Khi doanh nghiệp có kế hoạch thay đổi máy móc thiết bị, tăng chi phí quảng cáo, thay đổi hình thức trả lương thì sẽ làm cho định phí thay đổi. Điều này sẽ tác động đến lợi nhuận. thông thường khi tăng chi phí sản xuất thì các nhà quản trị sẽ vạch ra kế hoạch nhằm tăng sản lượng để vẫn đảm bảo được lợi nhuận.
Cụ thể như sau: doanh nghiệp có kế hoạch tăng chi phí bên b đồng thì lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến sẽ tăng lên x%. Khi sản lượng tiêu thụ tăng thì số dư đảm phí tăng, do đó lợi nhuận tăng. Tuy nhiên, điều dẫn dắt trên chỉ đúng khi tốc độ tăng của sản lượng tiêu thụ lớn hơn tốc độ tăng của định phí.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4910 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích quan hệ C-V-P và lựa chọn phương án kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng biến phí trong kỳ để tạo ra sản lượng x
a: Biến phí một dơn vị sản phẩm
Tổng biến phí thực thụ
V = ax
Mức độ hoạt động x
Đồ thị biến phí thực thụ
Tổng biến phí thực thụ
V = a1x
V = a2x
V = a3x
Mức độ hoạt động x
Đồ thị biến phí thực thụ dạng so sánh
Mức độ hoạt động
Biến phí đơn vị
V = a
Đồ thị biến phí đơn vị
* Biến phí cấp bậc
Chi phí khả biến cấp bậc
Chi phí
Mức độ hoạt động
Biến phí cấp bậc là loại biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn nhất định. Đường biểu diễn chi phí khả biến cấp bậc như sau:
Với cách ứng xử chi phí này, để tiết kiệm và kiểm soát tốt chi phí cấp bậc, chúng ta cần phải:
+ Lựa chọn mức độ hoạt động thích hợp
+ Xây dựng hoàn thiện định mức biến phí ở từng cấp bậc tương ứng.
1.1.3 Định phí:
Định phí là chi phí không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp khi mức độ hoạt động thay đổi. Nếu xét trên tổng chi phí, định phí không thay đổi. Ngược lại nếu quan sát chúng trên một đơn vị mức độ hoạt động, định phí tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Như vậy dù doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động vẫn tồn tại định phí; ngược lại, khi doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì định phí trên một đơn vị sẽ giảm dần.
Có các loại chi phí cố định sau:
* Định phí bắt buộc:
Là những chi phí không thể thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi về mức độ hoạt động trong một phạm vi phù hợp hay khi các mục tiêu đã được xác định. Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa ,mức độ hoạt động và chi phí như ở hình 1. Thuộc loại định phí này có thể kể ra như : Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng của doanh nghiệp…Hai đặc điểm cơ bản của định phí bắt buộc là :
+ Chúng tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Chúng không thể cắt giảm dến bằng không trong một thời gian ngắn.
* Định phí tùy ý:
Là những chi phí có thể thay đổi trong từng kế hoạch của nhà quản trị doanh nghiệp và do nhà quản trị doanh nghiệp quyết định số lượng định phí trong từng kì kinh doanh ( Đồ thị biểu diễn quan hệ với mức độ hoạt động như ở hình 2). Ví dụ như chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu…Những chi phí này có hai đặc điểm:
+ Có bản chất ngắn hạn
+ Trong những trường hợp cần thiết người ta có thể giảm chúng đi
Chi phí Chi phí
Phạm vi phù hợp
Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động
Hình 1 Hình 2
1.1.4 Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố biến phí lẫn định phí. Ở mức hoạt động cơ bản, chi phí hỗn hợp thuờng thể hiwwnj các đặc điểm của chi phí cố định, ở mức hoạt động vượt quá mức hoạt động căn bản nó lại thet hiện đặc điểm của biến phí. Ví dụ: chi phí điện thoạt, phụ tùng thay thế, bảo trì sản phẩm… Đồ thị biểu diễn như hình 3.
Định phí
Yếu tố chi phí cố định
Chi phí
1.1.5 Phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp
Để thuận tiện cho việc sử dụng chi phí hỗn hợp trong phân tích và quản lý kinh doanh, người ta tiến hành tách riêng định phí và biến phí trong chi phí hỗn hợp bằng các phương pháp sau:
* Phương pháp cực đại - cực tiểu
Biến phí đơn vị hoạt động =
Chi phí cao nhất – Chi phí thấp nhất
Mức hoạt động cao nhất- Mức hoạt động thấp
Chi phí cố định = - x
Tổng chi phí ở mức hoạt động cao nhất
Mức khối lượng cao nhất
Biến phí đơn vị
*Phương pháp đồ thị phân tán:
Phương pháp đồ thị phân tán là phương pháp phân tích thông qua việc sử dụng đồ thị biểu diễn tất cả các giao điểm của chi phí với mức độ đã hoạt động
*Phương pháp bình phương bé nhất :
Phương trình dự toán chi phí có dạng: Y = a + bx
Từ phương trình: Y = a + bx, với tập hợp n lần quan sát thực hiện thống kê, ta có hệ thống 2 phương trình sau:
(1): S XY = a S X + b S X
(2): S Y = na + b X
Trong đó:
X: biến độc lập
Y: Biến phụ thuộc
a, b: 2 thông số xác định
Theo phương pháp này ta xác định a: định phí; b: biến phí để cóS (y - a - bx) là nhỏ nhất.
1.2 Quan hệ sản lượng - lợi nhuận
Các doanh nghiệp phải luôn tạo ra lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Lợi nhuận của doanh nghiệp có được chủ yếu là thông qua kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Các nhà quản trị muốn có hoạt động nâng cao khả năng sinh lời thì cần phải thấy trước được mức độ hoạt động (sản lượng) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Việc nghiên cứu các quan hệ sản lượng – lợi nhuận thông qua việc phân tích điểm hòa vốn là cơ sở doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận.
2. Phân tích CVP
2.1 Số dư đảm phí - mối quan hệ then chốt trong việc phân tích CVP
Như đã phân tích ở trên, các chi phí khả biến biến thiên tỷ lệ thuận với doanh thu. Do đó việc sinh ra một đồng doanh thu phụ thêm cũng sinh ra một lượng chi phí khả biến nào đó. Từ đó ta có khái niệm số dư đảm phí.
Số dư đảm phí là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến
Mối quan hệ giữa số dư đảm phí với chi phí và khối lượng theo công thức:
Số dư đảm phí = doanh thu – chi phí khả biến
Theo công thức trên, số dư đảm phí khi đã bù đắp chi phí cố định, phần dôi ra chính là lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu gọi x là sản lượng, g là giá bán, a là chi phí khả biến đơn vị, b là chi phí bất biến. Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau:
Bảng số 1.1. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Chỉ tiêu
Tổng số
Tính cho 1 sản phẩm
1. Doanh thu
Gx
g
2. Chi phí khả biến
ax
a
3. Số dư đảm phí
(g – a)x
g - a
4. Chi phí bất biến
B
5. Lợi nhuận
(g – a)x - b
Từ báo cáo thu nhập tổng quát, ta xét các trường hợp sau:
* Trường hợp 1:
Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng x = 0, thì lợi nhuận P = -b, nghĩa là doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.
* Trường hợp 2:
Tại sản lượng xh mà số dư đảm phí bằng chi phí bất biến, lợi nhuận p = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn.
Þ (g -a)xh = b Þ xh =b/(g-a)
Vậy sản lượng hòa vốn là tỷ lệ giữa chi phí bất biến và số dư đảm phí đơn vị.
* Trường hợp 3
Tại sản lượng x1>xh Þ lợi nhuận tại x1 là P1 = (g - a) * x1 - b
Tại sản lượng x2 > x1 > xh Þ lợi nhuận tại x2 là P2 = (g - a) * x2 - b
Như vậy, sản lượng tăng lên một lượng DP = P2 - P1 = (g - a) * (x2 - x1)
Kết luận: Nếu sản lượng tăng lên một lượng thì lợi nhuận tăng lên một lượng bằng sản lượng tăng lên nhân với số dư đảm phí đơn vị trên giá bán.
2.2. Tỷ lệ số dư đảm phí
Là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu hoặc tỷ lệ phần trăm của sô dư đảm phí đơn vị trên đơn giá bán
Mối quan hệ giữa tỷ lệ số dư đảm phí với chi phí - khối lượng - lợi nhuận được thể hiện qua công thức:
Tỷ lệ số dư
đảm phí
Số dư đảm phí đơn vị
Đơn giá bán
Tỷ lệ số dư đảm phí
Doanh thu
=
=
Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm. Tỷ lệ số dư đảm phí là chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh hay nhiều mặt hàng khác nhau. Từ đó giúp nhà quản lý điều chỉnh vốn đầu tư sao cho co hiệu quả
Từ báo cáo thu nhập trên ta thấy:
Tại sản lượng x1 Þ doanh thu: gx1; Þ lợi nhuận P1 = (g - a)x1 - b
Tại sản lượng x2 Þ doanh thu: gx2; Þ lợi nhuận P2 = (g - a)x2 - b
Như vậy khi doanh thu tăng lên một lượng: gx2 - gx1 = (x2 - x1)g
Þ lợi nhuận tăng lên một lượng: DP = P2 - P1
(g - a)
g
(x2 - x1)g
Hay DP =
Vậy: nếu tăng (giảm) doanh thu một lượng thì lợi nhuận tăng giảm một lượng bằng doanh thu tăng (giảm) nhân với tỷ lệ số dư đảm phí.
2.3. Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa tỷ lệ định phí và biến phí của một tổ chức doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp xác lập một kết cấu chi phí riêng từ đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình, Không có một mô hình kết cấu chi phí chuẩn nào để các doanh nghiệp áp dụng cũng như không có câu trả lời chính xác nào cho cây hỏi kết cấu chi phí như thế nào thì tốt nhất. Tuy vậy, khi dự định xác lập một kết cấu chi phí, phải xem xét những yếu tố tác động như kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt của doanh nghiệp, tình hình biến động của doanh thu hàng năm, quan điểm của nhà quản trị đối với rủi ro,…Nói chung, doanh nghiệp nào có tỷ lệ biến phí cao hơn so với định phí trong tổng chi phí thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ thấp hơn doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí; đồng thời lợi nhuận sẽ ít nhạy cảm hơn với sự biến động của doanh thu.
3. Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ C-V-P
Qua nghiên cứu mối quan hệ C.V.P ở trên, chúng ta thấy rằng, việcđặt chi phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuậnđể phân tíchđề ra quyếtđịnh kinh doanh chỉ có thể thực hiệnđược trong một sốđiều kiện giả định, mà những điều kiện này rất ít xảy ra trong thựctế. Những điều kiện giả định đó là:
- Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mứcđộ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. Tuy nhiên, thực tế cho chúng ta thấy rằng, khi sản lượng thayđổi sẽ làm thayđổi cả lợi nhuận lẫn chi phí. Khi gia tăng sản lượng, chi phí khả biến tăng theo đường cong còn chi phí bất biến sẽ tăng theo dạng gộp chứ không phải tuyến tính như chúng ta giả định.
- Phải phân tích một cách chính xác chi phí của xí nghiệp thành chi phí khả biến và bất biến, điều đó đã là rất khó khăn, vì vậy việc phân chia chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn, và việc phân chia chi phí này chỉ mang tính gần đúng.
- Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hoà vốn,điều này có nghĩa là lượng sản xuất bằng lượng bán ra,điều này khó có thể có thực trong thực tế. Như chúng ta đã biết, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như kí hợpđồng tiêu thụ với khách hàng, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận chuyển, tình hình thanh toán….
- Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thayđổi trong suốt phạm vi thích hợp. Điều này không đúng, bởi nhu cầu kinh doanh là phải luôn phù hợp với thị trường. Muốn hoạt động hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận doanh nghiệp phải luôn đổi mới. Ví dụ như đổi mới máy móc thiết bị (điều này có thể giảm bớt lực lượng lao động)…
- Giá bán sản phẩm không đổi. Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp định ra mà nó còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
II. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
1. Lựa chọn phương án kinh doanh khi các yếu tố thay đổi
Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là lợi nhuận. để đạt được mục tiêu này, trước sự thay đổi của biến phí, định phí, sản lượng, lợi nhuận, đơn giá bán, nhà quản trị ứng xử như thế nào? Tùy vào từng tình huống cụ thể và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà quản trị sẽ chọn phương án tối ưu nhất. dưới đây là các mô hình tổng quát lựa chọn phương án kinh doanh:
1.1. Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí và sản lượng thay đổi
Khi có sự thay đổi về giá cả các yếu tố đầu vào hoặc doanh nghiệp có các chiến lược khuyến mãi,..thì sẽ làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc thay đổi biến phí thường tác động trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ, gây ảnh hưởng đến doanh thu và tác động đến lợi nhuận. doanh nghiệp thu hút sức mua của khách hàng bằng cách thực hiện chương trình khuyến mãi nhằm tăng sản lượng bán ra. Biến phí và doanh thu thay đổi làm cho số dư đảm phí thay đổi. trong trường hợp này ta áp dụng công thức sau:
SDĐP P.A mới do thay đổi biến phí, sản lượng (X1)
Sản lượng tiêu thụ P.A cũ
[100% + tỷ lệ tăng sản lượng]
SDĐP mới của một SP
=
x
x
Gọi X0 là SDĐP của phương án cũ
Nếu X1 > X0: nên tiến hành phương án mới
Nếu X1 < X0: không nên tiến hành phương án mới
1.2. Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí và sản lượng thay đổi
Khi doanh nghiệp có kế hoạch thay đổi máy móc thiết bị, tăng chi phí quảng cáo, thay đổi hình thức trả lương…thì sẽ làm cho định phí thay đổi. Điều này sẽ tác động đến lợi nhuận. thông thường khi tăng chi phí sản xuất thì các nhà quản trị sẽ vạch ra kế hoạch nhằm tăng sản lượng để vẫn đảm bảo được lợi nhuận.
Cụ thể như sau: doanh nghiệp có kế hoạch tăng chi phí bên b đồng thì lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến sẽ tăng lên x%. Khi sản lượng tiêu thụ tăng thì số dư đảm phí tăng, do đó lợi nhuận tăng. Tuy nhiên, điều dẫn dắt trên chỉ đúng khi tốc độ tăng của sản lượng tiêu thụ lớn hơn tốc độ tăng của định phí. Ta có thể xem xét việc lựa chọn phương án kinh doanh trong trường hợp này qua quá trình phân tích như sau:
SDĐP P.A mới do thay đổi biến phí, sản lượng (X1)
Doanh thu phương án cũ
tỷ lệ tăng sản lượng tiêu thụ
Tỷ lệ SDĐP phương án cũ
=
x
x
Nếu X1 > X0: nên tiến hành phương án mới
Nếu X1 < X0: Không nên tiến hành phương án mới
1.3. Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí, giá bán và sản lượng thay đổi
Khi kết hợp đồng thời chính sách giảm giá bán và tăng cường chi phí quảng cáo thì sản lượng sẽ tăng làm cho doanh số bán ra tăng. Đây là một chiến lược kinh doanh nhằm khuyếch trương sản phẩm và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản trị là có nên lựa chọn phương án này không?
SDĐP P.A mới do thay đổi sản lượng và giá bán (X1)
Sản lượng tiêu thụ phương
án cũ
tỷ lệ tăng sản lượng tiêu thụ
SDĐP mới của một sản phẩm
=
x
x
Gọi chênh lệch
định phí là Db
Nếu [(X1 -X0) - Db] > 0: nên tiến hành phương án mới
Nếu [(X1 -X0) - Db] > 0: không nên tiến hành phương án mới
1.4. Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí, biến phí, giá bán, sản lượng thay đổi
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp vẫn phải kết hợp cùng một lúc các yếu tố trên với mục tiêu hàng đầu vẫn là lợi nhuận. Nhà quản trị phải dự đoán khi giảm giá thì sản lượng tiêu thụ sẽ tăng lên bao nhiêu để doanh số tăng lên. Đồng thời kết hợp với sự thay đổi trong kết cấu chi phí sao cho đảm bảo lượng tăng (giảm) số dư đảm phí phải lớn hơn so với phần tăng giảm của định phí.
SDĐP P.A mới do thay đổi biến phí, sản lượng và giá bán (X1)
Sản lượng tiêu thụ phương
án cũ
100% + tỷ lệ tăng sản lượng tiêu thụ
SDĐP mới của một sản phẩm
=
x
x
Nếu [(X1 -X0) - Db] > 0: nên tiến hành phương án mới
Nếu [(X1 -X0) - Db] > 0: không nên tiến hành phương án mới
PHẨN II: MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP CỦA DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI CÔNG TY
1. Lập bào cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí
Dưới đây là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí của dịch vụ lưu trú năm 2010:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ LƯU TRÚ THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ - NĂM 2010
1. Doanh thu 2.786.806.991
2. Biến phí 746.135.666
3. Số dư đảm phí 2.040.671.325
4. Định phí 495.849.134
5. Lợi nhuận 1.544. 822.191
Với các báo cáo này, trong một mức độ hoạt động phù hợp, công ty có thể dễ dàng dự đoán được lợi nhuận trong những năm tiếp theo để từ đó có những chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận đó.
2. Phân tích số lượt phòng sử dụng cần thiết để đạt mức lãi mong muốn
Dựa vào tình hình kinh doanh dịch vụ lưu trú, kinh nghiệm của công ty qua các năm, dựa vào xu hướng biện động của thị trường khách du lịch, công ty dự kiến lợi nhuận của dịch vụ lưu trú trong năm 2011 là 1.600.435.790 VN đồng (số liệu này trích từ Bảng báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 của công ty). Như vậy, so với lợi nhuận năm 2010 (1.544.822.191), lợi nhuận năm 2011 đã tăng xấp xỉ 3.6% (tương ứng với 5.613.599 đ). Ta có các công thức tính sau
Số lượt phòng sử dụng cần thiết
Định phí + mức lãi mong muốn
Số dư đảm phí đơn vị
=
Doanh thu phòng
cần thiết
Định phí + mức lãi mong muốn
Tỷ lệ số dư đảm phí
=
Nếu lợi nhuận của từng phòng ngủ cũng tăng đều 3.6 % năm 2011 thì ta có thể áp dụng các công thức trên để xác định doanh thu cần thiết cho từng loại phòng và doanh thu chung được trình bày ở bảng dưới đây:
Chỉ tiêu
Phòng
Suite
Phòng Deluxe
Phòng Superier
Phòng standard
Tổng cộng
1. LN năm 2010
351.145.45
361.586.479
398.763.935
433.353.325
1.544.822.191
2. LN mong muốn
363.786.688
374.603.592
413.091.465
448.954.045
1.600.435.790
3. Định phí
49.932.313
98.843.205
160.425.355
186.648.262
495.849.134
4. SDĐP đơn vị
547.173
340.051
244.496
206.461
-
5. Tỷ lệ SDĐP %
84,22
75,58
69,85
68,82
73,23
6. Số lượt phòng sử dụng cần thiết
756
1.392
2.346
3.079
-
7. D/thu cần thiết
491.223.480
626.387.445
821.116.188
923.530.939
2.862.754.727
Để đạt được kế hoạch lợi nhuận dã đề ra cho năm 2011, công ty cần phải nỗ lực rất nhiều và có chiến lược kinh doanh cụ thể để gia tăng doanh thu và số lượng phòng sử dụng theo như số liệu dã trình bày ở bảng.
3. Quyết định về khung giá bán phòng ngủ:
Từ phương trình lợi nhuận, ta có thể xác định khung giá bán phòng ngủ dể được điểm hoà vốn như sau:
Định phí
Giá bán hoà vốn = + Biến phí đơn vị
Số lượng phòng hoà vốn
Từ công thức trên, ta tính được giá bán hoà vốn của từng loại phòng ngủ như sau:
Chỉ tiêu
Phòng Suite
Phòng Duluxe
Phòng Superier
Phòng Standard
1. Định phí
49.932.313
98.843.205
160.425.355
186.648.262
2. Biến phí
75.136.321
148.735.644
241.402.214
280.861.487
3. Số lượng phòng sử dụng
733
1.354
2.287
3.003
4. Biến phí đơn vị
102.505
109.849
105.554
93.527
5. SL phòng hoà vốn
178
329
556
730
6. Giá bán hoà vốn
382.995
410.351
394.202
349.332
4. Xác định kết cấu doanh thu phòng ngủ hợp lý:
Kết cấu doanh thu phòng là tỷ trọng doanh thu của từng loại phòng ngủ sử dụng chiếm trong tổng số doanh thu toàn dịch vụ lưu trú. Kết cấu doanh thu phòng ngủ có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ịch vụ thông qua tỷ lệ số dư đảm phí.
Để thấy được hiệu quả kinh doanh trong việc thay đổi kết cấu doanh thu phòng ngủ, ta phân tích cụ thể ở bảng dưới đây:
* Nếu giảm kết cấu doanh thu phòng Suite và Duluxe:
Chỉ tiêu
Phòng Suite
Phòng Duluxe
Phòng Superier
Phòng Standard
Tổng cộng
1. Tỷ lệ SDĐP %
84,22
75,58
69,85
68,82
73,23
2. DT đạt được
476.214.085
609165328
800564504
900.863.074
2.786.806.991
3. Kết cấu DT
17,09%
21,86%
28,73%
32,32%
100%
4. DT thay đổi
257.485.31
549.127.68
871.480.17
1.108.713
2.786.806.9
5. Kết cấu doanh thu thay đổi
9,24%
19,7%
31,27%
39,78%
100%
6. Chênh lệch DT ( 4-2)
(218.728.775)
(60.037.648)
70.915.668
207.850.755
-
7. LN tăng thêm (6x1)
(184.213.374)
( 45.376.454)
49.534.594
143.042.890
(37.012.345)
* Nếu tăng kết cấu doanh thu phòng Suite và Duluxe:
Chỉ tiêu
Phòng Suite
Phòng Duluxe
Phòng Superier
Phòng Standard
Tổng cộng
1. Tỷ lệ SDĐP
84,22
75,58
69,85
68,82
73,23
2. DT đạt được
476,214,085
609,165,328
800,564,504
900,863,074
2,786,806,991
3. Kết cấu DT
17,09%
21,86%
28,73%
32,32%
100%
4. DT thay đổi
653,786,134
795,076,159
647,253,984
690,690,714
2,786,806,991
5. Kết cấu DT thay đổi
23,46%
28,53%
23,23%
24,78%
100%
6. Chênh lệch DT ( 4-2)
177,572,049
185,910,831
(153,310,520)
(210,172,360)
-
7. LN tăng thêm (6x1)
149,551,180
140,511,406
(107,087,392)
(144,640,618)
383,346,569
Qua hai bảng phân tích trên, ta thấy kết cấu doanh thu phòng ngủ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của dịch vụ lưu trú và của công ty. Vì vậy, với kế hoạch lợi nhuận, doanh thu của công ty năm 2011, công ty nên xây dựng một kết cấu doanh thu phòng thích hợp là chỉ cần tăng tỷ trọng doanh thu phòng Suite và Duluxe cao hơn năm 2010 nhưng mức tăng không quá cao, tỷ trọng doanh thu phòng Superier và Standard có giảm nhưng không đáng kể. Cụ thể, kết cấu doanh thu phòng của công ty trong năm 2011 như sau:
Chỉ tiêu
Phòng Suite
Phòng Duluxe
Phòng Superier
Phòng Standard
Tổng cộng
1. Tỷ lệ SDĐP
84,22
75,58
69,85
68,82
73,23
2. DT năm 2010
476,214,085
609,165,328
800,564,504
900,863,074
2,786,806,991
3. Kết cấu DT
17,09%
21,86%
28,73%
32,32%
100%
4. DT kế hoạch năm 2011
491,223,480
626,387,445
821,116,188
923,530,939
2,862,754,727
5. Kết cấu DT thay đổi
17,16%
21,89%
28,68%
32,27%
100%
6. Chênh lệch DT ( 4-2)
15,009,395
17,222,117
20,551,684
22,667,865
75,947,736
7. LN tăng thêm (6x1)
12,641,236
13,017,113
14,354,530
16,600,720
55,613,599
Qua đó, ta thấy với kết cấu doanh thu phòng được xây dựng như trên, công ty có thể đạt được kế hoạch về lợi nhuận đã đề ra trong năm 2010.
5. Lựa chọn phương án kinh doanh khi các yếu tố thay đổi:
5.1. Lựa chọn phương án kinh doanh khi giá bán thay đổi:
Để cạnh tranh với các khách sạn trên điạ bàn thành phố, một chiến lược nhàm thu hút khách lưu trú đến với công ty là hạ giá bán phòng mà đặc biệt vào mùa du lịch vì hiện tại giá bán dịch vụ lưu trú bình quân của công ty khá cao so với các khách sạn cùng sao.
Bảng so sánh về giá dịch vụ lưu trú bình quân của một số đối thủ cạnh tranh chính (ở đây lấy giá phòng hạng 1 để so sánh).
Công ty/ khách sạn
Giá bình quân (đồng/ngày đêm/phòng)
1. Công ty cổ phẩn Phương Đông
650.000
2. Khách sạn Sài Gòn Touran
420.000
3. Khách sạn Daesco
410.000
4. Khách sạn Bamboo Green I
410.000
5. Khách sạn Bamboo Green II
400.000
6. Khách sạn Bamboo Green III
380.000
7. Khách sạn Faifo
360.000
( Nguồn số liệu trích từ bảng khảo sát tình hình kinh doanh dịch vụ lưu trú của các khách sạn)
Nhìn vào bảng, ta thấy giá bán bình quân/ngày đêm/phòng của công ty cao nhất so với các đối thủ cạnh tranh. Với giá bán này, số lượt sử dụng phòng Suite của công ty đạt 733 lượt. Trong khi đó, các khách sạn trên có số lượt sử dụng phòng hạng I cao hơn, cụ thể như sau:
Khách sạn
Số lượt phòng sử dụng
1. Khách sạn Sài Gòn Touran
786
2. Khách sạn Daesco
797
3. Khách sạn Bamboo Green I
800
4. Khách sạn Bamboo Green II
816
5. Khách sạn Bamboo Green III
807
6. Khách sạn Faifo
799
( Nguồn số liệu trích từ bảng khảo sát tình hình kinh doanh dọch vụ lưu trú của
các khách sạn)
Vì giá bán phòng hạng I rất cao nên kháh hàng sử dụng loại phòng này tại công ty ít hơn so với các khách sạn khác. Để thu hút khách hàng, công ty có kế hoạch giảm giá phòng 5% tức giá lúc này là 617.500đ (650.000x0,95) nhưng công ty cần lưu ý giá giảm không được thấp hơn giá hoà vốn (382.995đ). Với kế hoạch này, công ty hi vọng trong năm 2011, số lượt sử dụng phòng Suite tăng lên ít nhất là bằng với khách sạn Sài Gòn Touran tức tăng 7,2% [ (786-733)/733]. Ta phân tích cụ thể như sau:
- Giá bán : 650.000 x 0,95 = 617.500đ
- Số lượt sử dụng phòng Suite: 733 x 1,072 = 786 lượt
- Biến phí mới: 102.505 x 786 = 80.568.930đ
5.2. Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí và số lượt phòng sử dụng thay đổi:
Hiện tại, những nguyên vật liệu đặt phòng cho dịch vụ lưu trú của công ty đã khá cũ. Trong năm 2010, công ty muốn thay thế một số vật liệu dặt phòng bằng những vật liệu mới hơn, mang đặc thù riêng của công ty. Cụ thể:
- Công ty thay thế hàng loạt những chiếc bọc gối đã ngả vàng sang những chiếc bọc gối may viền đăngten và có in hình logo của công ty trên mặt gối. Nhà quản lý công ty ước tính tổng chi phí phát sinh cho sự thau đổi là: 12.580.000đ.
- Trước đây, hoa quả đặt phòng của công ty khá đơn điệu. Về trái cây, công ty thường đặt chuối, cam, quýt, xoài...Về hoa, công ty thường đặt hoa hồng, cẩm chướng...Để thu hút khách hàng, công ty có kế hoạch đặt hoa quả trong phòng ngủ thay đổi theo mùa như mùa hè thì nên đặt những loại trái cây mát như dưa hấu, nho, lê...Ngoài ra, công ty có thể đặt thêm nước trái cây như nước bí đao, nước mơ, nước dứa...để khách hàng uống miễn phí nhưng tính một phần nhỏ chi phí vào giá bán phòng. Những mùa còn lại, công ty có thể linh hoạt trong cách phục vụ nhưng chú ý đánh vào tâm lý khách hàng, tạo sự thích thú và hài lòng cho khách hàng thù kinh doanh mới đạt hiệu quả cao. Công ty dự kiến chi phí hoa quả đặt phòng trong năm 2011 là: 21.760.000đ.
- Ngoài ra, công ty muốn khách hàng sử ụng sản phẩm dịch vụ của mình trong những lần tiếp theo nên công ty dẹ kiến có một món quà lưu niệm tặng cho khách sau mỗi lượt sử dụng phòng như túi xách in biểu tượng cầu Sông Hàn, những chiếc đĩa bằng đá vẽ các địa danh nổi tiếng ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam như: Hội An, Mỹ Sơn, Non Nước...Mặt khác, qua khảo sát tình hình kinh doanh của các khách sạn, công ty thấy chưa có khách sạn nào đẩy mạnh hoạt động này. Mặc dù kế hoạch tặng quả lưu niệm mất một khoản phí là 29.000.000đ nhưng công ty hi vọng sẽ thu hút khách hàng đến với công ty nhiều hơn.
Tổng hợp chi phí của 3 kế hoạch trên là: 63.340.000đ, kết hợp với các nguyên liệu đặt phòng khác, công ty dự kiến tổng chi phí nhuyên vật liệu trực tiếp của dịch vụ lưu trú trong năm 2011 là: 114.215.000đ. Như vậy, so với năm 2010, chi phí này đã tăng 2,3% [(114.215.000 - 111.689.983)/111.689.983]. Với những kế hoạch trên, công ty ước tính số lượt sử dụng phòng sẽ tăng 10%.
Phân tích:
Vì số lượt phòng ngủ tăng 10% mà giá bán không đổi nên doanh thu dịch vụ ngủ tăng 10%.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 2,3%, có nghĩa là biến phí tăng 2,3% do đó biến phí mới được tính lại như sau:
746.135.486 + 111.689.983 x 1,023 = 860.394.339đ
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ
Chỉ tiêu
Diễn giải
Giá trị
1. Doanh thu
2.786.806.991x1,1
3.065.487.690
2. Biến phí
860.394.339
3. Số dư đảm phí
2.205.093.351
4. Định phí
495.849.134
5. Lợi nhuận
1.709.244.217
Với phương án này, lợi nhuận dịch vụ lưu trú
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích quan hệ c-v-p và lựa chọn phương án kinh doanh.doc