Tiểu luận Phân tích quan điểm: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học

Mục lục

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3

II. NỘI DUNG 5

2.1. Một số khái niệm 5

2.2. Tại sao phải “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công xã hội, bảo vệ MTTN và bảo tồn đa dạng sinh học” 6

2.3. Một số chính sách, chương trình cụ thể nhằm thực hiện quan điểm trên. 9

2.4. Những thành tựu đạt được và hạn chế. 12

2.4.1. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 13

2.4.2. Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ MTTN và bảo tồn đa dạng sinh học” 13

A. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề giải quyết việc làm 14

B. Tăng trưởng kinh tế với nâng cao thu nhập cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo 14

C. Tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, y tế 15

Tỷ lệ chi phí cho giáo dục ở Việt Nam 2000-2005 16

D. Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học .17

2.4.3. Những mặt hạn chế 18

2.5. Một số ý kiến để khắc phục những hạn chế và thực hiện hiệu quả hơn nữa quan điểm của Đảng .21

III. KẾT LUẬN 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích quan điểm: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Đại hội VII đã nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường”. Xây dựng xã hội ở nước ta thực chất là nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.Để thực hện mục tiêu đó, trước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. chỉ có như vậy mới có khả năng xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch ở các vùng với nhau. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Mỗi bước tăng trưởng kinh tế lại tạo ra điều kiện để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội cao hơn nữa. Vì vậy cần “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phats triển”. điều đó đòi hỏi phải kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từn lĩnh vực, địa phương, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi nghĩa vụ, cống hiến, hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển nhanh, hiệu quả bền vững có quan hệ chặt chẽ với bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người. Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững. Nếu môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt, rừng bị tàn phá, đất bị xói mòn và tình trạng sa mạc hoá, biến đổi khí hậu, nguy cơ nước biển dâng… làm thu hẹp không gian sinh tồn của con người chẳng những tác động tiêu cực đến cuộc sống hiện tại mà còn đe doạ sự phát triển của các thế hệ tương lai. Đối với nước ta, tình trạng ô nhiễm môi trường và những nguy cơ do biến đổi khí hậu và nước biển dâng là những thách thức to lớn. Vì vậy, phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường; chủ động đối phó với hiểm họa nước biển dâng; sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, phát triển kinh tế xanh là nội dung có tác động mạnh nhất đến phát triển bền vững, phải được thể hiện trong toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như trong từng lĩnh vực, ở từng địa phương, đơn vị. Mặt khác bước vào thời kỳ đổi mới, các điều kiện trong nước có nhiều thay đổi. Trong nước, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, cung ứng điện chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung còn nhiều yếu kém, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp. Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia. Trên cơ sở phân tích khoa hoc các điều kiện đó, Đảng ta nêu ra các quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới. Một trong những quan điểm khá quan trọng của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới là: “Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên bảo tồn đa dạng sinh học”. Một số chính sách, chương trình cụ thể nhằm thực hiện quan điểm trên. Chương trình 134 Chương trình 134 là tên thông dụng của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Sở dĩ gọi là Chương trình 134 vì số hiệu của Quyết định của Thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt chương trình này là 134/2004/QĐ-TTg. Chương trình 135 Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm"), là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010). Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong năm 2009, Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định. Chính sách giao đất giao rừng Giao đất, giao rừng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội ở địa bàn nông thôn, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Chính sách giao đất giao rừng thực sự đã trở thành đòn bẩy để phát triển kinh tế Lâm nghiệp và nông thôn. Đồng thời nó cũng thể hiện sự biến đổi to lớn từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang sản xuất lâm nghiệp có sự tham gia của toàn xã hội. Chúng ta có thể thấy được chính sách giao đất giao rừng thực sự có vai trò rất lớn trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Dư án 661 về trồng mới 5 triệu ha rừng Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là một chương trình kinh tế - xã hội - sinh thái trọng điểm của Nhà nước Việt Nam theo đó sẽ trồng mới 5 triệu hecta rừng và bảo vệ diện tích rừng hiện có trong thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2010 nhằm nâng cao độ che phủ của rừng Việt Nam lên mức 43% vào năm 2010. Dự án được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bằng Nghị quyết số 08/1997/QH10 và được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chỉ đạo thực hiện bằng Quyết định số 661/QĐ - TT ngày 29/7/1998. Dự án, vì thế, hay được gọi tắt là Dự án 661. Dự án được triển khai qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1998-2000: trồng mới 70 vạn hecta; Giai đoạn 2001-2005: trồng mới 1,3 triệu hecta, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 65 vạn hecta; Giai đoạn 2006-2010: trồng mới 2 triệu hecta. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 31.650 tỷ đồng. Chính sách tăng cường cán bộ cho các xã thuộc huyện nghèo. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 08/2011/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 về việc tăng cường cán bộ cho các xã thuộc huyện nghèo để thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Người được bố trí vào chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (PCTX) được lựa chọn từ cán bộ, công chức tỉnh, huyện và từ trí thức trẻ tình nguyện là đối tượng của Dự án thí điểm tuyển chọn 600 tri thức trẻ ưu tú có trình độ đại học tăng cường về làm PCTX thuộc 62 huyện nghèo đươc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo: Định mức hỗ trợ: 30.000 đồng/tháng/hộ, thời gian thực hiện chính sách bắt đầu từ 01/3/2011; Việc hỗ trợ được thực hiện theo phương thức chi trả bằng tiền trực tiếp cho hộ nghèo trên địa bàn theo định kỳ hàng quý (30.000 đồng/hộ/tháng x 3 tháng = 90.000 đồng), riêng tháng 3/2011 được chi trả cùng quý II/2011. Hỗ trợ xuất khẩu nông sản: Đối với sản phẩm gạo: Hỗ trợ lãi suất thu mua lúa gạo trong vụ thu hoạch, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ lãi suất xuất khẩu gạo trả chậm, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thưởng xuất khẩu.  Đối với mặt hàng cà phê: Hoàn phụ thu, bù lỗ cho tạm trữ cà phê xuất khẩu, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hỗ trợ lãi suất tạm  trữ, thưởng xuất khẩu. Luật bảo vệ môi trường Luật bảo vệ môi trường được ban hành lần đầu tiên vào ngày 10 tháng 1 năm 1994 và sửa đổi bổ sung năm 2005. Nhằm mục đích nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. Những thành tựu đạt được và hạn chế. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Một trong những thành quả nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khá ổn định. Thời kỳ từ năm 1986 tới nay là thời kỳ đổi mới, tốc độc tăng trưởng bình quân 1986 1990 là 4,5%, thời kỳ 1991-1995 là 8,2%, thời kỳ 1996-2000 là 7% và từ 2001-2007 là 7,6%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngang bằng Hàn Quốc và chỉ đứng sau Trung Quốc Bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của nước ta trong những năm qua, đã có những chuyển dịch tích cực. Xem xét cơ cấu kinh tế theo ba ngành (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) thì thấy rằng tỉ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm và tỉ trọng công nghiệp đã tăng lên tương ứng, nếu như năm 1995 tỷ trọng nông nghiệp là 27,18% thì năm 2006 xuống còn 20,36% trong khi đó công nghiệp đã tăng từ 28,76% lên 41,56%. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần cũng có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng của khu vực nhà nước có xu hướng giảm, tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng. Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học công nghệ còn hạn chế nên tăng trưởng kinh tế ở nước ta vẫn chủ yếu dựa vào tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên do đó sự tăng trưởng này chưa thực sự vững chắc. Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ MTTN và bảo tồn đa dạng sinh học” Tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong giai đoạn vừa qua đã góp phần tạo cơ sở để bước đầu giải quyết vấn đề công bằng và tiến bộ xã hội. Công bằng xã hội là công bằng về các quyền của con người (các quyền sống của con người) và về điều kiện thực hiện các quyền đó (điều kiện sống) của các cá nhân (hay rộng hơn là của cả chủ thể xã hội. Tuy nhiên, trong các xã hội phát triển hiện đại, trong tư duy phát triển hiện đại, nội hàm của công bằng xã hội được bổ sung, mở rộng và phát triển đáng kể. Điều này thể hiện ở nội dung quan trọng nhất của công bằng xã hội không phải là công bằng về phân phối thu nhập mà là công bằng về cơ hội phát triển. Từ đó dẫn tới một nhận thức mới về công bằng xã hội là quy vấn đề công bằng xã hội về cơ hội phát triển và năng lực thực hiện cơ hội, nội hàm của công bằng xã hội sẽ phải bao hàm cả công bằng sự công bằng trong việc phân phối các cơ hội và điều kiện thực hiện cơ hội. Trong xã hội, khi một chủ thể có cơ hội phát triển bình đẳng với các chủ thể khác thì có nghĩa là chủ thể ấy có cơ sở bền vững để đạt được và duy trì một cách vững chắc sự công bằng trong thu nhập. Tác động của tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết vấn đề công bằng và tiến bộ xã hội ở nước ta có thể xem xét trên các mặt sau: Tăng trưởng kinh tế với vấn đề giải quyết việc làm Giải quyết việc làm cho người lao động gắn với sự phát triển của thị trường lao động, có tác động không chỉ đối với sự phát triển kinh tế, mà còn góp phần giải quyết một vấn đề cấp thiết và cơ bản là chuyển đổi cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế hiện nay. Đó là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội; là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề lao động, việc làm ở nước ta đã từng bước được giải quyết theo hướng tuân theo quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa và thị trường lao động, góp phần đưa nền kinh tế nước ta phát triển đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Hằng năm nước ta có khoảng 1,7 triệu người bước vào độ tuổi lao động, số lượng lao động tăng hằng năm khoảng 2%/năm. Năm 2000 nước ta có 37,6 triệu lao động, năm 2005 là 42,5 triệu và năm 2006 là 43,35 triệu. Số lao động được giải quyết việc làm bình quân hằng năm khoảng 1,5 đến 1,6 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 5,88% năm 1996 xuống còn 5,31% năm 2005 và đến năm 2006 còn 4,82%. Tuy nhiên vùng nông thôn tỷ lệ thiếu việc làm vẫn ở mức khá cao, nhất là ở khu vực đồng bằng. Tăng trưởng kinh tế với nâng cao thu nhập cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo Năm 1999 2002  2004 Cả nước 295 356  448 Phân theo thành thị và nông thôn: -Thành thị 517 622 815 -Nông thôn 225 275 378 Phân theo vùng: -ĐB sông Hồng 280 353 488 -Đông Bắc 210 269 380 -Tây Bắc 210 197 266 -Bắc Trung Bộ 212 235 317 -Duyên Hải Nam Trung bộ 253 306 415 -Tây Nguyên 345 244 390 -Đông Nam Bộ 528 620 833 -ĐB sông Cửu Long 342 371 471 Bảng: Thu nhập thực tế bình quân đầu người ĐVT: (1000đ/ người/tháng) Thành tựu tăng trưởng trong gần hai thập kỷ đã góp phần làm tăng mức GDP bình quân đầu người hằng năm từ 114 USD năm 1990 lên 397 USD năm 2000 và 809 USD năm 2007. Điều này đã góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói từ 51.8% năm 1993 xuống còn 19,5 % năm 2004, có nghĩa là Việt Nam đã hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu “giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2005” mà Liên hợp quốc đề ra. Đây là một thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhất là so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, y tế Về nâng cao dân trí: Kết quả xóa mù chữ, phổ cập GD tiểu học đã được duy trì, củng cố và phát huy. Chủ trương PCGD THCS đang được triển khai tích cực, hiện đã có 20 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Một số tỉnh và thành phố đã bắt đầu thực hiện PCGD bậc trung học (bao gồm THPT, THCN và dạy nghề). Số năm đi học bình quân của cư dân 15 tuổi trở lên tăng liên tục từ 4,5 (vào năm 1990) lên 6,34 (vào năm 2000) và đến năm 2003 là 7,3. Bình đẳng giới trong giáo dục tiếp tục được đảm bảo. Đây là những thành tựu quan trọng, nhất là khi so sánh với các nước có trình độ phát triển kinh tế và thu nhập tính theo đầu dân tương đương hoặc cao hơn nước ta. Về đào tạo nhân lực: Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 13% năm 1998 đã tăng lên trên 23% năm 2003. Chất lượng nguồn nhân lực đã có chuyển biến tích cực. Trong những thành tựu tăng trưởng kinh tế của đất nước hơn 10 năm qua có phần đóng góp rất quan trọng của đội ngũ lao động, mà tuyệt đại đa số được đào tạo ở trong nước. Nước ta cũng đã bắt đầu chủ động đào tạo được nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu lao động. Về bồi dưỡng nhân tài: việc đào tạo, bồi dưỡng học sinh, sinh viên có năng khiếu đã được chú trọng và đạt được những kết quả rõ rệt. Nhà nước và một số ngành, địa phương đã dành một phần ngân sách để triển khai chương trình đào tạo cán bộ trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, quản lý v.v. ở các nước tiên tiến. Số cán bộ này, sau khi tốt nghiệp đã trở về nước công tác và bắt đầu phát huy tác dụng. Tỷ lệ chi phí cho giáo dục ở Việt Nam 2000-2005 Năm 2000 2002 2003 2004 2005 Tổng chi cho giáo dục(1000tỷ) 23,219 34,088 37,552 54,223 68,968 Tỷ lệ chi/GDP(%) 5,3 7,8 6,1 7,6 8,3 Tỷ lệ NS cho giáo dục/GDP 3,2 4,7 3,7 4,6 5 Nguồn: Vietnamnet: Chi tiêu cho giáo dục: Những con số “ giật mình”- Vũ Quang Việt 13/2/2006). Về y tế, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có những tiến bộ đáng kể. Tuổi thọ bình quân nếu năm 1995 mới đạt 62,5 tuổi thì đến năm 2007 đã đạt 73,3 tuổi. Tuổi thọ tăng do những thành tựu về y tế và chăm sóc sức khoẻ. Đến năm 2006 số cơ sở khám chữa bệnh là 13232 cơ sở với 198,4 giường bệnh và hơn 200 nghìn cán bộ y tế, bình quân có khoảng 6,3 bác sỹ trên một vạn dân. Số hộ ở nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ 62%. Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực BVMT. Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về BVMT đã được hoàn thiện một bước với sự ra đời của Luật BVMT 2005 và Luật Đa dạng sinh học 2008. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã được tăng cường. Tổng cục Môi trường được thành lập với vai trò quản lý, tổ chức và điều phối các hoạt động BVMT trên phạm vi cả nước. Lực lượng Cảnh sát môi trường được hình thành, hoạt động ổn định, phát huy tác dụng trong đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường. UBBVMT lưu vực các sông lớn, tổ chức quản lý môi trường ở các Bộ, ngành và địa phương được thiết lập, bước đầu hoạt động có hiệu quả. Các dự án đầu tư cải thiện môi trường, chi thường xuyên cho công tác BVMT được bảo đảm ở mức tốt hơn. Nhìn chung, các điều kiện cơ bản, thiết yếu làm tiền đề, tạo thế và lực cho công tác BVMT thời gian tới đã được đáp ứng. Ý thức, trách nhiệm BVMT trong xã hội được nâng cao. Nhiều vấn đề môi trường bức xúc, kéo dài được giải quyết dứt điểm. Các giải pháp BVMT trong các dự án phát triển KT - XH đã được quan tâm đầu tư thực hiện. Đã xuất hiện nhiều mô hình đô thị xanh, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất xanh, mô hình kinh tế sinh thái. Các ngành, lĩnh vực đã huy động được nhiều nguồn lực, sự hỗ trợ của quốc tế và từng bước chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó thì vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học cũng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm mà điển hình là hệ thống vườn quốc gia như: vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Cát Bà, Cát Tiên, Bạch Mã, Ba Vì…Hệ thống vườn quốc gia này không chỉ là những kho báu với nhiều loài động vật quý hiếm như bò tót, voi châu Á, gà lôi hồng tía, vượn đen má vàng... mà còn là kiểu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thấp với nhiều loại gỗ quý như: gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai... cùng nhiều loại cây cổ thụ hàng chục người ôm không xuể. Đây chính là môi trường sống quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn sự đa dạng sinh học, bao gồm cả những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, có giá trị nổi bật toàn cầu theo quan điểm cả về khoa học lẫn bảo tồn. Những mặt hạn chế Trong những năm qua, tuy nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng như đánh giá trên đây, song vẫn còn không ít yếu kém và khuyết điểm về tăng trưởng kinh tế, công bằng và tiến bộ xã hội cũng như việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội ở Việt Nam. Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế; lãng phí, thất thoát còn nhiều; hiệu quả đầu tư thấp. Tiêu hao nguyên liệu, năng lượng còn rất lớn. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên chưa thật hợp lý và tiết kiệm. Các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại còn lớn, lạm phát còn cao. Môi trường sinh thái nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Tăng trưởng kinh tế tuy đạt cao và tương đối ổn định song chưa bền vững và chất lượng tăng trưởng thấp. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp và của sản phẩm còn thấp. Theo đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thứ hạng năng lực cạnh tranh (GCI) của Việt Nam thấp là nạn tham nhũng, bộ máy hành chính kém hiệu quả, kết cấu hạ tầng chưa thích hợp, lực lượng lao động chưa được đào tạo tương xứng, quy định về thuế bất hợp lý, khả năng tiếp cận các nguồn tài chính yếu. Về khía cạnh công bằng xã hội cũng bộc lộ một số yếu kém. Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi đang có xu hướng dãn ra. Hệ số GINI của Việt Nam vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng, việc xoá đói giảm nghèo có xu hướng chậm lại, số hộ tái nghèo tăng lên. Mô hình tăng trưởng và phân bổ nguồn lực là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp mạnh nhất là lâu dài đến việc tạo lập công bằng và tiến bộ xã hội. Mô hình " thị trường- hướng về xuất khẩu" được triển khai trên thực tế lại chệch sang xu hướng" thị trường- thay thế nhập khẩu". Tăng trưởng cao nhưng không mở rộng cơ hội việc làm tương ứng. Phân phối thu nhập không được thực hiện một cách đồng đều. Một phần lớn thu nhập được chuyển sang những người sở hữu các nguồn lực khác ngoài lao động thay vì chuyển một phần thoả đáng cho những người sở hữu sức lao động mà thiếu các nguồn lực khác. Vì vậy, khoảng cách giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo ngày càng dãn ra. Có một nhóm người giàu nhanh nhờ đặc quyền tiếp cận với các nguồn lực phát triển. Cơ chế xin-cho, bảo hộ nhà nước, cộng thêm vào đó là môi trường kinh doanh không bình đẳng, cơ hội phát triển của tư nhân bị hạn chế, hình thành các nhóm lợi ích mạnh, làm méo mó quy hoạch và định hướng phát triển. Nhìn ở một khía cạnh khác, tình trạng chênh lệch thu nhập và phân hoá giàu nghèo cung như bất bình đẳng có phần gia tăng trong thời gian qua ở nước ta phản ánh một xu hướng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Về vấn đề giáo dục, y tế: Chất lượng giáo dục đại trà, đặc biệt ở bậc đại học còn thấp; phương pháp giáo dục còn lạc hậu và chậm đổi mới. Kiến thức cơ bản về xã hội, kỹ năng thực hành và khả năng tự học của số đông học sinh phổ thông còn kém. Nhà trường phổ thông vẫn chưa khắc phục được tình trạng thiên về dạy chữ, nhẹ về dạy người. Công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS và THPT còn chưa được quan tâm đúng mức. Các điều kiện bảo đảm phát triển giáo dục còn nhiều bất cập. Đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa thừa, chưa đồng bộ; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận còn thấp. Một số hiện tượng tiêu cực trong giáo dục chậm được giải quyết. Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan tồn tại từ nhiều năm nay, có những biểu hiện tiêu cực nhưng chưa tìm được giải pháp cơ bản để ngăn chặn có hiệu quả. Bệnh thành tích đã tác động đến quá trình giảng dạy, học tập, đánh giá học sinh, cũng như công tác quản lý giáo dục, và đây là một trong những nguyên nhân làm cho việc đánh giá tình hình giáo dục, nhất là về chất lượng, chưa phản ánh hết thực chất. Về y tế: Chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Đầu tư của Nhà nước cho y tế còn thấp, phân bổ và sử dụng nguồn lực chưa hợp lý y tế cơ sở vừa yếu, vừa thiếu nên không điều trị được những bệnh khó. Hầu hết người dân đều có tư tưởng đưa người bệnh vượt tuyến về các chuyên khoa, các viện ở Trung ương gây nên tình trạng quá tải cho tuyến trên, trong khi đó các thầy thuốc tuyến dưới hầu như không có việc, kỹ năng chuyên môn cũng vì thế mai một, giảm sút. Về môi trường: Chất lượng môi trường đang tiếp tục xấu đi gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống của nhân dân. Ô nhiễm đất, nước, không khí đang lan rộng, có nơi ở mức độ trầm trọng, không những tại các khu công nghiệp, khu đô thị dân cư đông đúc mà cả ở những vùng nông thôn. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác tràn lan, quá mức, thiếu sự kiểm soát. Nguồn nước mặt, nước ngầm nhiều nơi bị suy thoái, cạn kiệt, đã xuất hiện các ’’dòng sông chết’’. Đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm, gây mất cân bằng sinh thái ở nhiều nơi. Biến đổi khí hậu đã gây ra triều cường, lũ, lụt, mưa, bão với cường độ ngày càng lớn, diễn biến phức tạp, khó lường. Lịch sử của ngành kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 46.doc
Tài liệu liên quan