Tiểu luận Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm kinh tế thị trường XHCN ở Việt Nam và các giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu 1

I. Lý luận chung về kinh tế thị trường 3

1. Các khái niệm 3

2. Lịch sử phát triển của các tổ chức kinh tế 4

3. Kinh tế thị trường 6

II. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 7

1. Tính tất yếu khách quan 7

2. Đặc điểm kinh tế thị trường ở các nước trên thế giới 12

3. Đặc điểm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 14

III. Các giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam 20

1. Đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá sở hữu, tạo điều kiện phát triển mạnh nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta 20

2. Đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế ở những lĩnh vực nước ta có lợi thế so sánh đồng thời từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý 22

3. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. 22

4. Tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước 23

5. Mở rộng thị trường, hướng ra thị trường thế giới. 23

Kết luận 25

Tài liệu tham khảo

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3204 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm kinh tế thị trường XHCN ở Việt Nam và các giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chân tay và trí óc để bóc lột giá trị thặng dư, cả những giá trị quý giá nhất thuộc về nhân phẩm nhân cách con người, thậm chí cả các bí mật quân sự, bí mật quốc gia, quyền lực và luật pháp nếu con người bị đồng tiền mua chuộc mà tha hoá biến chất. Cơ chế thị trường thúc đẩy sự phân hoá giau nghèo, cho phép làm giàu không chỉ bằng nguồn vốn và năng lực kinh doanh mà cả bằng các thủ đoạn lừa gạt, xảo trá. Cơ chế thị trường với tâm lý sùng bái đồng tiền có thể đặt xã hội vào nguy cơ lũng đoạn làm băng hoại mọi giá trị đạo đức và nhân phẩm con người. Bên cạnh đó kinh tế thị trường chạy theo lợi nhuận có thẻ dẫn đến phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng và huỷ hoại môi trường sống... Vì vậy không được lý tưởng hoá hoặc tuyệt đối một chiều những thành tựu hay các khuyết tật của nó. Để phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường cần có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. II. Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 1. Tính tất yếu khách quan: Cách mạng tháng Mười Nga thanh công đã mở ra một chế độ xã hội mới với những mặt ưu việt của nó. Liên bang Xô Viết và hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã đạt được những thành tựu to lớn với việc áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung và đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống đối lập, phát triển song song với hệ thống Tư Bản Chủ Nghĩa. Việt nam trước bối cảnh kinh tế thế giới phát triển theo hai chiều hướng Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Mặt khác tình hình kinh tế chính trị trong nước có nhiều khó khăn do đó Đảng Nhà nứơc va nhân dân đã thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, gắn nhiệm vụ độc lập dân tộc với xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Việc ap dụng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, đặt dưới sụ lãnh đạo thông nhất của Đảng và Nhà nước theo kế hoạch tập trung nguồn lực để giải phóng dân tộc và phát triển đất nứơc. Trong tinh hình hình ấy mô hình kế hoạch hoá tập trung đã tỏ ra khá hiệu quả, giải quyết được những khó khăn đặc biệt góp phần vào thắng lợi giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Song do việc duy trì quá lâu và áp dụng một cách máy móc mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung của các nước làm cho nền kinh tế suy thoái khủng hoảng trầm trọng kéo dài trong suốt thập niên 70, 80, lạm phát gia tăng giá cả đắt đỏ ... nền sản xuất đình trệ. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã có những chính sách hợp lý, khởi xướng công cuộc đổi mới chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Từ Đại hội Đảng VI tháng 12/1986 trên cơ sở khẳng định nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình sở hữu gắn với các loại hình sản xuất kinh doanh. Đảng ta đã chỉ rõ kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể cùng với bộ phận kinh tế gia đình gắn liền với thành phần kinh tế đó. Các thành phần kinh tế khác bao gồm: kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc. Việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là tất yếu do trong nội tại nền kinh tế đất nước còn tồn tại những điều kiện khách quan. Đi lên xây dựng đất nước từ một nền kinh tế kém phát triển kỹ thuật thủ công lạc hậu, năng xuất , hiệu quả thấp do chúng ta đã có thời kỳ dài chịu sự đô hộ của thực dân đế quốc với sự khai thác bóc lột đến cạn kệt cả sức người và nguồn tài nguyên lại chịu sự tài phá nặng nề của hai cuộc chiến tranh ác liệt cả về nhân lực và vật lực. Công cuộc đổi mới tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể song nền kinh tế vẫn tồn tại sự phân công lao động, sự tư hữu về tư liệu sản xuất khá mạnh mẽ và sâu sắc, còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở xem xét quá trình vận động và phát triển các thành phần kinh tế ở nước ta qua việc thực hiện nhất quán chính sách về kinh tế nhiều thành phần Đảng và nhà nước đã tiếp tục khẳng định sự phát triển của kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, hiện nay chúng ta đã xác định có các thành phần kinh tế sau: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Song song với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần là sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tư bản tư nhân, sở hữu hỗn hợp.... Vấn đề sở hữu có liên quan đến các thành phần kinh tế, vì nó là cơ sở kinh tế - một căn cứ để xác định thành phần kinh tế. Thời kỳ quá độ mỗi phương thức sản xuất chỉ tồn tại với tư cách là một bộ phận hợp thành kết cấu kinh tế xã hội, chúng vừa có tính độc lập tương đối vừa tác động lẫn nhau, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Hơn nữa ở nước ta trình độ xã hội hoá giữa các ngành các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cùng một thành phần kinh tế vẫn chư a đồng đều. Do vậy việc hạch toán kinh doanh phân phối và trao đổi sản phẩm lao động tất yếu phải thông qua hình thái hàng hoá tiền tệ, để thực hiện các mối quan hệ kinh tế, đảm bảo lợi ích kinh tế giữa các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần với nhau. ở nước ta phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở kinh tế của sản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi trái lại ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nước ta thuộc khối các nước đang phát triển do đó ngày càng có nhiều ngành nghề mới ra đời và phát triển. Bên cạnh đó những ngành nghề truyền thống có tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới, có tiềm năng lớn mà trước đâybị cơ chế kinh tế cũ làm mai một nay được khôi phục và phát triển. Trong nội bộ từng ngành, từng khu vực địa phương phân công lao động ngày càng chi tiết hơn. Điều đó được phản ánh tính phong phú, đa dạng và chất lượng cao hơn của sản phẩm lao động đưa ra thị trường. Sự chuyên môn hoá và hiệp tác lao động đã vượt khỏi phạm vi quốc gia, trở thành phân công lao động trên phạm vi quốc tế. Việc phát triển kinh tế hàng hoá - kinh tế thị trường là điều kiện, cơ hội để giao lưu, trao đổi tiếp thu khoa học công nghệ thu hút vốn đồng thời thị trường thế giới là điều kiện để nước ta thực hiện chiến lược hướng ra xuất khẩu. Như vậy nếu xuất phát từ ý muốn chủ quan thu hẹp hay cản trở quá trình tiền tệ hoá các mối quan hệ kinh tế trong giai đoạn lịch sử hiện nay bằng những hình thức khác nhau sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Do đó chúng ta cần chủ động có những chính sách hợp lý để khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế đúng mức, đúng hướng, theo nguyên tắc tự nhiên của kinh tế: có nhu cầu xã hội thì tất yếu có người đáp ứng yêu cầu đó và người nào thoả mãn tốt hơn, tốt nhất nhu cầu xã hội sẽ tồn tại phát triển. Việc chuyển đổi mô hình kinh tế hợp lý đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng: Trước đây chúng ta đã thực hiện kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ, thuần khiết và cho rằng chủ nghĩa xã hội càng cần thiết càng tốt trong khi mà chúng ta chưa đạt được sự phát triển cần thiết của lực lượng sản xuất do đó việc áp dụng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa: sở hữu phân phối (sở hữu toàn dân, tập thể; phân phối bao cấp bằng hiện vật) đã làm triệt tiêu mọi quan hệ trao đổi hàng hoá trên thị trường. Việc sản xuất kinh doanh được thực hiện theo chỉ tiêu, xác lệnh thống nhất từ trung ương đến dịa phương. Các cơ sở sản xuất hoạt động với sự đầu tư trực tiếp của nhà nước, lãi nộp nhà nước, lỗ nhà nước bù đã làm mất đi tính sáng tạo, năng động, hiệu quả của quan hệ sản xuất do đó trong một thời gian dài các cơ sở sản xuất của nước ta hoạt động không có hiệu quả và thường xuyên bị thâm hụt ngân sách. Điều này trái với quan điểm của Lênin khi người đã rút ra kết luận quan trọng: chính bản thân cuộc sống đã làm phá vỡ việc trao đổi trực tiếp và thay vào đó là việc mua bán. Trong chính sách “kinh tế mới” người đã cho rằng nhà nước phải tập trung sức mạnh để nắm lấy khâu trao đổi và lưu thông hàng hoá - đây là một mắt xích quan trọng và cũng trong chính sách này người đã cho thiết lập lại các quan hệ buôn bán trao đổil; sự phát triển kinh tế tiểu tư sản ở nước Nga mà trong chính sách “cộng sản thời chiến” trước đây bác bỏ Nước ta đi lên từ sản xuất nhỏ tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa thực hiện bước quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa với tư cách là một chế độ chính trị, một phương thức sản xuất thống trị chứ không phải quá trình phủ định sạch trơn. Với ý nghĩa như vậy chúng ta cần phải kế thừa và phát huy những mặt tích cực. Kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản mà đã trở thành thành tựu công nghệ chung của nhân loại. Nhưng vấn đề đặt ra là chúng ta phải thực hiện như thế nào để vừa phát triển đất nước vừa đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế qua nhiều năm đổi mới kinh tế nước ta đã có bước chuyển biến rõ nét: trước năm 1985 Việt Nam căn bản là một nước nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp được xem là “mặt trận hàng đầu”. Qua những năm 1985-1990 mặc dầu đã có những đổi mới kinh tế trong nền kinh tế nhưng cơ cấu kinh tế trong phạm vi cả nước vẫn chưa có chuyển dịch đáng kể. Từ năm 1990 đến nay cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã có xu hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cơ bản trong GDP từ 22,7% năm 1990 lên 30,7% năm 1996, tỷ trọng dịch vụ từ 38,6% lên 42,1% về nông - lâm- ngư nghiệp giảm từ 38,7% xuống 27,2%. Đến năm 1997 cả nước đã hình thành 33 khu công nghiệp và khu chế xuất. Đến cuối của thập niên 90 Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao với 156 quốc gia, trao đổi hàng hoá thương mại với hơn 120 nước, gần 60 nước có quan hệ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Đặc biệt là việc tham gia vào tổ chức ASEAN, bình thường hoá quan hệ Việt -Mỹ, và dự định tham gia tổ chức AFTA vào năm 2006. Quy mô GDP của Việt Nam đến cuối năm 1996 đã đạt gần 20 tỷ USD. Quy mô vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được cấp đến tháng 8/1997 đã vượt trên 3 tỷ USD. Trong vài năm 1986 - 1996 mức gia tăng xuất khẩu bình quân gần 25% mỗi năm (xuất khẩu gạo đã vượt 3 triệu tấn năm 1996, ngoài ra còn dầu thô, cà phê, cao su, hàng dệt may xuất khẩu với khối lượng lớn nằm trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực). Như vậy từ nhận thức và thực tiễn phát triển cho thấy việc phát triển kinh tế hàng hoá - kinh tế thị trường là phù hợp với thực tế khách quan của đất nước và việc đòi hỏi cần có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu. 2. Đặc điểm về kinh tế thị trường ở các nước trên thế giới. Kinh tế thị trường đã xuât hiện từ xa xưa trong lịch sử kinh tế nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ phong phú trong vài trăm năm gần đây. Gần như hầu hết các nước trên thế giới ngày nay đều theo mô hình kinh tế thị trường với những đặc trưng và màu sắc riêng của mỗi quốc gia. Kinh tế thị trường của các nước Tây âu có những nét đặc trưng riêng không giống mô hình của Mỹ và Nhật. Trung Quốc ngay nay cũng phát triển kinh tế thị trường nhưng mang “màu sắc Trung Quốc”. Song trên bình diện tổng quát , kinh tế thị trường đều có điểm tương đồng: vừa có bàn tay vô hình của thị trường tác động, tự điều chỉnh, vừa có sự can thiệp điều tiết của nhà nước. Trên thế giới ngày nay hầu như không nước nào không có sự can thiệp, quản lý của nhà nước đối với kinh tế thị trường. Thực tiễn cuộc sống cũng đã chỉ rõ phải có “bàn tay của Nhà nước đối với kinh tế thị trường dù phát triển theo khuynh hướng nào, mục tiêu nào. Mặt khác một điều cầnphải khẳng định là mô hình kinh tế của các nước trên thế giới ngày nay dù phát triển và hoàn hảo đến mức nào cũng không phải là thiên đường mà không có khuyết tật nhất định. Ngay các nhà kinh tế của các nước phương tây cũng phải thừa nhận nhược điểm trong các mô hình kinh tế là: bất kham, không kiểm soát được hai tính chất hoang dã, man rợ của nó. Theo thời gian kinh tế thị trường ngày càng bộc lộ nguyên hình những mặt trái của nó: nạn thất nghiệp, bất công xã hội, phân hoá giai cấp sâu sắc, tình trạng tội phạm.... và cũng từ đó cho thấy kinh tế thị trường không phải là thiên đường trên thế giới ngày nay. Khái quát lại có thể nói kinh tế thị trường hiện đại ở các nước trên thế giới ngày nay mặc dù có những nét cơ bản (sự can thiệp của nhà nước , kết hợp thị trường và nhà nước ) tuy rất phong phú, đa dạng, muôn hình muôn vẻ và không có mô hình lý tưởng chung cho tất cả các nước. có nước tăng trưởng với tốc độ cao, nước khác tăng trưởng thấp hơn, có nước sau một khoảng thời gian lịch sử vượt nên các nước khác, có nước lại thuận lợi phía sau như trường hợp Thái Lan và Philipphins, có nước chuyển sang kinh tế thị trường thành công, nhưng nước khác lại không thành công hay thành công với những mức độ khác nhau. Kinh tế thị trường hiện đại phát triển vào khoảng những năm 50 của thế kỷ 20 với đặc trưng: nhà nước can thiệp tích cực mạnh mẽ vào kinh tế và mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài, trong khi ở các giai đoạn trước đó ( khoảng cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20), kinh tế thị trường cũng do phát triển theo tinh thần tự do, nhà nước không can thiệp vào kinh tế mà chỉ làm các chức năng truyền thống của nhà nước pháp quyền: - Bảo vệ quyền sở hữu đối với nhà kinh doanh (người canh gác trong kinh tế thị trường ). - Nhà nước bảo đảm an ninh chính trị, quốc phòng, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp. - Xử lý các tranh chấp kinh doanh và vi phạm pháp luật. 3. Đặc điểm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã kéo theo những biến đổi sâu rộng trong cơ cấu xã hội - giai cấp đang tạo ra xu hướng phát triển mới của nhân loại, xu hướng này tồn tại khách quan ngay trong lòng mỗi xã hội, bên ngoài ý chí của các lực lượng cầm quyền. Ngày nay việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan. Thứ nhất: thế giới ngày nay do phát triển về lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ mà giàu có rất nhanh, nhưng đi liền đó làm bất công xã hội cũng mở rộng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường. Trong cuốn “chống lại thời cơ” chính cố tổng thống Mỹ Nich- Xơn đã phải thừa nhận nước Mỹ giàu nhất thế giới, chi phí y tế cao nhất thế giới tính theo bình quân đầu người là 38 triệu người không được chăm sóc sức khoẻ vì không có tiền; nước giàu nhất thế giới mà lớp hạ đảng tồn tại lâu dài làm cho những thành phố lớn của chúng ta mất an toàn và không sống yên ổn được. Trong kinh tế thị trường sự giàu có tăng lên đã không giảm đi sự bất công mà trái lại trong chủ nghĩa tư bản bất công là biểu hiện. Giải quyết mâu thuẫn này không có cách nào khác là khi tăng trưởng kinh tế phải đi liền với tiến bộ xã hội. Công bằng xã hội đã trở thành đòi hỏi tất yếu của chính bản thân sự phát triển kinh tế. Công bằng để phát triển và phát triển để thực hiện công bằng không chỉ là khẩu hiệu mang tính đạo đức mà còn là động lực mạnh mẽ, thành tố lợi sinh của sự phát triển kinh tế. Đây không chỉ là khát vọng lý tưởng phấn đấu của người cộng sản mà cònlà đòi hỏi tất yếu của sự phát triển kinh tế hiện đại. Tất nhiên không phải sự công bằng lực lượng theo cách cào bằng sự siêng lăng và biếng nhác, tích cực và tiêu cực, làm ăn có hiệu quả và kém cỏi.... Đều hưởng như nhau, điều đó đã triệt tiêu động lực phấn đấu của con người mà một thời chúng ta mắc phải ở mức độ này hay mức độ khác. Thứ hai, kinh tế thị trường với sự tăng trưởng và phát triển của xã hội nói chung. Rất nhiều quốc gia tư bản tăng trưởng kinh tế đã kèm theo khủng hoảng xã hội về đạo đức và đời sống tinh thần. Ngay ở Mỹ một nghịch lý đã diễn ra là nước giàu nhất thế giới mà tội phạm cao nhất thế giới. Tăng trưởng kinh tế không có mục đích tự thân, tăng trưởng kinh tế nhằm phát triển xã hội, phát triển con người. Yêu cầu khách quan của cuộc sống hiện đại là tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội. Tiến bộ xã hội là kết quả nhưng đồng thời cũng là động lực, yếu tố nội tại của sự phát triển kinh tế. Vì vậy việc vận dụng kinh tế thị trường và phát triển kinh tế sao cho đạt được hiệu quả thích hợp giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Thứ ba, thời đại ngày nay tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng trưởng kinh tế của tư bản chủ nghĩa vừa qua là tàn phá môi trường, có nguy cơ phá vỡ môi sinh. Phá vỡ môi sinh tự nó đã đe doạ tăng trưởng kinh tế vì vậy việc phát triển kinh tế thị trường phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Thứ tư, kinh tế thị trường có sự phát triển lành mạnh của hệ thống chính trị mỗi quốc gia. Trong kinh tế thị trường có sự phát triển của lực lượng sản xuất khoa học công nghệ, đòi hỏi hệ thống chính trị, giai cấp cầm quyền phải phát huy được dân chủ đại đa số các thành viên trong cộng đồng xã hội. Dân chủ phải cho số đông, phải cho đại đa số nhân dân chứ không phải một tiểu số trong xã hội. Điều này quan hệ mật thiết với việc làm lành mạnh hệ thống chính trị khắc phục các căn bệnh phổ biến trong kinh tế thị trường ở hầu hết các nước là quan liêu tham nhũng, lũng đoạn của giới tài phiệt. Thứ năm, kinh tế thị trường ngày nay mở ra sự giao lưu hợp tác tạo ra xu thế quốc tế hoá đời sống nhân loại. Xu hướng này mở ra cả chiều rộng và chiều nghịch, cả mặt tích cực và tiêu cực tác động đến con người, đến các quốc gia. Xu thế này đòi hỏi giao lưu hợp tác, hiểu biết lẫn nhau và hướng tới sự bình đẳng cùng có lợi giữa các quốc gia dân tộc trong việc phát triển kinh tế. Như vậy định hướng xã hội chủ nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn hoàn toàn không mâu thuẫn với kinh tế thị trường, vì định hướng xã hội con người chính là sự quản lý của nhà nước theo khuynh hướng, định hướng đã xác định (định hướng xã hội chủ nghĩa ). Đây thực chất là sự kết hợp giữa việc điều tiết bàn “bàn tay vô hình” - kinh tế thị trường và “bàn tay hữu hình” quản lý nhà nước. * Sự giống và khác nhau giữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Xuất phát từ tính khách quan của nó cả hai kiểu kinh tế thị trường này đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống quy luật: quy luật giá trị, quyluật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ.... Đồng thời cả nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đều là các nền kinh tế hỗn hợp tức là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Không có nền kinh tế thuần tuý (hoàn hảo) chỉ vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên sự can thiệp của nhà nước ở các nền kinh tế là khác nhau. Sự khác nhau giữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là ở mục tiêu, phương thức và mức độ can thiệp của nhà nước và sự can thiệp này do bản chất của nhà nước quy định. Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa gắn liền với giai cấp tư sản - bảo vệlợi ích giai cấp tư sản trong xã hội. Song trong quá trình phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nhà nước tư bản đã có ý thức điều chỉnh dung hoà (ở mức độ nhất định) lợi ích của các tầng lớp giai cấp khác nhau trong xã hội để đảm bảo vấn đề ổn định chính trị, ổn định xã hội nhằm mục tiêu phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Song việc thực hiện sự điều chỉnh này làl vấn đề khó khăn bởi sự đối lập lợi ích giữa giai cấp tư sản và các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Còn đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam việc phát triển kinh tế thị trường nhằm mục tiêu cuối cùng là vì sự phát triển của con người do đó luôn đảm bảo tính công bằng, nhà nước là nhà nước với chức năng đảm bảo cho quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Việc chuyển đổi nền kinh tế từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước là nội dung, bản chất của đặc điểm khái quát nhất đối với nền kinh tế của nước ta trong quá trình tiến lên xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa . 3.1. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi chuyển biến từ nền kinh tế kém phát triển, kinh tế tự nhiên quản lý theo mô hình kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường. Với mục tiêu xã hội xã hội chủ nghĩa chúng ta đi lên từ xuất phát điểm với nền kinh tế kém phát triển: quỹ thủ công lạc hậu, cơ sở hạ tầng vật chất xã hội thấp kém, sản xuất phân tán nhỏ lẻ, phân công lao động xã hội chưa sâu sắc, các mối quan hệ kinh tế lỏng lẻo, thị trường còn sơ khai với sức mua của người dân thấp. Việc thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung một cách máy móc, thuần khiết về thực chất là kiểu kinh tế chỉ huy đã làm cho các mối quan hệ kinh tế vốn sống động, mềm dẻo trở nên xơ cứng, các phạm trù giá trị, giá cả, lợi nhuận.... bị hình thức hoá đến cao độ đã làm triệt tiêu quan hệ hàng hoá. Thay vào đó là kế hoạch phát triển theo chỉ tiêu pháp lệnh, nhà nước đảm bảo đầu vào, chi phí cho các cơ sở sản xuất và sau đó thực hiện chức năng phân phối bao cấp đến từng cơ sở do đó người sản xuất đã mất đi tính năng động, sáng tạo và hiệu quả. Như vậy từ năm 1986 trở về trước dù trên thực tế vẫn thừa nhận sản xuất hàng hoá, thừa nhận quan hệ hàng hoá tiền tệ nhưng thực chất chỉ là hình thức, là kinh tế hàng hoá một thành phần - thành phần xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất tồn tại dưới hai hình thức toàn dân và tập thể. Đó là nguyên nhân gây ra sự đình trệ trong sản xuất, sự hoạt động thiếu sinh khí của nền kinh tế. Do đó việc chuyển sang kinh tế thị trường là phù hợp với yêu cầu của quy luật khách quan, phù hợp với xu thế thời đại. Trong thực tế khi chúng ta chuyển sang kinh tế hàng hoá - kinh tế thị trường thì thế giới đã chuyển sang kinh tế thị trường hiện đại, do đó chúng ta cần nhận thấy nội dung và yêu cầu của sự phát triển kinh tế rút ngắn. Mặt khác thế giới đang nằm trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cho nên sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết và phù hợp với quy luật khách quan, thể hiện tính đúng đắn. Chúng ta cần phải phát huy sức mạnh thời đại, sức mạnh dân tộc để đi tắt đón đầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đưa nước ta mau chóng bắt kịp tốc độ phát triển hiện đại. 3.2. Phát triển nền kinh tế hàng hoá dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần. Nước ta do đi lên từ nền sản xuất nhỏ do đó tất yếu còn tồn tại những điều kiện cho việc phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần gắn với nhiều hình thức sở hữu: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Việc phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là nguồn lực tổng hợp to lớn để đưa nền kinh tế vượt khỏi thực trạng thấp kém. 3.3. Phát triển kinh tế thị trường theo hướng đảm bảo mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Việc mở cửa hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia là nội dung quan trọng của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá đã phá vỡ những mối quan hệ kinh tế truyền thống của nền kinh tế khép kín. Quá trình phát triển của kinh tế thị trường gắn liền với xã hội hoá nền sản xuất. Tiến trình xã hội hoá trên cơ sở phát triển của kinh tế thị trường là không có biên giới quốc gia về phương diện kinh tế . Trong giai đoạn TBCN sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã làm thị trường dân tộc hoạt động gắn bó với thị trường thế giới. Chính sự giao lưu và các mối quan hệ kinh tế được mở rộng ra nướcngoài đã làm cho nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa có những bước phát triển nhanh chóng. Tất cả các nước trên thế giới dù muốn hay không, ít nhiều đều bị lôi cuối, thu hút vào các quan hệ kinh tế quốc tế để tranh thủ cơ hội tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn và vượt qua thách thức là yêu cầu cần thiết phải thực hiện để phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, Việt Nam không thể đóng cửa khép kín nền kinh tế mà phải hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài có thể thống qua nhiều hình thức như tăng cường hoạt động ngoại thương, hợp tác, liên doanh liên kết để thu hút vốn đầu tư, gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế, biết phát huy thế mạnh những ngành có lợi thế so sánh, tập trung chú trọng phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn có tương lai gắn với công nghệ mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên việc mở cửa hội nhập,đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo chủ quyền và cùng có lợi. 3.4 Kinh tế thị trường có sự tham gia quản lý điều tiết của nhà nước Kinh tế thị trường làm cho quá trình sản xuất được linh hoạt, có sự sáng tạo phát huy nguồn lực, việc hoạt động của các quy luật kinh tế sẽ đảm bảo tốt hơn quá trình đáp ứng nhu cầu của xã hội. Sự vận động của nền kinh tế h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28272.doc
Tài liệu liên quan