Tiểu luận Phân tích tác động của WTO đối với kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tác động tích cực: tác động khi gia nhập WTO tới việc làm biểu hiện ở 3 khu vực. Thứ nhất ở khu vực đầu tư nước ngoài dưới tác động của các điều khoản về đầu tư, thứ hai là ở khu vực các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động dưới tác động của các điều khoản về thương mại; thứ ba là ở các khu vực do tăng giao thương quốc tế nên có tác động kích cầu nội địa về hàng hóa, dịch vụ kéo theo tăng lao động tạo thêm việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6897 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích tác động của WTO đối với kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Môn: chính sách thương mại quốc tế Đề tài: Từ bối cảnh quốc tế và khu vực và kiến thức chung về thương mại quốc tế. Hãy phân tích tác động của WTO đối với kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Hà Nội - 2006 Tiểu luận Từ bối cảnh quốc tế và khu vực và kiến thức chung về thương mại quốc tế. Hãy phân tích tác động của WTO đối với kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Bài viết Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế lớn, khách quan của thế giới đương đại đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống nhân loại cũng như mỗi quốc gia. Sự hình thành và phát triển tổ chức thương mại thế giới (WTO) là sự thể hiện của xu thế toàn cầu hóa đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xu thế đó. Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu lớn lao, đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối chính sách vừa phát huy sức mạnh toàn dân tộc vừa tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại. Việc Việt Nam gia nhập WTO phản ánh một xu thế lớn của thời đại và khẳng định chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là tổ chức kinh tế đa phương, nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại, hội nhập kinh tế trên phạm vi toàn cầu. WTO hiện có 148 thành viên chiếm 85% tổng thương mại hàng hóa và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hiện còn 27 nước trong đó có Việt Nam đang đàm phán gia nhập. WTO được tổ chức chặt chẽ hoạt động theo 5 nguyên tắc: - Thương mại không phân biệt đối xử. - Tạo dựng một nền tảng ổn định cho phát triển thương mại. - Đảm bảo thương mại ngày càng tự do thông qua đàm phán. - Tạo môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. - Dành điều kiện đặc biệt cho các nước đang phát triển. Xác định vị thế quốc tế của Việt Nam là thành viên bình đẳng trong WTO cùng các nước đang phát triển xây dựng quy định, luật lệ của WTO. Hưởng quyền lợi của một thành viên đang phát triển của WTO. Hàng hóa và dịch vụ nước ta sẽ được đối xử bình đẳng trong WTO và có cơ sở pháp lý để đấu tranh khi bị đối xử không công bằng. Tiếp cận hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại công bằng và hiệu quả của WTO. Việc Việt Nam gia nhập WTO có cơ hội mở rộng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, may mặc, giầy da, thủ công mỹ nghệ, các hàng hóa sử dụng nhiều lao động. Từ đó tăng trưởng xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm. Khi gia nhập WTO thì Việt Nam phải tuân thủ luật lệ WTO làm cho môi trường kinh doanh của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng sự hỗ trợ quốc tế về tài chính, tín dụng cho phát triển kinh tế Việt Nam và cũng tạo cơ hội tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh và nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có những thách thức lớn như: - Hệ thống luật pháp, chính sách cơ chế quản lý kinh tế phải sửa đổi điều chỉnh cho phù hợp với luật lệ của WTO và các cam kết quốc tế đã được ký kết. - Cơ cấu kinh tế cũng phải chuyển dịch cho phù hợp với một nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, đòi hỏi một cơ cấu đầu tư đúng đắn và hiệu quả. - Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ yếu kém, năng lực cạnh trnah của doanh nghiệp thấp có nguy cơ thua thiệt trước mắt là rất lớn, mặc dù về lâu dài chúng ta có thể khắc phục và triển vọng tốt lên. Điều đó đòi hỏi phải có sự thay đổi quyết liệt từ cơ chế quản lý của nhà nước đến cung cách quản trị của doanh nghiệp. - Lao động và việc làm có nhiều biến động đòi hỏi được đào tạo nghề nghiệp được tự do di chuyển theo cung - cầu trên thị trường. Đó là những thách thức nặng nề mang tính chất ngắn hạn. Thách thức to lớn nhưng không phải không vượt qua được. Suy cho cùng vượt qua thách thức đó cũng chính là vượt qua chính mình để phát triển cùng thế giới hiện đại. Yếu tố quyết định hội nhập thành công hay thất bại tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta, mà trước hết là năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, cần tổ chức lại hệ thống các doanh nghiệp theo ngành hàng, theo các quan hệ liên kết về kinh tế, kỹ thuật thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm hình thành doanh nghiệp đầu tàu hoặc công ty mẹ tập hợp được sức mạnh cộng đồng các doanh nghiệp đủ sức làm đối tác cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đẩy mạnh cải cách hệ thống các doanh nghiệp nhà nước theo hướng tích cực, tháo gỡ những vướng mắc để thực hiện bằng được chương trình cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê hoặc giải thể các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ. Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh choc ác doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Tập trung khai thác lợi thế trong cạnh tranh, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hiện đại hóa công nghệ, chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ chính là nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng của hàng hóa và dịch vụ. Đó là cuộc cải cách toàn diện về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà yếu tố quyết định là con người. Thực tế mở cửa hội nhập những năm qua cho thấy Việt Nam có một số ngành phát triển tốt có thế mạnh để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đó là sức mạnh của ngành nông nghiệp với các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều và thủy sản. Chúng ta có cơ hội tốt để xây dựng ngành chế biến nông sản, chế biến thực phẩm. Trong công nghiệp cũng có một số ngành hàng như điện tử, công nghệ thông tin, chế biến gỗ, sản xuất xe đạp, đóng tàu biển. Để tăng sức cạnh tranh cần phải cải cách quản lý kinh tế vĩ mô nhằm tạo môi trường và điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả hơn. Lĩnh vực dịch vụ có năng lực cạnh tranh cao sẽ tạo tiền đề cho phát triển kinh tế. Năng lực cạnh tranh hiện nay của lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam còn thấp. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của lĩnh vực này trước hết cần có những điều chỉnh mang tính chiến lược để tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ phải cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ trọng của dịch vụ trong GDP tăng dần. Để nâng cao khả năng của lĩnh vực dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần: - Nhận thức rõ và quán triệt vai trò cực kỳ quan trọng của dịch vụ trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển toàn bộ nền kinh tế, đóng góp lớn cho GDP và lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm có kỹ năng. - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp, cầu dịch vụ chuyển mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Tăng tỷ trọng của dịch vụ trong GDP là nhân tố quan trọng để đạt được mục tiêu đó. - Trong các chiến lược phương hướng phát triển kinh tế của Đảng và Quốc hội trong những năm tới cần đề ra rõ ràng và nhất quán những nhiệm vụ và mục tiêu đảm bảo cho tỷ trọng của dịch vụ trong GDP ngày càng tăng nhanh. - Cần đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng của GDP. Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có những tác động đến kinh tế của Việt Nam như: * Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp trong xã hội hiện đại, gia nhập WTO tức là chúng ta phải chấp nhận các luật lệ, các quy chế của WTO. Hiện nay, theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế Việt Nam tuy có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ và chất lượng còn thấp. Thợ có trình độ tay nghề cao, lành nghề rất ít, tác phong công nghiệp yếu, sức cạnh tranh kém so với các nước trong khu vực và quốc tế. Như vậy, khi gia nhập WTO tác động tới việc làm có thể là tích cực trong dài hạn nhưng cũng không tránh khỏi các tác động tiêu cực trong thời gian đầu khi trở thành thành viên WTO. + Tác động tích cực: tác động khi gia nhập WTO tới việc làm biểu hiện ở 3 khu vực. Thứ nhất ở khu vực đầu tư nước ngoài dưới tác động của các điều khoản về đầu tư, thứ hai là ở khu vực các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động dưới tác động của các điều khoản về thương mại; thứ ba là ở các khu vực do tăng giao thương quốc tế nên có tác động kích cầu nội địa về hàng hóa, dịch vụ kéo theo tăng lao động tạo thêm việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay hoạt động của các công ty đa quốc gia thực sự mang tính toàn cầu. Các công ty được thành lập ở nhiều quốc gia khác nhau, nguyên liệu đầu vào có thể được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, các linh kiện có thể được gia công ở nhiều quốc gia như vậy, lao động của các công ty cũng được luân chuyển giữa các chi nhánh và các công ty con ở các quốc gia. Trong điều kiện đó nếu gia nhập WTO chúng ta sẽ tiếp nhận lao động từ bên ngoài vào Việt Nam và cũng có thể đưa lao động của ta ra nước ngoài. Cả hai trường hợp nếu có chính sách phù hợp chúng ta đều tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, công nghệ mới, tăng lao động, tăng việc làm. Lao động và việc làm mới có thể được cải thiện rõ hơn trong các ngành nghề xuất khẩu, trong đó có các ngành chiếm tỷ lệ kim ngạch dệt may, giày dép, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, trồng các cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su... Khi gia nhập WTO, mở cửa thương mại và không phân biệt đối xử theo nguyên tắc cơ bản của WTO. Việt Nam sẽ chịu tác động của ba chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động theo hai chiều thuận nghịch. Riêng đối với người lao động sẽ có những tác động nhất định. Trong lĩnh vực tiêu dùng người lao động được lợi do giá rẻ và phong phú về chủng loại mặt hàng, đồng thời họ có quyền lựa chọn hàng hóa. Việc mở cửa thương mại, khuyến khích phát triển kinh tế, cùng với sự bùng nổ thông tin đang diễn ra mạnh mẽ tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi để người lao động tiếp xúc, giao lưu với các nền văn minh trên thế giới. Trong kinh tế thị trường để có được hàng hóa chất lượng cao với giá cạnh tranh thìc ần có những dây chuyền sản xuất hiện đại, với quy trình công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Những ngành nghề mới đòi hỏi phải có lực lượng lao động trẻ, năng động, có sức khỏe, có trình độ học vấn và tay nghề cao. Chính trong môi trường đó sẽ tạo điều kiện và cơ hội để người lao động vươn lên nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, ngoại ngữ, vi tính. Cũng chính từ sự tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và hiện đại mà tư duy, hành động của người lao động luôn được đổi mới và nâng cao. Người lao động tỏ ra năng động hơn, có tác phong lao động công nghiệp hơn. Do đó, chất lượng lao động sẽ được nâng lên, toàn bộ kết cấu nguồn lực sẽ tiến dần đến trình độ quốc tế nhanh hơn. Tác động tiêu cực: Tuy nhiên khi tham gia WTO, sức ép đối với lao động và việc làm là rất lớn. Tự do hóa thương mại và đầu tư là nguyên nhân của việc cắt giảm việc làm, xu hướng người lao động rời khỏi dây chuyền sản xuất sẽ diễn ra thường xuyên. Trong cơ chế thị trường thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, cơ cấu sản xuất mặt hàng, áp dụng công nghệ mới, cơ cấu chuyển dịch từ ngành này sang ngành khác là đương nhiên. Vì vậy, gia nhập WTO góp phần làm tăng tiền lương thực tế trong một số ngành này nhưng cũng có thể dẫn tới nguy cơ gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm tiền lương ở một số ngành nghề khác. Gia nhập WTO, Việt Nam phải tham gia sâu rộng vào hệ thống phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa sản xuất. Như vậy, đòi hỏi chất lượng lao động của Việt Nam phải được nâng lên về mọi mặt. Dưới sức ép cạnh tranh khắc nghiệt của kinh tế thị trường các doanh nghiệp có thể thực hiện cắt giảm chi phí bằng các biện pháp bóc lột sức lao động, nợ lương cắt, giảm các tiện nghi làm việc tối thiểu, vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn lao động, không đảm bảo các điều kiện lao động cần thiết, tối thiểu. Đây là những tác động tiêu cực có thể xảy ra, làm tăng nguy cơ đối với người lao động. * Khi gia nhập WTO sẽ tạo thế và lực cho kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế: Xác định vị thế quốc tế của Việt Nam là thành viên bình đẳng trong WTO góp tiếng nói cùng các nước đang phát triển để xây dựng quy định, luật lệ của WTO. Hưởng quyền lợi của một thành viên đang phát triển của WTO. Tránh sự áp đặt đơn phương bất bình đẳng của các nước đối với ta về kinh tế, về xã hội, lao động, môi trường. Hàng hóa và dịch vục ủa Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng trong WTO và có cơ sở pháp lý để đấu tranh khi bị đối xử không công bằng. Tiếp cận hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại công bằng và hiệu quả của WTO. Thực tế mở cửa hội nhập những năm qua cho thấy Việt Nam có một số ngành phát triển tốt, có thế mạnh để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đó là thế mạnh của ngành nông nghiệp với các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, thuỷ sản. Về hàng dệt may Việt Nam vẫn phải chịu chế độ hạn ngạch dệt may do chưa trở thành thành viên của WTO. Khiến Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nước thành viên của WTO như Trung Quốc và Inđônêxia... Mặt khác do thiếu nguồn nguyên liệu (50% nguyên liệu của ngành dệt may và 80% bông phải nhập khẩu từ nước ngoài) làm cho ngành công nghiệp này phải đương đầu với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế dù chưa tham gia WTO Việt Nam đã thiết lập khá ổn định sự có mặt trong thị trường hàng dệt may toàn cầu. Hàng dệt may của Việt Nam có sức cạnh tranh. Do vậy, vẫn có nhiều cơ hội để vươn lên giành vị trí xuất khẩu dệt may thứ 2 sau Trung Quốc. Vì các nước nhập khẩu sẽ đa dạng hóa nguồn hàng chứ không chịu lệ thuộc vào nguồn cung cấp duy nhất từ Trung Quốc. Ngoài ra sản phẩm dệt may Việt Nam cũng đã tạo được sự tin cậy của các nhà bán lẻ quốc tế về chất lượng hàng và thời gian giao hàng. Do vậy, ngành dệt may Việt Nam cần tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh bằng các biện pháp tích cực như đổi mới công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát chi phí, giảm giá thành. Với việc bãi bỏ hạn ngạch của WTO để đạt được mục tiêu đạt khoảng 8-9 tỷ USD vào năm 2010 thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh nếu như họ muốn duy trì phát triển lâu dài ở các khu vực thị trường như Mỹ, EU, Canada... thông qua công tác tiếp thị, thiết kế mẫu mã và công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu hình ảnh ngành dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới. Hợp tác tốt hơn với các quốc gia láng giềng châu á cũng có thể góp phần phát triển ngành dệt may của Việt Nam thông qua việc để các bên tận dụng tiềm lực của nhau, giảm chi phí cho sản phẩm dệt may trong khu vực và tăng tính cạnh tranh. * Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tăng thu hút đầu tư nước ngoài. Do tuân thủ luật lệ WTO làm cho môi trường kinh doanh Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế tăng sức hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế, tăng sự hỗ trợ quốc tế về tài chính, tín dụng cho phát triển kinh tế Việt Nam. Vậy, gia nhập WTO là đòi hỏi cấp bách của Việt Nam. Cần tạo sự nhất trí về chủ trương, chính sách hội nhập. Từ lãnh đạo quốc gia, các ngành, các cấp đến các doanh nghiệp và người dân. Đẩy mạnh điều chỉnh luật pháp cho phù hợp, phát triển đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ xây dựng chiến lược và lộ trình nhằm chủ động, tích cực hội nhập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu luan (2).doc
Tài liệu liên quan