MỤC LỤC
Lời nói đầu .
Nội dung .
1.Khái quát hóa về lịch sử ra đời của hàng giả.
2.Xem xét hàng giả trong quá trình lưu thông và phát triển.
3.Những giải pháp tích cực nhằm giải quyết tệ nạn trên.
4.Những ảnh hưởng và ý kiến khách quan của người tiêu dùng.
5.Sự suy thoái đạo đức của một số trong giới kinh doanh.
Kết luận
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2672 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích theo triết học về vấn đề hàng giả trên thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Phân tích theo triết học về vấn đề hàng giả trên thị trường
---------***---------
lời nói đầu
Trong suốt quá trình tiến hóa của lịch sử loài người-trừ chế độ công xã nguyên thủy-hàng hóa luôn luôn là người bạn đồng hành với con người. Trong quan hệ giữa con người với con người luôn có mối quan hệ mua bán,trao đổi hàng hóa.Có thể nói hàng hóa chính là sức lao động của con người. Nó thể hiện giá trị của mỗi con người lao động chân chính.Nhưng trên thực tiễn,trên thị trường bao giờ cũng có hàng giả,hàng nhái do một số nhà kinh tế duy lí ham lợi nhuận tung ra.Nhất là trong thời điểm này,Việt Nam đang trên đà mở cửa,giao lưu,hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trên thị trường hàng hóa ngày càng đa dạng,phong phú.Hàng giả,hàng nhái cũng được dịp phát triển theo.Ta có thể hiểu sự đa dạng phong phú của hàng hóa chính là”cơ sở hạ tầng”vững chắc cho hàng giả,hàng nhái.Sau đây là một số ý kiến,phân tích theo quan điểm triết học Mac-Lênin của em về tệ nạn hàng giả trên thị trường Việt Nam.
Phần nội dung
Khái quát hóa về lịch sử ra đời của hàng giả:
Ta phải biết nền kinh tế thị trường luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu.Mà hàng giả thu được lợi nhuận lớn hơn sản xuất rất nhiều.Theo sách “tệ nạn xã hội”tiêu thụ hàng thật là điều kiện đầy đủ để hàng giả lan tràn.Mà hàng hóa lưu thông liên tục trên thị trường nên hàng giả luôn luôn có môi trường tồn tại.Nhìn từ góc độ khác,ta có thể thấy hành vi theo đuổi lợi ích tối đa của những người “kinh tế duy lí” trong kinh tế thị trường làm cho hàng giả ngày càng nhiều,tinh xảo,khó phát hiện hơn.Trên thị trường Việt Nam điều đó cũng không nằm ngoài qui luật trên.Cũng xuất hiện những người kinh tế duy lí,chỉ quan tâm đến lợi nhuận.Và chính những người này đã và đang thúc đẩy sự phát triển của hàng giả.Điều này cũng không nằm ngoài các nguyên tắc của nhận thức biện chứng.
Xem xét hàng giả trong quá trình lưu thông và phát triển:
Tuy hàng giả thường là hàng xấu và tiêu thụ hàng giả là vi phạm pháp luật nhưng hàng giả lại có sức sống mãnh liệt.Nó có mặt hầu như ở tất cả các mặt hàng trên thị trường nước ta.Tự bản thân nó không có một ít giá trị và giá trị sử dụng nào. Nhưng qua tay của một số người tiêu thụ không có lương tâm hàng giả lại có một giá trị ngang bằng với hàng thật-do sức lao động vất vả của nhiều người,trong nhiều thời gian để đầu tư về chất và xây dựng thương hiệu.
Từ phân tích ta thấy:Hàng giả có ưu điểm chi phí sản xuất rẻ mạt dẫn đến giá cả rẻ hơn hàng thật.Nó đã đánh đúng vào tâm lí người tiêu dùng-muốn mua đồ tốt và giá cả phải chăng.Từ một sản phẩm làm giả có thể thu lợi gấp nhiều lần hàng thật.Từ đó những người tiêu thụ hàng giả càng làm nhiều hơn và thu lợi nhiều hơn.Và hàng giả cứ thế phát triển và lan rộng ra.Đầu tiên chỉ là một ít bánh kẹo rồi lan dần sang rượu bia,xe cộ,quần áo,mĩ phẩm…Ngay như mới đây ti vi có đưa tin về hàng bán hàng giả,hàng nhái mới bị phát hiện.Tràng Tiền Plaza-trung tâm thương mại mới và hiện đại vào bậc nhất Việt Nam-nằm giữa thủ đô Hà Nội mà cũng có hàng giả.Một loạt các cửa hàng bán ví,cặp,quần áo nhái lại các nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài như : levis,….
Rồi tổng hợp lại : Hàng giả đã trở thành một tệ nạn xã hội
Những giải pháp tích cực nhằm giải quyết tệ nạn trên:
Nhằm giúp người tiêu dùng được hưởng những gì xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra.Đảng và nhà nước ta đã có những giải pháp tích cực,thực tiễn gắn liền với đời sống nhân dân.Chính quyền đã phối hợp với quần chúng để chống lại tệ nạn hàng giả ngày càng lan rộng này.Luật pháp đã qui định chặt chẽ:các hộ kinh doanh đều phải đăng kí với nhà nước,cấm lưu thông hàng giả trên thị trường,nghiêm khắc xử những người vi phạm.Chẳng hạn như băng đĩa:cấm in,sao dưới mọi hình thức.muốn in sao phải được sự đồng ý của tác giả.Tiêu hủy hàng giả ngay khi phát hiện tránh hiện tượng chúng tái nhập lại thị trường.Cục quản lí thị trường liên tục đi kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chống tiêu cực,quan liêu,chống tham nhũng,ăn đút lót trong cán bộ nhà nước.Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng vào cuộc.Những phân tích,so sánh giữa hàng thật và hàng giả được công bố rộng rãi.Những tuyên truyền quảng cáo về hàng hóa ngày càng nhiều.Bên cạnh đó các công ty,tập đoàn cũng lên tiếng và có những biện pháp để bảo vệ thương hiệu,uy tín hàng hóa của mình.Xét một cách toàn diện,bộ máy chính quyền đã và đang làm việc hết công suất để chống lại tệ nạn trên.Cũng như bảo vệ lợi ích tiêu dùng của người dân.
“Những quyết định quan trọng về chống hàng giả đã được đưa ra,ngày 15 tháng 4 năm 1994, ở Marrakech do 125 nước kí vào những hiệp nghị của Hội nghị bàn tròn Urugoay đặt ra nguyên tắc thành lập Tổ chức thương mại thế giới.Hơn một nửa số nước kí kết ngày đó ,đã hoàn thành tiến trình phê chuẩn những hiệp nghị này của họ.
Trong khung cảnh của tổ chức này và trước sự bành trướng của việc làm giả người ta đã kí kết hiệp định Trips (hiệp định lliên quan đến những quyền sở hữu tri thức có quan hệ đến thương mại: Trade related aspects of intellectual property - rights), hiệp định đầy đủ nhất đã từng có về mặt này.Lần đầu tiên,một tổng thể những qui định pháp lí bảo vệ quyền sở hữu tri thức(quyền tác giả,việc ghi âm nhạc,phim ảnh,nhãn hiệu và tranh vẽ) đã được thông qua trong tinh thần thỏa thuận giữa những lợi ích riêng của các nước phát triển và đang phát triển.Nó bao gồm cả công ước quốc tế Berne về bảo vệ quyền văn họcvà nghệ thuật.”
Trích sách “Tệ nạn xã hội”.
Những ảnh hưởng và ý kiến khách quan của người tiêu dùng:
Từ những phân tích trên ta thấy,tệ nạn hàng giả đã phát triển rộng lớn thế nào.Nó phát triển rộng tới đâu thì tác hại của nó cũng lan theo tới đó.Ngay từ sản phẩm nhỏ nhất cũng gây ra ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng.Chẳng hạn như lọ mĩ phẩm rởm-không bảo đảm về các chỉ số an toàn-khi dùng ta sẽ bị dị ứng da hay nặng thì bị cháy da, ung thư da…Hàng giả chắc chắn không thể tốt như hàng thật.Với một chất lượng như thế,người tiêu dùng sẽ không hài lòng với hàng hóa mình mua về.Họ biết mình đã bị móc túi một cách trắng trợn.Với một số tiền như thế đáng lẽ họ phải được hưởng đúng chất lượng của mặt hàng mình mua.Mua phải hàng giả sẽ gây ra cho người mua sự ức chế về tâm lý.Một sự bực bội trong lòng và một hậu quả về vật chất tự dưng họ bỏ tiền ra mua về. Thông thường người ta chỉ bỏ tiền ra mua những thứ có ích hay nó mang lại cho họ niềm vui.nhưng ở đây lại trái ngược lại,”tiền mất tật mang”.Có những thứ hàng hóa mà ảnh hưởng về vật chất lẫn tinh thần của nó to lớn đến người tiêu dùng vô cùng.Chẳng hạn như thuốc giả.Có thể giá mua không đắt nhưng hậu quả lại khôn lường. Thuốc dùng để cứu sống con người nhưng gặp thuốc giả thì tác dụng có khi lại ngược lại.Đấy là về tác dụng còn về tinh thần nó là cứu cánh cho con người lúc ốm đau bệnh tật nhưng ở đây nó lại cướp đi sinh mệnh con người.Nhẹ hơn là những trường hợp đồ dùng hỏng,gây tai nạn,thiệt hại cho người sử dụng.
Rõ ràng những sự thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần do hàng giả đã gây ra cho người tiêu dùng những thói quen khi đi mua sắm.Khi mua hàng bao giờ họ cũng xem xét hàng hóa một cách toàn diện.Từ khâu sản xuất đến tiêu thụ,rồi đến chất lượng sản phẩm,hạn dùng,mẫu mã…Mặc dù cẩn thận như vậy họ vẫn có khi bị hố,vẫn mua phải hàng giả.Đúng theo phương pháp nhận thức biện chứng : sự vật trong sự thống nhất giữa lịch sử và lôgic.Dù có cẩn thận đến đâu thì vẫn bị lừa như thường.Như thế thì hàng giả mới tồn tại được đến tận bây giờ.Người tiêu dùng đã lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của mình.Họ yêu cầu chính quyền phải có biện pháp cứng rắn hơn.Phải trừng trị nghiêm minh những kẻ sản xuất và tiêu thụ hàng giả.Cần phải có thái độ dứt khoát với tệ nạn này.Họ còn lập nên hiệp hội người tiêu dùng để bảo vệ cho quyền lợi của mình.Hiệp hội này tư vấn cho khách hàng có yêu cầu biết về chất lượng sản phẩm,độ an toàn của sản phẩm mà mình mua,giá thành thậm chí cả nhãn mác sản phẩm tốt có độ an toàn cao.Người tiêu dùng biết đánh giá chất lượng sản phẩm,nếu sản phẩm nào hay bị làm giả,không biết bảo vệ thành quả lao động của mình thì sản phẩm đó sẽ mất dần uy tín và sẽ ế ẩm.Những sản phẩm nào bảo vệ được chất lượng,uy tín,chống được nạn hàng giả đối với sản phẩm của mình sẽ được người tiêu dùng ủng hộ,sẽ bán được hàng.Hiệp hội người tiêu dùng còn có cuộc bình chọn sản phẩm tốt nhất trên thị trường. Tưởng như những cuộc bình chọn này chỉ tôn vinh sản phẩm nhưng thực ra được hưởng lợi nhiều nhất lại chính là những người tiêu dùng.Họ đã sử dụng một cách lôgic về quá trình vận động và phát triển của lượng và chất.Mở một cuộc bình chọn,chất lượng của sản phẩm sẽ được nâng lên rất cao và để bảo vệ thương hiệu sản phẩm họ sẽ cố tránh tình trạng hàng giả tràn lan hiện nay.
Sự suy thoái đạo đức của một số trong giới kinh doanh:
Tại sao lại có hàng giả? Tại sao hàng giả tồn tại và ngày càng phát triển mạnh ? Còn rất nhiều câu hỏi về hàng giả cần phải giải đáp.Nhưng rõ ràng có vấn đề về đạo đức trong giới kinh doanh.Chỉ vì lợi nhuận mà một số nhà kinh tế duy lí đã quên hết những bài học đạo đức từ thửơ tóc để chỏm “đói cho sạch,rách cho thơm”, “bầu ơi thương lấy bí cùng…”… Họ đã vứt bỏ lương tâm để chạy theo tiếng gọi của đồng tiền.Họ xem nhẹ mạng sống cũng như chất lượng cuộc sống của mọi người.Họ đã bị sự tác động khách quan của đồng tiền.Đối với họ tiền không bao giờ là nhiều.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất và người tiêu thụ đều theo đuổi lợi nhuận tối đa.Từ đó dẫn đến tiết kiệm giá thành và tăng thu lợi. “Nếu không bị phát hiện,người ta sẵn sàng trộn cát vào đường”-Sách tệ nạn xã hội.Trên thực tiễn hàng giả có từ lâu rồi và phát triển theo các mốt thời thượng,các quan hệ mở rộng làm ăn.Nó đã đâm rễ vào sâu những người kinh doanh thèm lợi nhuận và thiếu lương tâm.
Mục lục
Lời nói đầu .
Nội dung .
1.Khái quát hóa về lịch sử ra đời của hàng giả.
2.Xem xét hàng giả trong quá trình lưu thông và phát triển.
3.Những giải pháp tích cực nhằm giải quyết tệ nạn trên.
4.Những ảnh hưởng và ý kiến khách quan của người tiêu dùng.
5.Sự suy thoái đạo đức của một số trong giới kinh doanh.
Kết luận
Tài liệu: Sách tệ nạn xã hội, báo, ti vi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60303.DOC