Tiểu luận Phân tích sự hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực hải quan

Không chỉ hoàn thành tích cực các nhiệm vụ trong các tổ chức quốc tế và các Điều ước quốc tế đã ký kết, tham gia, Việt Nam còn khẳng định sự hội nhập sâu rộng trong lĩnh vực hải quan thông qua việc tiến hành hợp tác song phương với các quốc gia : Campuchia, Ucraina, Philippines, Hoa Kì Gần đây nhất, ngày 24/5/2011 vừa qua đã có buổi gặp mặt với Trưởng cơ quan Hải quan quốc gia Ucraina tiến hành hợp tác một số vấn đề trong lĩnh vực hải quan với mục tiêu đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia. Đặc biệt, Hải quan quốc gia Ucraina thông qua Đại sứ quán sẽ sẵn sàng bố trí một buổi làm việc với doanh nghiệp Việt Nam để trao đổi, giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu. Mục đích của cuộc họp không chỉ giúp doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc mà còn hỗ trợ thêm những vấn đề pháp lý cần thiết tạo sự thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Tổng cục hải quan cũng tiến hành kí biên bản tăng cường hợp tác với Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu Vương quốc Campuchia trong đó đặc biệt chú trọng tới việc hợp tác giữa các đơn vị ngành dọc theo biên giới 2 nước nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích sự hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực hải quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích sự hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực hải quan Tính cấp thiết Trước sự hội nhập của nền kinh tế, triển khai nền ngoại thương và các hoạt động đầu tư nước ngoài đang được đẩy mạnh đòi hỏi ngành Hải quan phải trở thành một tổ chức hiện đại, có thể đưa vào triển khai những hình thức quản lý, thực hiện công việc tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu hợp pháp của doanh nghiệp và công chúng. Nhưng xuất phát điểm ngành Hải quan còn quá thấp so với các quốc gia trên thế do đó cấp thiết đòi hỏi sự hội nhập nhanh chóng của Hải quan Việt Nam để đáp ứng được nhu cầu nội tại của nền kinh tế. Cụ thể hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc tham gia WTO, trở thành thành viên của tổ chức có tầm toàn cầu trong thương mại này đã ảnh hưởng lớn đến Hải quan Việt Nam với cam kết ràng buộc về thuế quan. Bên cạnh đó là các quy định về thuế nhập khẩu trong APEC, các vấn đề về thuế trong ASEAN yêu cầu một lộ trình cắt giảm thuế cụ thể và thuế nhập khẩu trong hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì. Trước tất cả những tác động khách quan đó, thì sự hội nhập Hải quan Việt Nam là một điều tất yếu và cần thiết. Không chỉ các vấn đề về thuế, một loại các vấn đề khác như vấn đề đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng đều là các vấn đề có liên quan trực tiếp tới Hải quan đòi hỏi ngành Hải quan phải có sự cải cách nhanh chóng để không làm cản trở sự phát triển của các lĩnh vực đó. Để thấy rõ được tính tất yếu của sự hội nhập trong lĩnh vực Hải quan ta cần có sự nghiên cứu sâu hơn về toàn bộ tiến trình hội nhập đồng thời cũng đòi hỏi một cái nhìn tổng quan về toàn bộ tiến trình. Tiến trình hội nhập Tiền trình hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực hải quan gắn liền với các mốc lịch sử quan trọng có liên quan của đất nước. Để có một cái nhìn tổng quan nhất về toàn bộ tiến trình hội nhập hải quan thì trước hết cần phải xác định rõ từng giai đoạn lịch sử quan trọng đồng thời nắm được những sự kiện nổi bật đánh dấu những bước phát triển của hải quan Việt Nam. Ta có thể chia thành các giai đoạn như sau: Trước 1984 Nhìn chung, trong thời kì này thủ tục hải quan còn nhiều hạn chế, chưa có Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Sự hạn chế về mọi mặt của hải quan Việt Nam giai đoạn này xuất phát chủ yếu từ điều kiện nền kinh tế chưa mở cửa, không năng động và nặng nề về mục tiêu quản lý thuần túy. Nhà nước độc quyền về ngoại thương nên việc trao đổi hàng hóa diễn ra chủ yếu với các nước XHCN trong Hội đồng tương trợ kinh tế bằng nghị định thư. Ngoài ra hoạt động của ngành Hải quan dựa chủ yếu vào Điều lệ Hải quan ban hành theo Nghị định số 03/CP ngày 27/2/1960. Nhìn chung chính sách hải quan thời kì này không có nhiều thay đổi do chưa có điều kiện phát triển mạnh các hoạt động ngoại thương. Giai đoạn 1984 – 1997 Chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế do Đảng và Nhà nước đề ra đã thực sự tạo điều kiện cho sự phát triển của lĩnh vực hải quan. Cụ thể, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất cảnh tăng dần kéo theo sự phát triển của hải quan. Cụ thể, việc ban hành Hiến pháp 1992 với những quy định hoàn toàn mới về chế độ, chính sách trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại như bỏ chế độ nhà nước độc quyền về ngoại thương, coogn nhận và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng… Thêm vào đó, chủ trương thu hút vốn đầu tư của nước ngoài đòi hỏi sự thông thoáng, đơn giản hóa thủ tục hải quan là vô cùng cần thiết. Từ đó tạo cơ sở cho hàng loạt các văn bản pháp luật khác ban hành với mục tiêu cải cách Hải quan. Đây cũng là giai đoạn quan trọng với những mốc sự kiện nổi bật như sự tham gia của Hải quan Việt Nam và WCO, ASEAN, ASEM… đã tạo nên một bước ngoặt trên mọi lĩnh vực nói chung và hải quan nói riêng. Một số cải cách hải quan đã được tiến hành như áp dụng luồng xanh, luồng đỏ đối với hành khách tại các cửa khẩu sân bay quốc tế; phân luồng hàng hóa theo 3 nhóm: hành lang xanh, vàng, đỏ trong khuôn khổ ASEAN… Tiếp đó, Hải quan Việt Nam đã tham gia Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan (năm 1997) Tuy nhiên, bước đầu hội nhập cũng không tránh khỏi nhiều hạn chế, khuyết điểm như việc thực hiện còn chưa đồng bộ, thống nhất, vẫn còn ở dạng sao chép dập khuôn máy móc. Giai đoạn 1998 – 9/ 2001 Mặc dù có sự tiến bộ về chính sách đường lối nhưng sự thiếu nền tảng cơ bản đã thực sự là một bất cập trong lĩnh vực hải quan. Nói một cách rõ ràng hơn, vấn đề nghiệp vụ kỹ thuật hải quan còn rất yếu kém, cơ sở hạ tầng thì hạn chế kèm theo sự quản lý thiếu khoa học đã trở thành một rào cản rất lớn đối với ngành Hải quan trước sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thời kì này. Do đó mặc dù tham gia Công ước Hài hoà Mô tả và Mã hoá Hàng hoá (Công ước HS - năm 1998) nhưng thực sự gặp rất nhiều khó khăn trong tiến trình thực hiện Công ước do những yếu kém trên. Tuy vậy, sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía các tổ chức quốc tế, các tổ chức hải quan của các nước phát triển, hải quan Việt Nam đã tiến hành hàng loạt những cải cách về mặt quy trình thủ tục, sắp xếp tổ chức, tiến hành thay đổi căn bản trong nhận thức về thủ tục hải quan từ mục tiêu quan lý thuần túy sang mục tiêu vừa quan lý vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Các vấn đề về nghiệp vụ ký thuật hải quan hiện đại được đưa vào dự thảo Luật hải quan nhằm tạo tiền đề, cơ sở pháp lý từ đó triển khai thực hiện trên thực tế. Từ đây, Hải quan Việt Nam bắt đầu một quá trình cải cách liên tục không ngừng nghỉ, không gấp gáp nhưng thận trọng và phù hợp với tình hình kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, quá trình khắc phục hạn chế yếu kém về pháp luật trong thời kì này được tiến hành thực sự nghiêm túc và hiệu quả cũng góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng của Hải quan Việt Nam. Cụ thể, hàng loạt các nghị quyết, quyết định của thủ tướng chính phủ được ban hành với yêu cầu tiến hành triển khai nhiệm vụ rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật về Hải quan như: Quyết định 355/TTg ngày 28/5/1997 về tổng rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong hơn 20 năm qua, Quyết định số 234/QĐ – TCCB thành lập ban chỉ đạo về tổng rà soát và hệ thống hòa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan. Đến năm 1999, qua kiểm tra phát hiện có đến hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền ban hành về chính sách, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu do chồng chéo hoặc không phù hợp đã gây ách tắc ở cửa khẩu, cản trở kinh doanh xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Giai đoạn từ tháng 10/2001 đến nay Luật hải quan 2001 ra đời đã thực sự đánh dấu một mốc quan trọng trong sự hoàn thiện về mặt pháp lý. Một hành lang pháp lý vững chắc sẽ làm tiền đề cho sự phát triển của Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập của đất nước. Bên cạnh đó, đây là một thời kì hoạt động hiệu quả của Hải quan Việt Nam với những hành động cụ thể để thực hiện những Điều ước đã ký kết, tham gia: - Ngày 29/12/2003, Hải quan Việt Nam bắt đầu thực hiện việc xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT của WTO. Cho đến nay, Hải quan Việt Nam đã triển khai áp dụng đầy đủ Hiệp định này. - Thực hiện đầy đủ các cam kết trong khuôn khổ khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), tiến tới bãi bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan trong ASEAN, diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC, cũng như trong ASEM. - Năm 2009, Hải quan Việt Nam đã hoàn tất và ký kết thỏa thuận tạm quản với đối tác và biên bản thỏa thuận hợp tác trao đổi thông tin chống buôn lậu với Hải quan Pháp; triển khai đúng tiến độ dự án lắp đặt 2 máy soi container cỡ lớn do Nhật Bản tài trợ tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng; hoàn tất việc dự thảo các văn bản thỏa thuận hợp tác song phương để có thể ký kết với New Zealand, Úc, Italia, Ucraina, Mỹ,… Có thể thấy rằng về những cam kết quốc tế Hải quan Việt Nam đã cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình cụ thể. Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, đã xây dựng các kế hoạch nhằm hiện đại hóa ngành, hướng tới các chuẩn mực khu vực và thế giới. Đến thời điểm hiện tại ngành Hải quan đã đẩy mạnh áp dụng các phương thức quản lý hiện đại như: áp dụng quản lý rủi ro, bước đầu triển khai thủ tục hải quan điện tử. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin không ngừng được phát triển, đáp ứng mức độ tự động hoá cao trong công tác nghiệp vụ. Các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại như máy soi container, các loại máy ngửi ma tuý, phát hiện phóng xạ… giúp nâng cao năng lực kiểm tra của cơ quan hải quan. Nội dung hội nhập Hợp tác Hải quan 1.1 Tình hình hợp tác trong Asean Trở thành thành viên của ASEAN, với cam kết tạo thuận lợi cho thương mại nội khối bằng cách đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục thương mại và nâng cao hợp tác khu vực trong lĩnh vực hải quan. Ngoài ra, Việt Nam cùng các nước thành viên cũng thống nhất : - Sử dụng danh mục biểu thuế chung để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực thông qua việc tạo ra Danh mục biểu thuế hài hoà ASEAN (AHTN). - Không sử dụng trị giá hải quan vào các mục đích bảo hộ hoặc tạo ra rào cản cho thương mại. Về vấn đề này, các nước thành viên nhất trí thực hiện thống nhất các quy định của Hiệp định Trị giá WTO. - Liên tục đơn giản hoá và hài hoà hoá các quy trình, thủ tục hải quan để đảm bảo thông quan nhanh hàng hoá, cắt giảm thời gian và chi phí giao dịch tại các cửa khẩu. Các thủ tục Hải quan phải tương thích với các chuẩn mực và các thông lệ được khuyến nghị trong Công ước Kyoto ( sau này là Công ước Kyoto sửa đổi). - Trao đổi thông tin để ngăn chặn và trấn áp các hoạt động buôn lậu, vận chuyển ma tuý - các chất hướng thần và các hành vi gian lận Hải quan. - Tuân thủ các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại của từng nước thành viên. - Khuyến khích hợp tác và tham vấn với khu vực tư nhân trong ASEAN để thúc đẩy hơn nữa thuận lợi hoá thương mại nội khối. Trong khi Hiệp định tạo ra khuôn khổ pháp lý cho diễn đàn Hải quan ASEAN thì  ngày 23/5/1997 các nước thành viên đã thông qua Tầm nhìn Hải quan ASEAN đến năm 2020 tại Bandar Seri Begawan, Brunei Darussalam. Để đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực, ngày 18/6/2008 các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN đã thông qua Tầm nhìn Hải quan ASEAN 2015 tại Viêng chăn, Lào. Tầm nhìn là sự ghi nhận những thách thức đặt ra từ một môi trường kinh tế năng động và nhu cầu thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn nữa.   1.2 Tham gia của Hải quan VN trong diễn đàn hải quan Asem ASEM là diễn đàn hợp tác Kinh tế Á – Âu ra đời trên sáng kiến của ASEAN nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa hai châu lục. Cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên diễn ra tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 3 năm 1996 gồm 7 nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và 5 quốc gia Liên minh Châu Âu. Việt Nam tham gia các hội nghị cấp Tổng Cục trưởng và các cuộc họp của Nhóm làm việc về thủ tục hải quan và kiểm soát hải quan ASEM. Việt Nam đã tham gia rất tích cực các cuộc thảo luận, đưa ra đề nghị trợ giúp trong các lĩnh vực kỹ thuật và đào tạo về thủ tục hải quan và kiểm soát chống buôn lậu. Tiến hành những hành động cụ thể để triển khai kế hoạch hành động Thuận lợi hóa thương mại như đưa mã HS vào danh mục biểu thuế; tăng cường hướng dẫn, công khai hòa quy trình thủ tục hải quan… đồng thời tiếp tục nỗ lực cải cách hành chính, đơn giản và tiêu chuẩn hóa thủ tục hồ sơ chứng từ hải quan. 1.3 Sự hợp tác song phương với các quốc gia: Không chỉ hoàn thành tích cực các nhiệm vụ trong các tổ chức quốc tế và các Điều ước quốc tế đã ký kết, tham gia, Việt Nam còn khẳng định sự hội nhập sâu rộng trong lĩnh vực hải quan thông qua việc tiến hành hợp tác song phương với các quốc gia : Campuchia, Ucraina, Philippines, Hoa Kì… Gần đây nhất, ngày 24/5/2011 vừa qua đã có buổi gặp mặt với Trưởng cơ quan Hải quan quốc gia Ucraina tiến hành hợp tác một số vấn đề trong lĩnh vực hải quan với mục tiêu đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia. Đặc biệt, Hải quan quốc gia Ucraina thông qua Đại sứ quán sẽ sẵn sàng bố trí một buổi làm việc với doanh nghiệp Việt Nam để trao đổi, giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu. Mục đích của cuộc họp không chỉ giúp doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc mà còn hỗ trợ thêm những vấn đề pháp lý cần thiết tạo sự thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Tổng cục hải quan cũng tiến hành kí biên bản tăng cường hợp tác với Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu Vương quốc Campuchia trong đó đặc biệt chú trọng tới việc hợp tác giữa các đơn vị ngành dọc theo biên giới 2 nước nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. Cải cách hải quan Sự hội nhập trong lĩnh vực hải quan không chỉ thể hiện qua việc ký kết tham gia các Điều ước quốc tế, hợp tác song phương, đa phương mà còn thể hiện thông qua việc cải cách hải quan trong nội tại quốc gia. Cải cách hải quan là đòi hỏi tất yếu của sự hội nhập, không thể giữ những cơ chế cũ đã lạc hậu để xây dựng nên cái mới và hiện đại hơn. Hải quan Việt Nam thông qua tiến trình hội nhập đã cải cách một cách toàn diện và kết quả là một diện mạo hoàn toàn mới như hiện nay. Để thấy rõ hơn, bài viết sẽ đi phân tích việc cải cách hải quan trên những phương diện chính: 2.1 Về thủ tục hải quan Nói đến thủ tục hải quan, không thể không nhắc tới việc áp dụng thí điểm thủ tục hải quan điện tử được triển khai thực hiện trên một số đối tượng nhất định. Bước đầu thực hiện còn gặp một số khó khăn như sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin chưa hoàn thiện và trình độ hạn chế của cán bộ hải quan… Tuy nhiên, những lợi ích thiết thực mà nó mang lại là không thể phủ nhận và sau gần một thập kỉ triển khai thực hiện thì nhu cầu thực hiện thủ tục hải quan điện tử ngày càng lớn. Một số doanh nghiệp còn phàn nàn do không được thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với một số loại hàng hóa nhất định không được áp dụng thí điểm do nhận thấy thực hiện thủ tục hải quan truyền thống rất mất thời gian và công sức. Đặc biệt phải kể đến việc thực hiện công ước HS, theo đó đã áp dụng hoàn toàn Danh mục HS vào Danh mục biểu thuế, áp dụng tất cả các chú giải Phần, chương, mục của Danh mục. Trong xây dựng Biểu thuế quốc gia, Hải quan đã áp dụng chi tiết ở cấp độ 8 chữ số theo Danh mục Thuế quan chung ASEAN (AHTN), đã xây dựng các Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá để phục vụ cho công tác phân loại hàng hoá ở các đơn vị cơ sở. Sắp tới, ngày 1/1/2012 Danh mục HS- Danh mục hài hòa và mã hóa hàng hóa được thống nhất trên toàn thế giới- phiên bản 2012 sẽ chính thức có hiệu lực với mục tiêu tạo ra ngôn ngữ chung trong việc phân loại và xác định hàng hóa khi chúng được xuất nhập khẩu trên toàn cầu. Bên cạnh đó, rất nhiều những quy định pháp luật được ban hành nhằm đơn giản hóa thủ tục hơn như quy định về địa điểm khai báo hải quan: địa điểm khai báo thì trùng với địa điểm làm thủ tục và ngoài chi cục hải quan cửa khẩu, trụ sở chi cục hải quan ngoài cửa khẩu thì còn có thể thực hiện khai báo hải quan tại trụ sở hải quan Tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để phù hợp và thuận tiện hơn cho chủ thể khai báo. Đồng hành với việc cải cách đơn giản hóa thủ tục hải quan, các cơ quan nhà nước còn tổ chức các hội nghị đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp về chính sách thuế, hải quan nhằm thấy được rõ nhất những bất cập còn tồn tại trên thực tế cần khắc phục từ đó nhằm hoàn thiện hơn về hệ thống pháp luật cũng như các quy trình thủ tục hải quan trên thực tế áp dụng. 2.2 Công tác điều tra chống buộn lâu Tích cực triển khai hệ thống thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan để phục vụ việc thông quan hàng hoá, kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu và quản lý hải quan hiện đại, triển khai áp dụng hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động, kiểm soát hải quan và thông quan hàng hoá, ban hành kế hoạch triển khai công tác thu thập xử lý thông tin và quản lý rủi ro và Đề án nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro để tăng cường cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, xây dựng cơ sở dữ liệu doanh 3nghiệp, xây dựng và thực hiện cơ chế doanh nghiệp được ưu tiên theo các tiêu chuẩn quốc tế để có thể áp dụng cơ chế công nhận lẫn nhau trong vấn đề này giữa hải quan các nước; 2.5 Hiện đại hóa cơ chế quản lý - Chuyển đổi phương thức quản lý: Luật Hải quan đã tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi căn bản phương pháp quản lý từ quản lý truyền thống sang phương pháp quản lý hiện đại dựa vào kỹ thuật quản lý rủi ro, giúp rút ngắn thời gian thông quan, tạo sự cân bằng giữa yêu cầu tạo thuận lợi và quản lý. - Thực hiện thông quan điện tử: Hiện nay, ngành Hải quan đang thí điểm thủ tục hải quan điện tử giai đoạn 2. Thông quan điện tử được thực hiện tại một số đơn vị Hải quan tạo nên bước ngoặt mới trong công tác hiện đại hoá hải quan và đã đạt được hiệu quả nhất định. - Ứng dụng công nghệ thông tin: Hiện nay, ngành Hải quan đang tiếp tục triển khai các đề án ứng dụng công nghệ thông tin như hệ thống tiếp nhận khai hải quan từ xa, hệ thống quản lý loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cấp hệ thống quản lý thông tin giá tính thuế giai đoạn 2, thực hiện trao đổi thông tin về đối tượng nộp thuế với Tổng cục Thuế, Kho bạc về số thu, tình hình nợ thuế... và tăng cường trang bị máy móc, trang thiết bị tin học cho toàn Ngành. - Nhằm cải cách và hiện đại hoá toàn diện Hải quan Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, HQVN đã triển khai thực hiện Dự án Hiện đại hoá hải quan nhằm xây dựng mô hình hoạt động hải quan phát triển theo định hướng hải quan hiện đại. - Thực hiện Dự án ETV2 hợp phần hải quan do EU tài trợ nhằm cải thiện chính sách hải quan và dịch vụ tư vấn pháp lý cũng như tăng cường hiệu quả và hiệu lực hoạt động hải quan với những kết quả cụ thể như: tăng cường năng lực phòng thí nghiệm hải quan; tăng cường an ninh dây chuyền cung ứng và hiệu quả hoạt động; xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược một cửa quốc gia dành cho hải quan; nâng cao năng lực điều tra chống buôn lậu của cơ quan hải quan; và tăng cường khả năng thực thi các quyền sở hữu trí tuệ. - Đã thực hiện Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hoá Hải quan giai đoạn 2004-2006 theo Quyết định 810 của Bộ trưởng Bộ tài chính và hiện nay đang triển khai Kế hoạch tiếp theo theo Quyết định 456 cho giai đoạn 2008-2010 - Đã thực hiện xong Dự án Tăng cường năng lực cho đội ngũ giảng viên cao cấp phục vụ tiến trình hiện đại hoá hành chính Hải quan giai đoạn 2004-2007 do JICA tài trợ. - Thực hiện Dự án thử nghiệm về thông quan hàng chuyển phát nhanh hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam trong khuôn khổ APEC giai đoạn 1 và chuẩn bị bước sang giai đoạn hai - Mở rộng, nâng cấp, tăng cường trang thiết bị và hoàn thiện các Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá trong lĩnh vực hải quan. - Chuẩn bị thực hiện Đề án triển khai Khuôn khổ các chuẩn mực An ninh và Tạo thuận lợi cho Thương mại toàn cầu, chương trình Xây dựng Năng lực cán bộ của Tổ chức Hải quan Thế giới (chương trình Colombus) để phục vụ cho công tác hiện đại hoá hải quan nói chung trong đó có việc triển khai Khuôn khổ các chuẩn mực An ninh và Tạo thuận lợi cho Thương mại toàn cầu - Chuẩn bị và đang triển khai thực hiện dự án quản lý rủi ro do JICA tài trợ giai đoạn 9/2007 – 2010 nhằm giúp Hải quan Việt nam triển khai thực hiện có hiệu quả các nguyên lý của quản lý rủi ro vào hoạt động quản lý hải quan theo định hướng hiện đại hoá. - Chuẩn bị tích cực việc lắp đặt trang thiết bị hiện đại như máy soi công-ten-nơ (cố định, di động), hệ thống camera giám sát,…để nâng cao hiệu quả quản lý hải quan, rút ngắn thời gian kiểm tra kiểm soát. Đánh giá nhận xét sự hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực hải quan Xét về hình thức, sự hội nhập của Việt Nam diễn ra khá nhanh chóng trên phạm vi rộng. Tham gia, kí kết rất nhiều Điều ước quốc tế, tiến hành hợp tác trên nhiều mặt với các quốc gia khác nhưng xét về nội dung bên trong thì liệu những bước tiến đó có thực sự hiệu quả, phù hợp và đúng thời điểm hay không. Nhiều Điều ước quốc tế đề cập đến những lĩnh vực còn rất mới mẻ và đòi hỏi trình độ rất cao về chuyên môn nghiệp vụ cũng như pháp lý không chỉ trong hệ thống hải quan mà còn cả các doanh nghiệp cá nhân tổ chức trong nước. Điển hình như đối với việc tham gia công ước HS, doanh nghiệp sẽ phải tự mình khai, tự áp mã hoàng hóa xuất nhập khẩu, tự tính thuế… nhưng do sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức mà nhiều trường hợp khai báo sai, tính thuế sai khiến cho doanh nghiệp bị xử phạt gây thiệt hại về kinh tế và sứt mẻ quan hệ. Thêm vào đó, việc áp mã số HS cho hàng nhập khẩu không giống nhau cho cùng một mặt hàng, tạo nhiều khó khăn cho DN trong kinh doanh. Hàng xuất khẩu tại sân bay Tân Sơn Nhất bị áp dụng các quy định cứng nhắc trong cân đong làm kéo dài thời gian khiến hàng hóa bị giảm chất lượng, nhất là đối với rau quả tươi… Đồng thời, DN cũng nêu lên kiến nghị là nên giải quyết các khó khăn khi rớt mạng trong khai báo hải quan điện tử, tháo gỡ các thủ tục kiểm tra thuế, nợ thuế, hoàn thuế… để khi áp dụng không bị ách tắc. Giám đốc Công ty TNHH cơ khí Duy Khanh (Q. Tân Phú), ông Đỗ Phước Tống kiến nghị, những mặt hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ khoảng vài chục triệu đồng, hải quan nên giám định ngay việc áp mã HS, tránh phải mang gửi đi giám định mất thời gian của DN Ngoài ra, ngay trong ngành hải quan, việc quán triệt để thực hiện đúng các Công ước nhiều khi cũng chưa chuyển tải hết đến các đơn vị và nhân viên, gây phiền hà, tiêu cực trong thái độ làm việc và sai sót nghiệp vụ. Tuy vậy, với tư cách là thanh viên Hội đồng hợp tác Hải quan, Hải quan Việt Nam có điều kiện nghiên cứu, khảo sát hệ thống 16 Công ước mà tổ chức này xây dựng, quản lý do vậy nhận thấy được Công ước Kyoto là Công ước đầu tiên cần tham gia. Cùng với sự tham gia Công ước HS, Việt Nam đã tạo thêm được độ tin cậy của cộng đồng quốc tế về ý chí hội nhập và cải cách. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần phải nỗ lực rất nhiều để khẳng định vị trí của mình trong ASEAN bằng cách nhanh chóng cải thiện những yếu kém nội tại. Kết luận Với những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, cùng với xu hướng hội nhập chung, Hải quan không chỉ đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết mà còn trở thành một điểm sáng trong việc hội nhập quốc tế của Việt Nam. Những thành công đã đạt được là kết quả của cả một quá trình hội nhập với sự thay đổi, cải cách và hợp tác không ngừng nghỉ đã ngày càng giúp Việt Nam sánh vai với các quốc gia khác và khẳng định vài trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích sự hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực hải quan-8đ.doc
Tài liệu liên quan