bên cạnh đó là các vấn đề: Xác định giá trị doanh nghiệp, những nguyên tắc xác định doanh nghiệp…
Như vậy, địa vị pháp lý của doanh nghiệp nhà nước sau khi CPH sẽ khác, nó hoạt động theo luật doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp nhà nước CPH theo đúng nghĩa của nó làđã thực hiện đúng quy trình cổ phần theo luật định.
Theo quy định tại Đ 19, vậy sau "khi chủ thể mới" đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính làđược sở kế hoạch đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty cổ phần.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định danh sách DNNN để CPH thành công ty cổ phần.
Căn cứ vào điều kiện quy định tại Điều và Nghịđịnh 28/CP ngày 7/5/96 các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thứ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi nhất trí với ban cán sựĐảng hoặc tỉnh uỷ (thành uỷ) quyết định danh sách một số doanh nghiệp Nhà nước để CPH.
- Đối với những doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 10 tỷđồng, Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp tỉnh xây dựng phương án CPH gửi về Ban chỉđạo Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủđể phêduyệt cho phép thực hiện dưới sự tham gia chỉđạo trực tiếp của Ban chỉđạo trung ương CPH.
- Đối với những doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 10 tỷđồng trở xuống, Bộ trưởng và Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, (thành phố) trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện CPH trên cơ sở Nghịđịnh 28/CP và hướng dẫn kiểm tra của các Bộ có liên quan, dưới sự hướng dẫn, theo dõi, giám đốc của ban chỉđạo Trung ương CPH.
- Đối với việc CPH doanh nghiệp thành viên Tổng Công ty Nhà nước do thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, Hội đồng quản trị xây dựng phương án CPH gửi về ban chỉđạo Trung ương CPH để thực hiện dưới sự tham gia trực tiếp của Ban chỉđạo trung ương CPH.
5. Những ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng sau khi CPH.
Được giảm thuế lợi tức 50% trong 2 năm liên tiếp sau khi chuyển sang hoạt động theo luật Công ty.
Được sử dụng quỹ khen thưởng - phúc lợi chia cho cán bộ công nhân viên mua cổ phiếu.
Được miễn lệ phí trước bạđối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp Nhà nước CPH thành sở hữu của Công ty cổ phần.
Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại của Nhà nước theo cưo chế và lãi suất áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Được tiếp tục xuất nhập khẩu hàng hoá theo chếđộ quy định của Nhà nước.
Các khoản chi phí hợp lý và cần thiết cho quá trình CPH được vào giá trị doanh nghiệp do Bộ tài chính quy định.
6. Đối tượng mua cổ phiếu và cơ quan quản lý việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp CPH.
Những người sau đây có quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp CPH.
- Các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân
- Các tổ chức xã hội được pháp luật công nhận.
- Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên.
- Việc bán cổ phiếu cho các tổ chức cá nhân nước ngoài theo quy định riêng của chính phủ.
Cổ phiếu được bán công khai tại doanh nghiệp CPH bán thông qua các ngân hàng thương mại và các Công ty tài chính được chỉđịnh. Số tiền thu được từ bán cổ phiếu chỉđược sử dụng đểđầu tư phát triển doanh nghiệp nhà nước.
Quyền sở hữu và mọi quyền lợi hợp pháp của người mua cổ phiếu được Nhà nước bảo vệ theo quy định tại điều 6 vàđiều 175 của Bộ luật dân sự và theo các quy định khác của pháp luật hiện hành.
Trật tựưu tiên về bán cổ phiếu như sau:
- Thứ nhất là bán cho công nhân viên chức đang làm việc tại doanh nghiệp, một số công nhân viên chức có hoàn cảnh khó khăn được ưu tiên trả chậm tiền mua cổ phiếu không qúa 12 tháng. Danh sách công nhân viên chức này do Công đoàn xét chọn và công bố công khai.
- Thứ hai là các tổ chức kinh tế xã hội trong nước, đặc biệt là các đơn vị kinh tế như ngân hàng, Công ty bảo hiểm, Công ty tài chính.
Thứ ba là các cá nhân trong nước.
Cơ quan quản lý việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp CPH: Bộ tài chính thống nhất quản lý việc phát hành cổ phiếu ở các doanh nghiệp CPH. Đình chỉ việc phát hành cổ phiếu khi Công ty cổ phần vi phạm các quy định hiện hành.
III. THỰCTRẠNG CPHDNNN Ở VIỆTNAMHIỆNNAYVÀMỘTSỐBIỆNPHÁPTHÚCĐẨYQUÁTRÌNHCPH- VÍDỤCỤTHỂMÀSINHVIÊNBIẾT
1. Thực trạng CPHDNNN ở Việt Nam hiện nay.
Ở nước ta, vấn đề CPHDNNN được đặt ra từ năm 1991, xuất phát từ tình hình thực tế củ nền kinh tế Việt Nam, trong đó khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chính. Xong tuy nhiên CPHDNNN diễn ra với tốc độ chậm, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra.
Mặc dù CPHDNNN là 1 chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và phù hợp với quá trình đổi mới và mở cửa, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước nhưng hiệu quả kinh doanh vânc còn thấp. Với khoảng 5.740 DNNN, nắm giữ 58% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, chỉ có 50% DNNN làm ăn có lãi trong đó thực sự làm ăn có lãi chỉ chiếm gần 30%.
Trên danh nghĩa DNNN đóng góp tới 70 - 80% tổng doanh thu ngân sách Nhà nước, xong nếu khấu trừ tài sản cốđịnh và thuế tgián thu thì DNNN chỉ còn đóng góp khoảng 30% tổng doanh thu ngân sách Nhà nước, đấy là chưa kể nếu khấu trừ chi phí về TSCĐ, đất đai theo giá thị trường thì DNNN hoàn toàn không tạo ra được tích luỹ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là TSCĐ, đặc biệt là máy móc thiết bị quá cũ, lạc hậu về kỹ thuật. Hiện cóđến 54% DNNN trung ương và 74 DNNN địa phương còn sản xuất bằng công nghệ thủ công. Quy mô DNNN còn nhỏ, vốn ít. Thực tế vốn hoạt động chỉ có 50% được huy động vào sản xuất kinh doanh, còn lại là công nợ khóđòi, tài sản, vật tư, hàng hoá mất mát, kém phẩm chất và thua lỗ chưa được xử lý. Ngân sách nhà nước không có khả năng cấp vốn và bao cấp cho các DNNN như trước đây. Ngân hàng cho vay cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có những điều kiện bảo đảm như tài sản thế chấp, khả năng kinh doanh để tính khả năng thu hồi vốn. Các DNNN ở trong các vòng luẩn quẩn, vốn thiếu nhưng không có cách nào để huy động. Với tình hình kỹ thuật và tài chính như trên, DNNN hầu như không có khả năng đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra từ sau khi đổi mới kinh tế chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công cuộc đổi mới đã kéo theo hàng loạt những biến đổi tích cực trong đất nước vàđem lại những kết quả ban đầu. Nhờđa dạng hoá các hình thức sở hữu và thiết lập 1 cơ cấu kinh tế hỗn hợp bao gồm các thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, cứ thế kinh tế tư bản tư nhân năng lực sản xuất đãđược giải phóng song nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi ngày càng nhiều vốn nhất là trung và dài hạn. Nhưng số vốn tồn đọng của các ngân hàng thương mại đã là lên tới hàng ngàn tỉđồng trong khi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp là rất lớn. Các ngân hàng muốn giảm số vốn dư bằng cách giảm lãi suất huy động nhưng không thể làm giảm nhu cầu đầu tưđể sinh lợi nguồn vốn của người dân. Vì chưa có thị trường chứng khoán và chưa có chính sách về CPHDNNN, người dân đành đầu tư trực tiếp dưới mọi hình thức như mở cửa hàng, xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê… tạo ra một thời kì kinh tế phong trào mới. Năm 2000, kế hoạch mà bộ tài chính đãđặt ra để có thể thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm là trên 120 nghìn tỉđồng thì khoảng gần 90% số vốn đầu tư nói trên là của NN. Phần còn lại lấy ở phần đầu của mọi thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và dân cư. Nếu không có những biện pháp khơi thông mạnh mẽ (trong đó có việc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường chứng khoán tại Việt Nam) thì việc thu hút số vốn còn lại sẽ rất khóđược như mong muốn.
Hiện nay, việc CPH DNNN được coi là một giải pháp lớn để khắc phục các khó khăn nói trên, nhằm tạo ra môi trường huy động vốn dài hạn cho DNNN đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ và sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của DN trên thị trường.
Tính đến hết năm 2002 cả nước đã có hơn 120 DNNN thực hiện CPH. Báo cáo hoạt động của 50 DN đã CPH trên 1 năm cho thấy hầu hết đều biến chuyển tích cực. Doanh thu bình quân hàng năm tăng trên 25% số lượng lao động bình quân hàng năm tăng 10%, thu nhập người lao động bình quân hàng năm tăng trên 25%. Các khoản nộp ngân sách tăng bình quân trên 30% năm. Vốn điều lệ (bao gồm tích luỹ từ lợi nhuận phát hành cổ phiếu) tăng bình quân 25% năm lãi cổ tức đạt cao hơn lãi tiết kiệm bình quân 2,5%./tháng.
Xong nếu xét về góc độ là hàng hoá cung cấp cho thị trường giao dịch chứng khoán thì số lượng các DNCPH có thểđủ tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu chưa nhiều, do hầu hết các DNCPH là các DN nhỏ, vốn điều lệ thấp (xấp xỉ 6 tỷ/doanh nghiệp).
Mặc dù số lượng các DNCPH trong những năm gần đầy tăng lên nhanh chóng nhưng so với mục tiêu đề ra so với lượng DNNN không thuộc diện NN nắm giữ 100% vốn thì tiến trình CPH vẫn còn quá chậm. Điều này chủ yếu do các nguyên nhân sau.
+ Do cơ chế chính sách CPH chậm được ban hành và thiếu đồng bộ, thiếu tính cụ thể, quy trình xác định giá trị doanh nghiệp còn quá nhiều phức tạp, nhiều mặt chưa phù hợp với cơ chế thị trường.
+ Trước yêu cầu đổi mới, các doanh nghiệp còn nhiều bối rối lúng túng.
+ Một số cán bộ, địa phương, Tổng Công ty Nhà nước chưa nhận thức đầy đủý nghĩa chru trương CPH của Nhà nước. Do đó thiếu chủđộng và chưa kiên quyết tổ chức triển khai.
+ Do công tác tuyên truyền giáo dục và CPH từ trong bộ máy NN từ trung ương xuống địa phương chưa được đẩy mạnh và chưa được triển khai hiệu quả từđó dẫn tới việc coi nhẹ và chưa nhìn nhận hết vai trò của CPH.
+ Do môi trường kinh tế chưa thực sự bình đẳng, chưa tạo được mặt bằng thống nhất và cơ chế chính sách cho các thành phần kinh tế cùng cạnh tranh phát triển, cơ chế tài chính cho các doanh nghiệp quốc doanh chưa có, Công ty cổ phần chưa có.
+ Việc thực hiện các quy định công khai tài chính của các doanh nghiệp chưa có nề nếp thường xuyên. Các thông tin về tài chính về CPH chỉđược phổ biến trong nội bộ doanh nghiệp và cơ quan liên quan, chưa được phổ biến rộng rãi ra bên ngoài.
+ Các chếđộ chính sách ưu đãi, khuyến khích chưa thực sự làđộng lực thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia CPH. Nhiều doanh nghiệp còn tỏ ra e dèvới chủ trương này của Đảng và Nhà nước, chưa có sự nhận thức đầy đủ và tỏ ra chưa sẵn sàng để thực hiện công tác CPH.
2. Giải pháp thúc đẩy tiến tình CPHDNNN.
Tiến trình CPH doanh nghiệp nhà nước của chúng ta hiện này còn hết sức chậm chạp. Để có thể thực hiện tốt chỉ tiêu đặt ra đến năm 2005: đa dạng hoá sở hữu, CPH từ 40% - 70% và tiến đến 100% số DNNN không cần duy trì 100% sở hữu nhà nước và thực hiện mục tiêu tổng quan; DNCPH đạt mức tăng doanh thu lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước tăng hơn năm trước. Như doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn AFTA vào năm 2003 thì chúng ta phải đẩy nhanh hơn nữa hoạt động CPH trong thực tế.
Tôi xin nêu ra đây một số giải pháp nhằm thúc đẩy CPH doanh nghiệp nhà nước:
- Nhà nước cần ban hành hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh, mà trước tiên là các văn bản điều chỉnh về hoạt động CPH cũng như các vấn đề có liên quan, nhằm tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc hướng dẫn thực hiện CPH. Đặc biệt cơ chế chính sách của nhà nước phải được thể hiện một cách rõ ràng, tránh mâu thuẫn chồng chéo…
- Tăng cường tuyên truyền phổ biến các kiến thức cơ bản và lợi ích của việc CPH doanh nghiệp nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, công bố công khai kết quả thực hiện CPH và hoạt động của các Công ty cổ phần sau khi nhà nước đực CPH chuyển thành để quảng đại quần chúng nhân dân nắm bắt và mạnh dạn đầu tư.
- Bên cạnh việc động khuyến khích đã thông tư tưởng cho các doanh nghiệp nhà nước trong diện CPH, cần phải có biện pháp xử lý kiên quyết các trường hợp lãnh đạo ở các doanh nghiệp nhà nước đãđủđiều kiện và nằm trong kế hoạch thực hiện CPH mà không nghiêm túc thực hiện, cản trở tiến trình chung của hoạt động phần hoá. Với qui định ấy, ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ lãnh đạo sẽđược nâng cao. Tâm lý chờđợi hay sức ý sẽ không còn chỗđứng.
- Cần đào tạo và bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ chuyên môn cao về CPH. Bởi lẽ hoạt động kinh doanh đòi hỏi nhà kinh doanh phải có hai tố chất: tính khoa học và nghệ thuật quản trị, để có thểđiều hành hoạt động kinh doanh một cách khoa học, nhạy bén, linh hoạt. Muốn kinh tế phát triển năng động hiệu quả thì trước hết nhân tố con người phải được coi trọng. Xây dựng một đội ngũ cán bộ có khả năng điều hành nền kinh tế, và một đội ngũ các nhà kinh doanh nhất là với Công ty cổ phần mới hình thành làđiều rất cần thiết.
- Sớm có cơ chế xử lý nợ trong các doanh nghiệp nhà nước thực hiện CPH vàđặc biệt là các khoản nợ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước, cơ ngân hàng. Giải quyết được vấn đề này sẽ góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy tiến trình CPH. Đối với những đơn vị có khoản nợ nhưng số nợ nhỏ thì nhà nước nên xoá nợ, đối với những đơn vị có khoản nợ lớn thì nhà nước nên chuyển khoản nợ này thành vốn góp của nhà nước vào Công ty cổ phần dưới dạng CPH nhà nước.
- Cần thúc đẩy việc thành lập qũy hỗ trợ CPH để có thể hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá với tiến trình nhanh hơn, ví dụ: trường hợp doanh nghiệp không bán hết số cổ phiếu theo dự kiến, quỹ sẽứng tiền trước cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể tiến hành đại hội cổđông c huyển sang hoạt động theo luật công ty. Quỹ cũng được sử dụng để giúp người lao động trong doanh nghiệp nhà nước CPH có khả năng mua cổ phiếu theo giáưu đãi, để trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm…
3. Ví dụ cụ thể mà sinh viên biết
Công ty dệt 10 - 10 thuộc Sở Công nghiệp thành phố Hà Nội. Thành lập 1974, đầu năm 2000 Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Chuyển sang cơ chế quản lý mới, Công ty gặp không ít khó khăn về vốn: tổng số vốn điều lệ 8 tỷđồng, trong đó nhà nước giữ 30% còn lại 70% của 440 cổđông là CBCNV. Rồi còn nhà xưởng, trang thiết bịđều cũ nát, lạc hậu… khó khăn chất chồng.
Sau khi chuyển sang CPH, Công ty từng bước sắp xếp lại sản xuất cho phù hợp với tình hình mới. Cân đối sản xuất thường xuyên, xử lý, cắt, may và mua trọn gói cho một phần các đơn thầu! Công ty quyết định đầu tư thêm thiết bị như máy mắc sợi, máy văng sấy và công nghệ tẩm của Đức, Hàn Quốc đểđáp ứng yêu cầu thị trường. Sản phẩm chính của Công ty là vải tuyn, vải lưới, rèn cửa, màn tuyn các loại được người tiêu dùng liên tục bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt 10 huy chương vàng tại hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam.
Hàng năm Công ty mở khoáđào tạo công nhân học nghề và bố trí việc làm tại Công ty. Cụ thể năm 2002 thu hút 52 lao động, năm 2003 tiếp tục thu hút thêm 100 lao động vào làm việc. Đơn vị không ngừng nâng cao và phát triển năng lực sản xuất kinh doanh. Các bộ phận nghiệp vụ phấn đấu thực hiện cung ứng vật tư, kịp thời đầy đủ phục vụ tốt cho sản xuất, mở rộng thị trường vàđáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe.
Năm đầu tiêu CPH Công ty đãđạt được những chỉ tiêu cơ bản khả quan; doanh thu thực hiện 39 tỷđồng, tăng 12% so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,25 triệu USD tăng 50% nộp ngân sách đầy đủ. Trong 3 năm đầu CPH, Công ty đãđầu tư 10 tỷđồng (bằng nguồn vốn tự có và vay ngân hàng) mua thêm trang thiết bị nhằm nâng công suất sản phẩm màn chống muỗi xuất khẩu sang thị trường Châu Phi. Ước tính 9 tháng đầu năm 2003, Công ty đạt doanh thu xuất khẩu 840.000 USD (tăng 190% so với cùng kỳ năm. Nờđầu tư thiết bị, cải tiến kỹ thuật sản phẩm, tạo được uy tín đối với bạn hàng trong nước và quốc tế, năm 2002 Công ty đãđược BVQI và UKAS Vương quốc Anh cấp chứng chỉ ISO 900 - 2000 năm 2001.
Mặc dù nguồn vốn có hạn song công tác tài chính vẫn có nhiều cố gắng để bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả Công ty đã huy động vốn sản xuất kinh doanh bằng cách nhằm gửi tiết kiệm của CBCNV. Đây là biện pháp mới linh hoạt giúp Công tý có thêm vốn quay vòng, thanh toán kịp thời các khoản nộp ngân sách. Đời sống CBCNV được cải thiện từ mức thu nhập 1.080 triệu đồng/người/tháng (năm 2000) nay đạt 1,5 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2003 này, Công ty đãđưa công suất sản phẩm màn chống muối lene gấp đôi để cung cấp cho chương trình chống sốt rét thế giới, từ 150.000 màn/tháng lên 300.000 màn/tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 5 triệu USD vàđến năm 2005 đạt 10 triệu USD. Sắp tới, Công ty sẽđầu tư gần 4 triệu USD đổi mới thiết bị, công nghệđưa năng suất kinh doanh lên gấp 2 lần hiện tại.
C- PHẦN KẾTLUẬN
Chúng ta đang bắt đầu một thiên niên kỉ mới, một thiên niên hội nhập và tăng trưởng kinh tế. Việc tiến hành CPH của các DNNN là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN để DNNN tiếp tục góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủđạo trong nền kinh tế quốc dân.
Bằng những phương thức khác nhau, CPH đã góp phần thực hiện đa dạng hoá hình thức sở hữu trong doanh nghiệp, chuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tieu luan co phan hoa DNNN.doc