Mục lục
Lời mở đầu
Phần I. Cơ sở lý thuyết về cán cân thanh toán quốc tế 3
1. Những khái niệm cơ bản 3
2. Các bộ phận của cán cân thanh toán
2.1. Cán cân vãng lai 4
2.1.1. Cán cân thương mại 4
2.1.2. Cán cân dịch vụ 4
2.1.3. Cán cân thu nhập 5
2.1.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều 5
2.2. Cán cân vốn 6
Phần II. Phân tích tình hình BOP của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010
1. Cán cân vãng lai (Current Account CA) 8
1.1.Cán cân thương mại (TB) 10
1.2. Cán cân dịch vụ (S¬E) 14
1.3. Cán cân thu nhập (IC¬¬) 15
1.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Tr) 15
2. Cán cân vốn (Capital Balance – K) 18
2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 19
2.2.Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) 21
2.3.Tín dụng thuộc khu vực nhà nước (ODA) 23
Phần III: Nguyên nhân và giải pháp khuyến nghị
1. Nguyên nhân: 24
2. Giải pháp 31
2.1. Giải pháp trong ngắn hạn 31
2.2. Giải pháp trong dài hạn 32
Kết luận
Tài liệu tham khảo
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9763 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích tình hình cán cân thanh toán quốc tế của Việt nam giai đoạn 2005 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính của Woldbank, trong năm 2007, 2008 cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt 6,953 tỷ đô, 10,787 tỷ đô tương đương 10 % và 12% GDP, vượt ngưỡng an toàn ( 5% GDP) 2 lần, tất cả những con số này cho thấy thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam đã thật sự đáng báo động. Nguyên nhân do những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới tới nền kinh tế Việt Nam , lạm phát trong nước tăng cao trong những tháng đầu năm 2008 ( theo IMF lạm phát cả năm là 28% ), giá xăng dầu trên thế giới tăng cao… Sang năm 2009, thâm hụt cán cân vãng lai tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Cán cân thanh toán năm 2010 nước ta vẫn thâm hụt 4 tỷ USD, tuy có cải thiên hơn so với năm 2009 (6,93 tỷ USD). Tuy nhiên, tính một cách chi tiết thì con số này vào khoảng 2,5 tỷ USD, do lượng kiều hối đạt khoảng 8,4 tỷ USD, FDI, FII (tính riêng dòng tiền vào thị trướng chứng khoán dương khoảng 1 tỷ USD), ODA…đều đạt được kết quả tốt.
Sau đây chúng ta đi vào phân tích tình hình của các cán cân bộ phận hình thành nên cán cân vãng lai.
1.1.Cán cân thương mại (TB)
Giai đoạn từ năm 2005-2010:
Ta có bảng số liệu sau:
Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2005-2007
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
XK hàng hóa giá FOB
32.447
39.826
48.561
62.685
57.096
71.600
NK hàng hóa giá FOB
34.886
42.602
58.921
75.467
65.402
83.900
TB=XK-NK
-2.439
-2.776
-10.360
-12.782
-8.306
-12.3
% so với GDP(%)
-3.9%
-4.6%
-14,5
-14,15%
-8,54%
-11,7%
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Worldbank data.
Trong 2 năm 2005, 2006 mức thâm hụt cán cân thương mại tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, và đặc biệt trong năm 2007, cán cân thương mại thâm hụt ở mức kỷ lục cao lên tới 10.360 triệu USD, chủ yếu do tốc độ tăng của xuất khẩu nhỏ hơn tốc độ tăng của nhập khẩu.
Năm 2008 cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt cao hơn năm 2007, lên tới 12.782 tỷ USD. Nguyên nhân chính là do giá cả hàng hóa trên thế giới tăng cao và khủng hoảng khiến các nước hạn chế nhập khẩu. Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tháng 12/2008 ước đạt 4,9 tỷ USD, tăng 16,2% so với tháng trước chủ yếu do sản lượng dầu thô khai thác tăng, mức tiêu thụ hàng dệt may mạnh hơn vào tháng cuối năm và lượng gạo xuất khẩu đã tăng trở lại.
Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước đạt 62,685 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,685 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%.
Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong năm 2008 là Hoa Kỳ đạt 11,6 tỷ USD, ASEAN đạt 10,2 tỷ USD, EU đạt 10 tỷ USD, Nhật Bản đạt 8,8 tỷ USD. Các thị trường nhập khẩu của Việt Nam, ASEAN đạt 19,5 tỷ USD, Trung Quốc đạt 15,4 tỷ USD, EU đạt 5,2 tỷ USD, Nhật Bản đạt 8,3 tỷ USD.
Một thực tế là trong nhiều năm nay, Việt Nam xuất siêu với Hoa Kỳ và EU nhưng nhập siêu từ Trung Quốc và các nước ASEAN rất lớn, trong năm 2008, Việt Nam đã nhập siêu hơn 10 tỷ USD với Trung Quốc và hơn 9 tỷ USD với các nước ASEAN, nguyên nhân là do suy thoái kinh tế thế giới khiến cho thị trường các nước này cũng bị giảm sút và hàng hóa giá rẻ của các nước này đã ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam.
Năm 2009 là năm kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, giá cả hàng hóa thế giới sau thời kì tăng giá vào khoảng 3 quý đầu năm 2008 đã có chiều hướng giảm mạnh trên thị trường thế giới cùng với xu hướng giảm mạnh của giá dầu, điều này gây ra khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của nhiều nước và Việt Nam.
Từ bảng số liệu của IMF, chúng ta nhận thấy, thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam gia tăng rất nhanh qua các năm. Trong khi IMF dự báo mức thâm hụt cán cân thương mại năm 2009 là 7 tỉ đô la Mỹ trong bối cảnh suy thoái kinh tế, thì thông tin trong tháng 11-2009 cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ước tính con số đó cho cả năm 2009 là 11 tỉ đô la Mỹ.
Nếu như trong các năm 2005-2006, kiều hối (chiếm hơn 90% khoản mục “Chuyển giao”) đã vượt quá nhu cầu cần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, làm giảm nhẹ đáng kể thâm hụt của cán cân vãng lai, thì nay, tình hình trên đã trở nên xấu hơn nhiều trong năm 2009.
Thông tin từ Ngân Hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2009, lượng kiều hối nhận được tại các ngân hàng trên địa bàn vào khoảng 2,6 tỉ đô la Mỹ, chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Chúng ta biết rằng, TPHCM là nơi nhận gần 60% tiền kiều hối cả nước. Con số kiều hối cả nước nhận được trong năm 2009 xấp xỉ 6 tỉ đô la.
Trong năm 2010, bức tranh xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có phần sáng sủa hơn với số liệu từ tổng cục thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỷ USD tăng 25,5% so với năm 2009, về giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 14,5 tỷ USD. Năm 2010 là năm thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38,8 tỷ USD (tính cả dầu thô) tăng 27,8% so với năm 2009 và chiếm 54,2% tổng kim ngạch của cả nước, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt 32,8 tỷ USD tăng 22,7% so với năm 2009.
Nhiều mặt hàng trong năm 2010 tăng mạnh về số lượng xuất khẩu, giúp duy trì tăng trưởng xuất khẩu và thể hiện được quy mô mở rộng sản xuất. Lượng hàng công nghiệp tăng lên đã góp phần bù đắp cho lượng hàng khoáng sản, dầu thô giảm mạnh (dầu thô và than đá giảm 3,8 tỷ USD). Giá xuất khẩu năm 2010 của nhiều mặt hàng cũng tăng mạnh, trong đó nhiều mặt hàng được hưởng lợi từ tăng giá thế giới như gạo, cà phê, cao su, dầu thô, than, đồng thời hưởng lợi các vụ thiên tai, hạn hán tại Nga, Trung Quốc….một số hàng hóa tăng giá khá do hàm lượng chế biến tăng lên như dệt may, thủy sản, gỗ, dây và cáp điện,…
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có xu hướng tăng ở ngành công nghiệp chế tạo và hàng hóa có hàm lượng chất xám cao. Tỷ trọng hàng hóa ngành công nghiệp chế biến so với 2009 tăng mạnh từ 63,4% lên 67,9%, nhóm khoáng sản giảm từ 15,2% xuống 11,1%,…
Về nhập khẩu năm 2010 của cả nước ước đạt 84 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2009, về giá trị tương đương tăng 14 tỷ USD, trong đó doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 47,5 tỷ USD chiếm 56,6% tổng kim ngạch tăng 8,3% so với năm 2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 36,5 tỷ USD chiếm 43,4% tổng kim ngạch và tăng 39,9% so với năm 2009.
Nhập siêu cả nước ước đạt khoảng 12,3 tỷ USD, thấp hơn so với dự báo từ đầu năm 13,5 tỷ USD bằng 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt mục tiêu Chính phủ đã đề ra.
Một số hàng hóa cần nhập khẩu giảm khá mạnh năm qua là clinker giảm 38%, xăng dầu giảm 28,6%, khí đốt hóa lỏng giảm 14%, phân bón giảm 22%, thép các loại giảm 10%, ô tô nguyên chiếc giảm 45%,…chủ yếu do sản xuất trong nước phần nào đáp ứng được nhu cầu.Điều này không dễ dàng gì vì giá cả trên thế giới đang tăng, trong khi đó các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu của VN lại chưa thể một sớm một chiều triển khai được, ví dụ việc xây dựng và thực hiện các hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu chuyên ngành, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng xuất khẩu v.v...
Để bù đắp tài chính cho nhập siêu thường có 3 giải pháp tức thời là: Tín dụng thương mại (các nhà nhập khẩu xin được thanh toán chậm); vay bằng ngoại tệ (ngân hàng vay rồi cho doanh nghiệp vay lại hoặc doanh nghiệp vay trực tiếp); trích từ dự trữ ngoại hối của NHTW (thị trường thiếu ngoại tệ, NHTW phải lấy ngoại tệ trong dự trữ quốc gia ra để đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của thị trường).
Nhìn lại cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho thấy một nền kinh tế được bù đắp thương mại dựa vào kiều hối và vay nợ thì chưa thể bền vững. Vấn đề mấu chốt để giải quyết vấn đề thâm hụt cán cân vãng lai và ổn định sức mua của đồng VN là phải giảm nhập siêu về từ 20% tổng kim ngạch xuất khẩu trở xuống.
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng phải thu hút được tất cả các nguồn ngoại tệ có trong nước và tập trung lại để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ. Để thực hiện được hai vấn đề trên thì vai trò điều tiết của Nhà nước (áp dụng những biện pháp để ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối) là rất quan trọng.
Cán cân dịch vụ (SE)
Một điều dễ nhận thấy là, đối với nhiều nước phát triển thì cán cân dịch vụ là một phần quan trọng trong cán cân vãng lai nói riêng và cán cân thanh toán quốc tế nói chung, tuy nhiên đối với Việt Nam thì cán cân dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cán cân vãng lai cũng như toàn bộ cán cân thanh toán
Cán cân dịch vụ của Việt Nam từ năm 2000-2010
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
SE
-219
-8
-755
-915
-388
-550
XK
4.176
5.100
6.030
7.041
6.656
NK
4.395
5.108
6.785
7.956
7.044
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Worldbank data
Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy quy mô xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam nói chung còn rất nhỏ. Xét trên khía cạnh về tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch của xuất khẩu nói chung (bao gồm cả hàng hóa dịch vụ) thì tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ vừa nhỏ lại vừa có xu hướng giảm đi, nguyên nhân chính là do sức cạnh tranh của ngành dịch vụ nước ta trên thị trường thế giới còn chưa cao, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ luôn thấp, còn thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu hàng hóa.
Mặt khác, cơ cấu xuất khẩu dịch vụ còn một số điểm bất hợp lí và chuyển dịch chậm. Dịch vụ du lịch (xuất khẩu tại chỗ) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (55,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) nhưng tốc độ tăng còn thấp và “mật độ” khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, ở Châu Á và trên thế giới.
Ngoài du lịch, một số dịch vụ khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, như dịch vụ bảo hiểm, chỉ chiếm 1,1%, dịch vụ bưu chính viễn thông chiếm tỷ trọng 1,7%, dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5,5%.
Xet một cách khái quát thì, cán cân dịch vụ của nước ta hầu hết đều thâm hụt qua các năm. Trong năm 2009, cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt 388 triệu đô. Và trong năm vừa qua cán cân dịch vụ của chúng ta lại bị thâm hụt 550 triệu đô, theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam.
Cán cân thu nhập (IC)
Theo IMF và WB cán cân thu nhập bao gồm cả các khoản thu nhập của người lao động (là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại) và các khoản thu nhập đầu tư (là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và người không cư trú
Cán cân thu nhập của Việt Nam từ năm 2000-2010
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
IC
-1.205
-1.429
-2.190
-4.401
-3.028
-4.200
Thu
364
668
1.166
1.357
753
Chi
1.583
2.097
3.356
5.758
3.781
Đơn vị: triệu USD.
Nguồn: Wolrbank data.
Phần thu từ đầu tư của Việt Nam thì chủ yếu là tiền lãi của các khoản tiền gửi của người cư trú Việt Nam ở các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên những khoản tiền lãi đó rất nhỏ, thậm chí còn giảm đi vì ta rút ngoại tệ về cho vay trong nước. Ngược lại, những khoản phải thanh toán ngày càng tăng lên do phải trả lãi cho các khoản nợ nước ngoài. Những khoản nợ này khá lớn, hàng năm Việt Nam phải trả lãi khoảng mấy trăm triệu USD. Thêm vào đó những khoản chuyển lợi nhuận đầu tư cũng tăng lên do các dự án FDI được thực hiện dần. Tuy các khoản lãi tiền gửi có tăng lên nhưng các khoản chuyển lợi nhuận và trả lãi nợ nước ngoài tăng mạnh dẫn đến thu nhập đầu tư ngày càng bị thâm hụt.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo suy thoái kinh tế thế giới hầu hết NHTW các nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, cắt giảm lãi suất, trong đó điển hình như FED, trong năm 2008 đã 8 lần cắt giảm lãi suất, xuống mức thấp kỷ lục là 0,25%...điều này sẽ tác động làm giảm lãi suất của các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của người cư trú ở nước ngoài, làm giảm nguồn thu chủ yếu của cán cân thu nhập của Việt Nam. Mặt khác, do khó khăn về mặt tài chính nên nhiều doanh nghiệp FDI, chi nhánh các công ty nước ngoài có xu hướng chuyển khoản các khoản lợi nhuận về nước để hổ trợ công ty mẹ, làm tăng các khoản chi trong cán cân dịch vụ do đó trong hai năm 2008, 2009 cán cân thu nhập của Việt Nam tiếp tục thâm hụt với mức độ cao hơn so với năm 2007 và các năm trước đó. Trong năm 2010, cán cân thu nhập thâm hụt ở mức cao 4.2 tỷ.
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Tr)
Từ năm 2005 đến nay, cán cân chuyển giao vãng lai một chiều luôn thặng dư, đây luôn được coi là nguồn tài trợ quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam.
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam từ năm 2000-2010
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Net Tr
+ 4.423
+ 4.376
+ 6.352
+ 7.311
+ 5.448
+ 8.400
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Worldbank data
Trong cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam thì bộ phận chiếm tỷ trọng chủ yếu là chuyển giao tư nhân, còn bộ phận chuyển giao chính phủ chiếm tỷ trọng không đáng kể và thường xu hướng ổn định. Chuyển giao tư nhân của Việt Nam chủ yếu là chuyển tiền của người Việt Nam sống ở nước ngoài (kiều hối)… Tháng 10/1999, Thủ tướng đã kí quyết định số 170/1999/QD-TTG theo đó đã khuyến khích kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về. Hơn nữa, việc thiết lập thêm những kênh chuyển tiền mới đã giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm chuyển tiền qua các kênh chính thức và giúp giảm các chi phí chuyển tiền cũng như các rủi ro. Thêm vào đó, chính sách thu hút kiều hối ngày càng thông thoáng chẳng hạn như cho phép người Việt Nam trực tiếp mang tiền về nước mà không giới hạn số lượng chỉ cần khai báo hải quan, cho phép Việt kiều mua nhà hay đầu tư tại Việt Nam… Đặc biệt, việc Chính Phủ cho phép mở rộng đối tượng làm đại lí chi trả kiều hối đã tạo thêm nhiều kênh chuyển tiền từ nước ngoài về, làm tăng sự cạnh tranh giữa các tổ chức dịch vụ chi trả ngoại tệ tạo áp lực buộc các tổ chức này phải giảm chi phí chuyển tiền và nâng cao chất lượng dịch vụ. Chính những điều này đã tạo nên sự tăng vọt của lượng kiều hối chuyển về nước trong các năm trở lại đây, khiến cho chuyển giao tư nhân của Việt Nam tăng lên không ngừng, nhờ đó Chính phủ bù đắp được một phần thâm hụt của cán cân vãng lai.
Cụ thể, tính chung năm 2010, chuyển tiền một chiều ròng đạt gần 8.4 tỷ USD, tăng 25.6 % so năm 2009.
Đại diện nhiều ngân hàng thương mại cho biết, nguồn kiều hối năm 2010 chảy mạnh về Việt Nam và có mức tăng từ 20 đến 30% so với năm 2009. Theo ông Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty chi trả kiều hối Đông Á, năm nay đơn vị này ước đạt 1,2 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2009. Kiều hối chuyển về Việt Nam chủ yếu vẫn từ các thị trường truyền thống như Mỹ, Canada, Australia và một số thị trường có số lượng lao động xuất khẩu nhiều như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia.
Một chuyên gia tài chính thì cho rằng, ngoài việc chuyển tiền về hỗ trợ thân nhân, thời gian gần đây nguồn kiều hối cũng đổ về cho mục đích kinh doanh vàng, chứng khoán và bất động sản do chính sách liên quan đến kiều hối đã thoáng hơn trước. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu lao động ngày càng phát triển mạnh cũng khiến nguồn kiều hối về Việt Nam ngày càng dồi dào hơn.
Theo thống kê của Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước ước tính lượng kiều hối được chuyển về Việt Nam trong tháng 12/2010 đạt khoảng 770 triệu USD.Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, lượng kiều hối chuyển về địa bàn đến cuối năm nay ước đạt 3,87 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, lượng kiều hồi năm 2011 của Việt Nam sẽ tăng thêm 6,2%..
2. Cán cân vốn (Capital Balance – K)
Cán cân vốn của Việt Nam từ năm 2005 – 2010
(Đơn vị: tỷ USD)
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
K
3.087
3.088
17.54
13.4
12.3
11.54
Nguồn: Worldbank data.
Cán cân vốn của Việt Nam bao gồm các bộ phận cơ bản: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FII), các khoản nợ ngắn hạn, tín dụng thương mại, các khoản nợ trung – dài hạn và tài sản ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại. Trong đó, FDI, FII và ODA là các khoản mục ảnh hưởng chủ yếu lên cán cân vốn.
2.1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2005 – 2010
Đơn vị: tỷ USD
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
FDI
1.889
2.315
6.55
10
7.4
11.14
Nguồn: Worldbank data.
Trong năm 2005, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mới thật sự khởi sắc, khi Việt Nam thật sự trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài với sự thông thoáng hơn trong cơ chế cũng như nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, con số dự án đăng ký có vốn đầu tư nước ngoài năm 2005 là 970 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 2 tỷ USD.
Năm 2006 đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tới năm 2007 thì đầu tư nước ngoài đã thực sự bùng nổ ở Việt Nam với những con số hết sức ấn tượng, tổng số đã có 1.544 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký đạt 20,3 tỷ USD, tổng số vốn giải ngân là 6,5 tỷ USD, nguyên nhân chính là do năm 2007 là năm đầu Việt Nam thực hiện các cam kết của mình khi gia nhập WTO, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư. Dòng tiền FDI của năm 2008 là gần 10 tỷ USD, tăng vọt so với các năm trước giúp làm bội thu cán cân thanh toán tài khoản vốn. Tuy nhiên, so với các nước Đông Nam Á thì thu hút vốn FDI của Việt Nam chỉ đứng thức 4 sau Singapore (22,7 tỷ USD), Thái Lan (10,1 tỷ USD), Malaysia (8,1 tỷ USD); và trong các năm này, xu hướng dòng vốn FDI không tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến và nông nghiệp, mà tập trung vào các ngành bất động sản, khách sạn, nhà hàng (chiếm 63%) nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao. Sự dịch chuyển dòng vốn FDI như vậy cần được xem xét dưới góc độ hiệu quả kinh tế, trình độ công nghệ đi kèm với FDI và năng lực xuất khẩu trong tương lai.
Trong năm 2009 con số FDI được giải ngân đạt 7.4 tỷ USD, thấp hơn so với năm 2008 là 2.6 tỷ USD, năm 2010 FDI tăng 10% so với năm 2009 ở mức 8.14 tỷ USD.
Với mức giải ngân vốn FDI trong năm 2010 đạt 11 tỷ USD, tổng mức giải ngân tăng khoảng 10% so với cùng năm 2009. Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt xấp xỉ 18.6 USD, bằng 82% so với năm ngoái. Trong đó, 17.2 tỷ USD là vốn cấp mới và 1.4 tỷ USD là vốn đăng ký tăng thêm. Trong số vốn đăng ký này có đóng góp của dự án du lịch bất động sản trị giá 4 tỷ USD ở Hội An, tỉnh Quảng Nam vừa được cấp phép vào những ngày cuối cùng trong năm.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục là nhân tố quan trọng giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán và thúc đẩy xuất khẩu. Thế nhưng, xu hướng những nguồn vốn FDI gần đây lại tập trung ở các ngành có lợi nhuận cao như bất động sản, khách sạn và nhà hàng mà không chú trọng đến những ngành sản xuất. Đây là điều mà chúng tôi rất băn khoăn về lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong vài năm tới. Do đó, nhà nước cần hướng các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam dưới dạng doanh nghiệp sản xuất nhằm vực dậy nền sản xuất trong nước và tận dụng được nguồn lao động dồi dào của quốc gia.
2.2.Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII).
Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư xuyên biên giới. Nó chỉ là các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ vủa doanh nghiệp giống như trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam đã có những thành công trong thu hút FDI, song việc thu hút FII thì vẫn còn nhiều những hạn chế.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2005 – 2010
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
FII
865
1.313
6.243
- 600
100
1.000
Đơn vị: triệu USD.
Nguồn: Worldbank data.
Năm 2005, nguồn vốn FII vào Việt Nam với vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam ước đạt 865 triệu USD, cùng với sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006 và nửa đầu 2007, con số vốn đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam cũng tăng lên rất nhanh, lên đến 1.313 triệu USD vào năm 2006 và 6.243 triệu USD vào năm 2007. Một phần nguyên nhân khiến FII tăng trưởng cao trong các năm 2006 và 2007 là có sự hoạt động mạnh mẽ của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ dẫn tới TTCK toàn cầu suy giảm, trong đó có TTCK Việt Nam khiến cho FII có xu hướng thoái lui khỏi TTCK Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Tuy nhiên năm 2009, khi TTCK Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu hồi phục với những phiên tăng điểm liên tiếp và khá bền vững thì dòng vốn này đã có xu hướng quay trở lại.
Luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) tiếp tục duy trì xu hướng thặng dư. Trong quý II/2010, các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên thị trường chứng khoán khoảng 500 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2010, vốn FII ròng đạt mức thặng dư 1,8 tỷ USD . Vốn FII thặng dư lớn là do đầu năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế (theo phương pháp luận thống kê cán cân thanh toán quốc tế giao dịch này phải được thống kê vào hạng mục FII thay vì vay nợ của Chính phủ).
2.3.Tín dụng thuộc khu vực nhà nước ODA
Trong đề án thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006-2010, từ nay đến 2010, Việt Nam cần tới 19-21 tỷ USD vốn ODA cam kết từ các nhà tài trợ.
Theo Đề án này, để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và đạt mức tăng trưởng bình quân 7,5-8%/năm, Việt Nam cần huy động tổng vốn đầu tư khoảng 2.200 nghìn tỷ đồng (theo tỷ giá năm 2005), tương đương gần 140 tỷ USD (theo tỷ giá hiện hành là 160 tỷ USD). Trong đó, 65% huy động từ các nguồn vốn trong nước và 35% từ các nguồn vốn ngoài nước.
Riêng nhu cầu về vốn ODA, trong 5 năm tới, cần thực hiện được khoảng 11 tỷ USD vốn ODA . Để thực hiện được nguồn vốn trên, cần phải có vốn ODA cam kết khoảng 19-21 tỷ USD.
Đề án dự báo, nguồn vốn này dành cho Việt Nam sẽ đạt mức cam kết khoảng 19-21 tỷ USD, bình quân 4 tỷ USD/năm, tăng trung bình 8% so với mức cam kết ODA năm 2005.
Đề án về thu hút vốn ODA giai đoạn tới cũng thông báo, cơ cấu vốn ODA thời gian tới tập trung nhiều nhất vào giao thông, BC-VT, cấp thoát nước, y tế, giáo dục, môi trường, KHCN... Riêng đầu tư nguồn vốn này cho công nghiệp và năng lượng giảm còn 15%.
Riêng với việc thu hút và sử dụng ODA sau 2010, Đề án nêu rõ, đến năm 2010, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1.050USD. Do vậy, tỷ trọng nguồn vốn ODA có điều kiện ưu đãi cao trong tổng vốn ODA sau 2010 sẽ giảm, đồng thời vốn vay ODA có điều kiện gần với điều kiện vốn vay thương mại có thể sẽ tăng lên.
Chúng tôi xin được nói một chút về hạng mục “lỗi và sai sót” và đôi chút bình luận về cán cân năm 2011 của việt Nam: Theo ADB cho hay rằng, cán cân tổng thể năm 2011 sẽ cân bằng. Trong đó, cán cân vãng lai thâm hụt 4 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư 6 tỷ USD nhưng lỗi và sai sót ở mức âm 2 tỷ USD. Lỗi sai sót năm 2009 ở mức âm 10,26 tỷ USD, năm 2010 âm 4,36 tỷ USD. Theo Quỹ Dragon Capital, nguyên nhân chính gây lỗi và sai sót là do nhập lậu vàng. Tình trạng nhập lậu vàng thực tế cao hơn con số 20-40 tấn/năm.
Sau đây là bảng tổng hợp về cán cân thanh toán tổng thế của quốc gia trong giai đoạn 2005 – 2010 để bạn đọc tiện theo dõi.
Đơn vị: triệu USD.
Kí hiệu
Nội dung
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Net CA
Cán cân vãng lai ròng
-560
-163
-6.953
-10.787
-6.274
-5.480
Net TB
Cán cân thương mại ròng
-2.439
-2.776
-10.360
-12.782
-8.306
-12.300
Net SE
Cán cân dịch vụ ròng
-219
-8
-755
-915
-388
-550
Net IC
Cán cân thu nhập ròng
-1.205
-1.429
-2.190
-4.401
-3.028
-4.200
Net Tr
Cán cân chuyển giao 1 chiều ròng
+ 4.423
+ 4.376
+ 6.352
+ 7.311
+ 5.448
+ 8.400
Net K
Cán cân vốn ròng
3.087
3.088
17.540
13.400
12.300
11.540
FDI ròng
1.889
2.315
6.400
7.000
7.400
10.14
Vay trung, dài hạn ròng
921
1.025
2.045
964
1020
2.500
Vay ngắn hạn ròng
46
-30
79
168
255
500
Đầu tư gián tiếp
865
1.313
6.243
- 600
100
1.000
Tiền và tiền gửi
-634
-1.535
2.623
4.800
OM
Lỗi và sai sót
-397
1.400
-565
- 108
- 13.350
- 4.36
OB
Cán cân tổng thể
2.130
4.325
10.022
1.533
-8.000
-4.000
Phần III: Nguyên nhân và giải pháp khuyến nghị
1. Nguyên nhân
Trước khi đi tìm giải pháp cho những thâm hụt thương mại nêu trên, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11-1-2007, thì chúng ta hãy tìm căn nguyên cho vấn đê này:
Tỷ giá để VND bị định giá cao trong nhiều năm, hàng xuất khẩu thô là chính yếu, do không có công nghiệp phụ trợ nên chúng ta nhận gia công các mặt hàng phải nhập khẩu nguyên vật liệu tới 70%-90%, trong đó điển hình là gia công nhựa, phải nhập khẩu tớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam 2005 thời kì 2005 - 2010 và Giải Pháp khuyến nghị.doc