Tiểu luận Phân tích tình hình thương mại điện tử B2C khu vực châu Á-Thái Bình Dương

I. Giới thiệu về B2C thương mại điện tử.

1.B2C là gì?

2.Tình hình phát triển B2C thương mại điện tử trên Thế giới

II) Phân tích tình hình B2C tmdt khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

1. Tình hình phát triển B2C khu vực châu Á-Thái Bình Dương

2. Các số liệu thống kê và báo cáo

3. Bảng xếp hạng sản phẩm, trong đó thể hiện các chủng loại bán chạy hàng đầu trên internet.

4. Một vài công ty thương mại điện tử hàng đầu

III) Dự báo tình hình tmdt B2C khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

 

 

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4658 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích tình hình thương mại điện tử B2C khu vực châu Á-Thái Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích tình hình thương mại điện tử B2C khu vực châu Á-Thái Bình Dương. ĐỀ CƯƠNG I. Giới thiệu về B2C thương mại điện tử. 1.B2C là gì? 2.Tình hình phát triển B2C thương mại điện tử trên Thế giới II) Phân tích tình hình B2C tmdt khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. 1. Tình hình phát triển B2C khu vực châu Á-Thái Bình Dương 2. Các số liệu thống kê và báo cáo 3. Bảng xếp hạng sản phẩm, trong đó thể hiện các chủng loại bán chạy hàng đầu trên internet. 4. Một vài công ty thương mại điện tử hàng đầu III) Dự báo tình hình tmdt B2C khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. I) Giới thiệu về B2C 1. B2C là gì? B2C là các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng thông qua mạng Internet. Giao dịch loại này còn được gọi là giao dịch thị trường giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng để từ đó chào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng. Khi nói tới thương mại điện tử B2C, mọi người thường nghĩ đến Amazon.com, một công ty bán sách trực tuyến trên mạng đã thành công nhờ biết sử dụng công cụ Internet. Tuy nhiên, ngoài việc bán lẻ trên mạng, B2C đã phát triển cả các dịch vụ như ngân hàng trực tuyến, dịch vụ du lịch trực tuyến, đấu giá trực tuyến, thông tin về sức khoẻ và bất động sản… 2. Tình hình phát triển thương mại điện tử B2C trên thế giới. Tổng số người sử dụng internet tăng lên nhanh chóng trong vòng 5 năm qua Đã có thêm 226 triệu người dùng internet trong năm 2010, trong đó, 162 triệu người là ở các nước đang phát triển. Theo thống kê, mức độ phổ biến của internet tại các nước đang phát triển khá thấp – chỉ 13.5% dân số, trong khi tại các nước phát triển là 65%. Theo Dan Olds, chuyên viên phân tích của tập đoàn Gabriel, đây là một cột mốc đánh dấu sự phát triển chóng mặt của internet, bởi 1/3 dân số thế giới đã được dùng internet, so với suất phát điểm là con số 0 của 20 năm về trước. Khoảng 1.6 tỷ người sử dụng internet tại nhà, tăng 0,2 tỷ so với năm 2009. Dự kiến đến cuối năm 2010, 71% dân số ở các nước phát triển và 21% ở các nước đang phát triển sẽ được sử dụng Internet. Tính riêng từng khu vực, 65% dân số sử dụng Internet ở châu Âu, 55% ở châu Mỹ, 21,9% tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương và chỉ có 9,6% dân số sử dụng Internet ở châu Phi. Số người sử dụng Internet ở châu Á và châu Phi ngày càng tăng nhanh nhưng vẫn có khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển. Nhằm tận dụng triệt để tính năng của Internet, người sử dụng không chỉ cần có kết nối mà họ còn cần kết nối nhanh với chất lượng tốt. Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành một điều kiện không thể thiếu. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển không thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lược ICT nhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn. Hiện nay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và tuy dung lượng này sẽ giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15 năm tới. Mặc dù một số nước châu Á như Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thương mại điện tử tử các nước khác ở châu lục này đều còn phát triển chậm. Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ và phương án an toàn thông tin…, mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không thể sánh kịp (ví dụ, trường hợp hiệu sách Amazon, trang web đấu giá eBay). Chính vì tiềm lực hết sức to lớn của thương mại điện tử nên chính phủ các nước đều hết sức chú trọng vấn đề này. Nhiều nước đang có chính sách và kế hoạch hành động để đẩy mạnh sự phát triển của thương mại điện tử ở nước mình, nhằm nắm bắt cơ hội của tiến bộ công nghệ thông tin nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, giành lấy vị trí thuận lợi trong xã hội thông tin tương lai. Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%. Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong các giao dịch thương mại điện tử toàn cầu. Trong phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị thương mại điện tử) dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán lẻ trực tuyến nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo. Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn. II. Phân tích tình hình tmdt B2C khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. 1. Tình hình phát triển B2C khu vực châu Á-Thái Bình Dương Mua sắm trực tuyến bùng nổ ở châu Á Nhờ vào sự phát triển của internet, châu Á đang trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất thế giới Người tiêu dùng châu Á đang mua sắm trên internet nhiều hơn bao giờ hết và họ mua đủ loại hàng hóa, từ bàn ghế, hoa cho đến vé máy bay và máy nghe nhạc iPod. Tại Hồng Kông và Úc, người mua sắm truy cập nhiều vào các website bán lẻ nước ngoài. Trong khi đó, website bán lẻ Amazon.com và website đấu giá eBay là những website phổ biến nhất ở châu Á. Dân châu Á mua “ từ A đến Z qua mạng” Từ xiêm y cho đến túi xách, từ kim cương cho đến nhạc số, chưa bao giờ người tiêu dùng châu Á lại "máu me" và nhiệt tình với mua sắm trực tuyến như lúc này.  Phổ biến  Một cách tự nhiên, châu Á đã trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất thế giới.  "Tôi thích mua quần áo qua mạng vì không bao giờ bị các nhân viên bán hàng quấy rầy", Cecelia Wang, một sinh viên 23 tuổi tại Đài Bắc tâm sự.  Mỗi tháng, Wang chi khoảng 1.500 Đài tệ (44 USD) cho việc sắm sửa trên Internet. "Với Internet, tất cả những gì tôi cần làm chỉ là ngồi vào bàn và mua. Điều đó thật tuyệt".  Khái niệm "Bán lẻ qua mạng" ngày càng phổ biến tại châu Á do cơ sở hạ tầng viễn thông đã được cải tiến đáng kể. Các hình thức thanh toán - một trở ngại quan trọng trong thương mại điện tử - cũng đã trở nên an toàn, bảo mật hơn.  Những nhân tố này khiến cho người dùng bớt rụt rè và trở nên "mặn mà" với thế giới mua sắm rộng lớn của mạng World Wide Web.  Bên cạnh đó, tỷ lệ phổ cập Internet tại các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang tăng dần theo thời gian. Giới phân tích dự đoán, doanh thu từ bán hàng qua mạng có thể tăng trung bình tới 20% mỗi năm.  Tại một số thị trường đặc biệt như Nhật, tốc độ tăng trưởng hàng năm có thể lên tới 40%.  2. Các số liệu thống kê và báo cáo về tình hình thương mại điện tử B2C ở châu Á-Thái Bình Dương. - Trong tháng 9 năm 2009, lượng người truy cập internet tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đạt 484.000.000, có độ tuổi trên 15 và truy cập Internet từ các địa điểm truy cập internet, nhà hay nơi làm việc, làm tăng 22 phần trăm so với năm trước. Điều này cho thấy một tốc độ tăng trưởng rất lớn về việc tiếp cận internet của người dân châu Á tạo nên một thị trường vô cùng tiềm năng cho thương mại điện tử. - Trong năm 2008, thương mại điện tử B2C bán hàng tại Nhật Bản chiếm 4,5% tổng doanh số bán lẻ, tăng từ 4,0% trong năm 2007. Sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại điện tử Nhật Bản đã có những bước tiến đáng kể qua các năm. - Thương mại điện tử ở Hàn Quốc tăng trưởng cao hơn dự kiến ​​- dự kiến ​​sẽ tăng 20000000000000 won (khoảng 17 tỷ USD) trong năm 2009. - Trong năm 2009, số lượng người dùng Internet ở Trung Quốc tăng lên đến 384 triệu, chiếm 29% dân số. - Cuộc thăm dò mới nhất của MasterCard cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2008, người dùng Internet Singapore đã chi tới 770,7 USD cho việc mua sắm qua mạng. Đứng ở vị trí số hai là người dùng Internet Hàn Quốc với số tiền trung bình bỏ ra là 707,5 USD. - Cuộc khảo sát được tiến hành với hơn 4000 người có tài khoản ngân hàng và sử dụng mạng Internet ít nhất 1 lần/tuần. Các quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát bao gồm Hồng Kông, Trung Quốc, Úc, Nhật, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore và Hàn Quốc. Ở thái cực trái ngược với người dân Singapore và xứ sở Kim chi, người dùng Internet Thái Lan tỏ ra tiết kiệm nhất. Trong suốt quý I/2008, họ chỉ bỏ khoảng 406,3 USD để mua hàng qua mạng. - Trung Quốc, Ấn Độ nổi lên Có một thông tin khá thú vị là mặc dù người dân Nhật Bản rất chăm mua hàng qua mạng, song tổng số tiền mà họ bỏ ra lại không cao. Theo thống kê, có khoảng 83% người dùng Nhật Bản đã từng shopping trực tuyến, nhưng tính trung bình, mỗi người chỉ mua khoảng 581 USD mà thôi. Cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là quốc gia sở hữu tỷ lệ shopping trực tuyến cao nhất (83%). Con số này cao hơn khá nhiều so với mức bình quân 63% của cả khu vực. Tuy nhiên, MasterCard dự đoán rằng: đến năm 2010, dân số shopping trực tuyến của Trung Quốc sẽ đạt tới 480 triệu người, chiếm 58,6% dân số shopping online của cả châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay, tỷ lệ này mới chỉ dừng ở ngưỡng 49,9% mà thôi. Ngoài ra, dân số shopping trực tuyến của Ấn Độ cũng được dự đoán sẽ tăng nhanh trong thời gian tới, qua mặt Hàn Quốc và Nhật Bản. 3. Bảng xếp hạng sản phẩm, trong đó thể hiện các chủng loại bán chạy hàng đầu trên internet. Các loại hàng hoá chủ yếu trong bán lẻ điện tử Về nguyên tắc, những gì bán được ở các cửa hàng truyền thống thì có thể bán được qua các kênh trực tuyến. Tuy nhiên, phụ thuộc vào nhiều điều kiện (hạ tầng CNTT-TT, hạ tầng sản xuất, phân phối, vận tải…) mức độ phù hợp của các loại hàng hóa đối với bán lẻ điện tử không phải như nhau. Quá trình phát triển của bán lẻ điện tử cho thấy, thời gian đầu tiên, bán lẻ điện tử chủ yếu được thực hiện đối với các sản phẩm thuộc các nhóm hàng như: sách, nhạc và phim DVD, tạp phẩm, sản phẩm phục vụ quan hệ giới tính, trò chơi và phần mềm, thiết bị điện tử và máy tính, du lịch, quần áo. Về sau, bán lẻ điện tử dần lan rộng sang các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác. Phần cứng và phần mềm máy tính. Dell và Gateway là các nhà bán trực tuyến chính các sản phẩm phần cứng và phần mềm máy tính, với khoảng 20 tỷ USD doanh số năm 2004. Người ta mua trực tuyến số lượng rất lớn phần cứng và phần mềm máy tính. Đây là loại sản phẩm bán trực tuyến nhiều nhất. Hàng điện tử dân dụng. Theo Hiệp hội điện tử dân dụng (Mỹ), khoảng 10-15% tổng số sản phẩm điện tử dân dụng được bán trực tuyến. Các máy quay phim, máy in, máy quét và accs thiết bị không dây (bao gồm các thiết bị trợ giúp cầm tay- PDA và điện thoại di động) là một số trong những sản phẩm điện tử dân dụng được mua bán trực tuyến phổ biến. Sản phẩm trang bị văn phòng. Doanh thu sản phẩm trang bị văn phòng của hãng OfficeDepot.com đạt 13,6 tỷ USD năm 2004, tăng 10% so với năm 2003. Cả TMĐT B2C và B2B đối với nhóm hàng này đều phát triển nhanh chóng trên khắp thế giới. Hàng thể thao. Hàng thể thao bán rất tốt trên Internet. Tuy nhiên, rất khó đo đạc được chính xác doanh thu, vì rất ít nhà bán lẻ điện tử chỉ bán các sản phẩm này trực tuyến. Sách và âm nhạc. Các sản phẩm này có đặc điểm là dễ vận chuyển, được mua bán thường xuyên khắp nơi trên thế giới, mặt hàng phong phú, có nhiều lựa chọn, và giá tương đối thấp. Amazon.com và Barnesandnoble.com là các nhà bán sách lớn (khoảng 6,4 tỷ USD năm 2003), tuy nhiên cũng có rất nhiều nhà bán lẻ điện tử trên thế giới có bán sách, đặc biệt là các sách chuyên môn hóa (sách kỹ thuật, sách cho trẻ em….) Đồ chơi. Sau mấy mùa lễ Giáng sinh ảm đạm (cuối nhứng năm 1990), khi mà các nhà bán lẻ điện tử gặp rắc rối liên quan đến phân phối các đồ chơi mua theo đơn đặt hàng qua mạng, doanh thu bán đồ chơi tăng trưởng khả quan nhờ áp dụng dạng thức kinh doanh hồn hợp “click and mortar”. Hai công ty Toys”R”Us và Amazon.com dẫn đầu thị trường, tiếp theo là Kbtoys.com. Người tiêu dùng cũng ưa mua trực tuyến đồ chơi ở các cửa hàng có chiết khấu như Target, Wal-Mart, các quầy hàng hoặc trực tiếp từ các nhà sản xuất. Sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Đây là nhóm sản phẩm có cơ cấu mặt hàng rất phong phú, bao gồm từ các vitamin, hàng mỹ phẩm cho đến đồ nữ trang, được nhiều nhà bán lẻ điện tử lớn và các cửa hàng trực tuyến kinh doanh trên mạng. Sản phẩm giải trí. Đây là một khu vực khác, bao gồm hàng chục sản phẩm, từ vé tham dự sự kiện (ticketmaster.com), đến các trò chơi trả tiền, thu hút hàng chục triệu người dùng mạng. Trang phục và quần áo. Với khả năng mua được những chiếc áo sơ mi, quần âu và ngay cả dày dép may đo qua mạng, kinh doanh trực tuyến nhóm hàng này cũng có xu hướng tăng. Đồ trang sức. Tiếp theo thành công của việc bán hàng qua các kênh truyền hình, một số hàng hiện hay triển khai các kênh bán hàng qua Internet. Trong tổng số doanh thu 45 tỷ USD mỗi năm, doanh thu bán đồ trang sức trực tuyến chiếm khoảng 2 tỷ USD năm 2004., với các hãng hàng đầu là Blue Nil.Inc., Diamond.com, Ice.com, tiếp theo là Amazon.com và eBay.com. Dự đoán rằng kinh doanh đồ trang sức sẽ vươn lên vị trí thứ 6 trong các nhóm hàng bán trực tuyến. Ô tô. Ô tô mới chỉ bắt đầu được bán qua mạng, nhưng dự đoán trong vài năm sắp tới ô tô sẻ vươn lên một trong các vị trí đầu tiên. Gần như hầu hết các nhà sản xuất, bán lẻ, các trung gian môi giới cung cấp các dịch vụ liên quan đến ô tô, kể cả các loại hình doanh nghiệp hỗn hợp (“click and mortar”) lẫn doanh nghiệp thuần túy Internet đang xúc tiến triển khai kênh bán hàng này. Một thị trường nhiều tỷ đô la, bao hàm cả ô tô mới và cũ, ô tô chở thuê và ô tô cho thuê, phụ tùng ô tô… Thị trường bán đấu giá ô tô cổ, ô tô cũ, kể cả ô tô mới cũng tăng trưởng. Các dịch vụ đi kèm được thực hiện trực tuyến như dịch vụ tài chính, bảo hành, bảo hiểm cũng phát triển. Các dịch vụ. Doanh thu trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch, mua bán chứng khoán, ngân hàng điện tử, bất động sản và bảo hiểm tăng tên nhanh chóng, trong một số trường hợp nhân lên hai lần mỗi năm. Một trong các hoạt động TMĐT phổ biến là ngân hàng trực tuyến và thanh toán hóa đơn trực tuyến. Tùy thuộc vào từng quốc gia, từng khu vực mà có sự khác biệt trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Theo hãng nghiên cứu Nielsen cho biết, người dân châu Á là những “tín đồ mua sắm” trung thành nhất với các trang mạng mua bán trên thế giới Kết quả nghiên cứu của Nielsen cho thấy, 35% người tiêu dùng châu Á thường dùng hơn 11% chi tiêu hàng tháng để mua hàng qua mạng. Trong khi đó, con số trung bình trên toàn cầu là 27%. Trong số những “tín đồ mua sắm” ở châu Á, Hàn Quốc giữ ngôi vị số 1, với 59% số người bỏ ra hơn 11% chi tiêu hàng tháng để mua hàng qua Internet. Tiếp đó là Trung Quốc với 49%. "Người tiêu dùng ở châu Á-Thái Bình Dương là những người mua hàng qua Internet nhiều nhất thế giới", đại diện của Nielsen khẳng định. Pete Gale, một giám đốc điều hành tại Dịch vụ bán lẻ Nielsen nhận định: “Chúng tôi thấy có một xu hướng mạnh mẽ tại các thị trường như Hàn Quốc, nơi một lượng lớn người tiêu dùng mua các món đồ thiết yếu như tạp phẩm, mỹ phẩm, hàng dinh dưỡng qua Internet”. Cũng theo ông Gale, người tiêu dùng châu Á là những người thường xuyên chia sẻ đánh giá về một sản phẩm trên Internet nhất so với bất kỳ người tiêu dùng ở nơi khác. Nhờ thói quen mua sắm online này, doanh số bán hàng trực tuyến tại các nước như Trung Quốc và Ấn Độ ước tính tăng bình quân 20% mỗi năm. Tại một số thị trường, như Nhật, tỷ lệ này có thể lên đến 40%. Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International còn dự báo rằng, doanh thu bán lẻ trên internet ở khu vực châu Á sẽ vượt quá con số 71 tỷ USD vào năm 2012, gần gấp đôi so với năm 2008. Sandra Hanchard, một nhà phân tích tại công ty Hitwise nhấn mạnh: “Đây là một cơ hội lớn để các nhà bán lẻ ở châu Á tiết kiệm chi phí thông qua việc hoạt động trên mạng. Lướt web trở thành một hoạt động chủ đạo trong cuộc sống. Ngày càng có nhiều nhà bán lẻ truyền thống nhận thấy đây là cơ hội để kết nối trực tiếp với khách hàng”. Tình hình tài chính càng khó khăn thì người tiêu dùng càng săn lùng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn trên mạng. Mà so với các cửa hàng bán lẻ trên phố, các website có điều kiện để giảm giá, khuyến mãi mạnh tay hơn nhiều. Riêng việc không phải bỏ tiền ra thuê địa điểm hàng tháng đã giúp họ tiết kiệm được một khoản lớn. Người dùng châu Á lên mạng để mua tất cả mọi thứ, từ hoa tươi cho đến đồ nội thất đắt tiền, từ vé máy bay cho tới iPod. Ta có bảng xếp hạng các chủng loại sản phẩm bán chạy hàng đầu trên internet. STT TÊN SẢN PHẨM TỶ LỆ MUA 01. Sách và âm nhạc 35% 02. Sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp 20% 03. Hàng điện tử dân dụng 17% 04. Phần cứng và phần mềm máy tính 08% 05. Trang phục và quần áo 07% 06. Đồ trang sức 05% 07. Sản phẩm giải trí 03% 08. Sản phẩm trang bị văn phòng 02% 09. Hàng thể thao 1,5% 10. Các dịch vụ 01% 11. Ô tô 0.5% 4. Một vài công ty thương mại điện tử hàng đầu Taobao.com nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu Trung Quốc Taobao, công ty thuộc tập đoàn Alibaba, đang nỗ lực đẩy mạnh Taobao Mall, trang web thương mại điện tử có hơn 30.000 thương hiệu Trung Quốc và quốc tế Taobao ra mắt trở lại lần đầu vào năm 2003, trang thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến với mô hình khách hàng giao dịch với khách hàng (Customer to Customer - C2C). Năm 2008, Taobao ra mắt Taobao Mall với mô hình kinh doanh trực tuyến doanh nghiệp - khách hàng (Business to Customer - B2C), cho phép các thương hiệu lớn bán sản phẩm của họ cho người dùng trên Internet thông qua trang web Taobao. Theo hãng nghiên cứu Analysys International ở Bắc Kinh, Taobao hiện nắm giữ hơn 75% thị phần thị trường bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc. Taobao cho biết tổng khối lượng giao dịch năm 2009 qua trang web của hãng đạt hơn 29,9 tỷ USD (~ 586.000 tỷ đồng). Nguồn TAOBAO/TQM Rakuten, ở địa chỉ Rakuten.co.jp là thương hiệu Internet nổi tiếng nhất ở Nhật với hơn 35.000 người bán hàng hóa và dịch vụ, cung cấp hàng hóa tới trên 200 quốc gia trên thế giới với tổng lượng giao dịch hàng năm khoảng 1.800 tỷ yên (tương đương 21,4 tỷ USD) Kể từ tháng 15.4.2011, HangNhat.com chính thức hợp tác với Rakuten, trở thành đại lý bán hàng được ủy quyền của Rakuten tại Việt nam. Với những đơn đặt hàng trên website của Rakuten đến từ Việt Nam, Rakuten sẽ ủy quyền cho HangNhat.com thực hiện việc mua hàng. Letsbuy.com là một trong những nhà bán lẻ Internet lớn nhất của Ấn độ với các sản phẩm chủ yếu là máy tính thương hiệu và sản phẩm kỹ thuật số với hơn 5000 sản phẩm từ các thương hiệu quốc tế và nội địa hàng đầu. Vatgia.com cũng là một website thương mại điện tử hàng đầu ở Việt Nam. Trang web mua sắm của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam. Với thông tin mới nhất luôn được cập nhập từ những nhà sản xuất cùng nhiều bài viết của các chuyên gia tư vấn sẽ giúp cho người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm hiệu quả, Theo đó khi truy cập siêu thị online www.vatgia.com, khách hàng dễ dàng tìm kiếm thôgn tin với hàng nghìn gian hàng, hàng trăm nghìn sản phẩm về điện tử, công nghiệp, ô tô – xe máy, xây dựng – nhà đất… các dịch vụ và giải trí. Mọi thông tin được trình bày một cách khoa học, kết hợp với nhiều công cụ tìm kiếm cực mạnh, dễ dàng cho người tiêu dùng có thể tìm được sản phẩm như mong muốn, rẻ, chính xác và trong thời gian ngắn nhất. Bên cạnh đó, trang web mua sắm này còn cung cấp cho người tiêu dùng công cụ bình chọn đánh giá chất lượng dịch vụ của người bán, không gian để nhiều người đóng góp ý kiến, trao đổi thông tin về sản phẩm để tìm được những sản phẩm dịch vụ có giá cả và chất lượng tốt nhất. III. Dự báo tình hình tmdt B2C khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Cơ hội cho nhà bán lẻ Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà phân tích cho biết loại hình bán lẻ trên internet đang ngày càng phổ biến ở châu Á do hạ tầng viễn thông được cải thiện trong lúc các phương thức thanh toán – từng được xem là một trở ngại chính đối với mua sắm trực tuyến - hiện đã trở nên an toàn hơn. Ngược lại, những tiến bộ của công nghệ internet và dấu hiệu ngày càng có nhiều người tiêu dùng lên mạng mua sắm ở châu Á cũng đang khuyến khích các nhà bán lẻ tận dụng kênh bán hàng này. Khi ngày càng có nhiều người truy cập internet tại các nước như Trung Quốc và Ấn Độ, doanh số bán hàng trực tuyến ước tính tăng bình quân 20% mỗi năm. Tại một số thị trường, như Nhật, tỉ lệ này có thể lên đến 40%. Sandra Hanchard, một nhà phân tích tại Công ty Hitwise, nhận định: “Đây là một cơ hội lớn để các nhà bán lẻ ở châu Á – Thái Bình Dương tiết kiệm chi phí thông qua việc hoạt động trên mạng. Lướt web hiện đã trở thành một hoạt động chủ đạo trong cuộc sống. Ngày càng có nhiều nhà bán lẻ truyền thống nhận thấy đây là cơ hội để kết nối trực tiếp với khách hàng”. Ngoài ra, dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến cả những nhà bán lẻ truyền thống lẫn trực tuyến thì theo các nhà phân tích, tình hình kinh tế u ám thực ra đang khuyến khích người tiêu dùng săn lùng hàng hóa đã qua sử dụng trên mạng hay tận dụng các website đấu giá và cho thuê. Vẫn còn kém Mỹ, châu Âu Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International dự báo rằng doanh số bán lẻ trực tuyến ở vùng châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng lên trên 71 tỉ USD vào năm 2012, gần gấp đôi so với năm 2007. Đáng chú ý là, theo các nhà phân tích tại Công ty KPMG, doanh số bán lẻ trực tuyến cũng đang tăng tại những thị trường chín muồi, như Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tại Đài Loan, các giao dịch mua sắm trực tuyến tăng 32,3% lên 7,1 tỉ USD trong năm ngoái. Tuy vậy, một số nhà phân tích nhận định thương mại điện tử ở châu Á vẫn chưa phát triển bằng một số thị trường khác trên thế giới như Mỹ hay châu Âu nhưng trong tương lai tmdt ở Châu Á sẽ là nơi có doanh số lấn át thị trường Mỹ và Châu Âu. Nhà phân tích Hanchard cho rằng lý do một phần là các nhà bán lẻ đầu tư chưa nhiều vào những kênh bán hàng trực tuyến. Tại một số thị trường, tốc độ đường truyền và những lo ngại về vấn đề bảo mật trong quá trình thanh toán cũng là những yếu tố cản trở đáng kể đến thương mại điện tử. Đối với người tiêu dùng châu Á, lợi ích lớn nhất của mua sắm trực tuyến là đem lại cơ hội tiếp cận những hàng hóa họ không thể mua được trong nước hay mua ở nước ngoài với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, hình thức mua sắm này cũng có những hạn chế. Annabelle Aw, một nhà tổ chức sự kiện 30 tuổi người Singapore, nói: “Món hàng tôi mua trên mạng gần đây nhất là một chiếc đồng hồ. Tôi mất gần 3 tháng để chọn được cách thức gửi hàng ưng ý”. Thương mại điện tử B2C Châu Á-Thái Bình Dương: Tập trung vào Trung Quốc và Ấn Độ eMarketer dự đoán rằng thương mại điện tử B2C trong khu vực sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm 23,3%, đạt 168.700.000.000 $ vào năm 2011. Nhật Bản hiện là thị trường lớn nhất, , và Hàn Quốc xếp thứ hai cho đến nay. Nhưng đến năm 2011 cả hai sẽ đánh mất 2 vị trí này cho Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi Trung Quốc và Ấn Độ đều đang phát triển nhanh chóng, nhưng vẫn đang cách xa tiềm năng họ có thể đạt được. Nhờ vào sự phát triển của internet, châu Á đang trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất thế giới. Một số nước ở Châu Á CŨNG ĐANG TÍCH CỰC trong cuộc chạy đua với các quốc gia phát triển. Trong vòng 5 năm tới, số luợng người châu Á truy cập vào mạng Internet sẽ vượt quá tổng số người truy cập ở châu Âu và Bắc Mỹ gộp lại. Dự kiến doanh thu mua bán hàng trên mạng Internet tại châu Á sẽ tăng lên rất nhiều, chiếm 1/4 thu nhập thơng mại Internet trên toàn cầu (khoảng 1.400 tỉ USD vào năm 2003). Các công ty lớn với nguồn hàng ổn định luôn mong muốn mở rộng thị trường, rất tích cực trong việc triển khai thương mại điện tử, tăng cường việc bán hàng ra toàn cầu, đồng thời triển khai việc mua hàng hóa và dịch vụ từ nguồn bên ngoài. Bản đánh giá các thành viên nhóm Trần Việt Anh (NT) A Nguyễn Đình Cảnh A Phùng Duy Ánh A Nguyễn Thế Anh A Phạm Thế Anh C Tô Thái Anh B Đỗ Tuấn Anh B Nguyễn Thị Thúy An B Nguyễn Thị Ánh C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình thương mại điện tử B2C khu vực châu Á-Thái Bình Dương.doc
Tài liệu liên quan