MỤC LỤC
Đề bài
Bài làm
1.Thủ tục viết tại tòa CJE và so sánh với tòa ICJ .2
1.Thủ tục nói tại tòa CJE và so sánh với tòa ICJ .3
1.Nghị án và phán quyết tại tòa CJE và so sánh với tòa ICJ .4
Kết luận .4
Tài liệu tham khảo .5
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích thủ tục tố tụng của Tòa công lý châu Âu (CJE) và so sánh với thủ tục tố tụng của Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Đề bài
Bài làm
1.Thủ tục viết tại tòa CJE và so sánh với tòa ICJ……………………………………..2
1.Thủ tục nói tại tòa CJE và so sánh với tòa ICJ……………………………………...3
1.Nghị án và phán quyết tại tòa CJE và so sánh với tòa ICJ………………………….4
Kết luận………………………………………………………………………………...4
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………...5
Đề bài số 6: Phân tích thủ tục tố tụng của Tòa công lý châu Âu (CJE) và so sánh với thủ tục tố tụng của Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ).
BÀI LÀM
Tòa công lý Liên minh châu Âu (CJE) là một trong bảy thể chế chính trị chính của Liên minh châu Âu có thẩm quyền tư pháp đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp của Liên minh châu Âu. Nhiệm vụ của Tòa án công lý Liên minh châu Âu đó là đảm bảo luật pháp được theo dõi sát sao khi giải thích và áp dụng các hiệp ước đã kí kết giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Vậy thủ tục tố tụng của Tòa công lý Liên minh châu Âu được tiến hành như thế nào? Đó chính là nội dung mà chúng em lựa chọn để tìm hiểu. Qua đó, có sự so sánh với thủ tục tố tụng của Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ).
1.Thủ tục viết tại tòa CJE và so sánh với tòa ICJ.
Thủ tục viết (Written proceedings) tại tòa CJE bao gồm năm bước cơ bản sau đây:
-Một vụ việc được bắt đầu khi Tòa nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn gửi đến Ban thư kí tòa. Sau đó, Chánh tòa sẽ giao vụ việc cho một phân tòa và chỉ định một thẩm phán – báo cáo viên và một công tố viên, những người có trách nhiệm trực tiếp theo sát vụ việc.
-Tiếp theo, Ban thư kí tòa sẽ tống đạt đơn khởi kiện cho bị đơn, đồng thời những nội dung cơ bản của đơn khởi kiện sẽ được đăng trên Công báo của EU (Office Journal) (Điều 39).
-Bị đơn có thời hạn tối đa một tháng kể từ ngày được tống đạt để đệ trình bản phản kiện (bản phản bị vong lục) của mình (Điều 40). Sau đó nguyên đơn có thể nộp bản phúc đáp phản kiện (bản bị vong lục) của bị đơn (không bắt buộc); bị đơn tiếp tục nộp bản đối đáp lại (không bắt buộc)… và cứ như thế tiếp tục giai đoạn tố tụng viết trong thời hạn không quá một tháng tiếp theo .
-Tòa có thể tiến hành các biện pháp thẩm cứu để làm rõ các tình tiết của vụ việc, như: yêu cầu các bên cung cấp tài liệu, giám định, lấy lời khai của nhân chứng, triệu tập các bên ra tòa để thẩm vấn (khoản 2 Điều 45)… ). Công tố viên có thể tham gia vào các biện pháp thẩm cứu này.
-Để kết thúc giai đoạn này, Thẩm phán – báo cáo viên hoàn tất báo cáo sơ bộ về vụ việc. Sau đó Tòa ấn định ngày mở phiên tòa xét xử theo thủ tục nói.
*So sánh với thủ tục tố tụng tại ICJ: Thủ tục viết tại tòa CJE cũng giống như thủ tục viết tại tòa ICJ. Trong thủ tục viết tại tòa ICJ thì bên nguyên đơn cũng gửi bản bị vong lục cho Tòa án. Sau đó tòa án cũng tống đạt giấy tờ đến cho bên bị đơn, và bên bị đơn sẽ gửi lại bản phản bị vong lục. Bên bị đơn cũng gửi cho Tòa án những câu trả lời hoặc các giấy tờ tài liệu liên quan đến vụ việc nếu thấy cần thiết. Và các giấy tờ, tài liệu mà một trong các bên đệ trình theo thủ tục viết phải được gửi cho phía bên kia một bản photocopy có chứng thực của Tòa án. Như vậy, về mặt trình tự, thủ tục thì thủ tục viết của 2 tòa ECJ và ICJ là giống nhau. Thủ tục này là giai đoạn giúp cho các bên đưa ra các chứng cứ, dữ kiện để làm rõ quan điểm của mỗi bên.
2.Thủ tục nói tại tòa CJE và so sánh với tòa ICJ.
Thủ tục nói tại CJE như sau:
-Tòa gửi cho các bên bản báo cáo sơ bộ của thẩm phán, báo cáo viên.
-Mở phiên xét xử công khai (theo kiểu hỏi – đáp và biện hộ). Phiên xét xử diễn ra với hội đồng có thể gồm 3, 5 hoặc 13 thẩm phán.
-Thẩm phán – báo cáo viên đọc báo cáo của mình (được làm bằng ngôn ngữ chính thức của vụ việc, thông thường là tiếng của nguyên đơn).
-Tòa tiến hành xét hỏi các bên và cho tiến hành tranh tụng bằng lời. Trong khi tham dự phiên tòa, Chủ tọa, các thẩm phán và công tố viên có thể đặt câu hỏi cho người đại diện, cố vấn hoặc luật sư của các bên (Điều 57). Vào cuối thủ tục nói, các công tố viên sẽ đưa ra ý kiến của mình (Điều 59) và sau đó, chánh án sẽ công bố kết thúc thủ tục nói.
Sau khi nghe ý kiến của công tố viên, Tòa án có thể đưa ra hoặc lặp lại hoặc mở rộng bất cứ biện pháp thẩm cứu nào và chỉ định Thẩm phán-báo cáo viên thực thi (Điều 60), hoặc là ra lệnh mở lại thủ tục nói (Điều 61).
Ban thư ký phải lập biên bản mỗi phiên tòa. Biên bản phải có chữ ký của Chánh án cùng với ban thư ký và trở thành hồ sơ chính thức. Các bên có thể kiểm tra biên bản và nhận bản sao chép (Điều 62).
*So sánh với thủ tục tố tụng tại ICJ: Về cơ bản, thủ tục tranh tụng tại Tòa ICJ và thủ tục tranh tụng tại Tòa CJE giống nhau ở điểm sau:
-Tòa đều là người quyết định ngày, giờ, địa điểm xét xử.
-Tòa tiến hành xét hỏi các bên và cho tiến hành tranh tụng bằng lời (với ngôn ngữ chính thức của vụ việc là ngôn ngữ do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa sẽ ưu tiên ngôn ngữ của bên nguyên đơn).
-Kết thúc giai đoạn tố tụng theo thủ tục nói, Tòa đưa ra phán quyết.
Tuy nhiên, giữa hai Tòa án CJE và ICJ, có tồn tại những điểm khác nhau như sau:
-Mở phiên tòa xét xử, tại CJE việc mở phiên tòa là công khai (Điều Khoản 2 Điều 56, Quy định về thủ tục của CJE). Đối với Tòa ICJ, phiên tòa được xét xử công khai nếu như không theo một quyết nghị khác của Tòa hay các bên có yêu cầu thì khi đó phiên tòa sẽ được xét xử kín (Điều 46).
-Trong quá trình tranh tụng, công tố viên được phát biểu quan điểm của mình vào thời điểm chủ tọa tuyên bố kết thúc phiên tòa (Điều 59 Khoản 2, Quy định về thủ tục của Tòa CJE). Đối với ICJ, chủ tọa tuyên bố kết thúc phiên tòa khi đại diện, luật sư của các bên hoàn thành việc trình bày, giải thích vụ án.
3.Nghị án và phán quyết tại Tòa CJE và so sánh với Tòa ICJ.
Tại Tòa CJE, phần nghị án và phán quyết được tiến hành như sau:
-Tòa nghị án trên cơ sở báo cáo của thẩm phán – báo cáo viên, không có sự tham gia của Công tố viên và thư ký tòa.
-Tòa ra phán quyết theo cơ chế đa số. Phán quyết của Tòa được ký bởi Chánh án cùng các thẩm phán tham gia phiên tòa và ban thư ký, sau đó được đóng dấu và nộp lưu chiểu (Khoản 2 Điều 64). Phán quyết của Tòa và kết luận của công tố viên sẽ được cập nhật trên website chính thức của Tòa bằng 23 ngôn ngữ của EU vào ngay ngày phán quyết được tuyên và sau đó sẽ được in trên tập án lệ của Tòa.
-Phán quyết của tòa có hiệu lực ngay từ khi tuyên án (Điều 65).
*So sánh với thủ tục tố tụng tại ICJ: Giữa hai tòa CJE và ICJ, về thủ tục tố tụng này khác biệt nhau rất nhiều.
-Xét về phán quyết:
+Tại Tòa CJE, phán quyết thông qua theo đa số. Nếu số phiếu thuận và chống ngang nhau thì theo quyết định của Chánh án. Phán quyết này được ký bở tất cả các thẩm phán tham gia phiên tòa. Phán quyết có hiệu lực ngay từ khi tuyên án.
+Tại Tòa ICJ: Vụ án có thể kết thúc mà Tòa không cần đưa ra phán quyết, đó là các trường hợp: bên tự giải quyết và đạt được thỏa thuận hòa bình giải quyết; bên nguyên đơn rút đơn kiện; cả hai bên thỏa thuận từ bỏ vụ kiện
Nếu không rơi vào các trường hợp trên, vụ án kết thúc bằng một bản án xét xử nội dung, được thông qua sau quá trình nghị án.
-Xét về giá trị phán quyết:
+Tại Tòa CJE: Mặc dù, Phán quyết của Tòa hoặc Tòa sơ thẩm có giá trị bắt buộc đối với các bên có liên quan. Tuy nhiên, trong trường hợp quốc gia không thực hiện phán quyết của Tòa thì có thể thêm một thủ tục xét xử nữa, trong đó nước thành viên không tuân thủ theo phán quyết có thể bị phạt tiền vì sự chậm trễ thực hiện phán quyết của Tòa. Như vậy, phán quyết của Tòa sơ thẩm hoặc của tòa án liên minh châu Âu có thể bị kháng cáo và được xem xét lại.
+Tại Tòa ICJ thì phán quyết của Tòa có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các bên. Nếu một trong các bên không chịu thi hành bản án, phía bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng bảo an can thiệp, buộc phải chấp hành.
KẾT LUẬN
Thông qua phần trình bày ở trên, chúng ta phần nào nắm được rõ hơn về tiến trình tố tụng và nội dung của thủ tục đó tại Tòa CJE. Đồng thời nhận biết được những điểm tương đồng và khác biệt giữa Tòa CJE và Tòa ICJ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại họa Luật Hà Nội, NXB CAND,2009.
2.Tập bài giảng môn Liên minh châu Âu, ThS.Lê Minh Tiến.
3.Trang web: vi.wikipedia.org;
www.chinhphu.vn;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thủ tục tố tụng của Tòa công lý châu Âu (CJE) và so sánh với thủ tục tố tụng của Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ).doc