Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn

Năm 2007 các hệ số khả năng thanh toán đều tăng so với năm 2006. Khả năng thanh toán hiện thời tăng 40,42 % tương đương tăng 1,4 lần và khả năng thanh toán nhanh tăng 110, 78% tương đương tăng 2,108 lần( cụ thể 3,241 và 1,798 so với 2,308 và 0,853)

Nguyên nhân là do có sự gia tăng về tài sản ngắn hạn đặc biệt là tiền & các khoản tương đương tiền. Năm 2006 con số này chỉ là 602,737 triệu năm 2007 con số này là 9, 112 tỷ trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm mạnh 28,44% tương đương giảm 1.398 lần( từ 18,764 tỷ xuống còn 13,426 tỷ)

Khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 14,181 tỷ lên 16,962 tỷ tăng 2,781 tỷ tương đương 19,61%.

Đây chính là những yếu tố tác động làm tài sản ngắn hạn 2007 tăng so với năm 2006.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3087 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BỈM SƠN I. Giới thiệu vài nét về công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn. Công ty Cổ phần Bao bì Bỉm Sơn là một công ty cổ phần được thành lập theo hình thức chuyển đổi bộ phận doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo Quyết định số 04/1999/QĐ- TTg ngày 8 tháng 1 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ. Theo giấy đăng ký kinh doanh số 055764 ngày 07 tháng 06 năm 1999 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, lĩnh vực hoạt động của Công ty là: - Sản xuất kinh doanh các loại bao bì nhựa giấy ; - Xuất, nhập khẩu bao bì các loại, vật tư, phụ tùng, thiết bị sản xuất bao bì - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Vốn điều lệ của Công ty là: 38.000.000.000 đồng, trong đó tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ là 50%. Với công suất thiết kế 20 triệu vỏ bao một năm, Công ty Bao bì Bỉm Sơn có năng lực sản xuất tương đương với phần lớn các doanh nghiệp khác: Công ty Z76, Công ty Bao bì Hải Phòng, Công ty Bao bì Nam Hà,…So với các công ty có  cùng năng lực sản xuất BPC là công ty có sản lượng và doanh số đứng hàng đầu. Ngày 4/11/2002 công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn chính thức niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM, tổng số cổ phần là 3.800.000, mệnh giá mỗi cổ phần là 10,000 VND II. Phân tích chi tiết. Khái quát: nhìn sơ bộ các bảng báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm gần nhất cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty là tốt. Trong đó năm 2006 là năm có biến động giảm chút ít, khiến cho các chỉ tiêu tài chính có biến động ngược chiều so với các năm 2005 và 2007, đó có thể là do hoạt động đầu tư của công ty chưa phát huy hiệu quả dẫn đến ROA,ROE giảm, Tuy vậy các con số báo cáo tại năm 2007 cho thấy triển vọng phát triển tốt của công ty. Các chỉ số như lãi gộp, lợi nhuận sau thuế, tăng về tuyệt đối, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận, ROA,ROE.. có xu hướng tăng. Tuy nhiên khi đi sâu vào phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có chiều hướng chững lại. Nhìn chung việc quản trị tài sản , quản trị nợ và quản trị thanh khoản của công ty là tốt. Các tài sản cũng như các nguồn thu nhập đảm bảo được cho các khoản nợ ngắn hạn, nhưng việc nắm giữ lượng tiền mặt nhiều sẽ không tận dụng được khả năng sinh lời của chúng. 1. Phân tích khái quát các báo cáo tài chính doanh nghiệp. * Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm2006 Năm 2007 Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Vốn bằng tiền 8510 42,1% 5544 31,2% Phải thu 5927 29,3% 2781 15,6% 7932 44,6% Hàng tồn kho 3132 15,5% 181 0,01% TSNH # 106 5,5% TSCĐ& ĐTDH 10052 49,7% 4123 23,2% Nợ ngắn hạn 7298 36,1% 5338 30% Nợ dài hạn 86 0,4% 132 0,7% Vốn CSH 4323 21,4% 9541 53,6% Tổng 20217 100% 20217 100% 17786 100% 17786 100% Năm 2006, nguồn vốn và sử dụng vốn là 20217 triệu, cao hơn so với 2005, xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì mục tiêu này là khả quan. Trong đó sử dụng vốn chủ yếu là từ tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tuy nhiên đầu tư vào tài sản cố định lại lấy từ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 36,1 % là không hợp lí . Năm 2007, nguồn vốn và sử dụng vốn là 17786 triệu, giảm so với 2006. Trong đó phần sử dụng vốn tăng do nợ ngắn hạn giảm xuống trong khi phần nguồn vốn hàng tồn kho tăng. Trong điều kiện cầu về tiêu thụ sản phẩm không cao thì điều này có thể chấp nhận được. Còn vốn chủ sở hữu tăng , chiếm tỷ trọng tăng 53,6% tổng nguồn vốn tăng do lợi nhuận năm 2007 tăng so với năm 2006. * Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên . Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Khoản phải thu 8255 14181 16962 Hàng tồn kho 24170 27302 19370 Nợ ngắn hạn 11466 18764 13426 Nhu cầu VLĐ thường xuyên 21075 22719 22906 Nhu cầu vốn lưu động tăng mạnh từ năm 2005 sang năm 2006, chứng tỏ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó mà doanh thu các năm 2006, 2007 tăng. - Về vốn lưu động thường xuyên. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm2006 Năm 2007 Tài sản cố định&ĐTDH 27313 37365 41488 Vốn chủ sở hữu 57098 61421 70962 Nợ dài hạn 402 488 620 VLĐ thường xuyên 30187 24544 30094 - Vốn băng tiền chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 VLĐ thường xuyên 30187 24544 30094 Nhu cầu VLĐ 21075 22719 22906 Vốn bằng tiền 9112 1825 7188 Qua các biểu ta thấy cả vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động luôn dưong và có xu hướng tăng theo thời gian. Vốn bằng tiền luôn dương thế hiện doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính. Toàn bộ TSCĐ của công ty được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn, đồng thời công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhu cầu vốn lưu động dương và có xu hướng tăng, nhu vậy doanh nghiệp phải tìm cách giảm hàng tồn kho, tăng thu từ các khoản phải thu của khách hàng. *Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty BPC cũng như sự biến động về tỷ trọng trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn * Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty BPC năm 2005 tỷ trọng năm 2006 tỷ trọng năm 2007 tỷ trọng Tài sản ngắn hạn 41,655,097,333 60.4% 43,309,302,753 53.7% 43,521,901,890 51.2% Tiền và các khoản tương đương tiền 9,112,614,352 13.2% 602,737,793 0.7% 6,146,249,117 7.2% Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - Các khoản phải thu 8,371,950,002 12.1% 14,181,662,009 17.6% 16,962,023,717 20.0% Hàng tồn kho 24,170,532,979 35.0% 27,302,765,237 33.8% 19,370,486,274 22.8% Tài sản ngắn hạn khác 1,222,137,714 1.5% 1,043,142,782 1.2% Tài sản dài hạn 27,313,407,686 39.6% 37,365,475,841 46.3% 41,488,191,599 48.8% Các khoản phải thu dài hạn Tài sản cố định 27,017,542,186 39.2% 30,857,627,552 38.2% 28,327,871,971 33.3% - Nguyên giá TSCĐ hữu hình 87,459,672,578 94,187,268,990 94,512,527,843 - Giá trị hao mòn luỹ kế (60,491,563,392) (63,379,074,438) (66,234,088,872) - Chi phí XDCB dở dang 49,433,000 49,433,000 49,433,000 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 279,984,000 0.4% 6,463,056,800 8.0% 13,135,041,600 15.5% Tài sản dài hạn khác 15,881,500 6,463,056,800 13,135,041,600 Tổng tài sản 68,968,505,019 100.0% 80,674,778,594 100.0% 85,010,093,490 100.0% nguồn vốn năm 2005 tỷ trọng năm 2006 tỷ trọng năm 2007 tỷ trọng Nợ phải trả 11,869,773,317 17.2% 19,252,946,265 23.9% 14,407,237,892 16.9% Nợ ngắn hạn 11,466,800,183 16.6% 18,764,155,576 23.3% 13,426,541,943 15.8% Nợ dài hạn 402,973,134 0.6% 488,790,689 0.6% 620,695,949 0.7% Nguồn vốn chủ sở hữu 57,098,731,702 82.8% 61,421,832,329 76.1% 70,962,855,597 83.5% Vốn chủ sở hữu 56,288,262,070 81.6% 60,602,932,937 75.1% 70,414,511,045 82.8% - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 38,000,000,000 55.1% 38,000,000,000 47.1% 38,000,000,000 44.7% - Thặng dư vốn cổ phần - 2,173,996,000 2.7% 4,590,000,000 5.4% - Cổ phiếu quỹ (2,000,000,000) -2.9% - quĩ đầu tư phát triển 13,314,640,376 19.3% 14,836,275,912 18.4% 15,897,729,666 18.7% - quĩ dự phòng tài chính 893,580,367 1.3% 1,106,609,342 1.4% 1,349,547,610 1.6% - Lợi nhuận chưa phân phối 6,080,041,327 8.8% 5,507,551,683 6.8% 10,577,233,769 12.4% Nguồn kinh phí và quỹ khác 810,469,632 1.2% 818,899,392 1.0% 548,344,552 0.6% 0.0% Tổng nguồn vốn 68,968,505,019 100.0% 80,674,778,594 100.0% 85,010,093,490 100.0% TT Chỉ tiều 2007 % 2006 % 2005 % 1 Tài sản ngắn hạn 43,522 2% 42,500 2% 41,655 24% 2 Tiền và các khoản tương đương tiền 6,146 919% 603 -93% 9,113 15% 3 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 -100% 0 -100% 0 -100% 4 Các khoản phải thu ngắn hạn 16,962 20% 14,182 69% 8,372 -18% 5 Hàng tồn kho 19,370 -29% 27,306 13% 24,171 56% 6 Tài sản ngắn hạn khác 1,043 154% 410 -100% 0 -100% 7 Tài sản dài hạn 41,488 11% 37,350 37% 27,313 -9% 8 Các khoản phải thu dài hạn 0 -100% 0 -100% 0 -100% 9 Tài sản cố định 28,328 -8% 30,876 14% 27,018 -10% 10 Bất động sản đầu tư 0 -100% 0 -100% 0 -100% 11 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 13,135 104% 6,444 2201% 280 7% 12 Tài sản dài hạn khác 25 -17% 30 88% 16 -33% 13 Tổng cộng tài sản 85,010 6% 79,850 16% 68,969 8% 14 Nợ phải trả 14,047 -24% 18,438 55% 11,870 35% 15 Nợ ngắn hạn 13,427 -25% 17,957 57% 11,467 35% 16 Nợ dài hạn 621 29% 481 19% 403 -100% 17 Vốn chủ sở hữu 70,963 16% 61,412 8% 57,099 4% 18 Vốn chủ sở hữu 0 -100% 0 -100% 0 -100% 19 Nguồn kinh phí và quỹ khác 548 -33% 819 1% 810 -30% 20 Tổng cộng nguồn vốn 85,010 6% 79,850 16% 68,969 8% Qua bảng biểu phân tích cho thấy: -Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng tài sản và có xu hướng biến động giảm, mặc dù về số tuyệt đối vẫn tăng. Năm 2005 là 60,4% thì đến năm 2006 và 2007 tỷ trọng giảm xuống còn 53,7% và 51,2%. -Tài sản lưu động tăng chủ yếu là do khoản mục hàng tồn kho , tiền và các khoản tương đương tiền, tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản giảm dần từ 35%--33,8%--22,8%, về số tuyệt đối giảm từ 27,302 tỷ năm 2006 xuống còn 19,370 tỷ, giảm 7,932 tỷ, tương đương giảm29,05%. -Tài sản dài hạn tăng cả về tuyệt đối lẫn tỷ trọng trên tổng tài sản,trong đó chủ yếu là do tăng tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn.Tài sản cố định có giảm về mặt tỷ trọng do khấu hao tài sản cố định tăng,trong khi đầu tư tài chính thu được một khoản lớn lên đến 13,135 tỷ năm 2007, chiếm 15,5% tổng tài sản. - Về nguồn vốn: trung bình qua các năm, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn: 82,8% năm 2005, 76,1 % năm 2006, 83,5 % năm 2007, theo đó năm 2006 là năm biến động giảm của công ty .Vốn đầu tư của chủ sở hữu không đổi nhưng giảm về mặt tỷ trọng. *Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2006/2005 năm2007/2006 lượng tỉ trọng lượng tỉ trọng lượng tỉ trọng lượng tỉ trọng lượng tỉ trọng I. doanh thu thuần 120430 100% 134261 100% 143342 100% 13831 11% 9081 7% Giá vốn hàng bán 107077 89% 120512 90% 135332 94% 13435 13% 14820 12% II.Lãi gộp 13352 11% 13748 10% 8010 6% 396 3% -5738 -42% III. Lợi nhuần thuần 8784 7% 9066 7% 12676 9% 282 3% 3610 40% IV:Lợi nhuận trước thuế 9420 8% 9463 7% 12668 9% 43 0% 3205 34% V:Lợi nhuận sau thuế 8443 7% 7907 6% 10577 7% -536 -6% 2670 34% VI: Lãi cơ bản trên cổ phiếu(đồng) 2,345 2,138 2812 Doanh thu hàng năm của công ty tăng qua các năm:120430 triệu năm 2005 , 134261 triệu năm 2006, 143342 triệu năm 2007,cho thấy khả năng hoạt động tốt của công ty, theo đó giá vốn hàng bán cũng tăng theo thời gian, thậm chí tỉ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu lại ngày một tăng , năm 2006 chiếm 90% thì năm 2007 chiếm tới 94% Trong khi tỷ trọng lãi gộp giảm từ 11%- 10% -6% qua các năm , mặc dù về số tuyệt đối vẫn tăng ổn định. *Phân tích các chỉ tiêu và tỉ lệ tài chính chủ yếu 1) Hệ số khả năng thanh toán. - khả năng thanh toán hiện hành. Năm 2005 :41655,097/ 11869,733= 3,509 Năm 2006 : 43309,309/ 18764,155= 2,308 Năm 2007 : 43521,901/ 13436,541=3,241 - Hệ số khả năng thanh toán nhanh Năm 2005 : ( 41655,097-24170,532)/ 11869733= 1,473 Năm 2006 : (43309302-27302,765)/18764,155=0,865 Năm 2007 : (43521,901-19370,486)/13426,541=1,798 - Hệ số khả năng thanh toán tức thời. Năm 2005 : 911,2614/11869,733=0,767 Năm 2006 : 602,737/ 187644,155= 0 ,032 Năm 2007 : 6416,249/13426,541= 0,457 Năm 2007 các hệ số khả năng thanh toán đều tăng so với năm 2006. Khả năng thanh toán hiện thời tăng 40,42 % tương đương tăng 1,4 lần và khả năng thanh toán nhanh tăng 110, 78% tương đương tăng 2,108 lần( cụ thể 3,241 và 1,798 so với 2,308 và 0,853) Nguyên nhân là do có sự gia tăng về tài sản ngắn hạn đặc biệt là tiền & các khoản tương đương tiền. Năm 2006 con số này chỉ là 602,737 triệu năm 2007 con số này là 9, 112 tỷ trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm mạnh 28,44% tương đương giảm 1.398 lần( từ 18,764 tỷ xuống còn 13,426 tỷ) Khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 14,181 tỷ lên 16,962 tỷ tăng 2,781 tỷ tương đương 19,61%. Đây chính là những yếu tố tác động làm tài sản ngắn hạn 2007 tăng so với năm 2006. Trong cả ba năm 2005, 2006, 2007 công ty đều không có khoản mục phải trả dài hạn , vay và nợ dài hạn. Tuy vậy do năm 2006 khoản mục phải trả người bán là rất lớn, : 14,930 tỷ song sang 2007 thì con số này chỉ còn 7,188 tỷ khiến cho nợ ngắn hạn của công ty giảm đáng kể. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng 40,42% so với năm 2006 kết hợp với việc hang tồn kho giảm 7,932 tỷ tương đương giảm 29,05%(từ 27,302 tỷ xuống còn 19,370 tỷ) đã làm cho khả năng thanh toán nhanh tăng 110,78% (từ 0,853 lên 1,798) Năm 2007 các hệ số khả năng thanh toán đều tăng, độ an toàn trong thah toán của BCC qua 3 năm nghiên cứu vẫn đạt khá, tuy năm 2006 có biến động giảm chút ít. Chứng tỏ rằng năng lực tài chính của công ty có khả năng đáp ứng khá tốt , nhu cầu vốn lưu động trong khoảng thời gian tiếp theo. 2) Hệ số đòn cân nợ. - Tỷ lệ nợ trên vốn. Năm 2005 : 11869,773/68968,505=0,172 Năm 2006 : 19252,946/80674,778= 0,238. Năm 2007 : 14047,237/85010,093=0,165 - Tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Năm 2005 : 11869,773/57098,731=0,208 Năm 2006 : 19252,946/61421,832=0,299 Năm 2007 : 14047,237/70962,855=0,198 - Hệ số cơ cấu tài sản : Năm 2005 : 27017,542/68968,505= 0,3917 Năm 2006 : 30857,627/80674,778=0,3825 Năm 2007 : 28327,871/85010,093=0,3332 Cơ cấu nợ của công ty : nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng nợ phải trả . Năm 2007 nợ ngắn hạn giảm mạnh 28,45% từ 18,764 tỷ xuống còn 13,426 tỷ, trong khi nợ dài hạn chỉ tăng nhẹ từ 488,790 triệu lên 620,695 triệu khiến cho tổng nợ năm 2007 giảm đến 27,04% từ 19,252 tỷ xuống còn 14,047 tỷ. Đi sâu vào phân tích khoản mục nơ ngắn hạn , khoản mục phải trả người giảm 7,742 tỷ ( từ 14,930 tỷ xuống 7,188 tỷ) tương đương giảm 51,85%, trong khi khoản mục thuế và cá khoản phải nộp nhà nước tăng lên đáng kể từ 810,205 triệu lên 3,035 tỷ khoản mục phải trả người lao động tăng nhẹ từ 810,205 triệu lên 2,114 tỷ. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm từ 0,299 xuống 0,198. Theo đó vốn chủ sở hữu tăng 15,53% từ 62,421 tỷ lên 70,414 tỷ do việc tích lũy lợi nhuận sản xuất kinh doanh từ 5,507 tỷ lên 10,577 tỷ và thặng dư vốn cổ phần tăng từ 2,173 tỷ lên 4,590 tỷ . Qua hai năm 2006, 2007 tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn là 5,37% và vốn chủ sở hữu là 15,53% làm cho tỉ lệ nợ trên vón chủ sở hữu giảm từ 0,299 xuống còn 0,198, tỉ lệ nợ trên nguồn vốn giảm từ 0,238 xuống còn 0,165. Hệ số cơ cấu tài sản, tỉ lệ TSCĐ/ TS giảm dần từ 00,397à 0,3825à0,3332 qua các năm 2005-2007 cho thấy tỉ trọng TSCĐ giảm dần so với tài sản , năm 2006 TSCĐ =30,857 tỷ thì đến 2007 con số này chỉ còn 28,327 tỷ, cho thấy TSNH tăng . 3) Hệ số hoạt động - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Năm 2005 : 120430,832*2/68968,505+63833,653)=1,8136 Năm 2006 : 134262,172*2/(80674,778+68968,505)=1,7944 Năm 2007 : 143342,566*2/(85010,093+80674,778)=1,7303 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ : Năm 2005 : 120430,832*2/(27017,542+29858,518)=4,235 Năm 2006 : 134261,172*2/(30857,627+27017,542)=4,639 Năm 2007 :143342,566*2/(28327,871+30857,627)=4,844 - Hiệu suất sử dụng Tài sản lưu động. Năm 2005 :120430,832*2/(41655,097+68994,2)=3,1967 Năm 2006 : 134261,172*2/(43309,302+41655,097)=3,1604 Năm 2007 : 143342,566*2/(43521,901+43309,302)=3,3016 -Vòng quay vốn chủ sở hữu. Năm 2005 : 120430,832*2/(57098,731+55043,997)=2,147 Năm 2006 : 134261,172*2/(57098,731+61412,832)=2,266 Năm 2007 : 143342,566*2/(62421,832+70962,855)=2,149 - Vòng quay hàng tồn kho. Năm 2005 : 107077,925*2/(24170,532+15448,104)=5,4054 Năm 2006 : 120512,350*2/(27302,765+24170,532)=4,6825 Năm 2007 : 135332,219*2/(19370,486+27302,765)=5,7991 - Kì thu tiền bình quân Năm 2005 : 8371,950*365/120430,832=25,3735 ngày Năm 2006 : 14181,662*365/134261,772=38,5538 ngày Năm 2007 : 16962,023*365/143342,566=43,191 ngày. Năm 2007 lượng tiền mặt của BPC tăng mạnh từ 602,737 triệu lên 6,146 tỷ cho thấy năng lự tài chính của công ty được cải thiện rõ. Hàng tồn kho giảm mạnh từ 27,302 tỷ xuống 19,370 tỷ giảm 7,932 tỷ tương đương giảm 29,05% Đó là do doanh thu tăng từ 134,261 tỷ lên 143,342 tỷ như vậy dự trữ nguyên vật liệu tồn kho, thành phẩm và hàng tồn kho giảm. Thông thường khi doanh thu tăng sẽ kéo theo dự trữ nguyên vật liệu tồn kho tăng thành phẩm và hàng tồn kho giảm . Đó là nguyên vật liệu giảm từ 19,815 tỷ xuống còn 13,818 tỷ, thành phẩm giảm từ 5,292 tỷ xuống còn 3,007 tỷ Do tiền mặt tăng mạnh trong khi hàng tồn kho giảm cho nên tài sản lưu động của công ty năm 2007 không có nhiều biến động , tăng chút ít từ 43,309 tỷ lên 43,521 tỷ. Về tài sản cố đinh : Các loại tài sản cố định hữu hình giảm từ 30,857 tỷ xuống còn 28,327 tỷ , đó là do hao mòn lũy kế tăng từ 63,379 tỷ lên 66,234 tỷ khiến cho giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình giảm từ 30,808 tỷ xuống còn 28,278 tỷ. Tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá là 29,92% cho thấy mức độ sử dụng máy móc thiết bị đã lâu sau 7 năm hoạt động với hiệu suất thấp, trong khi đó công ty lại không có hoạt động thuê tài sản cố định. Chi phí sản xây dựng cơ bản dở dang từ 2005-2007 vẫn giữ ở mức 49,433 tỷ, do công ty đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất : tường rào bao quanh, nhà xưởng... Trong năm 2007, công ty đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính dài hạn, tăng từ 6,463 tỷ lên 13,135 tỷ của khoản mục đầu tư dài hạn, mà chủ yếu là đầu tư vào cổ phiếu, tăng từ 6,163 tỷ lên 12,816 tỷ, phần còn lại là đầu tư vào trái phiếu. Năm 2005 số vòng quay hàng tồn kho là 5,4054 thì đến 2006 số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 4,68 25 , song sang năm 2007 con số này lại tăng lên 5,7991,tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng dần thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có chất lượng nên tình hình bán ra tốt, công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi. Năm 2006, số vòng quay vốn lưu động là 3,1604, năm 2007 là 3,3016. Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động tăng cũng có nghĩa là thời gian cho một vòng quay vốn ngắn hơn, vốn lưu động sử dụng có hiệu quả hơn. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng từ 134,261 tỷ lên 143,342 tỷ,trong khi vốn lưu động sử dụng bình quân tăng nhẹ từ 42,415 tỷ lên 43,415 tỷ, như vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2007 tốt hơn 2006 giúp công ty hạn chế bớt ứ đọng vốn và tiết kiệm vốn Hiệu suất sử dụng vốn cố định qua các năm có xu hướng tăng dần, từ 4,235 năm 2005 lên 4,844 năm 2007 , thể hiện khả năng thu hồi vốn cố định của công ty là tốt Vòng quay vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần từ 2,266 xuống còn 2,149, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng giảm, vốn chủ sở hữu không tham gia tạo nhiều doanh thu. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có biện pháp để nâng cao tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu. 4) Hệ số doanh lợi. - Hệ số doanh lợi tiêu thụ Năm 2005 : 8443,271/120431,814=0,0701 Năm 2006 :7907,662/134261,172=0,0588 Năm 2007 : 10577,233/143342,566=0,0737 -Hệ số sinh lời tài sản(ROA). Năm 2005 : 8443,271*2/(68968,505+63833653)=0,1271 Năm 2006 :7907,662*2/(80674,778+68968,505)=0,1056 Năm 2007 :10577,233*2//(85010,093+80674,778)=0,1276 - Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu(ROE). Năm 2005 : 8443,271*2/(57098,731+55043,997)=0,15058 Năm 2006 :7907,662*2/(57098,731+61412,832)=0,1334 Năm 2007 : 10577,233*2/(62421,832+70962,855)=0,1597 - Hệ số sinh lợi trên vốn cổ phần. Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2007 đạt 6,76% từ 134,26 tỷ lên 143,34 tỷ cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh khá ổn định của công ty, .Qua 3 năm nghiên cứu doanh thu liên tục tăng với tốc độ khá đều, chứng tỏ BPC ngày càng tạo được uy tín trên thị trường( nguyên nhân chính là từ hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn , đối tác chính tiêu thụ sản phẩm của công ty lên đến 80-90%). Theo đó giá vốn hàng bán cũng tăng dần cùng với mức tăng của doanh thu.Tuy vậy , tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần lại tăng lên từ 89,76% năm 2006 lên 94,41% năm 2007 chiếm tỉ trọng chi phối doanh thu thuần. Đồng thời chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng dần cùng với mức tăng của doanh thu( từ 5,24 tỷ năm 2006 lên 5,74 tỷ năm 2007). Do đặc thù doanh nghiệp sản xuất cung ứng sản phẩm bao bì cho các công ty khác nên không có khoản mục chi phí bán hàng. Mục đầu tư dài hạn của đầu tư tài chính cũng đem lại cho doanh nghiệp một khoản đáng kể. Năm 2006 doanh thu tài chính là 571 triệu thì đến 2007 là 10,45 tỷ, trong khi chi phí tài chính chỉ tăng nhẹ từ 9,68 triệu lên 44,887 triệu.Điều này khiến cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên đáng kể : năm 2006 là 9,9066 tỷ ; năm 2007 là 12,676 tỷ tăng 27,96%. Kết quả là lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2007 đạt 12,668 tỷ, tăng so với năm 2006 là 3,205 tỷ. 5) Hệ số cổ phần thường. - Thu nhập mỗi cổ phần thường(EPS) Năm 2005 : 2221 VND Năm 2006 : 2138 VND Năm 2007 : 2812 VND - Cổ tức mỗi cổ phần thường. Năm 2005 : 1500VND Năm 2006 : 1500VND Năm 2007 :1500VND Năm 2007 EPS tăng so với 2006 từ 2138 đ lên 2812 đ , tăng 31,5% . Đó chính là kết quả của việc lợi nhuận sau thuế tăng 33,76%, Phân tích nhân tố DU POINT ROE= gánh nặng thuế x gánh nặng lãi vay x tỷ suất lợi nhuận biên x vòng quay tổng tài sản x hệ số nợ =(1-r)(1-1/khả năng trả lãi)x (tỷ suất lợi nhuận biên)x vòng quay tổng tài sản x (1/(1-tỷ số nợ) = lợi nhuận ròng/ giá trị sổ sách= gt thị trường/ gt sổ sách x lợi nhuận ròng/gt thị trường = M/B / P/E 2005 2006 2007 ROE 15,058% 13,34% 15,97% Gánh nặng thuế 89,62% 83,55% 83,49% Gánh nặng lãi vay 76.88% 68,83% 158,15% Tỷ suất lợi nhuận biên 11,09% 10,24% 5,59% Vòng quay tổng tài sản 181,36% 179,44% 173,03% Hệ số nợ 120,78% 131,35% 119,80% Tỷ suất lợi nhuận biên năm 2007 giảm rõ rệt, mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhưng do giá vốn hàng bán có mức tăng cao hơn, do vậy lợi nhuận gộp giảm rõ rệt, Nhờ vào việc lợi nhuận từ hoạt động tài chính khiến cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp vẫn đạt được mức tăng khá.Mặt khác do gánh nặng lãi vay của doanh nghiệp năm 2007 tăng mạnh, hệ số nợ giảm xuống còn 119,8% là nguyên nhân khiến cho ROE của doanh nghiệp tăng lên 15,97%. Nhìn chung, hoạt động của công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn là tốt, và có triển vọng phát triển trong thời gian tiếp theo. Tuy nhiên công ty cũng cần có chiến lược quản lý hoạt động sản xuất hợp lí như về hàng tồn kho, các khoản vay nợ, các hoạt động tài chính khác, hoạt động dự trữ tiền mặt.. một cách hợp lí đảm bảo phát huy hiệu quả sử dụng tối đa và đảm bảo khả năng an toàn vốn hoạt động của doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA9034.DOC
Tài liệu liên quan