Tiểu luận Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Vinamilk

Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty trải rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, từ các tỉnh thành đến những quận huyện vùng sâu duyên hải, miền núi.

 

Hệ thống phân phối của Công ty thông qua các kênh chủ yếu sau:

 

• Kênh Truyền thống: đây là kênh phân phối chủ lực, hiện đang phân phối hơn 90% sản lượng của Công ty. Kênh Truyền thống được thực hiện thông qua các Nhà phân phối đến các điểm bán lẻ trên cả nước. Hiện nay Công ty có 220 Nhà phân phối với hơn 90.000 điểm bán lẻ có mặt trên khắp 64/64 tỉnh thành trong cả nước.

 

• Kênh Hiện đại: thông qua các Siêu thị, khối Văn phòng, Xí nghiệp, khối Phục vụ.

 

Hệ thống các cửa hàng Giới thiệu sản phẩm của Công ty: đến nay Công ty đã phát triển được 16 Cửa hàng Giới thiệu sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng,

 

Ngoài thị trường trong nước, Công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến một số nước trên thế giới trong nhiều năm qua. Hiện nay Công ty có các nhà phân phối chính thức trên thị trường quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Thái Lan và đang trong giai đoạn thiết lập hệ thống phân phối chính thức các sản phẩm của Công ty ở thị trường Campuchia và một số nước lân cận trong Khu vực.

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5746 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Vinamilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1985-1994: chuyên viên phòng kế toán thống kê sữa Việt Nam Từ 01/1995-12/1997: phó phòng, quyền trưởng phòng kế toán thống kê công ty sữa Việt Nam Từ 01/1998-02/1998: trưởng phòng kế toán công ty sữa Việt Nam Từ 02/19980-03/2005 : kế toán trưởng công ty sữa Việt Nam Từ 03/2007 đến nay: phó tổng giám đốc công ty sữa Việt Nam Chức vụ hiện nay: Thành viên HĐQT công ty sữa Việt Nam Phó tổng giám đốc công ty sữa Việt Nam Số cổ phần nắm giữ: 6.810 cổ phần cá nhân F Ta thấy rằng, trong nhiều năm liền bà làm bên phòng kế toán, bà đã am hiểu rất rỏ về tình hình tài chính, hoạt động của công ty. Nên sau khi công ty cổ phần hóa bà đã chủ chương thay đổi toàn bộ hệ thống quản lý tài chính Phân tích ngành sữa ở Việt Nam: Vai trò ngành sữa đối với nền kinh tế, xã hội . Về mặt kinh tế. Do phù hợp với nhiều lứa tuổi, sữa chua ăn và sữa tươi - tiệt trùng là hai ngành hàng có số người sử dụng cao nhất, lần lượt là 89,1% và 87,1%. Đây cũng là hai sản phẩm được những người nội trợ lựa chọn nhiều nhất so với các nhóm khác, chiếm lần lượt là 22,9% và 22,1% số người trả lời, và ít có sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập trong việc sử dụng sản phẩm sữa này. - Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột ( nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã  có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 80 triệu dân. Nhìn vào biểu đồ ta thấy  tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020.(theo www.saga.vn) Về mặt xã hội: Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ với tốc độ “thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây thành  ngữ  “ăn no mặc ấm”  là ước mơ của nhiều người thì hôm nay, nhưng trong thời đại ngày nay lại là “ăn ngon mặc đẹp” .. Trong thời đại ngày nay sữa không còn là mặt hàng xa xỉ phẩm nữa mà nó đã trở thành một mặt hàng thiết yếu cho mọi người. Nó là thức uống đem đến dinh dưỡng cao cho mọi đối tượng, … Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi – sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe. FTheo Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, sữa tươi là sản phẩm tốt cho cơ thể. Ba ly mỗi ngày giúp bạn bổ sung đầy đủ lượng canxi và các khoáng chất. Mặc khác việc phát triển ngành sữa góp phần giúp cho người dân có công ăn việc làm, giảm bớt thời gian nhàn rỗi của người nông dân, góp phần xóa đối giảm nghèo ở các vùng sâu. F Việc xây dựng các trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk ở những khu vực vùng sâu và việc nhà nước kêu gọi người dân nuôi bò sữa đã góp phần giảm thất nghiệp, tăng công ăn việc làm cho người nông dân. Ta thấy, từ xưa người nông dân chỉ biết “con trâu đi trước cái cày theo sau” thì bây giờ họ đã có thêm công việc giảm bớt thời gian nhàn rỗi, nuôi bò sữa tăng thêm thu nhập năng cao mức sống. Vị trí ngành: Trong vài năm trở lại đây, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói ở Việt Nam. Mức tăng trưởng hàng năm trong các năm 2005, 2006 và 2007 lần lượt là 43,2%, 26,4% và 25,6%. Sữa nước (bao gồm sữa tươi và sữa tiệt trùng), cùng với sữa chua ăn và sữa chua uống là các ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn, đều có tốc độ tăng trưởng mạnh và khá ổn định. .(theo www.saga.vn) F Trước năm 1970, khái niệm về sữa rất xa lạ với đất nước Việt Nam. Nhưng đến ngày nay, ngành sữa có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế mà còn đối với đời sống của người dân bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và trí tuệ của thế hệ tương lai của đất nước Mục tiêu của ngành sữa Việt Nam: Mục tiêu phát triển của ngành sữa cho đến năm 2025 là đạt 1.500-1.550 triệu lít sữa thanh trùng; 200-220 triệu lít sữa chua; 410-430 triệu hộp sữa đặc có đường; 160-170 ngàn tấn sữa bột các loại (quy sữa tươi là khoảng 3,3-3,5 tỷ lít)… Cho nên, việc quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến sữa đã được Bộ Công Thương đề ra như sau: Trong giai đoạn từ 2011-2015, doanh nghiệp cần đầu tư mở rộng và đầu tư mới tăng công suất tinh luyện thêm 1.000 tấn/ngày. Như vậy trong giai đoạn này, chỉ cần đầu tư mới thêm 2 dây chuyền tinh luyện với công suất từ 400-600 tấn/ngày là đủ. Trong giai đoạn từ 2016-2020, tổng công suất yêu cầu tăng thêm khoảng 2.000 tấn/ngày. Để đáp ứng nhu cầu tăng thêm, cần đầu tư mới và mở rộng 3 nhà máy với công suất từ 600-800 tấn/ngày. Trong giai đoạn 2012-2025, các doanh nghiệp cần đầu tư mở rộng tăng công suất các nhà máy tinh luyện thêm 1.400 tấn/ngày, đưa tổng công suất các nhà máy tinh luyện dầu lên 2.411 ngàn tấn/năm. Mức huy động công suất đạt khoảng 80%. Đối với việc sản xuất bao bì phục vụ ngành sữa, sẽ tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm bao bì, nhằm cung cấp khoảng 65% nhu cầu bao bì kim loại cho ngành sữa vào năm 2020. Đồng thời, đối với thiết bị phục vụ ngành sữa, toàn ngành sẽ từng bước nâng cao năng lực ngành phụ trợ nhằm đủ khả năng thiết kế, lựa chọn thiết bị, lắp đặt hệ thống để đến năm 2020 có thể đáp ứng được khoảng 30% máy móc thiết bị chế biến sữa, trong đó có thể lắp ráp chế tạo được khoảng 20% giá trị các thiết bị chính như thiết bị đồng hóa, chuẩn hóa, tiệt trùng, thiết bị chiết rót, bao gói thành phẩm… Yếu tố quan trọng thứ ba trong quy hoạch phát triển ngành sữa là việc quy hoạch phát triển đàn bò nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất sữa. Trong định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, đến năm 2020, số lượng bò sữa cả nước sẽ đạt 426.088 con và đến năm 2025, số lượng bò sữa sẽ đạt 601.436 con. Bên cạnh đó, dự kiến sản lượng sữa đến năm 2020 sẽ đạt 934,5 ngàn tấn và đến năm 2025 đạt sẽ đạt 1.344,7 ngàn tấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù tốc độ phát triển đàn bò sữa ở nước ta hiện vẫn đang ở mức khá cao nhưng theo dự báo, đến năm 2020, tổng sản lượng sữa bò nước ta mới đáp ứng được 35-36% và năm 2025 mới chỉ đáp ứng được gần 40% nhu cầu trong nước. Do đó, các cơ sở chế biến sữa vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.(theo F Qua mục tiêu cho thấy ngành sữa nhận được sự quan tâm và khuyến khích phát triển của chính sách tăng trưởng kinh tế - xã hội hiện nay. Việc đề ra chiến lược cố gắn tăng lượng sữa tươi hạn chế việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu cho thấy một định hướng dài hạn cho việc phát triển ngành sữa. Nguyên vật liệu: Nguồn nguyên liệu: Trong nước: Báo cáo ngành sữa Việt Nam cho thấy sản lượng sữa bò tươi của cả nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 28% tổng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất sữa. Sản lượng bò sữa Việt Nam hiện nay: Theo số liệu năm 2008, cả nước có 19.639 hộ chăn nuôi bò sữa, tập trung ở các tỉnh phía Nam (có 12.626 hộ, chiếm 64,3%). Quy mô chăn nuôi trung bình cả nước là 5,3 con/ hộ, trong đó quy mô chăn nuôi trung bình ở phía Bắc là 3,7 con/ hộ và quy mô chăn nuôi của nông hộ ở phía Nam là 6,3con/ hộ. Tuy nhiên, do các hộ chăn nuôi có quy mô trang trại trên 500 con/trại tập trung ở các tỉnh phía Bắc nên quy mô thực tế của các hộ chăn nuôi của khu vực này chủ yếu là 1-3 con, rất ít hộ gia đình có quy mô lớn hơn 20 con/ hộ. Theo số liệu thống kê chưa chính thức, số lượng bò sữa cả nước năm 2009 là 114.461 con (tăng 6% so với năm 2008). Sản lượng sữa trong nước sản xuất ước tính 278.190 tấn (tăng 6,1% so với năm 2008). Sau khi trừ lượng sữa cho bê uống, thì lượng sữa hàng hóa ước khoảng 250.000 tấn/năm. Nhìn chung, phát triển chăn nuôi bò sữa (CNBS) tại Việt Nam vẫn đang phát triển chậm và mang nhiều yếu tố chưa bền vững, chưa khai thác hết tiềm năng mặc dù được sự quan tâm của nhà nước và sự hỗ trợ của các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ trên cơ sở tận dụng các nguồn lực sẵn có (nguồn lao động dôi dư, nhàn rỗi tại nông thôn, nguồn thức ăn thô xanh tận dụng từ đất dư thừa, bờ bãi…) là mô hình phổ biến của CNBS nông hộ hiện nay.(theo Hiện nay, bước đầu tại Việt Nam đã xuất hiện những trang trại CNBS quy mô lớn với hàng ngàn con, chuồng trại xây dựng hiện đại, công nghệ chăn nuôi tiên tiến. Những mô hình này sẽ là động lực chính để thúc đẩy ngành CNBS tại Việt Nam phát triển theo chiều hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn Nhập khẩu: Dù đã tăng 1,5 lần so với quy hoạch nhưng ngành sữa vẫn phải nhập tới 80% tổng nhu cầu về nguyên liệu. Đó là kết luận mới đây của Bộ Công Thương sau khi kiểm tra quy hoạch công nghiệp sữa. Phụ thuộc phần lớn “đầu vào” từ bên ngoài, dễ hiểu vì sao thị trường sữa trong nước có thể bị ảnh hưởng tức thì và trực tiếp mỗi khi nguyên liệu sữa thế giới biến động về giá hay chất lượng Theo Bộ Công thương, việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong nước đạt thấp do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Dễ thấy nhất là bởi trình độ và quy mô chăn nuôi bò sữa của nước ta còn thấp. Chăn nuôi theo quy mô quá nhỏ theo hộ nông dân nên năng suất và chất lượng đều chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt, vì chăn nuôi bò vắt sữa manh mún quy mô hộ nông dân nên việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn trong khi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất sữa luôn là vấn đề quan tâm của xã hội. F Ta thấy rằng trên 80% nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu từ ngước ngoài là một điểm yếu của ngành sữa. Không làm chủ được nguồn nguyên liệu sản xuất đồng nghĩa với việc sẽ có những biến động về giá khó kiểm soát. Chịu sự tác động của tỷ giá hối đoái trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đầy biến động là một nguy cơ tiềm tàng, khó khăn trong việc kinh hoạch định chính sách kinh doanh. Do vậy, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước sẽ tạo điều kiên tăng trưởng mạnh hơn cho ngành sữa. Ta thấy được vai trò to lớn của nguồn nguyên liệu đối với ngành này. Năng lực sản xuất: Theo “Báo cáo ngành sữa Việt Nam” do Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp công bố: Sản lượng sữa bò nguyên liệu hiện nay chỉ đảm bảo được khoảng 28% tổng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất sữa. Chính sự thiếu hụt nguyên liệu này, cộng thêm chi phí để đầu tư cho dây chuyền sản xuất sữa tươi cao đã khiến nhiều nhà sản xuất dùng sữa bột làm giải pháp.(theo Trên thị trường hiện tại, một trong những nhãn hàng cung cấp sữa tươi 100% thiên nhiên uy tín nhất có thể kể đến Vinamilk. Vinamilk hiện thu mua khoảng 60% sữa bò tươi nguyên liệu sản xuất trong nước, dẫn đầu trong các doanh nghiệp chế biến sữa. Còn lại là các doanh nghiệp, cơ sở chế biến khác thu mua và người nông dân tiêu thụ tại chỗ…  Trong năm 2009, tổng sản lượng thu mua của Vinamilk đạt 115,2 triệu lít với cam kết đảm bảo chất lượng cao nhất của thương hiệu sữa tươi 100% nguyên chất. F Nhìn chung nguồn lực thì dồi giàu ( người nông dân tham gia chăn nuôi bò rất đông) nhưng chất lượng thì không đạt vì đa phần hộ gia đình chăn nuôi thủ công, nên sữa không đạt chất lượng, nên đó cũng là một trong những lý do tại sao lượng sữa bò nguyên liệu chỉ đáp ứng được 28% tổng nhu cầu của các doanh nghiệp. Lợi thế: Nghành sữa là một ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế. Việt Nam đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng nghành sữa khá cao trong khu vực. Ngành sữa là ngành ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế. Năng lực thương lượng của người mua sữa thấp nên nhà sản xuất có thể chuyển những bất lợi từ nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Sự cạnh tranh của ngành: Vì sao sữa ngoại được ưa chuộng: Sở dĩ sữa ngoại chiếm thị phần mạnh vì các hãng sữa ngoại biết cách làm thị trường, biết cách làm quảng cáo tiếp thị, thu hút sự quan tâm và tạo niềm tin cho người tiêu dùng bằng những chiêu thức, hình ảnh mang tính khoa học. Cụ thể là các nhãn sữa ngoại đã chi khoảng 30 triệu USD cho quảng cáo trên truyền hình trong năm 2008 và chi phí lớn hơn (khoảng 60 - 70 triệu USD) cho các hoạt động PR, hội thảo khoa học, hoa hồng tiếp thị… Nhờ dám chi mạnh cho các chiêu thức kinh doanh này, mà một hộp sữa bột dán thêm nhãn “vàng”, thay đổi bao bì hay bổ sung thêm một chất "hoang tưởng" nào đó trị giá chỉ vài ngàn đồng là có thể bán với giá tăng từ 100 - 250% so với sữa cùng công thức cơ bản. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người lao động mất việc làm và nhiều gia đình đang phải thắt chặt chi tiêu, các hãng sữa nhập vẫn tin tưởng vào khả năng tăng trưởng 2009 này trên 10% Bởi lẽ họ biết cha mẹ có thể nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn các khoản mua sắm giải trí, nhưng không thể nào nhịn sữa cho con. Và họ tin sữa mắc ngoại nhập chất lượng và an toàn. Vì các công ty đã sử dụng các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn trên mạng, trên các báo và trong các hội thảo về những nguy cơ có thể xảy ra khi đổi sữa cho trẻ như trẻ biếng ăn, bị tiêu chảy, bị rối loạn tiêu hoá… Hiện nay, các hãng sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa nhập ngoại theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam và cam kết CEPT/AFTA của khu vực Asean và cam kết với tổ chức thương mại thế giới WTO. Triển vọng và tốc độ tăng trưởng: Ngành sữa là ngành đang trong giai đoạn phát triển, hiện nay nhu càu về sữa ngày càng tăng và sản phẩm sữa trở thành sản phẩm thiết yếu hàng ngày, với công nghệ hiện đại, hệ thống kenh phân phối hiệu quả và giá cả hợp lý thì ngành sữa sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Mức tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam hiện đang ở mức rất thấp (11,2 kg/người/năm so với mức bình quân 62 kg/người/năm của Châu Á và 96 kg/người/năm của thế giới). Cùng với việc thu nhập bình quân đầu người đang tăng lên hàng năm và thói quen tiêu thụ sữa được hình thành, thị trường sữa Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khá tốt trong tương lai. Đề cập tới triển vọng tiêu dùng ngành hàng sữa, không thể không nhắc đến vấn đề melamine và giá sữa. Có đến 91,2% những người được hỏi cho biết sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm khác thay thế nếu biết chắc rằng loại sữa đang sử dụng bị nhiễm melamine và 65,9% người chọn cách hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa. Theo Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường sữa từ năm 2000 đến 2009 đạt hơn 9% một năm; mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tăng 7,85% mỗi năm, từ gần 9 lít năm 2000 lên gần 15 lít năm 2008.Thị trường sữa Việt Nam có khả năng duy trì mức tăng trưởng bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2008-2010. Phân tích hoạt động kinh doanh của Vinamilk: Phân tích lợi thế kinh thế: Lợi thế hẹp: Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty trải rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, từ các tỉnh thành đến những quận huyện vùng sâu duyên hải, miền núi. Hệ thống phân phối của Công ty thông qua các kênh chủ yếu sau: Kênh Truyền thống: đây là kênh phân phối chủ lực, hiện đang phân phối hơn 90% sản lượng của Công ty. Kênh Truyền thống được thực hiện thông qua các Nhà phân phối đến các điểm bán lẻ trên cả nước. Hiện nay Công ty có 220 Nhà phân phối với hơn 90.000 điểm bán lẻ có mặt trên khắp 64/64 tỉnh thành trong cả nước. Kênh Hiện đại: thông qua các Siêu thị, khối Văn phòng, Xí nghiệp, khối Phục vụ. Hệ thống các cửa hàng Giới thiệu sản phẩm của Công ty: đến nay Công ty đã phát triển được 16 Cửa hàng Giới thiệu sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng,… Ngoài thị trường trong nước, Công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến một số nước trên thế giới trong nhiều năm qua. Hiện nay Công ty có các nhà phân phối chính thức trên thị trường quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Thái Lan và đang trong giai đoạn thiết lập hệ thống phân phối chính thức các sản phẩm của Công ty ở thị trường Campuchia và một số nước lân cận trong Khu vực. Lợi thế rộng:(xây dựng thương hiệu): Thương hiệu là yếu tố tiên quyết để Vinamilk tồn tại và phát triển. Do vậy, Vinamilk đã và đang đầu tư xây dựng thương hiệu để giữ được vị trí của mình trên thị trường: - Công ty tập trung cho việc chuyên nghiệp hóa tất cả các bộ phận, từ bộ phận marketing, quản lý thương hiệu đến chiến lược phân phối. - Các bộ phận thiết kế, nghiên cứu và phát triển cũng như bán hàng, sản xuất, tiếp thị… đều nhất quán trong chính sách xây dựng thương hiệu, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện chính sách phát triển thương hiệu. - Tất cả nhãn hiệu của Vinamilk đều có nhân sự chịu trách nhiệm quản lý để theo dõi. - Công ty tăng cường việc sử dụng các Công ty tư vấn, Công ty PR… - Công ty cũng đầu tư mạnh cho công tác đào tạo kiến thức về quản trị thương hiệu cho những vị trí này (tham gia các khoá đào tạo về quảng cáo, thương hiệu của Vietnam Marcom, thuê chuyên gia Thụy Ðiển, Singapore huấn luyện riêng…). - Khẩu hiệu “Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk” đã và đang trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng trong nước. Hoạt động Marketing mạnh mẽ thông qua các chương trình quảng cáo truyền hình, tham gia hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao, tổ chức sự kiện và thực hiện tài trợ chính cho các Cúp bóng đá Thiếu niên nhi đồng hàng năm; tài trợ chương trình giải trí nổi tiếng khác trên TV… Qua đó hình ảnh và thương hiệu của Vinamilk được biết đến rộng rãi và trở thành thương hiệu được ưa thích nhất trên thị trường. Vinamilk còn tham gia vào các hoạt động mang tính cộng đồng: Tài trợ 750 triệu đồng cho quỹ học bổng “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”, Hàng ngàn suất học bổng cho học sinh giỏi các trường trên cả nước. Thực hiện nhiều chương trình tư vấn dinh dưỡng miễn phí cho khách hàng, hoàn thành các chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho bà mẹ mang thai và trẻ em trên truyền hình Khám sức khoẻ cho học sinh ở nhiều tỉnh thành. Cấp phát sữa miễn phí cho các em suy dinh dưỡng độ 2. Ủng hộ 500 triệu đồng cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Phụng dưỡng 18 Mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa tình thương trị giá 1,1 tỷ đồng; Tặng Mặt trận tổ quốc TP HCM 120 triệu đồng xây dựng 20 căn nhà tình thương; Đầu tư 2 tỷ đồng mỗi năm cho Chương trình “Phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia”… Phân tích hoạt động kinh doanh: Các nhóm sản phẩm của công ty: Các nhóm sản phẩm chính - Sữa đặc, sữa vỉ - Sữa tươi, sữa chua uống, su su - Sữa bột, bột dinh dưỡng - Bảo quản lạnh (kem, sữa chua, phô mai, bánh flan) - Giải khát (đậu nành, nước trái cây, trà, nước tinh khiết) - Thực phẩm (bánh quy, chocolate) - Cà phê (1) Nhóm sữa đặc: Đây là nhóm sản phẩm truyền thống của Vinamilk với các nhãn hiệu như: Ông Thọ, Ngôi Sao Phương Nam, sữa đặc chocolate, sữa đặc cà phê Moka, .v.v Sữa đặc được chia thành hai dạng: sữa hộp và sữa vỉ 50g để thuận tiện cho người tiêu dùng. Nhóm sữa tươi – Sữa chua uống: Sữa tươi tiệt trùng của Vinamilk được sản xuất từ sữa bò tươi nguyên chất, được xử lý bằng phương pháp tiệt trùng UHT và không sử dụng chất bảo quản. Nhãn hiệu: sữa tươi tiệt trùng Vinamilk, Milk, Smart; Flex Sữa chua uống Yomilk Sữa chua uống tiệt trùng được chế biến từ sữa bò tươi nguyên chất, được bổ sung thêm canxi, vitamin C hoặc chất xơ hòa tan chiết xuất từ thực vật nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nhãn hiệu: Yomilk, YaO Sữa chua kem Susu Nhóm sữa bột – bột dinh dưỡng: Sữa bột: Bao gồm các dòng sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em, sữa bột dành cho bà mẹ trong giai đoạn mang thai và cho con bú, sữa bột canxi, và sữa bột dinh dưỡng đặc biệt dành cho người lớn tuối. Các nhãn hiệu: Dielac Mama, Dielac 1,2,3 Dielac Canxi Premier 2400, DielacSURE, Dielac Star … Bột dinh dưỡng Bao gồm các sản phẩm bột dinh dưỡng truyền thống Ridielac, Ri-Advance và bột ăn dặm cao cấp bổ sung các dưỡng chất. Nhóm hàng đông lạnh (sữa chua, fromage, bánh flan. Kem) Sữa chua Sữa chua Vinamilk được làm từ men vi sinh sống, có lợi cho ruột giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Sữa chua Vinamilk được chia làm các nhóm sản phẩm sữa chua truyền thống, sữa chua bổ sung thêm canxi, chất xơ và ít béo, và sữa chua kefir không đường với men kefir. Nhãn hiệu: sữa chua Vinamilk, Vinamilk Plus, Kefir Bánh Flan Bánh Flan làm từ sữa…và được chế biến trên dây chuyền kỹ thuật hiện đại. Kem Kem Vinamilk bao gồm kem sữa tươi đóng trong bao bì hộp 1 lít hoặc 450ml dành cho gia đình, kem ly và kem cây mang nhãn hiệu Dinno dành cho thiếu nhi. Nhãn hiệu: Familia, Dinno. Fromage Phô mai Bò Đeo Nơ được chế biến trên dây chuyền của Pháp, với hai loại: phô mai hộp 140 gr và phô mai vỉ. Nhóm giải khát: Sữa đậu nành Sữa đậu nành được chiết xuất từ đậu nành chọn lọc nên không có cholesterol, được đóng trong bao bì hộp, bịch giấy và chai nhựa. Nhãn hiệu: Soya Milk, Soybe Nước ép trái cây: Nước trái cây Fresh của Vinamilk có hàm lượng vitamin cao với các hương vị như Cam, Đào, Táo, Ổi, Mãng cầu, Nho, Bưởi, Dứa, Cam, Dâu, Cà rốt … Nước tinh khiết Vi@qua Hiện đã có Vi@qua chai 500ml và bình lớn 19 lít. Trà hoà tan Cooltea Trà Cooltea với các hương vị trái cây tự nhiên: chanh, đào, dưa gang, me. Cooltea được đóng gói 20g phù hợp với 1 lần uống Nhóm thực phẩm: Bánh quy dinh dưỡng Vinamilk được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế về dinh dưỡng, được nghiên cứu, phát triển dưới sự giám sát của Trung tâm Nghiên Cứu Phát Triển Sản phẩm Vinamilk. Café: Bao gồm cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Nhãn hiệu: Moment, True Coffee, Kolac Nguyên vật liệu. Nguồn cung cấp - Các nguyên vật liệu sử dụng trong nước như sữa bò tươi, đường tinh luyện, dầu thực vật, đậu nành hạt, café hạt… Vinamilk là doanh nghiệp đi đầu cả nước trong việc tập trung phát triển đàn bò sữa nhiều năm qua. Không chỉ lo con giống, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân chăn nuôi bò sữa, Vinamilk còn xây dựng hệ thống đại lý thu, mua với công nghệ hiện đại nhằm bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Hiện nay, Vinamilk đã thu mua khoảng 60% sản lượng sữa sản xuất trong cả nước. Để tăng nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước ngày 25/09/2009 Vinamilk tổ chức Lễ Khánh Thành trang trại bò sữa Nghệ An hiện đại nhất Việt Nam đặt tại xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là trạng trại bò sữa thứ 4 của Vinamilk được hình thành sau trang trại Tuyên Quang, Lâm Đồng và Thanh Hóa. Để góp phần vào khai thác tiềm năng và phát triển ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh, Công Ty CP Sữa Việt Nam đã đầu tư xây dựng một trang trại chăn nuôi bò sữa hiện đại bậc nhất Việt Nam và Đông Nam Á với vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Trang trại bò sữa Nghệ An có quy mô chăn nuôi là 3.000 con với 1.500 vắt sữa, cung cấp mỗi ngày 30 tấn sữa cho nhà máy chế biến sữa của Vinamilk tại Nghệ An. Việc hình thành trang trại bò sữa Nghệ An sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần phát triển chăn nuôi bò sữa tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trang trại cũng đã ký hợp đồng và hỗ trợ cho các hộ nông dân trồng cỏ cung cấp cho trang trại (như hỗ trợ giống cỏ, phân bón, công làm đất thông qua tín dụng.(theo www.vinamilk.com.vn) - Nguyên liệu nhập khẩu: sữa bột, dầu bơ… và nguồn sữa bột nhập khẩu của Vinamilk chủ yếu từ Newzealand Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty: Stt Nguyên liệu Nhà cung cấp Hoogwegt 1 Bột sữa các loại Newzealand Milk Products Olam International Ltd. 2 Sữa tươi Trung tâm giống bò sữa Tuyên Quang Hộ nông dân Công ty Thực phẩm công nghệ Tp.HCM Công ty Đường Biên Hòa 3 Đường Cty LD Mía đường Nghệ An Cty Mía đường Bourbon – Tây Ninh Olam International Ltd. Itochu Corporation 4 Thiếc các loại Titan Steel Co. Công ty Perstima Bình Dương Sự ổn định của nguồn cung cấp: Đối với vấn đề phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, Vinamilk đã có chủ trương đẩy mạnh xây dựng, cải tạo vùng chăn nuôi, phấn đấu đến năm 2012 lượng sữa tươi cung cấp từ trang trại của công ty và thu mua từ nông dân sẽ đạt 240 triệu lít. Riêng năm 2010, với những lo lắng về sự bất ổn của giá nguyên vật liệu (sữa nguyên liệu, đường…), công ty cho biết đã chốt được giá ở mức phải chăng, và nguồn nguyên vật liệu cho năm 2010 xem như tạm ổn. Sau khi định hình, trang trại sẽ xây dựng hệ thống các trang trại chăn nuôi bò sữa vệ tinh thông qua việc cung cấp con giống, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Hình thức này sẽ hình thành một vùng sản xuất nguyên liệu sữa  tươi đạt chuẩn quốc tế và đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm Đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu sữa bò tươi: Hiện Vinamilk có 5 trang trại lớn chủ chốt trên các miền đất nước như: Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định và Lâm Đồng. Đây là những trang trại trọng điểm của Vinamilk với tổng số đàn bò hiện khoảng 3.600 con. Để đáp ứng mục tiêu 40% nguồn nguyên liệu, dự kiến Vinamilk sẽ nâng tổng số đàn bò ở các trang trại  đạt mức 10.000 con. Và hiện nay, với lượng sữa thu mua hàng ngày của Vinamilk trên cả nước trung bình 330 tấn/ngày. Từ năm 2007, sản phẩm sữa tươi nguyên chất 100% đã được người tiêu dùng tin cậy, và càng ngày nhu cầu của thị trường đối với dòng sản phẩm này càng cao. Năm 2010, Vinamilk dự kiến sản lượng sữa thu mua được khoảng 140 triệu lít sữa tươi. Tuy nhiên, với sản lượng sữa thu mua này cũng chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu sữa nguyên liệu Công ty đã đầu tư hệ thống kiểm tra chất lượng sữa bò tươi và xây dựng một đội ngũ Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm (KCS) làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng ngay từ khâu đầu vào của nguyên liệu. Công ty cũn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo phân tích tài chính công ty vinamilk.doc
Tài liệu liên quan