BHXH (bao gồm cả BHYT) giữ vị trí trọng tâm của hệ thống ASXH, liên quan trực tiếp tới lực lượng lao động sản xuất của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Việc duy trì cho được khoảng cách giàu nghèo hợp lý trong xã hội, đòi hỏi Nhà nước cũng có vai trò to lớn trong việc phân phối lại thu nhập xã hội bằng các giải pháp, chính sách tổng thể và một mô hình tổ chức ASXH phù hợp.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5147 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích vai trò của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1 : Phân tích vai trò của BHXH trong hệ thống ASXH
Câu 2 : Nội dung của bảo hiểm thất nghiệp
Câu 1 :
Trên thế giới quan niệm về "an sinh xã hội "được hiểu không thống nhất.
Theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): an sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong.
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) quan niệm : an sinh xã hội rất rộng bao gồm: trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các chương trình giảm nghèo, các chương trình thị trường lao động.
Ấn Độ quan niệm vấn đề cốt lõi của an sinh xã hội là phòng ngừa và giảm nghèo, cung cấp mức sống tối thiểu cho người dân...
Tuy khái niêm của an sinh xã hội có thể hiểu khác nhau, song các quan niệm đều thống nhất với nhau ở một điểm là an sinh xã hội mang tính hệ thống, bao gồm những chính sách để phòng ngừa, giảm thiểu, trợ giúp, bảo vệ những người gặp rủi ro, gồm có 4 trụ cột chính như: hệ thống chính sách và các chương trình về thị trường lao động tích cực; hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội; hệ thống chính sách trợ giúp xã hội; hệ thống lưới an toàn xã hội
Hệ thống ASXH được xây dụng có sự khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, có thể thấy những cơ chế chủ yếu của nó bao gồm: BHXH, Cứu trợ xã hội .Các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, Các chế độ trợ cấp gia đình, Các quỹ dự phòng, Sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, Các dịch vụ liên quan đến ASXH.
Trong các cơ chế chủ yếu của hệ thống ASXH, BHXH là trụ cột quan trọng thứ nhất, tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường hợp nguồn thu nhập bình thường bị gián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ cho những người lao động làm công ăn lương trong xã hội. Các chế độ của BHXH đã hình thành khá lâu truớc khi xuất hiện thuật ngữ ASXH
Theo tổng kết của ILO (công ước 102 năm 1952), BHXH bao gồm 9 chế độ chủ yếu sau:
Công uớc cũng nói rõ là những nước phê chuẩn công ước này có quyền chỉ áp dụng một số chế độ, nhưng ít nhất phải áp dụng một trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp tử tuất.
Việc áp dụng BHXH trên của quốc gia khác nhau thường cùng rất khác nhau về nội dung thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảm bảo cuộc sống của người lao động, ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và khả năng quản lí có thể đáp ứng
sơ đồ mạng lưới ASXH: BHXH
Cứu trợ xã hội
Trợ cấp xã hội
Tuỳ từng quốc gia mà mạng lươi ASXH có đáy rộng hay hẹp
BHXH được coi là “ lưới” đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thông ASXH do:
1. hoạt động BHXH được thực hiện trên cơ sở các bên cùng đóng góp tài chính để tạo lập quỹ tài chính tập trung so với các hệ thống khác trong hệ thống ASXH.BHXH có tính tự chủ về tài chính
2. đối tượng của BHXH là người lao động, do vậy bảo vệ quyền lợi cho những đối tượng này góp phần rất quan trọng vào viêc bảo vệ an toàn cho xã hội
3. BHXH được hoạt động theo 1 cơ chế độc lập , có tổ chức , có tính kỉ luật cao.Do vậy việc duy trì hệ thống sẽ ổn định và không bị phụ thuộc
BHXH điều tiết các chính sách trong hệ thống ASXH
Hệ thống BHXH ở Việt Nam:
- Trước năm 1998 : BHXH hoạt động theo cơ chế phụ thuộc.Quỹ nằm trong ngân sách nhà nước
. Đối tượng tham gia và hưởng BHXH trong giai đoạn này là công chức & những người làm việc trong cơ quan nhà nước
.Mức phí BHXH trong giai đoạn này : NLĐ 1% . người sử dụng lao động : 3,7%
Giai đoạn cuối 1998 đến đầu 1995: các chế độ đc thay đổi lại
Giai đoạn từ 1995 đến nay:
- 19/1/1996 :chính phủ ban hành nghị đinh 12CP về điều lệ BHXH
- 26/1/1995: chính phủ ban hành nghị đinh 19CP về việc thành lập cơ quan BHXH Vi ệt nam
Chặng đường 13 năm từ khi mới được thành lập đến nay (1995 - 2008) chưa dài, song bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực sự có những đóng góp quan trọng đối với xã hội, với tư cách là hình thức chia sẻ rủi ro hữu hiệu, tạo ra nguồn thu nhập thay thế, góp phần bảo đảm an toàn cuộc sống cho người lao động. Cùng với việc gia tăng quy mô, “độ bao phủ” các đối tượng tham gia, bảo hiểm xã hội càng khẳng định là trụ cột quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội, hướng dần sự phục vụ tới từng người dân
BHXH (bao gồm cả BHYT) giữ vị trí trọng tâm của hệ thống ASXH, liên quan trực tiếp tới lực lượng lao động sản xuất của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Việc duy trì cho được khoảng cách giàu nghèo hợp lý trong xã hội, đòi hỏi Nhà nước cũng có vai trò to lớn trong việc phân phối lại thu nhập xã hội bằng các giải pháp, chính sách tổng thể và một mô hình tổ chức ASXH phù hợp.
Cơ quan BHXH Việt Nam hiện nay được thành lập với cơ chế quỹ BHXH Việt Nam được quản lý riêng độc lập với NSNN là mô hình tổ chức quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trường. Do BHXH phát triển và mở rộng các đối tượng lao động tham gia bảo hiểm bao gồm người làm công ăn lương trong cả khu vực công và khu vực tư đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đời sống người dân, đảm bảo công bằng xã hội
Câu 2 :
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và bước vào hội nhập với kinh tế thế giới, bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, thì tình trạng thất nghiệp đang là một trong những vấn đề nan giải và hết sức bức xúc. Hàng năm có từ 1,1 đến 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động, nhưng khả năng thu hút lao động của nền kinh tế lại có hạn. Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất việc làm, đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến trật tự an sinh xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách có tính chiến lược và lâu dài, trước sức ép tình trạng thất nghiệp cao. Đây là biện pháp giúp đỡ thiết thực cho người lao động, bởi cùng với việc hỗ trợ một khoản tài chính bảo đảm ổn định cuộc sống trong thời gian không có việc làm thì mục đích chính của hình thức bảo hiểm này là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu sẽ sớm đưa người lao động thất nghiệp tìm được việc làm mới ổn định. Điều này góp phần quan trọng giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp, ổn định và bảo đảm an sinh xã hội.
Bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động trong thời gian mất việc thì mục đích chính của bảo hiểm thất nghiệp là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam, có hợp đồng lao động từ 12 đến 36 tháng hoặc không xác định thời hạn. Các đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức xã hội; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
Đối tượng được trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
Thứ nhất, là người lao động bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động, chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức mà chưa tìm được việc làm.
Thứ hai, trong vòng 24 tháng trước khi bị thất nghiệp, người lao động đã đóng BHTN được 12 tháng trở lên.
Thứ ba, người lao động phải đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội.
Thứ tư, chưa tìm được việc làm sau ít nhất 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội.
Người lao động đóng BHTN bằng 1% tiền lương, tiền công tháng ; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng; hàng tháng Nhà nước hỗ trợ từ Ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần.
Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Tuỳ thuộc vào số năm người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp, nếu số năm đóng bảo hiểm thất nghiệp ít thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tháng ít hơn. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng nếu có đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN; 6 tháng nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN; 9 tháng nếu có đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN; 12 tháng nếu có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên…
Ngoài trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định.
Cụ thể, mức hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp trong trường hợp này bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định pháp luật về dạy nghề. Thời gian học nghề cho lao động không quá 6 tháng, tính từ ngày lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Còn số lao động sẽ được “hưởng lợi” hiện chúng tôi chưa có con số thống kê cụ thể. Tuy nhiên, chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2009, vì thế, người lao động chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp sớm nhất là từ đầu năm 2010 (sau 12 tháng liên tục doanh nghiệp và người lao động nộp tiền vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp).
Chịu trách nhiệm dạy nghề cho người lao động trong trường hợp này sẽ do cơ quan lao động địa phương, cụ thể là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thông qua các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, bao gồm các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo nghề và cả trung tâm giới thiệu việc làm có tổ chức dạy nghề.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22218.doc