MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẨN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 3
1.1. Giới thiệu 3
1.2. Lịch sử hình thành 3
1.3. Lĩnh vực hoạt động 5
1.4. Sơ đồ tổ chức 6
1.5. Định hướng chiến lược 7
2. MỘT VÀI NÉT VỀ TÌNH ÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 8
2.1. Tổng quan về tình hình thủy sản của Việt Nam 8
2.2. Kim ngạch Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 9
2.3. Thị trường Xuất khẩu hàngthủy sản Việt Nam 12
3. TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN AN GIANG 15
3.1. Kim ngạch xuất khẩu 15
3.2. Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu nhóm hàng 17
3.3. Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị trường 19
3.4. Ký kết và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu 22
3.5. Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức kinh doanh 24
3.6. Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức thanh toán 26
3.7. Kim ngạch xuất khẩu theo điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 28
4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 31
5. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 32
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4507 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất thế giới. Theo Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) Trương Đình Hòe, xuất khẩu thủy sản 2007 tăng 11.94% so với năm trước. Tuy nhiên mức tăng này chưa đạt như kỳ vọng trong năm đầu tiên gia nhập WTO. Lý do là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đối mặt với quá nhiều rào cản an toàn thực phẩm của những thị trường vốn là thế mạnh Việt Nam.
Nga vốn là thị trường truyền thống và khá dễ tính của thủy sản Việt Nam, 2007 bắt đầu thắt chặt kiểm soát chất lượng. Từ chỗ xuất khẩu tự do, chỉ có 24 doanh nghiệp được phép đưa hàng vào Nga sau khi trải qua các đợt kiểm tra điều kiện sản xuất trực tiếp của cơ quan chức năng nước này.
Ngay ngày đầu tiên của năm 2008, phía Nga đưa tin cấm 3 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cùng một số công ty các nước khác.
Nhật là thị trường lớn thứ ba của thủy sản Việt Nam, năm 2007 cũng dựng rào kiểm tra 100% hàng Việt. Xuất khẩu vào Nhật ngày càng khó. Cạnh tranh giữa các quốc gia trong việc xuất khẩu tôm sú hay tôm thẻ chân trắng, theo ông Trương Đình Hòe, cũng gia tăng gay gắt, làm ảnh hưởng đến sản lượng ra nước ngoài của Việt Nam.
Năm 2008, Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với khối lượng nhập khẩu là 349 ngàn tấn với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26% về giá trị. Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 26/27 quốc gia thuộc khối này, đứng đầu là 5 thị trường: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ.
Trong 61 sản phẩm thủy sản Việt Nam được nhập khẩu vào EU, cá tra, basa tăng 23,8%, tôm tăng 47,6%, mực bạch tuộc đông lạnh tăng 26,6%, cá ngừ tăng 21,6% so với năm 2007.
Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, với khối lượng nhập khẩu trên 134 ngàn tấn, giá trị đạt hơn 828 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 11% về giá trị so với năm trước.
Là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2008, Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 3 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Tỷ trọng của thị trường Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nước này giảm.
Năm 2009, tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có chiều hướng giảm so với năm 2008 do khủng hoảng kinh tế nên một số nước cố tình sử dụng các phương tiện truyền thông để đưa những thông tin sai lệch, không trung thực cá tra, basa Việt Nam nhằm bảo hộ hàng của nước mình và 1 phần do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sụt giảm. Tuy nhiên đến cuối năm thì tình hình khả quan hơn, một số quốc gia như Tây Ban Nha đã công nhận hàng thủy sản Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU. Tây Ban Nha hiện đang là thị trường tiêu thụ cá tra và cá basa Việt Nam nhiều nhất trong khối EU với lượng nhập khẩu mỗi năm ước tính khoảng 40.000 tấn.
Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 1998 - 2008 (trung bình 18%) và chỉ giảm trong năm 2009 do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Với sự hồi phục của nền kinh tế thế giới trong năm 2010, ngành thủy sản có thể sẽ lấy lại được tốc độ tăng trưởng cao.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm nay sẽ đạt 4,7 tỉ USD tăng khoảng 7,1% so với năm 2009 do kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản… là những thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam đang trên đà phục hồi.
2.3. Thị trường xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam:
Tốc độ tăng trưởng thủy sản 5 năm gần đây chậm lại.
Mỹ, Nhật, EU là 3 động lực cầu thủy sản thế giới.
Năm 2030: các nước đang phát triển sẽ là nguồn cầu và cung chính của thủy sản thế giới, thúc đẩy tổng cầu vượt tổng cung.
Động lực tăng trưởng sản lượng thủy sản thế giới:nuôi trồng thủy sản (do thủy sản đánh bắt đã bị khai thác tới giới hạn).
11 tháng năm 2009, Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang 35 thị trường chính, nhưng chủ yếu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ. Đứng thứ nhất về kim ngạch xuất khẩu là thị trường Nhật Bản với 698.807.315USD, chiếm 18,03% tổng kim ngạch; tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ với 652.909.361USD, chiếm 16,84%.
Trong số 35 thị trường xuất khẩu chính có 7 thị trường xuất khẩu có kim ngạch tăng so với tháng 10, còn lại hầu hết các thị trường đều giảm kim ngạch so với tháng 10/2009.
Các thị trường có kim ngạch giảm mạnh so với tháng 10 đó là: kim ngạch xuất sang Ba Lan giảm 57,21%; Mexico giảm 48,44%; Thụy Điển giảm 35,85%; Malaysia giảm 34,77%; Hà Lan giảm 32%; Italia giảm 32%; Indonesia giảm 21,16%; Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất giảm 20%.
Các thị trường có kim ngạch tăng so với tháng 10/2009 đó là: Nga tăng 63,78; Thái Lan tăng 62,69%; Ả Rập Xê út tăng 58,61%; Philippines tăng 12,57%; Tây Ban Nha tăng 10,36%; Hàn Quốc tăng 5,82%; Hồng Kông tăng 5,21%.
Dưới đây là các số liệu về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 11 tháng đầu năm 2009 tính theo USD
STT
Thị trường
Tháng 11
11 tháng
Tổng cộng
383.980.693
3.876.740.053
XK của DN vốn FDI
31.838.985
315.757.761
1.
Ai cập
7.038.063
53.658.932
2.
Anh
7.034.578
80.547.081
3.
Ả Rập Xê út
2.692.856
25.948.843
4.
Ba Lan
3.923.419
48.048.957
5.
Bỉ
8.995.378
97.217.278
6.
Bồ Đào Nha
4.792.481
45.464.276
7.
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
2.304.493
25.160.304
8.
Campuchia
1.579.016
15.706.890
9.
Canada
9.636.756
98.875.441
10.
Đài Loan
9.063.212
91.898.102
11.
Đan Mạch
2.751.179
21.786.807
12.
Đức
15.178.407
191.886.218
13.
Hà Lan
9.569.769
109.764.868
14.
Hàn Quốc
31.216.782
281.452.120
15.
Hoa Kỳ
57.632.752
652.909.361
16.
Hồng kông
6.475.511
70.599.373
17.
Hy Lạp
1.870.752
13.726.430
18.
Indonesia
1.837.100
10.807.095
19.
I rắc
527.992
3.171.746
20.
Italia
7.608.854
105.944.535
21.
Malaysia
2.004.958
29.120.409
22.
Mexico
4.454.453
64.966.201
23.
Nga
6.943.275
82.335.568
24.
Nhật Bản
75.902.194
698.807.315
25.
Australia
13.723.560
117.458.820
26.
Pháp
7.934.413
75.653.366
27.
Philippines
1.758.505
14.625.318
28.
Séc
1.775.927
12.349.037
29.
Singapore
5.376.805
52.246.476
30.
Tây Ban Nha
11.978.907
141.807.588
31.
Thái Lan
6.805.316
63.084.922
32.
Thuỵ Điển
1.288.222
15.259.016
33.
Thuỵ Sĩ
3.048.376
36.229.314
34.
Trung Quốc
12.684.492
101.361.327
35.
Ucraina
4.876.978
67.856.612
(Vinanet)
3. TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN AN GIANG (AGIFISH)
3.1. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
Tình hình KNXK và tốc độ tăng giảm XK của Cty
Năm
Kim ngạch Xuất Khẩu (USD)
Mức tăng (giảm) XK
Qui mô Cty/ VN
GIÁ TRỊ (USD)
TỶ TRỌNG
(%)
2007
54,800,000
-
-
1.46%
2008
88,610,000
+33,810,000
+61.7%
1.97%
2009
55,300,000
-33,310,000
-37.6%
1.32%
Nguồn: công ty Agifish
Tình hình XK thuỷ sản của Việt Nam
Năm
Kim ngạch Xuất khẩu (USD)
Mức tăng (giảm) XK
GIÁ TRỊ
(USD)
TỶ TRỌNG
(%)
2007
3,750,000,000
-
-
2008
4,500,000,000
+750,000,000
+20.00%
2009
4,200,000,000
-300,000,000
-6.67%
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Nhận xét:
Nhìn chung, qua 3 năm, KNXK của Công ty phát triển không ổn định.
Năm 2008, KNXK tăng đáng kể so với 2007 với mức tăng tuyệt đối là 33,810,000 USD tương ứng với 61.7%.
Tuy nhiên năm 2009 so với 2008, KNXK lại giảm xuống đáng kể 33,310,000 USD tương đương giảm 37.6%; cho thấy tốc độ giảm 2009 gần bằng ½ tốc độ tăng 2008.
So với cả nước, qui mô XK của Công ty từng năm từ 2007 đến 2009 còn nhỏ, bình quân chỉ chiếm khoảng 1.58% so toàn ngành XK thủy sản của cả nước nên sẽ khó khăn cho Cty khi thực hiện các hợp đồng XK lớn.
Tốc độ tăng KNXK của công ty 2008 (61.7%) nhanh hơn tốc độ tăng cùng năm của cả nước (20%), trong khi vào 2009 tốc độ giảm của Công ty là 37.6%, nhanh hơn so với cả nước lúc đó chỉ giảm 6.67%.
Các nhân tố tác động:
Nhân tố khách quan:
Từ những tháng cuối năm 2008, chi phí sản xuất tăng do ảnh hưởng lãi suất vay, giá xăng dầu, điện, nguyên vật liệu và các chi phí dịch vụ xuất khẩu. Cúp điện thường xuyên làm đình đốn sản xuất, cũng làm giá thành tăng lên; khủng hoảng tài chính toàn cầu, biến động tỷ giá giữa USD và đồng tiền của các nước nhập khẩu làm giảm giá bán hàng; một số khách hàng chậm thanh toán, gây thiệt hại về kinh tế.
Do trong nước nguồn cung nguyên liệu giảm (tôm), các rào cản thương mại kỹ thuật từ các nước nhập khẩu (cụ thể là qui định dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, thuế chống bán phá giá).
Suy giảm kinh tế thế giới làm giảm tiêu thụ tại các thị trường về lượng lẫn về giá cả.
Báo chí ở 1 số nước như Ý, Tây Ban Nha, Nauy, khu vực Trung Đông và New Zealand thay nhau đưa tin không trung thực về sản phẩm cá tra, basa Việt Nam gây ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng.
Vốn tín dụng bị hạn chế. Số lượng các nhà máy chế biến cá tra, basa xây dựng mới tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất chế biến xuất khẩu sản phẩm này làm tăng áp lực cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, lao động, giá cả, thị trường, hiệu quả kinh doanh.
Nhân tố chủ quan:
Năm 2008, cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty lấy Nga làm chủ lực (khoảng 60%) nên khi mất thị trường Nga, 6 tháng đầu năm 2009 Công ty gặp rất nhiều khó khăn, lượng hàng tồn kho do không xuất hàng đi Nga đã tạo áp lực rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung.
Do biến động lực lượng lao động trong Công ty lớn, chi phí và giá thành sản xuất cao, hoạt động của bộ máy quản lý kém năng động...
3.2. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU NHÓM HÀNG
Mặt hàng XK
2007
2008
2009
SS 2008 với 2007
SS 2009 với 2008
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(3) – (1)
(3) / (1)
(5) – (3)
(5) / (3)
Cá tra, cá basa tươi
53.053
96.82
86.521
97.64
53.170
96.15
33.468
163.08
-33.35
61.45
Hàng GTGT
1.470
2.68
2.089
2.36
2.130
3.85
0.619
142.11
0.041
101.96
Tổng cộng
54.800
100.00
88.610
100.00
55.300
100.00
33.810
161.70
-33.31
62.41
(Theo nguồn công ty Agifish)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu về tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng cho thấy các mặt hàng tăng giảm không đồng đều qua các năm. Tỷ trọng các mặt hàng năm 2008 tăng 33.81 triệu USD so với 2007 tương ứng 61.70%, trong khi đó năm 2009 tỷ trọng giảm 33.31 triệu USD so với năm 2008 tương ứng là 37.59%.
Trong các mặt hàng Xuất khẩu thì xuất khẩu cá tra, cá basa tươi là mặt hàng trọng điểm, chủ lực của công ty, cụ thể: năm 2007 chiếm 96.82%, năm 2008 chiếm 97.64% và năm 2009 chiếm 96.15%. Mặt hàng Giá trị gia tăng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty.
Năm 2008 giá trị và tỷ trọng các mặt hàng đều tăng đáng kể so với năm 2007. Mặt hàng chủ lực cá tra, cá basa năm 2008 tăng 33.468 triệu USD tương ứng tăng 63.08% so với năm 2007. Còn mặt hàng GTGT tăng 0.619 triệu tương ứng 42.11% so với năm 2007.
Năm 2009 chỉ có mặt hàng GTGT tăng ít, trong khi đó mặt hàng Cá tra và cá basa giảm mạnh. Giá trị mặt hàng cá tra, cá basa năm 2009 giảm 33.351 triệu USD tương ứng giảm 38.55% so với năm 2008. Năm 2009 mặt hàng GTGT tăng 0.041 triệu USD tương ứng tăng 1.96% so với năm 2008. => Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kim ngạch của mặt hàng GTGT tuy có tăng nhưng tốc độ tăng chậm nên kim ngạch XK của năm 2009 vẫn giảm
Các nhân tố tác động:
Nhân tố khách quan:
Đạt được nhiều chứng nhận tiêu chuẩn trong nước cũng như của quốc tế.
Xuất hiện nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến cá tra, cá basa với công nghệ mới, hiện đại tăng cao dẫn đến cạnh tranh về thị trường
Cơ cấu thị trường thay đổi dẫn đến mất thị phần tại thị trường Nga dẫn đến không ký được một số hợp đồng lớn quan trọng với các đối tác, khách hàng lớn, quen thuộc
Chưa đa dạng hóa nhiều mặt hàng xuất khẩu thay thế để giảm rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu và tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của khách hàng
Suy giảm kinh tế thế giới còn làm giảm tiêu thụ tại các thị trường về lượng lẫn về giá cả.
Thị hiếu của khách hàng đóng vai trò quan trọng, thích sản phẩm cùng loại của công ty này hơn so với công ty khác.
Sự biến động về tỷ giá, lãi suất, vốn vay…
Nhân tố chủ quan:
Bao bì, mẫu mã chưa bắt mắt, không gây ấn tượng và dễ nhận biết đối với khách hàng và bị các doanh nghiệp cạnh tranh sản phẩm cùng ngành “nhái”
Các hoạt động marketing yếu, hệ thống phân phối chưa rộng rãi, phong phú và thuận tiện đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Các hoạt động tìm kiếm khách hàng, sales còn chưa được chú trọng
Tay nghề nhân viên còn đơn giản, công ty chú trọng sản xuất và tìm kiếm những hợp đồng là thế mạnh các mặt hàng chủ lực của công ty để tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh của công ty cũng như sự lành nghề, thành thạo của nhân công
Nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến xuất khẩu sản phẩm làm tăng áp lực cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, lao động, giá cả
Bị vướng các rào cản thương mại, kỹ thuật của các nước nhập khẩu như: dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, thuế chống bán phá giá
Chưa có thương hiệu, quảng bá sản phẩm rộng rãi
Chi phí đầu vào tăng cao như xăng, dầu, điện, nước, vật tư cho sản xuất, giá cả dịch vụ, nguồn nguyên vật liệu…
Biến động lực lượng lao động lớn
Hoạt động của bộ máy quản lý kém năng động
3.3. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
THỊ TRƯỜNG
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
TRỊ GIÁ
(USD)
TỶ TRỌNG
(%)
TRỊ GIÁ
(USD)
TỶ TRỌNG
(%)
TRỊ GIÁ
(USD)
TỶ TRỌNG
(%)
NAM MỸ
3,288,000
6
1,772,200
2
2,765,000
5
CHÂU Á
6,028,000
11
8,861,000
10
8,129,100
15
AUSTRALIA
8,220,000
15
7,974,900
9
7,808,360
14
TÂY ÂU
25,208,000
46
13,291,500
15
18,370,660
33
TRUNG ĐÔNG
1,096,000
2
1,772,200
2
7,747,530
14
HOA KỲ
548,000
1
345,579
0.39
5,391,750
10
ĐÔNG ÂU
10,412,000
19
54,592,621
62
5,087,600
9
TỔNG CỘNG
54,800,000
100
88,610,000
100
55,300,000
100
Nguồn: công ty Agifish
Nhận xét
Thị trường xuất khẩu chính của công ty được duy trì ổn định qua các năm, và luôn giữ vững khách hàng truyền thống ở Tây Âu, Châu Úc và Châu Á. Qua số liệu 3 năm thì ta có thể thấy thị trường xuất chính của công ty không đồng nhất, cụ thể:
Năm 2007 thị trường Tây Âu xuất 25,208,000 USD tương ứng 46% trong tổng kim ngạch của năm. Năm 2008 thì thị trường này chỉ chiếm 15% tỷ trọng tương ứng với 13,291,500 USD so với tổng kim ngạch của năm 2008. Nhưng qua năm 2009 thị trường này lại chiếm 33% tỷ trọng tương ứng 18,370,660 USD. Thị trường này tương đối ổn định.
Ở năm 2008 thì thị trường Đông Âu chiếm tỷ trọng khá cao 62% tương ứng 54,592,621 USD so với toàn kim ngạch của năm, thị trường này tăng đột biến so với năm 2007, chỉ chiếm 19% tỷ trọng tương ứng 10,412,000 USD của năm 2007. Tuy nhiên, qua năm 2009 thì thị trường này lại giảm một cách đáng kể chỉ chiếm 9% tỷ trong tương ứng 5,087,600 USD.
Về thị trường Hoa Kỳ thì năm 2007 chỉ chiếm 1% tỷ trọng tương ứng với 548,000 USD so với tổng kim ngạch, năm 2008 thì thị trường Hoa Kỳ lại giảm chỉ chiếm 0.39% tỷ trọng tương ứng 345,579 USD. Nhưng năm 2009, thì lại tăng khá nhiều chiếm 10% tỷ trọng tương ứng 5,391,750 USD so với tổng kim ngạch, vượt qua thị trường Đông Âu 1%, vốn là thị trường tăng khá mạnh ở năm 2008.
Kế đến là thị trường Trung Đông biến động mạnh ở năm 2009 chiếm 14% tỷ trọng tương ứng 7,747,530 USD. Các năm 2007, 2008 giữ ổn định chiếm 2% tỷ trọng, về giá trị thì năm 2008 trị giá xuất cao hơn 2007 là 676,200 USD
Các thị trường Nam Mỹ, Châu Á, Australia nhìn chung thì không biến động nhiều và giữ được mức ổn định. Cụ thể như thị trường Nam Mỹ qua 3 năm chiếm tỷ trọng từ 2%-6%. Thị trường Châu Á chiếm từ 10%-15% tỷ trọng. Thị trường Australia chiếm từ 9%-15% tỷ trọng.
Như vậy giá trị xuất khẩu qua các thị trường của công ty thì tăng cao ở năm 2008, còn 2007 và 2009 thì giữ mức bình quân.
Các nhân tố tác động:
Nhân tố khách quan :
Báo chí ở một số nước như Italia, Spain, Norway, khu vực Trung Đông và New Zealand thay nhau đưa thông tin không trung thực về sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam gây ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dung làm giảm nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này.
Do tình hình kinh tế khó khăn, nên các doanh nghiệp cạnh tranh nhau gay gắt về giá cả
Nhiều rào cản kỹ thuật được các nước nhập khẩu tiên tiến có nhiều thay đổi.
Tình hình khủng hoảng kinh tế ngày càng nghiêm trọng, lạm phát cao dẫn đến việc giảm tiêu thụ các mặt hàng này.
Nhân tố chủ quan :
Thương hiệu Agifish đã có chỗ đứng ổn định trên thị trường trong nước và xuất khẩu, được người tiêu dùng tín nhiệm.
Cải tiến công tác quản lý, quy trình kỹ thuật chế biến và đẩy mạnh việc đóng container thành phẩm xuất khẩu tại kho của các Xí nghiệp đông lạnh (gần 1000 container) giúp cho công ty tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh.
Agifish là doanh nghiệp duy nhất được Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đặc cách giảm tần suất kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm các lô hàng xuất khẩu.
Công ty đã liên hợp sản xuất cá sạch với 32 thành viên và nhận được chứng nhận liên hợp đạt tiêu chuẩn SQF1000.
Chất lượng sản phẩm xuất khẩu được cải thiện rõ rệt nhờ việc kiểm tra nghiệm ngặt trong lĩnh vực chế biến và bước đầu được triển khai tại vùng sản xuất nguyên liệu.
3.4. KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN CÁC HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
Năm
KÝ KẾT
THỰC HIỆN
So sánh thực hiện với kế hoạch
SLHĐ (hợp đồng)
TỔNG TRỊ GIÁ HĐ
(USD)
SLHĐ (hợp đồng)
TỔNG TRỊ GIÁ HĐ
(USD)
Sản lượng (%)
Trị giá thực hiện (%)
2007
43
54,317,000
42
53,053,000
97.67
97.67
2008
53
86,521,000
53
86,521,000
100
100
2009
45
54,500,250
40
53,170,000
88.88
97.55
So sánh 2008/2007
10
32,204,000
11
33,468,000
So sánh % 2008/2007
123.25
159.28
126.19
163.08
So sánh 2009/2008
-8
-32,020,750
-13
-33,351,000
So sánh % 2009/2008
84.90
62.99
75.47
61.45
Nhận xét
Nhìn chung, số lượng hợp đồng ký kết trong 3 năm 2007-2009 tăng giảm không đều.
Năm 2008 số lượng hợp đồng ký kết tăng 10 hợp đồng tương ứng 23.25% so với số lượng hợp đồng ký kết được năm 2007. Về trị giá hợp đồng ký kết tăng 32,204,000 USD tương ứng 59.28% trị giá hợp đồng ký kết năm 2007.
Năm 2009 về số lượng hợp đồng ký kết giảm 8 hợp đồng tương ứng 15.1% lượng hợp đồng ký kết năm 2008. Về trị giá hợp đồng ký kết năm 2009 giảm 32,020,750 USD tương ứng 37.01% so với năm 2008.
Như vậy trong giai đoạn 2007-2009 thì năm 2008 có số lượng hợp đồng ký kết tăng cao nhất trong 3 năm.
Năm 2008 thì tình hình thực hiện hợp đồng của công ty tăng 11 hợp đồng tương ứng 26.19% so với năm 2007. Giá trị thực hiện hợp đồng tăng 33,468,000 USD tương ứng 63.08% so với năm 2007
Năm 2009 số lượng thực hiện hợp đồng giảm 13 hợp đồng tương ứng 24.53% so với năm 2008. Giá trị thực hiện hợp đồng giảm 33,351,000 USD tương ứng 38.55% so với năm 2008
Nhìn chung thì năm 2008 tình hình thực hiện hợp đồng của công ty đạt 100% so với số lượng hợp đồng đã ký kết và giá trị hợp đồng cũng cao hơn so với năm 2007 và 2009, điều này cho thấy năm 2008 là năm tăng trưởng mạnh nhất của công ty.
Các nhân tố tác động:
Nhân tố khách quan :
Trong giai đoạn này môi trường kinh doanh gặp nhiều biến động như cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ và sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Kinh tế thế giới biến động dẫn đến nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao chuyển sang giảm phát, tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Biến động tỷ giá giữa USD và đồng nội tệ của các nước nhập khẩu.
Các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu cụ thể là quy định dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, thuế chống bán phá giá.
Tình trạng ô nhiễm môi trường lien quan đến nuôi trồng thủy sản, thiếu kiểm soát trong sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất, những mâu thuẫn trong việc sử dụng đất cho các hệ thống canh tác khác nhau… là những nguy cơ tiềm ẩn trong phát triển thủy sản trước mắt và lâu dài.
Sản phẩm cá tra, cá basa là sản phẩm chiến lược của Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao vì cá thịt trắng, giá cả hợp lý, chất lượng thơm ngon, sản lượng dồi dào và ổn định.
Nhân tố chủ quan:
Đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao được trẻ hóa và chuyên môn cao hơn
Năm 2008 đưa vào hoạt động nhà máy đông lạnh AGF8 công suất 150 tấn nguyên liệu/ ngày
Phân xưởng cấp đông thuộc xí nghiệp AGF7 cũng được đưa vào hoạt động năm 2008, công suất 30 tấn thành phẩm/ngày
Áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong việc tìm kiếm khách hàng.
Công ty đã thực hiện đẩy mạnh công tác thị trường một cách tích cực, tìm hiểu thị trường, chăm sóc khách hàng, xây dựng hình ảnh công ty.
Do ảnh hưởng chung của tình trạng khủng hoảng nên nguồn vốn tín dụng bị hạn chế
Áp lực cạnh tranh về nguồn nguyên liệu đầu vào, lao động, giá cả, thị trường
3.5. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC KINH DOANH
ĐVT: Triệu USD
HÌNH THỨC XUẤT KHẨU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
TRỊ GIÁ (USD)
TỶ TRỌNG (%)
TRỊ GIÁ (USD)
TỶ TRỌNG (%)
TRỊ GIÁ (USD)
TỶ TRỌNG (%)
Xuất khẩu tự doanh
48.53
88.49%
81.19
91.63%
52.01
94.05%
Xuất khẩu ủy thác
6.31
11.51%
7.42
8.37%
3.29
5.95%
Tổng cộng
54.84
100%
88.61
100%
55.30
100%
HÌNH THỨC XUẤT KHẨU
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
TRỊ GIÁ (USD)
TỶ TRỌNG (%)
TRỊ GIÁ (USD)
TỶ TRỌNG (%)
XK TỰ DOANH
32.66
167.30%
-29.18
64.06%
XK ỦY THÁC
1.11
117.59%
-4.13
44.34%
Tổng cộng
33.77
161.58%
-33.31
62.41%
Nguồn: Công ty CP XNK thủy sản AGFISH
Nhận xét
Qua bảng số liệu trên ta thấy được hình thức xuất khẩu tự doanh của công ty chiếm ưu thế hơn hẳn hình thức xuất khẩu ủy thác. Do công ty chủ yếu chỉ xuất khẩu theo hai hình thức này nên chiến lược đề ra cho công ty là hướng đến mục tiêu xây dựng thương hiệu rộng lớn và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường thủy sản
Hình thức xuất khẩu tự doanh của công ty qua các năm tuy trị giá có thay đổi liên tục nhưng về tỷ trọng lại có chiều hướng gia tăng. Cụ thể là năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 48.53 triệu USD, năm 2008 đạt 81.19 triệu USD, năm 52.01 triệu USD. Tương ứng với tỷ trọng 3 năm là 88.49% - 91.63% - 94.05%.
Bên cạnh việc phương thức xuất khẩu tự doanh có tỷ trọng tăng dần qua các năm thì phương thức xuất khẩu ủy thác lại giảm dần về tỷ trọng. Năm 2007 đạt tỷ trọng xuất khẩu là 11.51%, năm 2008 là 8.37% và năm 2009 là 5.95%.
Năm 2008, tỷ trọng xuất khẩu của phương thức xuất khẩu tự doanh tăng mạnh trị giá 32.66 triệu USD tương ứng với tăng 67.30%. Còn phương thức xuất khẩu uỷ thác chỉ tăng nhẹ 1.11 triệu USD tương ứng với 17.59%. Nhưng sang năm 2009 thì cả hai phương thức kinh doanh trên đều giảm về trị giá lẫn tỷ trọng cho thấy nền kinh tế có nhiều bất ổn, ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty nói riêng cũng như thế giới nói chung.
Các nhân tố tác động:
Nhân tố khách quan :
Phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị giữa các nước cũng như chính sách, luật lệ xuất nhập khẩu của nước mua và nước bán nhằm đạt được lợi nhuận công ty đề ra.
Phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu hướng đến.
Phụ thuộc thời điểm kinh doanh, nhu cầu trên thị trường mà nước nhập khẩu đặt mua.
Một yếu tố quan trọng nữa là vào thời điểm đó, các nền kinh tế lớn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế lại chính là các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam. Ðiều đó khiến cho xuất khẩu thủy sản của ta giảm so với cùng kỳ, giá bán thấp, ảnh hưởng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tính bền vững của xuất khẩu thủy sản.
Với nhiều hàng rào kỹ thuật các đối tác dựng lên thì Việt Nam cần có sự đáp ứng tốt nhất. Bắt đầu từ tháng 1-2010, EU sẽ yêu cầu "chứng nhận thủy sản khai thác" đối với tất cả các nhà xuất khẩu thủy sản nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và loại bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Quy chế này quy định trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chứng nhận thủy sản khai thác, xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ khai thác.
Nhân tố chủ quan:
Do sức ép cạnh tranh của ngành, công ty chủ yếu kinh doanh theo hình thức tự doanh là chính, dùng sản phẩm xâm nhập vào thị trường thế giới bằng chính nhãn hiệu, biểu tượng và tên của công ty.
Do nguồn nguyên liệu không ổn định, tình hình sản xuất khai thác không thuận lợi cũng làm giảm tăng trưởng xuất khẩu.
Công ty phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu khác, bị đối tác lợi dụng đưa giá xuất khẩu xuống mức quá thấp với chất lượng thấp (tỷ lệ mạ băng cao, dùng hóa chất giữ nước...) làm tổn hại đến hiệu quả và lợi ích của người nuôi cá, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam, dẫn đến nguy cơ làm mất thị trường.
Công ty cần quan tâm hơn nữa đến các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các sự kiện quảng bá sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại nước ngoài thông qua các hội chợ triển lãm, xúc tiến đầu tư... để đảm bảo về chất lượng sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của đối tác
Cần thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh để bảo vệ uy tín của sản phẩm, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho ngành thủy sản.
3.6. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO PHƯ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xnk thủy sản an giang và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.doc