Trên thị trường liên ngân hàng, các giao dịch liên ngân hàng đựơc thanh tóan liên ngân hàng hoặc qua hệ thống Chips ( Clearing House Interbank Payments System). Đây là hệ thống thanh tóan được vi tính hóa với chủ sở hữu là các ngân hàng thanh tóan bù trừ lớn.
Thông thường thanh tóan giữa 2 ngân hàng liên quan đựơc thực hiện thông qua Tung tâm thanh tóan bù trừ ( Clearing House). Đây là một tổ chức mà tại đó các ngân hàng duy trì một lượng tiền trên tài khỏan của các ngân hàng khác nhằm thanh toán những giao dịch liên ngân hàng.
Cũng có thể htực hiện thanh tóan liên ngân hàng qua hệ thống Swipt ( có từ năm 1977) và thay thế cho bưu điện và điện tín. Hệ thống này được liên kết với nhau bằng vệ tinh và các bức điện được chuyển hóa giữa các ngân hàng đựơc tiêu chuẩn hóa nhằm tối đa hóa các sai sót do tập quán và ngôn ngữ. Hầu hết các ngân hàng trên thế giới, kể cả Nga, các nước Đông Âu, Việt nam đều đã tham gia thị trường này.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2870 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích thị trường nội tệ liên ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI BÁO CÁO NHÓM:
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NỘI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG.
DANH SÁCH SINH VIÊN:
ĐỀ CƯƠNG SƠ LƯỢC:
I. Bản chất của thị trường liên ngân hàng.
Lịch sử của thị trường liên ngân hàng.
Trong lịch sử kinh tế hang hóa, tiền tệ ra đời và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu về trao đổi hàng hóa trong xã hội. Cùng với sự phát triển của thị trường hang hóa, tiền tệ đã được luật pháp hóa và thực hiện các giao dịch vuợt ra bên ngòai một quốc gia, một vùng lãnh thổ để thực hiện chức năng tiền tệ thế giới.
Sự ra đời và phát triển của tiền tệ đã dẫn đến việc hình thành và phát triển của hệ thống các trung gian tài chính, trong đó, các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng nhất với chức năng ban đầu là trung gian trong việc điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, hay nói cách khác, các trung gian tài chính này huy động ( đi vay) để cho vay và được hưởng chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Cùng với sự phát triển xã hội, các trung gian tài chính ngày càng phát triển và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh của mình để đạt mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận. Trong thị trường tài chính hiện đại, bên cạnh việc tìm kiếm lợi nhuận tối đa, các trung gian tài chính còn phải đảm bảo an tòan trong họat động kinh doanh của mình. Khi các ngân hàng còn họat động độc lập thì nguy cơ mất khả năng thanh tóan là rất lớn và sự mất khả năng chi trả của một ngân hàng sẽ gây ra phản ứng dâyn chyền đến các ngân hàng khác. Vì thế, các ngân hàng phải liên kết, giúp đỡ nhau khi một ngân hàng gặp khóa khăn trong việc chi trả. Đỉnh cao của việc đảm bảo an tòan hệ thống trong họat động ngân hàng là sự ra đời của ngân hàng trung ương với vai trò là ngân hàng phát hành duy nhất và thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, họat động điều chuyển vốn giữa các ngân hàng và tổ chức chuyên trách làm nhiệm vụ trung gian – đó là tiền thân của các nhà kinh doanh chuyên nhiệp ( dealers) và các nhà môi giới tiền tệ ( brokers) trên thị trường này. Do việc “thừa” và “thiếu” vốn của các ngân hàng chỉ là tạm thời cho nên giao dịch liên ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, đặc biệt là hình thức cho vay qua đêm, cho vay trong ngày.
Bản chất của thị trường liên ngân hàng.
Hiểu theo nghĩa rộng, thị trường nội tệ liên ngân hàng ( Interbank Market)
( sau đây gọi tắt là thị ttrường liên ngân hàng) là nơi thực hiện các giao dịch cơ bản ( Money Base – MB) giữa các ngân hàng, thong thường các giao dịch này thực hiện thông qua tài khỏan tiền gửi của các ngân hàng tại ngân hàng trung ương. Đây là thị trường thực hiện các giao dịch vốn ngắn hạn dưới nhiều hình thức giữa các ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính khác. Hiểu theo nghĩa hẹp, thị trường liên ngân hàng là nơi thực hiện việc cho vay và đi vay lẫn nhau giữa các ngân hàng nhằm bù đắp nhu cầu gây quỹ của mình. Theo khái niệm truyền thống, thị trường liên ngân hàng đồng nghĩa với thị trường tiền tệ ( Money Market) thể hiện việc cho vay và đi vay giữa các ngân hàng với nhau.
Đặc biệt, trong điều kiện khoa học công nghệ như hiện nay, họat động liên ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng, nhanh chóng thuận tiện và vượt ra khỏi phạm vi không gian của một quốc gia, một khu vực, phát triển mạnh mẽ trên tòan thế giới.
Thị trường liên ngân hàng là thị trường vô hình giữa các ngân hàng, là nơi trao đổi vốn khả dụng giữa các ngân hàng với nhau khi giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn. Do tính chất ngắn hạn và cấp bách của các ngân quỹ nên các ngân hàng thường sử dụng các hình thức vay rất ngắn hạn, thậm chí ngay lập tức. Khi thị trường này họat động sôi nổi thì mối quan hệ tương tác giữa các ngân hàng sẽ ngày càng lớn.
Trên thị trường liên ngân hàng, điều kiện tham gia vào thị trường không do ngân hàng trung ương đưa ra mà do các ngân hàng thương mại tự đề ra tùy thuộc vào tình hình tài chính của các ngân hàng đó.
Thời hạn cho vay trên thị trường liên ngân hàng thường là qua đêm cho tới 1 năm, tuy nhiên vẫn có thể lùi ngày thanh tóan cho đến khi trả đựơc nợ.
Lãi suất liên ngân hàngđược các ngân hàng lớn thông báo cho nhau vào lúc 11 giờ và thông báo cho khách hàng vay. Còn ở liên minh chân Âu thì thực hiện lãi suất Euroibor, thông qua hệ thống Telerate, các ngân hàng thông báo cho nhau về lãi suất trung bình trên thị trường triền tệ quốc tế. Không có cơ quan hành chính nào xác định rõ ràng về lãi suất và không can thiệp vào việc xác định lãi suất trên thị trường.
Đặc điểm của thị trường liên ngân hàng.
Thị trừơng liên ngân hàng là thị trường cực kỳ nhạy cảm và là thị trường thông tin: Thị trường liên ngân hàng là một mạng lưới các quan hệ ngân hàng đại lý, trong đó ngân hàng thương mại mở tài khỏan tiền gửi thanh tóan tại ngân hàng thương mại khác. Hệ thống tài khỏan giữa các ngân hàng đại lý giúp cho thị trường liên ngân hàng họat động hiệu quả.
Thị trường liên ngân hàng chủ yếu là thị trừơng bán buôn: Hàng hóa giao dịch ở thị trường liên ngân hàng là mua bán tiền gửi ngân hàng, tức là khỏan dự trữ dư thừa tạm thời với những giao dịch lớn trị giá hơn 1 triệu USD ( tức là bán buôn). Những giao dịch lẻ đựơc thực hiện ở thị trường bán lẻ của những người kinh doanh nhỏ hay các ngân hàng nhỏ. Ngòai ra, các lọai giấy tờ khác có giá ngắn hạn là hàng hóa được mua bán thường xuyên và khối lượng lớn trên thị trường này.
Thị trường liên ngân hàng là thị trường có độ tin cậy rất cao: Điều này xuất phát từ đặc điểm của tị trường liên ngân hàng, thành viên của thị trường chủ yếu là các ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính đáp ứng được các yêu cầu về vốn, ký quỹ, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và có giấy phép hành nghề. Càc giao dịch ở đây hầu như không có tài sản bảo đảm, các thủ tục pháp lý cực kỳ đơn giản.
Thị trường liên ngân hàng là thị trường vô hình, lên kết tòan cầu: Thông qua hệ thống giao dịch hiện đại, các doanh vụ mua bán trên thị trường liên ngân hàng được thực hiện trên cơ sở liên kết tòan cầu giữa các ngân hàng, các nhà kinh doanh phi ngân hàng và một môi giới tiền tệ.
Thị trường liên ngân hàng là thị trường vốn ngắn hạn: Tuy các quốc gia không quy định thị trường liên ngân hàng là thị trường vốn ngắn hạn nhưng trong thực tế các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng chủ yều là giao dịch ngắn hạn.
Thị trường liên ngân hàng thực hiện giao dịch thông qua các công cụ hiện đại: Thị trường liên ngân hàng là thị trường giao dịch mà chủ thể tham gia là các ngân hàng, các nhà kinh doanh ( dealers) và nhà môi giới ( brockers). Trên thị trường liên ngân hàng, người môi giới ( đa số là ngân hàng) mua bán tiền gửi qua điện thọai, máy tính…bằng các công cụ phái sinh như quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai…
Phân loại thị trường liên ngân hàng.
Phân lọai theo lọai đồng tiền giao dịch: có 2 thị trường chủ yếu
+ Thị trường liên ngân hàng đồng bản tệ: trên thị trường này thực hiện các giao dịch ngắn hạn bằng đồng bản tệ.
+ Thị trường liên ngân đồng ngọai tệ: trong thị trường liên ngân hàng đồng ngọai tệ này có thể chia theo các đồng tiền mạnh trên thế giới như đôla Mỹ, đồng bảng Anh, đồng mark Đức (hiện nay là đồng Euro).
Phân theo các lọai giao dịch:
+ Thị trường liên ngân hàng truyền thống: gồm thị trường tiền gửi và tiền vay liên ngân hàng.
+ Thị trường nmgân hàng phái sinh: Swaps…
Phân lọai theo thời hạn của các giao dịch trên thị trường:
+ Cho vay qua đêm( overnight borrowings)
+ Cho vay có kỳ hạn cố định: thông thường các khỏan vay trên thị trường liên ngân hàng có kỳ hạn dưới 1 năm.
+ Cho vay qua đêm liên tục: là cho vay qua đêm nhưng có được tự động gia hạn khỏan vay, trừ khi nó được chấm dứt theo ý bên cho vay hoặc đi vay.
Phân lọai theo công cụ giao dịch trên thị trường:
+ Thị trường trái phiếu chính phủ trung ương và trái phiếu chính quyền địa phương.
+ Thị trường tín phiếu ngân hàng trung ương.
+ Thị trường thương phiếu và các chấp phiếu của ngân hàng ( blankers acceptances).
Các chủ thể tham gia thị trường nội tệ liên ngân hàng.
Ngân hàng thương mại.
Các tổ chức nhận tiền gửi khác.
Công ty môi giới (Brokers) và công ty kinh doanh trên thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng (Dealers).
Ngân hàng trung ương.
Các giao dịch chủ yếu trên thị trừơng nội tệ liên ngân hàng.
Interbank deposits contract. – việc thay đổi tiền cơ bản MB thong qua hợp đồng tiền gửi/vay liên ngân hàng.
Repo contract.- việc thay đổi tiền cơ bản MB thong qua hợp đồng mua bán có kì hạn.
Outright trade ot financial security.- việc thay đổi tiền cơ bản MB thong qua hợp đồng mua bán hẳn các công cụ tài chính.
Money market derivatives.- giao dịch liên ngân hàng thỏa thuận tại thời điểm hiện tại nhưng lại được thực hiện trong tương lai.
Lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng.
Cách hình thành lãi suất liên ngân hàng.
Ý nghĩa của lãi suất thị trường liên ngân hàng.
Thanh toán trên thị trường nội tệ liên ngân hàng.
Trên thị trường liên ngân hàng, các giao dịch liên ngân hàng đựơc thanh tóan liên ngân hàng hoặc qua hệ thống Chips ( Clearing House Interbank Payments System). Đây là hệ thống thanh tóan được vi tính hóa với chủ sở hữu là các ngân hàng thanh tóan bù trừ lớn.
Thông thường thanh tóan giữa 2 ngân hàng liên quan đựơc thực hiện thông qua Tung tâm thanh tóan bù trừ ( Clearing House). Đây là một tổ chức mà tại đó các ngân hàng duy trì một lượng tiền trên tài khỏan của các ngân hàng khác nhằm thanh toán những giao dịch liên ngân hàng.
Cũng có thể htực hiện thanh tóan liên ngân hàng qua hệ thống Swipt ( có từ năm 1977) và thay thế cho bưu điện và điện tín. Hệ thống này được liên kết với nhau bằng vệ tinh và các bức điện được chuyển hóa giữa các ngân hàng đựơc tiêu chuẩn hóa nhằm tối đa hóa các sai sót do tập quán và ngôn ngữ. Hầu hết các ngân hàng trên thế giới, kể cả Nga, các nước Đông Âu, Việt nam…đều đã tham gia thị trường này.
Vai trò của thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
Đối với thị trường tài chính.
- Thị trường tài chính là thị trường mà trong đó nguồn lực tài chính được chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu, nó phản ánh đầy đủ quan hệ cung cầu về vốn. Thị trường tài chính chia ra thành thị trường vốn và thị trừơng tiền tệ.
- Với tư cách là thị trường giữa các ngân hàng với nhau, thị trừơng liên ngân hàng là một bộ phận của thị trừơng tiền tệ. Thị trường này có thể là thị trừơng giao dịch trực tiếp giữa các ngân hàng thương mại, có thể là thị trừơng vốn ngắn hạn do ngân hàng trung ương tổ chức để giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại thông qua tài khảon của họ ở ngân hàng trung ương nhằm bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc, đáp ứng nhu cầu tahnh tóan, bù đắp thiếu hụt trong thanh tóan bù trừ giữa các ngân hàng. Với ý nghĩa đó, thị trừơng liên ngân hàng là thị trường đầu tiên và trọng tâm của thị trừơng tiền tệ. Nói tới thị trừơng tiền tệ phải nói tới linh hồn của nó là thị trường liên ngân hàng, thành viên quan trọng và thừơng xuyên nhất của thị trường tiền tệ chính là các ngân hàng thương mại. Sự ra đời, họat động và phát triển của tòan bộ thị trường tiền tệ bao giờ cũng đi liền với họat động của thị trường liên ngân hàng. Thị trường tiền tệ khởi đầu chính là thị trừơng liên ngân hàng, sau đó mở rộng sang các thị trường khác. Hiệu quả họat động của thị trừơng liên ngân hàng ở bất kỳ mức độ nào cũng luôn gắn chặt với hiệu quả của tòan bộ thị trừơng tiền tệ và thị trừơng tài chính. Vì vậy, thị trừơng liên ngân hàng có vai trò đặc biệt trên thị trường tiền tệ, khối lượng giao vốn ở đây chiếm tỷ trọng rất lớn, thời gian luân chuyển vốn rất nhanh.
- Đối với thị trừơng tài chính, thị trường liên ngân hàng cũng có ý nghĩa là một trong những thị trừơng có cơ sở và quan trọng. Trọng tâm của thị trường hối đóai là thị trừơng là thị trừơng liên ngân hàng. Thị trường hối đóai liên ngân hàng là thị trừơng tài chính lớn nhất thế giới hiện nay xét cả vế doanh số, tỷ trọng và khả năng sinh lợi nhuận. Không thể hình dung một thị trường hối đóai mà không có các nâgn hàng thương mại tham gia, vì đây là một mạng lứơi các quan hệ ngân hàng đại lý chằng chịt và họat động thường xuyên với nhau. Việc luân chuyển vốn trên thị trừơng tiền tệ quốc tế chủ yếu được hình thành từ việc di chuyển ngọai tệ thuộc dự trữ lưu động do các ngân hàng thương mại trực tiếp nắm giữ và điều hành kinh doanh.
- Đối với thị trừơng chứng khóan, mối qaun hệ giữa thị trừơng liên ngân hàng và thị trường chứng khóan dường như lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, thị trường liên ngân hàng vẫn là thị trường nền tảng, vì các giao dịch chứng khóan phải được thanh tóan thông qua hệ thống thanh tóan điện tử liên ngân hàng, qua trung tâm thanh tóan bù trừ, qua các ngân hàng chỉ định thanh tóan…Vì vây, giữa các ngân hàng trung gian thanh tóan của cả nền kinh tế luôn phát sinh trạng thái trường và đỏan về dự trữ tiền mặt và điều này phải đựơc giải quyết trên thị trường liên ngân hàng. Ngòai ra, các ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ cầm cố chứng khóan trung và dài hạn, mua bán đứt chứng khóan hoặc thực hiện các hợp đồng Repo để thực hiện chính sách tiền tệ, cũng như cho vay tiền mua chứng khóan, cho vay chứng khóan… Những họat động này nhiều khi gây ra tình trạng khó khăn về vốn mà các ngân hàng có thể tìm cách giả quyết ở thị trường liên ngân hàng.
Đối với chính sách tiền tệ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao cao nhom thanh_toan_quoc_te.doc