Tiểu luận Phân tích thị trường chứng khoán - Phân tích ngành dây, cáp điện

Ngành sản xuất cáp và dây điện Việt Nam đang ở “Giai đoạn phát triển nhanh” có nghĩa là sản phẩm của ngành đã được thị trường đón nhận, các doanh nghiệp trong ngành đang cố gắng gia tăng quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm và mở rộng các kênh phân phối Dự kiến giai đoạn này sẽ còn duy trì 10 đến 15 năm nữa.

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích thị trường chứng khoán - Phân tích ngành dây, cáp điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Ngân hàng – Tài chính PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ----------------------o0o--------------------- Chủ đề: Phân tích ngành Dây – Cáp điện Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm Lớp: Tài chính doanh nghiệp VB2 Mã SV: BH212301 Hà Nội – Ngày 07/04/2010 Cùng với toàn thế giới, đất nước ta cũng đang bước vào giai đoạn tăng tốc như vũ bão về công nghệ. Sự hiện đại hóa đang tràn ngập trong tất cả các ngành từ sản xuất cho đến kinh doanh và không nằm ngoài tiến trình ấy ngành sản xuất dây, cáp điện chính cũng đang ở giai đoạn phát triển nhanh và mạnh nhất. Đi đôi với sự phát triển của sản lượng sản xuất điện năng là việc xây dựng mạng lưới truyền tải và phân phối điện năng từ mặng lưới cao thế đến hạ thế và tiêu dùng. Nhu cầu dây và cáp điện để xây dựng mạng lưới điện được dự báo là sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Ngoài ra, dây và cáp điện còn được sử dụng vào các lĩnh vực như: sản xuất ô tô và động cơ, sản xuất môtơ và máy biến áp, liên lạc viễn thông và truyền dữ liệu v.v… Hiện nay Việt Nam có trên 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dây cáp điện, trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp được xếp hạng trong 500 doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Có thể nêu tên một số công ty điển hình trong ngành như: Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (CaDiVi), Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty liên doanh LG Vina Cable, Công ty TaYa Việt Nam, Công ty cổ phần cáp và điện tử viễn thông (SaCom), … Những năm gần đây, ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam đứng trước một cơ hội hết sức thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức cần vượt qua, chúng ta sẽ tiến hành phân tích vĩ mô ngành sản xuất dây, cáp điện Việt Nam để có được cái nhìn tổng quan nhất trên giác độ một nhà đầu tư. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế Ngành sản xuất dây, cáp điện là ngành phát triển thuận chiều với chu kỳ kinh tế, do đó khi đất nước đang ở trong giai đoạn phát triển mở rộng với tốc độ phát triển nhanh thì đảm bảo ngành này sẽ có một khung cảnh phát triển khả quan. Giai đoạn phát triển này của nền kinh tế Việt Nam có thể kéo dài một thời gian nữa nhờ đầu tư từ nước ngoài tại Việt Nam vẫn đang tăng, sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân và những cải cách đáng ghi nhận của nhà nước. Khi đó những ngành công nghệ, bưu chính viễn thông, điện lực … muốn phát triển được thì cần có một hậu phương vững chắc cung cập mọi vật liệu cần thiết, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường ngày càng rộng mở của ngành, từ đó đấy cao quy mô sản xuất và doanh thu cho ngành. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện có đầu tư trang thiết bị hiện đại, sản phẩm đạt tiêu chuênr IEC (Ủy ban điện Quốc tế) với mức tăng trưởng trên 20%/năm. Xuất khẩu cáp điện của Việt Nam liên tục tăng mà thị trường chính là Nhật Bản chiếm 80%, kế đến là Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước lân cận như Lào, Campuchia ... Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 11/2009, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dây và cáp điện các loại của Việt Nam đạt hơn 100,76 triệu USD, tăng 11,96% so với tháng 10/2009. Tính chung 11 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu nhóm hàng này với kim ngạch 768.820.990 USD. Thị trường nội địa cũng phát triển đầy triển vọng, khả năng cung cấp của các doanh nghiệp sản xuất chỉ đạt khoảng 80% nhu cầu, còn lại là nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là các sản phẩm dây và cáp điện chất lượng cao. Ảnh hưởng của môi trường chính sách và pháp luật Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chịu sự chi phối của Luật doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản luật liên quan. Do đó, bất cứ sự thay đổi nào trong các điều luật này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành. Ngoài ra còn có những ràng buộc về pháp luật trong ngành liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cho sản xuất dây và cáp điện tiêu thụ tại Việt Nam, do đó những thay đổi về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng ít nhiều ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Một vấn đề nghiêm trọng hơn cả đó là chính sách Thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu. Đơn cử như trường hợp năm 2005, Nhà nước quyết định tăng mức thuế đối với thép tráng kẽm nhập khẩu từ 0% đến 5%, sự việc này đã trở thành gánh nặng đối với ngành trong suốt một thời gian. thuế suất này là gánh nặng đối với DN. Gánh nặng này càng nặng hơn khi giá loại nguyên liệu này đã tăng vài chục phần trăm trong một năm qua, làm cho số thuế phải nộp của DN tăng cao. Hoàn thuế chậm, làm tăng chi phí sản xuất. Các nhà phân tích cho biết chính phủ đang từng bước cố gắng đưa các chính sách tiền tệ về một trạng thái bình thường nhưng theo một chế độ linh hoạt hơn, do đó chúng ta hi vọng những chính sách thuế đối với ngành sẽ tiến triển thuận lợi. Ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ sản xuất dây, cáp điện Nhìn chung thì mặt bằng công nghệ của ngành so với các nước khác trên thế giới là mới chỉ ở mức trung bình. Có một số doanh nghiệp lớn như CaDiVi, TaYa … cũng chưa thể nói là đủ sức cạnh tranh về công nghệ mà hơn nữa hầu hết các doanh nghiệp khác mới đang ở mức sản xuất những sản phẩm đơn giản và phục vụ cho dân dụng là chính. Như đã nói, 20% thị trường trong nước đang bị chiếm lĩnh bởi các nhà cung cấp nước ngoài do sản phẩm yêu cầu có chất lượng quá cao khiến các nhà cung cấp trong nước không đủ sức. Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất bị ngăn cản bởi bất lợi về quy mô, vốn đầu tư và trình độ nhân lực. Do đó, có thể nói 80% thị trường của chúng ta mang lại lợi nhuận cũng chỉ nhỉnh hơn 20% thị trường bị chiếm lĩnh một chút mà thôi. Hơn nữa sự thay đổi như vũ bão của công nghệ truyền dẫn là một thách thức lớn cho ngành, phải làm gì để thay đổi công nghệ sản xuất theo kịp với bước tiến của thế giới? Nếu không giải được bài toán này thì ngành sản xuất dây, cáp điện Việt Nam sẽ gặp phải khó khăn lớn trong thời gian tới. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái Phần lớn các nguyên liệu của ngành đều phải nhập khẩu do đó sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến giá thành nguyên liệu đầu vào của ngành, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Trong những năm gần đây, tỷ giá VND/USD biến động không lớn, mức giao động tỷ giá hối đoái thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến việc xuất nhập khẩu. Mặt khác, ngành cũng tự cân đối bằng cách sử dụng ngoại tệ mang lại từ việc xuất khẩu sản phẩm, do đó cũng góp phần hạn chế thiệt hại liên quan đến biến động của tỷ giá. Song vấn đề này cũng cần được lưu ý vì biến động của thị trường tài chính là khó mà dự đoán được. Chu kỳ kinh doanh của ngành Ngành sản xuất cáp và dây điện Việt Nam đang ở “Giai đoạn phát triển nhanh” có nghĩa là sản phẩm của ngành đã được thị trường đón nhận, các doanh nghiệp trong ngành đang cố gắng gia tăng quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm và mở rộng các kênh phân phối … Dự kiến giai đoạn này sẽ còn duy trì 10 đến 15 năm nữa. Rào cản gia nhập ngành Các doanh nghiệp trong ngành hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phân tán không tập trung do đó không thể dựa vào lợi thế quy mô để ngăn chặn việc gia nhập vào ngành của các doanh nghiệp mới. Hơn thế nữa, đây cũng là ngành sản xuất không chịu những quy định quá khắt khe về pháp luật và vốn điều lệ, nếu doanh nghiệp chỉ xác định phục vụ thị trường ngách, quy mô nhỏ thì với số vốn thích hợp ngay lập tức có thể gia nhập ngành. Việc tiếp theo là thiết lập hệ thống phân phối, vẫn biết các khách hàng lớn như Điện lực Việt Nam, Viễn thông Việt Nam, … đã có những đối tác chiến lược song vẫn còn rất nhiều những thị trường nhỏ hứa hẹn khả quan để những doanh nghiệp mới thiết lập mạng lưới của mình tại đây. Hơn nữa thị trường Việt Nam vẫn còn đến 20% bỏ trống do phải nhập từ nước ngoài về, do đó nếu thực lực mạnh, đầu tư vào mặt hàng chất lượng cao thì vẫn còn rất nhiều cơ hội. Các yếu tố cạnh tranh ngành Cạnh tranh trong nội bộ ngành Hiện nay ở Việt Nam có khoảng trên 100 doanh nghiệp sản xuất cáp và dây điện. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu 768.820.990 USD của ngành, riêng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI đạt 575.646.029 USD, chiếm 74,87% tổng kim ngạch. Điếu này chứng tỏ các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đang chiếm lợi thế cạnh tranh cao. Cuộc cạnh tranh này có vẻ không ngang sức sở dĩ đây là ngành đòi hỏi cao về công nghệ và vốn đầu tư - một ngành công nghiệp mới – do đó, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài ắt hẳn có lợi thế hơn. Áp lực của khách hàng Khách hàng ngày càng khó tính, yêu cầu của họ ngày càng tăng. Đơn cử như một khách hàng lớn như Điện lực Việt Nam, với xu thế phát triển như hiện nay đương nhiên đòi hỏi của họ về vật liệu cáp hay dây dẫn cũng phải tăng lên cả về số lượng và chất lượng, nếu các doanh nghiệp trong nước không đáp ứng được thì họ sẽ tìm đến những sản phẩm nhập khẩu. Không chỉ riêng ngành điện, ngành bưu chính viễn thông cũng vậy, mạng lưới ADSI đang phủ sóng toàn quốc vừa là cơ hội mà cũng vừa là thách thức ngành cáp và dây điện Việt Nam. Sức ép của khách hàng ngày càng gia tăng đối với các doanh nghiệp trong ngành. Các đối thủ gia nhập tiềm năng Rào cản gia nhập ngành là không lớn, hơn nữa một thị trường đầy hấp dẫn, giá nhân công tại Việt Nam lại rẻ v.v ... đây chính là đích nhắm đến của nhiều người, nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt là các công ty đa ngành, đa quốc gia, lợi thế của họ là vốn và quy mô, nếu các nhà cung cấp cáp và dây không đáp ứng được nhu cầu thì họ sẽ tự mình sản xuất. Hơn nữa chính phủ Việt Nam cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên các chuyên gia cũng đánh giá rằng để một doanh nghiệp mới vào thị trường có chỗ đứng đáng kể thì khoảng 3 năm, do đó đây là khoảng thời gian quý giá để các doanh nghiệp trong ngành phát huy tối đa nội lực mà họ có. Khung cảnh phát triển của ngành trong tương lai Ngành sản xuất Cáp và Dây điện Việt Nam là một ngành công nghiệp đầy tiềm năng phát triển, nó đang ở vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của mình. Đây lại là một trong những ngành thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam. Do đó xu thế những năm tiếp theo sẽ là một bức tranh phát triển vượt bậc của ngành, thêm vào đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kết luận sau khi tiến hành phân tích ngành sản xuất dây, cáp điện: Ngành sản xuất Dây và Cáp điện Việt Nam đang có tốc độ phát triển cao và sẽ duy trì được trong những năm sắp tới. Trong ngành đang diễn ra sự cạnh tranh giữa nhóm doanh nghiệp trong nước và nhóm doanh nghiệp có vốn FDI. Cùng với xu hướng cổ phần hóa doanh nghiệp mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn, những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị thâu tóm bởi doanh nghiệp lớn từ đó chất lượng sản xuất sẽ nâng cao. Hướng phát triển sẽ hướng đến những sản phẩm có chất lượng cao và sản phẩm xuất khẩu. …

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25293.doc
Tài liệu liên quan