Thực chất việc trả TCTV cho người lao động là tổng hợp của các yếu tô như: Sự bù đắp cho tiền lương chưa tương xứng với sức lao động mà người lao động đã bỏ ra ; là phần thưởng cho sự tận tâm thực hiện đầy đủ hợp đồng khi các bên thanh lý hợp đồng; là món quà tặng của người sử dụng lao động với người lao động sau một thời gian dài hợp tác với nhau san sẻ, thiện chí và trách nhiệm ; là một hình thức chia lợi nhuận sau khi 2 bên cùng đóng góp (vốn, tổ chức quản lý, sức lao động) để tạo ra giá trị mới cao hơn giá trị ban đầu. Trong một số trường hợp được coi như một dạng của chế độ trợ cấp thất nghiệp. Mặt khác nó còn có ý nghĩa xã hội to lớn, là công cụ hữu hiệu để trợ giúp người lao động ổn định cuộc sống trong thời gian tìm kiếm việc làm mới.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2901 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích và nêu quan điểm về các quy định về trợ cấp thôi việc theo pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 13: Phân tích và nêu quan điểm về các quy định về trợ cấp thôi việc theo pháp luật hiện hành.
Bài làm.
Trợ cấp thôi việc (TCTV) là khoản tiền có ý nghĩa hỗ trợ phần nào cho người lao động khi chấm dứt việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động trong quá trình đi tìm việc mới.
TCTV được quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung (BLLĐ): « 1. Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, công với phụ cấp lương, nếu có. »
Ngoài ra, việc trả TCTV được làm rõ hơn tại Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động. Pháp luật cũng quy định cụ thể các trường hợp người sử dụng lao động phải trả TCTV và các trường hợp không phải trả TCTV cho người lao động tại mục 2 phần III Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH. Và Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung một số điểm thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP.
Về công nhân viên chức, công chức được hưởng chế độ thôi việc theo Điều 5 Nghị định 54/2005/NĐ-CP. Công chức thôi việc theo quy định tại Nghị định 54/2005/NĐ-CP sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc: cứ mỗi năm được tính bằng ½ tháng lương và các khoản phụ cấp hiện hưởng – Điều 8 Nghị định 54/2005/NĐ-CP
Thực chất việc trả TCTV cho người lao động là tổng hợp của các yếu tô như: Sự bù đắp cho tiền lương chưa tương xứng với sức lao động mà người lao động đã bỏ ra ; là phần thưởng cho sự tận tâm thực hiện đầy đủ hợp đồng khi các bên thanh lý hợp đồng; là món quà tặng của người sử dụng lao động với người lao động sau một thời gian dài hợp tác với nhau san sẻ, thiện chí và trách nhiệm ; là một hình thức chia lợi nhuận sau khi 2 bên cùng đóng góp (vốn, tổ chức quản lý, sức lao động) để tạo ra giá trị mới cao hơn giá trị ban đầu. Trong một số trường hợp được coi như một dạng của chế độ trợ cấp thất nghiệp. Mặt khác nó còn có ý nghĩa xã hội to lớn, là công cụ hữu hiệu để trợ giúp người lao động ổn định cuộc sống trong thời gian tìm kiếm việc làm mới.
Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra các trường hợp vì lợi ích kinh tế mà nhiều người lao động đã xin ngừng việc để tìm một công việc mới với mức lương cao hơn. Theo đó khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì người sử dụng lao động phải trả TCTV theo mức là ½ tháng lương công với phụ cấp lương (nếu có), tính theo mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp nếu họ đã làm đủ 12 tháng trở lên. Như vậy, nhiều trường hợp người lao động đã lợi dụng việc này xin thôi việc đối với hợp đồng không xác định thời hạn để nhận TCTV đồng thời lại chuyển đến làm cho một đơn vị khác. Người sử dụng lao động vừa mất đi nguồn nhân lực cho sản xuất lại vừa mất đi một khoản tiền TCTV. Quy định này phần nào ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng lao động có nên chăng đưa ra chế tài đối với trường hợp người lao động xin thôi việc để hạn chế tình trạng này trên thực tế.
Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng người sử dụng lao đông trả trợ cấp thôi việc cho người lao động là đóng góp 2 lần vì người sử dụng lao động đã đóng tiền bảo hiểm cho người lao động rồi. Ý kiến này là không đúng vì xét cả về bản chất và nguồn chi trả thì mục đích trả TCTV là hỗ trợ cho người lao động. Mặt khác, nguồn chi trả là do người sử dụng lao động trên cơ sở lợi nhuận còn lại được chích vào quỹ. Còn bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động tương ứng với mức đóng góp của người lao động đuợc chích từ quỹ lương ra. Do đó, chúng ta không thể cho rằng người sử dụng lao động phải đóng góp 2 lần.
Việc được hưởng TCTV chỉ được tính đối với những người thường xuyên làm việc tư đủ 12 tháng trở lên.
Theo Điều 42 BLLĐ thì ta có thể rút ra những người lao động bị sa thải theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 85 sẽ được hưởng TCTV . Còn theo khoản 2 Điều 41 BLLĐ thì người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì đều không được hưởng TCTV.Thực sự khi áp dụng hai quy định này thì ta sẽ thấy có những trường hợp nó chưa thực sự công bằng cho ngưòi lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Vì trên thực tế những trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là rất đa dạng và có những trường hợp việc chấp dứt trái pháp luật này không ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp, tổ chức, ... nhiểu như việc tự ý bỏ việc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 85 BLLĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Giáo trình luật Lao động Việt Nam. Trường ĐH Luật Hà Nội. Hà Nội-2005.
Bộ luật Lao động Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung 2002, 2006 và 2007.
Quyền chấm dứt HĐLĐ của người sử dụng lao động theo pháp luật lao động VN và thực tiễn thực hiện. Luận văn thạc sĩ luật học. Phạm Thị Lan Hương. Hà Nội – 2010.
Vấn đề bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động VN. Luận văn tiến sĩ Ngyễn Ngọc Lan. Hà Nội-2005.
Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 09/05/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động.
Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động.
Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/05/2009 về sửa đổi bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hưóng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NG-CPngày 09/05/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề số 13- Phân tích và nêu quan điểm về các quy định về trợ cấp thôi việc theo pháp luật hiện hành.doc