Tiểu luận Phân tích quyền và hạn chế quyền của người lập di chúc theo quy định của pháp luật hiện hành

Người lập di chúc có quyền định đoạt một phần hay toàn bộ tài sản của mình sau khi chết để dùng vào việc thờ cúng, tuy nhiên quyền tự định đoạt đó của người lập di chúc cũng bị hạn chế trong hai trường hợp sau :

- Trường hợp thứ nhất, nếu sự định đoạt đó vi phạm quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 669 BLDS 2005. Nếu người lập di chúc định đoạt phần lớn hoặc toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng mà xâm phạm đến quyền được hưởng 2/3 suất thừa kế được chia theo pháp luật của cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì trước hết phải tính phần thừa kế cho những người này theo quy định tại điều 669, phần còn lại là di sản dùng vào việc thờ cúng.

- Trường hợp thứ hai, quyền của người lập di chúc định đoạt di sản dùng vào việc thờ cúng bị hạn chế trong trường hợ toàn bộ tài sản của người đó để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng ( khoản 2 Điều 699).

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích quyền và hạn chế quyền của người lập di chúc theo quy định của pháp luật hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lập di chúc tuyên bố minh bạch, công khai trong di chúc là một hay nhiều người thừa kế theo pháp luật nào đó không có quyền hưởng di sản. Truất quyền hưởng di sản không được nói rõ: là người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người để hưởng toàn bộ di sản nhưng lại không nói gì đến những người thừa kế theo pháp luật không được chỉ định.Khi đó người không được chỉ định trong di chúc trở thành người bị truất quyền hưởng di sản không được nói rõ. Theo quan điểm này,người bị truất quyền hưởng di sản không mất tư cách người thừa kế mà họ có được do luật định. Quan điểm khác cho rằng,chỉ coi người thừa kế theo pháp luật bị truất quyền hưởng di sản nếu trong di chúc, người lập di chúc đã nói rõ là truất quyền hưởng di sản của họ. Khoản 1, điều 648 BLDS 2005 quy định người thừa kế có quyền “truất quyền hưởng di sản của người thừa kế”. Theo quy định này, người bị truất quyền bao giờ cũng là người thừa kế theo luật và vì thế, khi họ bị truất quyền đó thì đương nhiên họ không phải là người thừa kế theo luật của người lập di chúc nữa. Nói cách khác, người thừa kế đã bị truất quyền hưởng di sản thừa kế mà họ có được do luật định. Người thừa kế theo pháp luật nhưng không được chỉ định trong di chúc thì khác với người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản, vì họ là những người không được hưởng di sản theo di chúc nhưng họ không bị mất tư cách người thừa kế mà họ có được do luật định. Chính vì vậy, tình trạng của người thừa kế đã bị truất quyền hưởng di sản với người không được chỉ định trong di chúc là hoàn toàn khác nhau: Người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản là trường hợp người thừa kế theo pháp luật bị người để lại thừa kế nói rõ trong di chúc về việc truất quyền hưởng di sản của họ. Trong trường hợp di chúc bị vô hiệu toàn bộ, tức là việc truất quyền hưởng di sản cũng bị vô hiệu thì tư cách người thừa kế theo luật của những người này không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên trong trường hợp di chúc có hiệu lực toàn bộ hay vô hiệu một phần mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của việc truất quyền hưởng di sản thì tư cách người thừa kế theo luật của họ đương nhiên bị mất. Vì vậy trong trường hợp này, nếu có phần di sản liên quan đến phần di chúc vô hiệu được chia theo luật thì người đó vẫn không được hưởng. Ví dụ: ông T có số di sản trị giá 300.000.000 đồng, có bốn người thừa kế ở hàng thứ nhất là E, F, G, H. Trước khi chết ông có lập di chúc, trong đó truất quyền hưởng di sản của H và cho E,F,G hưởng những phần di sản bằng nhau. Khi giải quyết thừa kế, vì E từ chối nhận di sản của ông T nên phần di sản của E se được tiến hành chia theo pháp luật. Tuy nhiên do H đã bị truất quyền hưởng di sản nên H cũng không phải là người thừa kế theo luật nữa, phần di sản ( trị giá 100.000.000 đồng) của E chỉ được chia cho hai người thừa kế theo luật còn lại của ông T là F và G được hưởng. Người thừa kế không được hưởng di sản theo di chúc là người không được người lập di chúc chỉ định hưởng di sản. Trong những trường hợp người để lại di sản lập di chúc trong đó xác định người thừa kế theo di chúc của mình thì những người thừa kế theo pháp luật nào không có tên sẽ là người không được hưởng di sản theo di chúc. Ngoài ra cũng có trường hợp người lập di chúc đã định đoạt hết tài sản thì những người thừa kế theo luật không được người lập di chúc định đoạt cho phần tài sản nào cũng là người không được hưởng di sản.Tóm lại, vì người thừa kế không được hưởng di sản theo di chúc là người có quyền hưởng di sản của người chết theo quy định của pháp luật nên nếu có một phần di sản nào đó được chia theo pháp luật thì họ vẫn sẽ được hưởng. Ví dụ, trong trường hợp nêu trên, H không bị truất quyền hưởng di sản nhưng ông T cũng không để lại di sản cho H, đến lúc giải quyết thừa kế, vì E từ chối nhận di sản nên phần di sản đó sẽ được chia đều cho cả F, G và H. Phân định di sản cho từng người thừa kế Là việc quyết định người thừa kế theo di chúc được hưởng di sản như thế nào (một phần di sản là bao nhiêu, một số hiện vật nhất định hoặc một số tiền nhất định trong khối tài sản). Nếu người lập di chúc cho một người hưởng toàn bộ di sản, thì khi chia di sản cần lưu ý đến việc dành lại một phần di sản cho cha,mẹ,vợ,chồng,con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Nếu chỉ định nhiều người thừa kế tho di chúc thì người lập di chúc cần phân định rõ mỗi người thừa kế được hưởng những phần di sản trong khối di sản như thế nào? Nếu người lập di chúc không phân định rõ phần quyền của mỗi người thừa kế, thì mỗi người thừa kế được hưởng phần tài sản ngang nhau. Theo luật định, người lập di chúc có quyền phân chia một cách cụ thêt cho người thừa kế nào hưởng phần di sản là bao nhiêu, vì vậy quyền phân định di sản của người lập di chúc được xem xét dưới ba góc độ sau: Phân định tổng quát: là trường hợp không xác định rõ phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng. Theo góc độ này, nếu trong di chúc chỉ có một người thừa kế thì toàn bộ di sản sẽ thuộc về người đó. Nếu di chúc chỉ định nhiều người thì di sản được chia đều cho những người có tên trong danh sách, nếu những người này có sự thỏa thuận thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo sự thỏa thuận đó. Phân định theo tỷ lệ: là trường hợp di chúc nói rõ mỗi người thừa kế được hưởng một phần di sản theo một tỷ lệ nhất định so với tổng giá trị của di sản.Vì vậy, khi phân chia di sản theo di chúc thì mỗi người thừa kế được hưởng phần di sản theo tỷ lệ đã được định sẵn trên tổng số di sản đang còn vào thời điểm phân chia. Nếu có phần di sản không còn do người thừa kế đã sử dụng hết hoặc đã định đoạt thì vẫn tính vào tổng giá trị khối di sản. Phân định cụ thể: là trường hợp người để lại di sản xác định rõ người thừa kế nào được hưởng di sản là hiện vật gì... Vì vậy khi phân chia di sản, các thừa kế được nhận hiện vật theo sự xác định trong di chúc. Dành một phần di sản để di tặng Người để lại di sản có quyền dành một phần trong khối di sản để tặng cho người khác thông qua việc thể hiện ý nguyện trong di chúc. Tài sản tặng cho này gọi là vật di tặng. Về nguyên tắc, hiệu lực của việc di tặng được xác định theo hiệu lực của di chúc. Nghĩa là việc di tặng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết và người được di tặng phải còn sống vào thời điểm đó. Mặt khác, người nhận tài sản di tặng được coi là một bên trong hợp đồng tặng cho nên họ được hưởng di sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Đồng thời, vì di tặng trong bộ luật dân sự chỉ là một hành vi dân sự đơn phương nên không cần sự chấp thuận của người thụ tặng, di chúc vẫn được coi là hợp pháp. Nó chỉ bị thất hiệu, nếu sau khi người lập di chúc chết mà người được di tặng từ chối quyền thụ tặng. Mặt khác, chỉ được coi là di tặng nếu phần tài sản đó được người để lại di sản di tặng cho người khác nhưng mới chỉ xác định trong di chúc, và vì vậy đối tượng của di tặng có thể là một bất động sản nhưng cũng có thể là một động sản. Người được hưởng di sản theo di tặng khác với người được hưởng di sản theo thừa kế về quyền và nghĩa vụ. Vậy nên khoản 1,điều 643 BLDS 2005 có áp dụng cho người được di tặng hay không là một vấn đề cần xem xét. Để lại di sản dùng vào việc thờ cúng Người lập di chúc còn có quyền dành một phàn tài sản trong khối di sản vào việc thờ cúng. Nhân dân ta vốn coi việc thờ cúng tổ tiên là một bổn phận hết sức thiêng liêng, hệ trọng của con cháu. Đây là một vấn đề đã có từ lâu đời trong tục lệ và pháp luật Việt Nam. Việc dành ra một khối tài sản của gia đình để lo việc cúng giỗ ông bà tổ tiên là một tập quán đã ăn sâu vào nếp sống cổ truyền của dân tộc ta. Tôn trọng và ghi nhận truyền thống đó, bộ luật dân sự hiện nay của nước ta đã ghi nhận quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng của người lập di chúc. Khoản 1, Điều 670 quy định: “ 1.Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.” Như vậy, việc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng là do ý muốn của người để lại thừa kế. Không ai có thể buộc một người phải dành một số di sản khi chết để con cháu lo việc cúng giỗ ma chay cho họ và tổ tiên nhưng nếu bằng di chúc, người để lại di sản thể hiện ý nguyện như vậy thì ý nguyện đó phải được tôn trọng và bảo vệ. Theo nguyên tắc quyền tự do của người lập di chúc, người để lại di chúc có thể chỉ định bất cứ ai do mình muốn để quản lý di sản do mình lập ra, và thông thường, khi người lập di chúc có ý định để lại di sản thờ cúng thì họ đều xác định ai là người quản lý di sản để thực hiện việc thờ cúng. Tuy nhiên, pháp luật vẫn phải dự liệu những trường hợp vì lý do nào đó mà trong di chúc không xác định điều này. Trong trường hợp này thì người quản lý di sản thờ cúng là ai, do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Theo tập quán từ xa xưa cho đến nay thì người quản lý di sản thường là những người sau : con trai trưởng, con cả của người trưởng nam, em trai của người chết... Tuy nhiên theo quy định của BLDS thì người quản lý di sản không nhất thiết phải là một trong những người nói trên, miễn rằng người đó là do các thừa kế cùng thỏa thuận cử ra. Mặt khác, quyền để lại di sản thờ cúng còn bao gồm cả việc xác định nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng như thế nào trong việc phụng tự. Vì vậy để xác định người được giao quản lý di sản thờ cúng có thực hiện việc thờ cúng hay không cần xem xét các trường hợp sau : Nếu trong di chúc đã xác định công việc thờ cúng mà người quản lý di sản để thực hiện việc thờ cúng không tuân theo sẽ bị những người thừa kế khác lấy lại di sản thờ cúng giao cho người khác để người đó trực tiếp quản lý thực hiện việc thờ cúng. Nếu trong di chúc không xác định công việc thờ cúng thì ngời quản lý di sản phải thực hiện việc thờ cúng theo thỏa thuận của những người thừa kế. Trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của người lập di chúc, pháp luật nước ta cho phép người đó dành một phần di sản để dùng vào việc thờ cúng và cũng không cần quy định cụ thể  "phần " đó là tỷ lệ bao nhiêu so với giá trị khối tài sản. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế Người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế theo di chúc trong phạm vi di sản hay phần di sản người đó được hưởng. Nghĩa vụ của người thừa kế là những nghĩa vụ về tài sản. Theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế phải thực hiện một công việc vì lợi ích vật chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người để lại di sản phải thực hiện như việc trả nợ, bồi thường thiệt hại...Tuy nhiên, vì những tài sản gắn liền với nhân thân của người để lại di sản thì không phải là di sản thừa kế nên người thừa kế không phải thực hiện những nghĩa vụ loại này. Việc phân định nghĩa vụ được hiểu theo ba góc độ sau : Trong trường hợp người để lại di sản có để lại một nghĩa vụ tài sản nhưng trong di chúc không nói rõ người thừa kế nào phải thực hiện nghĩa vụ đó thì theo quy định của pháp luật, ai hưởng thừa kế người đó phải thực hiện. Tuy nhiên người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế. Do đó nếu di chúc chỉ xác định một người thừa kế thì người thừa kế đó phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trong phạm vi di sản. Nếu có nhiều người thừa kế theo di chúc thì tất cả những người đó phải thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, trước khi chia di sản phải từ di sản đó thực hiện các nghĩa vụ mà người chết để lại. Trong trường hợp di sản đã chia thì mỗi người thừa kế phải thực hiện một phần nghĩa vụ tương ứng với phần di sản mà mình đã nhận. Trong trường hợp người để lại thừa kế đã xác định rõ tỷ lệ nghĩa vụ mà từng người thừa kế phải thực hiện phần đó trong phạm vi di sản mà mình được hưởng. Phần nghĩa vụ vượt quá số di sản người này được hưởng sẽ chia đều cho những người thừa kế khác thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ đã nhận. Nếu người lập di chúc đã giao nghĩa vụ cụ thể cho người thừa kế thì riêng người thừa kế đó phải thực hiện nghĩa vụ ấy. Tất nhiên nếu có phần nghĩa vụ vượt quá số di sản mà người đó được hưởng thì những người thừa kế khác phải thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ được hưởng. Ví dụ : ông A lập di chúc định đoạt di sản trị giá 60triệu của mình như sau : B hưởng 20 triệu, C hưởng 10 triệu, D hưởng 30 triệu. Khi chết, A còn nợ của E 15 triệu đồng. Ông giao cho C phải thay ông trả khoản nợ đó. Như vậy theo di chúc, thực tế C không được hưởng di sản theo di chúc. Ngoài 10 triệu C đã dùng để thanh toán nghĩa vụ, khoản nợ vẫn còn 5 triệu đồng. Khoản nợ này do B và D cùng phải thực hiện với tỷ lệ tương ứng : B 2 triệu, D 3 triệu. Như vậy B còn 18 triệu và D còn 27 triệu. Chỉ định người giữ di chúc, quản lý di sản, phân chia di sản Để đảm bảo di chúc không bị thất lạc, hư hỏng hay có sự xâm phạm ý nguyện sau khi người lập di chúc chết, người lập di chúc có quyền chỉ định người giữ di chúc, quản lý di sản, phân chia di sản. Thông thường sau khi người để lại di sản chết một thời gian, di sản mới được phân chia cho những người thừa kế. Để giữ gìn tài sản không bị hư hỏng, đề phòng trường hợp tài sản có thể bị người khác tẩu tán, chiếm đoạt, người lập di chúc có thể chỉ định trong di chúc người quản lý di sản sau khi người lập di chúc chết. Người giữ di chúc, quản lý di sản, phân chia di sản có thể là một người, nhiều người khác nhau tùy thuộc vào ý chí của người lập di chúc. Nếu di chúc được gửi ở công chứng nhà nước thì cơ quan công chứng phải đảm bảo giữ gìn bản di chúc theo quy định của pháp luật. Khi người lập di chúc chết thì cơ quan đó phải công bố di chúc trước những người thừa kế bằng việc sao gửi di chúc đến tất cả những người có liên quan đến nội dung bản di chúc. Nếu di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt. Tất cả các bản dịch và sao di chúc đó đều phải có chứng nhận hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu người giữ bản di chúc là cá nhân thì cá nhân đó phải giữ bí mật nội dung di chúc.Người nhận giữ bản di chúc phải bảo quản, giữ gìn cẩn thận bản di chúc. Trong thời gian người lập di chúc còn sống, nếu không may di chúc bị thất lạc, hư hại thì cá nhân giữ bản di chúc phải thông báo ngay cho người lập di chúc biết. Khi người lập di chúc chết thì phải giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc. Nếu người giữ di chúc đồng thời là người được chỉ định công bố di chúc thì khi người lập di chúc chết, người đó phải công bố di chúc trước những người thừa kế theo đúng thủ tục như trường hợp cơ quan công chứng là người công bố di chúc. Để di sản của người lập di chúc không bị mất mát hư hỏng, pháp luật đã dự liệu nhiều trường hợp cụ thể nhằm xác định người quản lý di sản là ai, trước hết người quản lý di sản phải là người được chỉ định trong di chúc, khi nào di chúc không xác định người quản lý di sản thì sẽ xác định người quản lý di sản theo một trong các trường hợp sau: là người được những người thừa kế cùng thỏa thuận cử ra để quản lý di sản trong thời gian di sản chưa được chia. Người đang chiếm giữ, quản lý di sản là người quản lý di sản trong thời gian những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản mới. Người đang chiếm giữ, sử dụng di sản thừa kế theo hợp đồng mà họ đã ký kết với người để lại di sản là người quản lý di sản cho đến khi hết hạn hợp đồng. Di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khi chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý. Quyền chỉ định người quản lý di sản của người lập di chúc không bị giới hạn về diện những người được chỉ định. Vì vậy, người được chỉ định có thể là một trong những người thừa kế theo luật của người lập di chúc nhưng cũng có thể là một người bất kỳ hay một cơ quan tổ chức nào đó. Ý chí này của người lập di chúc luôn được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện, nếu đúng là ý chí tự nguyện và không trái với pháp luật. Khi được xác định trong di chúc, người quản lý di sản là người có quyền đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế. Ngoài ra, người quản lý di sản còn có quyền hưởng thù lao đối với công việc quản lý di sản và mức thù lao được xác định theo sự thỏa thuận giữa người đó với người thừa kế. Sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc Khi người lập di chúc có sự thay đổi ý chí thì việc định đoạt trong di chúc cũng sẽ bị thay đổi. Sự thay đổi đó xảy ra khi người lập di chúc thực hiện sự sửa đổi, hủy bỏ di chúc hoặc bổ sung di chúc đã lập . Sửa đổi di chúc là việc người lập di chúc bằng ý chí tự nguyện của mình phủ nhận một phần di chúc đã lập. Vì vậy những phần di chúc không bị sửa đổi vẫn có hiệu lực pháp luật, phần di chúc đã bị sửa đổi sẽ không còn hiệu lực mà thay vào đó , pháp luật sẽ căn cứ vào ý chí thể hiện trong sự sửa đổi sau cùng. Bổ sung di chúc là việc người lập di chúc quy định thêm một số vấn đề mà trong di chúc đã lập chưa nói đến nhằm làm cho di chúc cụ thể, chi tiết hơ, rõ hơn. Vì vậy, khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì cả di chúc đã lập và phần bổ sung đều có hiệu lực như nhau. Trong trường hợp di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật, lúc này việc bổ sung di chúc đã chuyển hóa thành sự sửa đổi di chúc. Trong bộ luật dân sự không quy định điều kiện về hình thức của việc sửa đổi bổ sung di chúc, vì thế có thể hiểu rằng sự sửa đổi bổ sung theo hình thức nào cũng được, hoàn toàn không phụ thuộc vào hình thức của di chúc đã lập. Hủy bỏ di chúc là người đã lập di chúc lại bằng ý chí tự nguyện của mình truất bãi di chúc đã lập. Pháp luật chỉ xác định một trường hợp được coi là hủy bỏ di chúc : khi người lập di chúc thay thế di chúc đã lập. Thay thế di chúc Theo nguyên tắc “ Di chúc chỉ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế” nên khi còn sống, một người tuy đã lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác nhưng sau đó thấy việc định đoạt của mình chưa phù hợp thì họ có quyền lập một di chúc khác để thay thế di chúc đã lập trước. Thay thế di chúc phải gắn liền với sự tự nguyện của cá nhân người lập di chúc, đó là việc một người bằng ý chí tự nguyện sau của mình phủ nhận một ý chí tự nguyện trước đó về việc định đoạt di sản thừa kế. Trong trường hợp một người để lại bản di chúc được lập ra theo những ngày tháng khác nhau nhưng chưa chắc bản di chúc sau đã là ý chí tự nguyện của người đó, do vậy cần phải phân biệt rõ hai vấn đề sau: Một là, việc thay thế di chúc: Ông A có ba người ocn là B,C,D. Trước khi chết ông lập di chúc để lại số tài sản của mình trị giá 100.000.000 đồng cho hai người con la B và C. Sau đó nghĩ lại, ông quyết định định đoạt toàn bộ số tài sản trên cho D.Một thời gian sau D chết vì tai nạn giao thông. Do bệnh nặng, ông A cũng qua đời sau đó ít lâu. Theo vụ việc trên, di chúc thứ 2 không có hiệu lực pháp luật vì D, người duy nhất được xác định trong di chúc đã chết trước ông A. Đồng thời di chúc 1 cũng vô hiệu do di chúc 2 được lập ra hoàn toàn bằng ý chị tự nguyện của ôngA nên đã thay thế di chúc trước đó. Như vậy, vụ việc trên vốn có di chúc nhưng lại được giải quyết theo pháp luật. Hai là, trường hợp không được coi là thay thế di chúc Ông A có hai người con là B và D. Trước khi chết, ông A lập di chúc chia di sản của mình là 100 triệu đồng cho hai người côn hưởng ngang nhau. Sau đó một thời gian, vì muốn chiếm được toàn bộ di sản của cha, B đã lừa dối để ông A tin rằng D- đang lao động ở nước ngoài đã chết. Vì thế ông A lập di chúc để lại toàn bộ di sản cho B. Theo vụ việc này, di chúc thứ hai vô hiệu vì được lập ra do sự lừa dối của người khác, không phải ý chí tự nguyện của ông A. Vì vậy, không được coi là thay thế di chúc, di chúc thứ nhất vẫn có hiệu lực pháp luật. Hạn chế về quyền tự định đoạt của người lập di chúc Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc Mặc dù pháp luật quy định người lập di chúc có rất nhiều quyền như đã trình bày ở trên, nhưng để bảo vệ lợi ích của một số người trong diện thừa kế phù hợp với phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên tại Điều 669 BLDS 2005 đã hạn chế một phần quyền của người lập di chúc. Điều 669 BLDS nước ta đã quy định : “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.” Nội dung của điều luật trên thể hiện : một mặt, pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di sản, nhưng mặt khác chính pháp luật lại hạn chế quyền định đoạt ấy nếu người để lại di sản còn có những người mà khii họ còn sống họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc. Hay nói một cách khác, điều luật trên quy định một số người thừa kế luôn có quyền hưởng một phần di sản nhất định mà không phụ thuộc vào việc người lập di chúc có cho họ hưởng hay không.Nghĩa là sự dịch chuyển tài sản dù là hệ luận quyền sở hữu đi nữa thì pháp luật vẫn can thiệp đến sự định đoạt của người lập di chúc để hạn chế quyền định đoạt của họ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng, thiết thực của những người có quan hệ thích thuộc với người đó. Trái lại nếu sự chuyển dịch di sản được coi là bổn phận của người đã chết đối với gia đình họ thì pháp luật vẫn cho phép người đó được tự do một phần nào trong việc định đoạt tài sản, miễn là phải làm tròn bổn phận tối thiểu đối với gia đình. Ví dụ tại thời điểm mở thừa kế, ông M có ba người thừa kế theo luật còn sống là cụ A (bố M) bà B (vợ M) và một người con là C. Trước khi ông M chết có để lại di chúc, trong đó định đoạt toàn bộ khối di sản của ông trị giá 90 triệu đồng cho vợ và con của mình cùng hưởng. Pháp luật vẫn tôn trọng ý chí của ông M trong việc lập di chúc định đoạt tài sản của mình, tuy nhiên ông M phải có bổn phận tối thiểu đối với người bố của mình là cụ A. Nên vụ việc trên được giải quyết như sau : xác định một suất thừa kế theo luật là 90 triệu : 3 = 30 triệu đồng. Cụ A được hưởng ít nhất 2/3 của một suất thừa kế nếu chia thừa kế theo pháp luật nên cụ được hưởng là : 30 triệu x 2/3 = 20 triệu. B và C mỗi người được hưởng là : B = C = 70 : 2 = 35 triệu đồng. Như vậy, để đảm bảo quyền lơi cho những người thừa kế trên thực tế, vấn đề đầu tiên là phương pháp xác định được “ hai phần ba của một suất thừa kế theo luật”. Chia như thế nào để xác định một suất thừa kế theo luật ? Về nguyên tắc, một suất thừa kế theo luật là kết quả của một phép chia tổng số giá trị di sản ( sau khi đã trừ đi các nghĩa vụ về tài sản và các chi phí liên quan) cho tổng số những người thừa kế theo pháp luật. Khi xác định một suất thừa kế theo luật cần lưu ý những người sau đây có được coi là nhân suất hay không. Người không có quyền hưởng di sản theo Khoản 1 Điều 643 BLDS do có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức nên bị pháp luật tước đii quyền hưởng di sản. Vậy nên họ không phải là người thừa kế của người để lại di sản, do đó không được tính những người này vào suất thừa kế. Người thừa kế theo Điều 669 BLDS bi người để lại di chúc truất hưởng di sản.Những người này dù bị người lập di chúc truất quyền hưởng di sản vẫn được hưởng một phần di sản. Vì vậy họ luôn là người thừa kế theo luật của người để lại di sản và trong mọi trường hợp họ vẫn được tính vào một nhân suất. Người thừa kế bị người lập di chúc truất quyền hưởng di sản. Vì người đã bị truất quyền ( trừ trường hợp những người ở Điều 669 BLDS 2005 ) sẽ không được hưởng di sản thừa kế kể cả khi di sản chia theo pháp luật. Vì vậy, những người này cũng không được coi là một nhân suất. Người từ chối nhận di sản. Về nguyên tắc, những người từ chối nhận di sản sẽ không được hưởng di sản nữa, dù là chia theo pháp luật nên đương nhiên họ không phải là nhân suất khi xác định một suất thừa kế theo luật. Tuy nhiên nếu người từ chối nhận di sản đồng thời cũng là người thừa kế theo luật của người để lại di chúc mà họ chỉ từ chối nhận di sản theo di chúc thì họ vẫn là một nhân suất khi xác định suất thừa kế. Hạn chế quyền của người lập di chúc trong việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng Người lập di chúc có quyền định đoạt một phần hay toàn bộ tài sản của mình sau khi chết để dùng vào việc thờ cúng, tuy nhiên quyền tự định đoạt đó của người lập di chúc cũng bị hạn chế trong hai trường hợp sau : Trường hợp thứ nhất, nếu sự định đoạt đó vi phạm quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 669 BLD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích quyền và hạn chế quyền của người lập di chúc theo quy định của pháp luật hiện hành.doc
Tài liệu liên quan