Tiểu luận Phân tích và nghiên cứu về các đạo chiếu chỉ và hai bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ

Qua các điều khoản của các bộ luật thời phong kiến đã cho thấy quan niệm của các nhà luật về âm mưu phạm tội và hành vi phạm tội. Một người bị coi là tội phạm khi người đó có hành vi phạm tội. Nhưng đối với một số trọng tội (nhất là những tội nguy hại tới vương quyền) nhà làm luật đương thời bấy giờ quan niệm dù chưa có hành vi phạm tội, mà chỉ cần có âm mưu phạm tội đã là tội phạm và tội phạm hoàn thành. Ví dụ: trong Điều 2-QTHL (Thập ác) có các tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn. Và phân biệt các giai đoạn phạm tội cũng như hậu quả phạm tội để xác định trách nhiệm hình sự, các giai đoạn thực hiện tội phạm bao gồm : mưu đồ, tổ chức, thực hiện, hậu quả, đã hành động, chưa hành động, đã thành, chưa thành.

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2417 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích và nghiên cứu về các đạo chiếu chỉ và hai bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề: Tội phạm là một vấn đề quan trọng trong luật hình sự nói riêng và pháp luật nói chung. Vì vậy ngay từ thời phong kiến, pháp luật đã có những quan niệm về vấn đề tội phạm, tuy chưa đưa lên được thành một khái niệm cụ thể về tội phạm nhưng cũng là một vấn đề chủ yếu được đề cập đến. Qua các đạo chiếu chỉ các thời kì Lý, Trần, Hồ và chủ yếu là hai bộ luật thời kì phong kiến còn giữ lại được tới ngày nay là bộ Quốc triều hình luật thời Lê Sơ (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức) và bộ Hoàng Việt luật lệ thời vua Gia Long nhà Nguyễn, ta có thể tìm hiểu về những quan niệm, cách nhìn về vấn đề tội phạm trong pháp luật phong kiến. II. Giải quyết vấn đề 1. Quan niệm về khái niệm tội phạm và phân loại tội phạm Quan niệm về tội phạm trong xã hội phong kiến trước đây được hiểu rất rộng. Tuy không có những định nghĩa cụ thể về tội phạm là gì nhưng trong Bộ Quốc Triều Hình Luật (QTHL) thời Lê đã có những quan niệm về tội phạm là việc xâm hại đến sự an toàn, bất khả xâm phạm của chế độ quân chủ triều Lê, mà trước hết là sự an toàn của nhà vua và hoàng cung xâm phạm trật tự kỷ cương, đạo đức xã hội theo quan điểm Nho giáo, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, tài sản của con người. Đến thời nhà Nguyễn, trong bộ Hoàng Việt Luật Lệ (HVLL) cũng không có những định nghĩa chung về tội phạm mà chỉ đi thẳng vào các qui định cụ thể đối với từng loại tội. Nhìn chung pháp luật Phong kiến không nêu ra định nghĩa về khái niệm tội phạm nói chung và về từng tội phạm nói riêng, mà đi ngay vào miêu tả cụ thể, chi tiết từng hành vi, mức độ, hậu quả phạm tội... nhưng ta cũng có thể hiểu được quan niệm tội phạm của pháp luật phong kiến là tất cả những hành vi vi phạm pháp luật không chỉ trong lĩnh vực hình sự mà trong cả các lĩnh vực dân sự, hành chính, thuế khóa, ruộng đất và kể cả trong quan hệ đạo đức (Ví dụ: Điều 130- QTHL quy định: Có tang ông bà, cha mẹ và chồng mà giấu không khóc thì phải tội đồ làm khao đinh; Điều 98 HVLL quy định: “Phàm trai gái để tang cha mẹ, thê thiếp để tang chồng mà tự thân chủ hôn, cưới gả thì bị phạt 100 trượng…”) . Bộ luật cũng thừa nhận một dấu hiệu khác của tội phạm là dấu hiệu “được quy định trong luật”, khẳng định sự hiện diện của nguyên tắc “không có luật thì không có tội” như là một biểu hiện của nguyên tắc pháp chế. Còn về phân loại tội phạm thì pháp luật phong kiến Việt Nam phân loại tội phạm theo 3 hướng đó là: theo hình phạt (tội xuy, tội đồ, tội trượng, tội lưu, tội tử), theo tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại (tội thập ác và tội thường), theo lỗi của người phạm tội (tội cố ý và tội vô ý). Đồng thời có sự phân tầng chủ thể theo quyền và nghĩa vụ, địa vị nhân thân, theo yếu tố tâm lý cũng như căn cứ vào hậu quả của sự vi phạm. Sự ảnh hưởng tuân theo quy luật: mức độ nguy hiểm của tội phạm tỉ lệ thuận với địa vị của nạn nhân và tỉ lệ nghịch với địa vị của chủ thể tội phạm.Và hiện diện nguyên tắc: chức quyền hay lợi dụng chức quyền của chủ thể làm tăng tính nguy hiểm của tội phạm. Ví dụ điều 470-QTHL quy định tội đánh người bị thương mà chủ thể có lợi dụng uy quyền thế lực thì phải xử nặng hơn đánh người bị thương bình thường hai bậc. Quan niệm về mức độ của tính nguy hiểm của tội phạm trong QTHL cũng tương tự như trong luật hình sự hiện đại là có các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của tính nguy hiểm của tội phạm là: tính chất quan trọng của đối tượng cần bảo vệ, mức độ vi phạm, mức độ hậu quả của tội phạm, nội dung lỗi, động cơ phạm tội. Tiếp đó, trong pháp luật phong kiến Việt Nam thì vấn đề năng lực hành vi cũng chưa được đặt ra tuy nhiên có đặt ra độ tuổi để xác định chính sách hình sự đối với người phạm tội từ đó đưa ra mức hình phạt cụ thể. Điều 16 bộ QTHL có viết: “Những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cùng những nguời bị phế tật, phạm từ tội lưu trở xuống cho chuộc bằng tiền, phạm tội thập ác thì không theo luật này. Từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống cùng những người bị ác tật, phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết thì cũng phải tâu vua xét định, ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc, còn ngoài ra thì không bắt tội. Từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dầu có tội chết cũng không hành hình, nếu có kẻ xui xiểm thì bắt tội kẻ xui xiểm, nếu có ăn trộm có tang thì kẻ nào chứa chấp tang vật ấy phải bồi thường” 2. Phân biệt vô ý phạm tội với cố ý phạm tội Bên cạnh đó, pháp luật phong kiến Việt Nam cũng chưa đưa ra định nghĩa về “lỗi” nhưng đã phân biệt được tội cố ý với tội lầm lỡ để có cách xử lý khác nhau. Quan niệm này được thể hiện nổi bật nhất ở Điều 47-QTHL: “Những người phạm tội, tuy tên gọi tội giống nhau, nhưng phải phân biệt sự phạm tội vì lầm lỡ hay cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không nên câu nệ để hợp với ý nghĩa việc xét xử hình án ‘Tha người lầm lỡ không kể tội nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ’”. Mặc dù lỗi không được coi là một dấu hiệu của tội phạm nhưng QTHL cũng đã có đề cập tới những trường hợp bất khả kháng là những trường hợp được coi là không có lỗi và xác định những trường hợp này không bị xử tội, ví dụ như điều 182 quy định: “…Nếu đường đê vững chắc lại cố gắng giữ gìn, song vì nước lụt quá to, sức người không chống nổi mà đê vỡ thì không bị xử tội”. Hay như điều 15-HVLL quy định: “Phàm phạm mười ác, giết người, ăn trộm đồ quan, trộm bạo… cướp người, buôn người, xúi xiểm giết người, cố ý thêm bớt tội nhân, biết sự việc mà cố ý dung túng… những loại ấy đều là thực phạm, đều cố tâm phạm tội dù gặp dịp ân xá cũng không được tha. Còn những người phạm tội vì lầm lẫn nghĩa là giết người, làm bị thương người bởi vô ý, làm cháy nhà bởi vô ý, lơ là làm hư vật quan… lơ đễnh không khéo trói để sảy tù… đều là vô tâm mà phạm tội thì được ân xá hoặc giảm tội như giáng từ tội chết xuống tội lưu, tội lưu qua tội đồ…”. 3. Quan niệm về âm mưu phạm tội và hành vi phạm tội Qua các điều khoản của các bộ luật thời phong kiến đã cho thấy quan niệm của các nhà luật về âm mưu phạm tội và hành vi phạm tội. Một người bị coi là tội phạm khi người đó có hành vi phạm tội. Nhưng đối với một số trọng tội (nhất là những tội nguy hại tới vương quyền) nhà làm luật đương thời bấy giờ quan niệm dù chưa có hành vi phạm tội, mà chỉ cần có âm mưu phạm tội đã là tội phạm và tội phạm hoàn thành. Ví dụ: trong Điều 2-QTHL (Thập ác) có các tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn. Và phân biệt các giai đoạn phạm tội cũng như hậu quả phạm tội để xác định trách nhiệm hình sự, các giai đoạn thực hiện tội phạm bao gồm : mưu đồ, tổ chức, thực hiện, hậu quả, đã hành động, chưa hành động, đã thành, chưa thành. Đối với tội trừng phạt từ mưu đồ, HVLL quan niệm rằng mưu là phải có từ 2 người trở lên, nếu là mưu của một người thì phải biểu hiện qua hành động. Luật pháp trừng phạt từ mưu đồ nhằm ngăn ngừa hậu quả gây ra cho gia đình và xã hội (Điều 223, 251-255). Điều 251 Hoàng Việt luật lệ quy định: “…nếu lập mưu giết người, đã làm nhưng địch thủ không bị thương thì phạt 100 trượng, đồ ba năm…”, điều 253 quy định: “Phàm mưu sát ông bà, cha mẹ và tôn trưởng trong vòng thân thuộc… không cần biết có làm bị thương hay không đều xử chém. Nô tì mưu sát tôn trưởng thì tội như cháu con…” 4. Quan niệm tính chất về đồng phạm Về đồng phạm, tuy pháp luật phong kiến không có quy phạm định nghĩa chung về đồng phạm và các loại người đồng phạm như luật hiện đại nhưng đã có sự phân biệt giữa chính phạm và tòng phạm. Điều 469-QTHL quy định: “Đồng mưu đánh người bị thương, kẻ nào đánh nhiều đòn nặng là thủ phạm, kẻ chủ mưu cũng phải cùng một tội, còn người tòng phạm thì được giảm một bậc”. Theo QTHL thì chính phạm gồm kẻ chủ mưu và thủ phạm (kẻ tích cực nhất trong việc thực hiện tội phạm) còn những người khác là tòng phạm. Điều 36-QTHL quy định nhiều người phạm cùng một tội mà có người trốn tránh, hiện còn người bắt được xưng ra người đang trốn đứng đầu, mà không đủ người làm chứng, thì định tội người bị bắt là tòng phạm. Như vậy, nhìn chung nhà làm luật thời bấy giờ chưa nêu rõ ràng, cụ thể các loại người tòng phạm. Còn theo bộ luật HVLL thì họ quan niệm kẻ chủ mưu, tác giả tinh thần, ý đồ, tạo ý, đầu nậu, khởi xướng đều bị coi là chính phạm. Người tham gia, thừa hành, hành động hoặc không hành động, chia của, che giấu, xúi giục, giúp đỡ, cùng thực hiện đều bị coi là tòng phạm (Điều 29-HVLL). Ngoài ra, pháp luật phong kiến còn giải thích thêm một số khái niệm như: tội đồng (tội như nhau), đồng tội (cùng tội). Cụ thể là luật giải thích “tội đồng” là dù mỗi người phạm riêng nhưng xử tội như nhau. “Đồng tội” là cùng tội nhưng hiểu theo 2 nghĩa: thứ nhất là chỉ buộc tội kẻ chính phạm, người đồng tội (tòng phạm) thì giảm 1 bậc; thứ hai là cùng phạm 1 tội trộm nhưng khi xét xử vẫn có sự phân biệt giữa Giám thủ ăn trộm với thường nhân ăn trộm. * Đánh giá về quan niệm về tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam - Tích cực: + Có đặt ra độ tuổi, địa vị xã hội, các yếu tố tâm lý... để xác định chính sách hình sự đã thể hiện được sự khoan hồng của pháp luật phong kiến đối với người phạm tội trong việc quyết định hình phạt. + Việc phân biệt tội cố ý với tội vô ý làm căn cứ để xác định chính sách hình sự áp dụng đối với kẻ phạm tội là nghiêm khắc hay không nghiêm khắc, làm căn cứ để áp dụng các nguyên tắc chiếu cố và chuộc tội bằng tiền. + Có sự phân biệt giữa chính phạm và tòng phạm, các giai đoạn thực hiện tội phạm và nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội khi ở trong các trường hợp đó đã thể hiện quan điểm tiến bộ xử đúng người đúng tội, nhân đạo. - Hạn chế: chưa đưa ra được định nghĩa cụ thể về tội phạm, về lỗi, về năng lực hành vi, về đồng phạm và các loại người đồng phạm khiến cho việc áp dụng pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. 2 bộ luật vẫn còn có những đặc quyền của những người có địa vị trong xã hội, chưa thực sự công bằng với mọi người. III. Kết thúc vấn đề Qua phân tích và nghiên cứu về các đạo chiếu chỉ và đặc biệt là hai bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, ta có thể thấy những điểm tương đồng trong quan niệm về tội phạm giữa các triều đại trong thời kì phong kiến với nhau. Pháp luật trong thời kì phong kiến đều không đưa ra một định nghĩa cụ thể về tội phạm và những tính chất của tội phạm nhưng qua các quy định cụ thể về từng tội phạm cũng thể hiện phần nào về quan niệm tội phạm của các nhà làm luật thời kì này. Sự nghiêm khắc trong pháp luật thời phong kiến thể hiện ở quan niệm, những quy định về những hành vi vi phạm hành chính, kỉ luật hoặc đạo đức đều được coi là tội phạm, đây là một hạn chế trong mọi bộ luật thời kì này. Bên cạnh đó, cũng có những quan niệm tương đồng giữa pháp luật phong kiến và luật hình sự hiện đại về các tính chất của tội phạm. Vì vậy, việc nghiên cứu về quan niệm tội phạm thời kì phong kiến có những giá trị, tầm quan trọng trong việc sửa đổi, bổ sung lại các quan niệm về tội phạm trong luật hình sự hiện nay. Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam-Trường Đại học Luật Hà Nội. 2. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Khoa Luật-Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb ĐHQG Hà Nội 2008. 3.Bộ luật Ouốc Triều Hình Luật. 4.Bộ luật Hoàng Việt Luật lệ. 5.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuan niệm về vấn đề tội phạm trong pháp luật phong kiến.doc
Tài liệu liên quan