Tiểu luận Phân tích thủ tục đầu tư theo luật đầu tư 2005. Thủ tục đầu tư theo luật đầu tư có thể thay thế thủ tục đăng kí kinh doanh theo luật doanh nghiệp được hay không?tại sao?

Table of Contents

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

B. PHẦN NỘI DUNG. 1

I. Cơ sở pháp lí. 1

II. Phần nội dung. 1

A. Thủ tục đầu tư theo luật đầu tư 2005. 2

II.1. Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư. 2

II.2. Dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng kí đầu tư. 2

II.3. Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư. 3

II.3.1. Về những loại dự án phải tiến hành thẩm tra. 3

II.3.2. Về hồ sơ thẩm tra. 3

II.3.3. Về nội dung thẩm tra. 4

II.3.4. Thời hạn và quy trình thẩm tra đầu tư. 5

II.3.5. Cơ quan thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư. 5

B. Thủ tục đầu tư theo luật đầu tư có thể thay thế thủ tục đang kí kinh doanh theo luật doanh nghiệp được hay không? Tại sao? 5

C. Phần kết luận. 6

 

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3873 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích thủ tục đầu tư theo luật đầu tư 2005. Thủ tục đầu tư theo luật đầu tư có thể thay thế thủ tục đăng kí kinh doanh theo luật doanh nghiệp được hay không?tại sao?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.               PHẦN MỞ ĐẦU Theo quy định của pháp luật về đầu tư, thì khi tiến hành một sự án đầu tư nào đó, cho dù là lớn hay nhỏ, các chủ đầu tư đều cần phải tiến hành nhiều công việc, nhiều bước, nhiều giai đoạn cụ thể để dự án đầu tư được tiến hành trên thực tế. Trong đó, vấn đề về thủ tục đầu tư được đánh giá là then chốt, có vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư. Cũng như quyết định tính khả thi của dự án đầu tư trên thực tế.           Từ quá trình nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực tiễn về lĩnh vực đầu tư. Tôi_ sinh viên năm 4 Trường Đại học Luật Hà Nội, đang được thầy cô hướng dẫn nghiên cứu về chuyên đề Luật đầu tư, xin chọn đề tài về “ Phân tích thủ tục đầu tư theo luật đầu tư 2005. Thủ tục đầu tư theo luật đầu tư có thể thay thế thủ tục đăng kí kinh doanh theo luật doanh nghiệp được hay không?tại sao?” để hoàn thành bài nghiên cứu của mình. Trong quá trình hoàn thành bài nghiên cứu này, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân trọng nhất đến các thầy cô giáo bộ môn Luật Thương mại_ Khoa Pháp Luật Kinh tế_Trường Đại học Luật Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài của mình theo đúng thời gian quy định B.                PHẦN NỘI DUNG. I.      Cơ sở pháp lí. Trong bài viết này, Tôi đã viện dẫn và sử dụng những văn bản pháp luật về lĩnh vực đầu tư để làm căn cứ pháp lí cho những nhận định của mình: + Luật Đầu tư năm 2005; + Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ – CP  ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2005. II.   Phần nội dung. A. Thủ tục đầu tư theo luật đầu tư 2005. Như ta đã biết , Theo quy định của pháp luật hiện hành của nước ta cũng như trong nghiên cứu pháp lý, có thể hiểu thủ tục đầu tư là những trình tự , công việc cụ thể do  pháp luật quy định mà nhà đầu tư phải hực hiện khi tiến hành một dự án đầu tư trên thực tế.Ở nước ta, thủ tục đầu tư do Luật đầu tư ,các luật khác có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mục đích chủ yếu của việc quy định các thủ tục đầu tư là để đảm bảo sự quản lí nhà nước đối với các dự án đầu tư cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung. Quy định như vậy đã tránh được sự lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả trong đầu tư. Qua đó, Nhà nước cũng thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư, tạo ra cơ sở pháp lí để bảo vệ các quyên và lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhà đầu tư. Luật đầu tư 2005 đã quy định về các thủ tục pháp lí liên quan đến đầu tư. Theo đó, thủ tục đầu tư được chia thành ba nhóm dự án đầu tư. II.1. Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư. Theo quy định tại Khoản 1 điều 45 Luật đầu tư 2005 thì: “Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư”. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng trong các thủ tục hành chính để các nhà đầu tư trong nước có nguồn vốn ít có thể đầu tư vào các dự án kinh tế của đất nước,tạo ra chính sách thông thoáng để nhà đầu tư nhanh chóng triển khai dự án trên thực tế. Đồng thời góp phần kêu gọi được đông đảo các nhà đầu tư nội địa vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. II.2. Dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng kí đầu tư. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 điểu 45 LĐT 2005 thì “Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ đăng ký đầu tư theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh”. Đối với dự án đầu tư trong nước thì nhà đầu tư cần phải đăng kí đầu tư trước khi thực hiện dự án. Khoản 3 điều 45 LĐT 2005 đã quy định cụ thể về nội dung đăng kí đầu tư :“Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có)”. “Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan nhà nước quản lí về đầu tư cấp tỉnh có nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận đầu tư” (Khoản 3 điều 45 LĐT). Trường hợp dự án đầu tư nước ngoài, theo quy định tại khoản 1 điều 46 LĐT thì “Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư”. Vấn để nhà đầu tư nước ngoài làm thủ tục đăng kí đầu tư được quy định tại khoản 3 điều 46 LĐT với mục đích là  để “cơ quan nhà nước quản lí về đầu tư cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng kí đầu tư hợp lệ”. Về hồ sơ đăng kí đầu tư thì căn cứ vào khoản 2 điều 46 LĐT, bao gồm: “Văn bản về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này; Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có)”. II.3. Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư. Trường hợp một số loại dự án phải thẩm tra theo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành thẩm tra hồ sơ dự án trước khi tiến hành cấp giấy chứn nhận đầu tư. Nội dung chủ yếu của vấn đề này được thể hiện qua các nội dung sau. II.3.1. Về những loại dự án phải tiến hành thẩm tra. Theo quy định tại khoản 1 điều 47 LĐT thì “Đối với dự án đầu tư trong nước, dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư”. Đây chính là những dự án phải được tiến hành thẩm tra hồ sơ trước khi cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. II.3.2. Về hồ sơ thẩm tra. Các nhà đầu tư cần phải trực tiếp lập ra hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư để trình lên cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm tra. ở mỗi nhóm dự án thì những yêu cầu về hồ sơ thẩm tra có khác nhau. ·                    Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện: Khoản 1 điều 48 LĐT quy định gồm: “a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;  b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;  c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; d) Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trường; đ) Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hồ sơ còn bao gồm hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).” ·                    Đối với các dự án thuộc danh mục đầu tư có điều kiện. -                     Nếu dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam thì hồ sơ gồm: + Giải trình điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng; + Các giấy tờ khác như hồ sơ đăng kí đầu tư. -                     Nếu dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên thì hồ sơ phải bao gồm những giấy tờ sau: + Giải trình điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng; + Các giấy tờ khác như hồ sơ thẩm tra đầu tư dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác, tính hợp pháp của các thông tin, số liệu.tài liệu gửi theo hồ sơ dự án trên. II.3.3. Về nội dung thẩm tra. Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện, thì theo quy định tại khoản 2 điều 48 LĐT 2005 thì nội dung thẩm tra gồm những vấn đề sau: “a) Sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác; b) Nhu cầu sử dụng đất; c) Tiến độ thực hiện dự án; d) Giải pháp về môi trường”. Đối với dự án đầu tư thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì nội dung thẩm tra là “những điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng”(khoản 2 điều 49 LĐT 2005). Trường hợp dự án đầu tư có quy mô từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên thì nội dung thẩm tra còn bao gồm các nội dung như nội dung thẩm tra đối với các dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện như đã phân tích ở trên. II.3.4. Thời hạn và quy trình thẩm tra đầu tư. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 điều 47 LĐT thì: “Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá ba mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá bốn mươi lăm ngày”. Quy trình thẩm tra đầu tư được thực hiện theo quy định của chính phủ. II.3.5. Cơ quan thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư là những cơ quan nhà nước quản lí về đầu tư theo sự phân cấp của chính phủ. Những cơ quan này phải chịu trách nhiệm về những đề xuất và quyết định của mình đối với dự án. B.                Thủ tục đầu tư theo luật đầu tư có thể thay thế thủ tục đang kí kinh doanh theo luật doanh nghiệp được hay không? Tại sao? Từ sự phân tích về thủ tục đầu tư ở trên, ta thấy, se xay ra hai truong hop trong nhan sinh tren, do la Truong hop 1: thủ tục đầu tư chỉ có thể thay thế thủ tục đăng kí kinh doah trong các trường hợp theo quy định tại  khoản 1 điều 50 LĐT 2005:  “Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.” Và được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 điều 6 Nghị định 108/2006/NĐ – CP: “Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Truong hop 2: đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 điểu 50 LĐT thì hai thủ tục này lại tách biệt rõ ràng: “Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật này”, khoản 1 điều 6 Nghị định 108/2006/NĐ – CP cũng đã hướng dẫn cụ thể: “Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này” Như vậy, thủ tục đầu tư theo luật đầu tư chỉ có thể thay thế thủ tục đăng kí kinh doanh theo luật doanh nghiệp trong trường hợp: đó là nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên tiến hành bỏ vốn vào đầu tư ở Việt Nam phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Còn ở những trường hợp còn lại, chẳng hạn như trường hợp nhà đầu tư trong nước có dự án gắn với  việc thành lập tổ chức kinh tế thì thủ tục đăng kí kinh doanh được quy định theo luật doanh nghiệp, mà cụ thể là tuân theo Nghị định 88/2006/NĐ – CP về ĐKKD, và thực hiện thủ tục đầu tư theo luật đầu tư và nghị định 108/2006/NĐ – CP. Như vậy,theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhận định trên không thể đúng trong mọi trường hợp được. C.   Phần kết luận. Trên đây là những vấn đề pháp lí cơ bản về thủ tục đầu tư theo quy định của luật đầu tư 2005. dựa trên các cơ sở pháp lí đó, giúp ta có thể phân biệt rõ ràng hơn về thủ tục đầu tư với các thủ tục pháp lí khác, tránh sự nhầm lẫn cũng như tạo ra sự minh bạch trong quy định của hệ thống pháp luật về đầu tư. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.     Giáo trình Luật đầu tư . Trường Đại học Luật Hà Nội,. NXB CAND, 2006 2.     Luật Đầu tư năm 2005; 3.     Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ – CP  ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2005. 4.     Luật doanh nghiệp 2005 5.     WWW.tailieu.vn Table of Contents

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA.doc
Tài liệu liên quan