Hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm triết học “Tự thân vận động”.
Như ta thấy, con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ không có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động mới là nhân tố tác động quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tự thân vận động, về động lực bên trong của sự phát triển nói chung. Hoạt động của cá nhân nhằm để thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên hay nhu cầu xã hội, vật chất hay tinh thần của đời sống riêng hay đời sống xã hội là những biểu hiện phong phú về tính tích cực của nhân cách.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định, với những công cụ nhất định. Vì vậy, mỗi loại hoạt động có những yêu cầu nhất định và đòi hỏi ở con người những phẩm chất tâm lí nhất định. Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành những phẩm chất đó. Vì thế, nhân cách của họ được hình thành và phát triển.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 70164 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách, liên hệ bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh lí của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Từ đó có thể khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền với sự hình thành và phát triển nhân cách. Làm cho quá trình hình thành nhân cách diễn ra nhanh, thuận lợi hay chậm chạp, khó khăn.
Do bẩm sinh di truyền là những đặc điểm của giải phẩu sinh lí của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm và cấu tạo và các chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các chức năng của các giác quan và não. Những đặc điểm của các hệ thần kinh cấp cao (cường độ, tính cân bằng và linh hoạt của các quá trình thần kinh) được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể.
Ví dụ: Một đứa trẻ sinh ra với ren di truyền tốt, cơ thể khỏe mạnh, đứa trẻ ấy sẽ phát triển tốt, học hỏi những điều xung quanh rất nhanh, như vậy nhân cách của nó sẽ được hoàn thiện. Nhưng nếu đứa trẻ đó sinh ra với một cơ thể không bình thường, bị tật nguyền, hay bị thiểu não thì quá trình hình thành nhân cách sẽ diễn ra rất khó khăn và chậm chạp, chậm hơn rất nhiều so với những đứa trẻ phát tiển bình thường hay những đứa trẻ phát triển tốt. Đây chính là một thiệt thòi lớn cho những đứa trẻ sinh ra đã mang trong mình bệnh tật, và nỗi bất hạnh cho gia đình.
Tuy nhiên, không thể kết luận về vai trò quyết định của di truyền trong sự hình thành và phát triển tâm lí nhân cách. Theo quan điểm tâm lí học mác xít thì di truyền với các đặc điểm sinh học nêu trên không quyết định chiều hướng nội dung cũng như giới hạn phát triển của nhân cách con người.
Những quan sát khoa học về quá trình phát triển của trẻ sinh đôi cùng trứng đã chỉ ra rằng, sự tương đồng rất cao của trí nhớ hình ảnh và âm thanh ở chúng đã mất dần cùng với sự phát triển của lứa tuổi do tác động của hoàn cảnh và tính tích cực riêng của mỗi cá thể. Yếu tố di truyền chỉ đóng vai trò là cơ sở, nền tảng đối với sự phát triển nhân cách thôi, chứ không phải cứ có yếu tố di truyền tốt thì cá thể đó nhất định sẽ có một nhân cách tốt, một nhân cách hoàn thiện...Bất cứ một chức năng nào mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động của bản thân cá nhân đó và trong điều kiện của xã hội loài người. Tai âm nhạc của Moza, mắt hội họa của Raphaen sẽ không tự phát triển những khả năng tiền tàng của nó một khi thiếu môi trường, nhu cầu và sự rèn luyện. Cùng một kiểu hệ thần kinh nhiều loại năng lực, nhiều loại tính cách khác nhau có thể được hình thành và ngược lại.
Ví dụ: Nếu như một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ toàn là những người có tri thức, khỏe mạnh thì đứa trẻ được sinh ra ấy sẽ có một cơ thể tốt, được thừa hưởng một phần thông minh của bố mẹ, nhưng ta không thể khẳng định chắc chắn rằng đứa trẻ ấy lớn lên cũng sẽ thông minh giống bố mẹ của nó, và hoàn thiện nhân cách, có thể đứa trẻ ấy do ham chơi, đua đòi bạn bạn bè nên học kém, phá phách...đứa trẻ ấy chỉ giỏi và có nhân cách hoàn thiện khi và chỉ khi nó biết phát huy tố chất vốn có của nó, và những hoạt động cố gắng, nỗ lực của mình trong cuộc sống.
Một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ chỉ là nông dân chân lấm tay bùn, họ không được thừa hưởng nguồn gen thông minh của bố mẹ nhưng không có nghĩa là họ kém cỏi. Trong xã hội, không ít những người có xuất thân từ con nhà nông dân thành đạt trong cuộc sống.
Hay những đứa trẻ tật nguyền bẩm sinh, yếu tố di truyền mang lại cho họ những bất hạnh nhưng không phải thế mà nhân cách của họ không hoàn thiện, họ vẫn cố gắng phấn đấu để hoàn thiện nhân cách của mình và xã hội không hiếm những người khuyết tật thành đạt trong cuộc sống...
Một số học giả tư sản đã cho rằng, yếu tố di truyền quyết định đến sự phát triển đến sự phát triển tâm lí nhân cách. Con người có nguồn gốc phát sinh khác nhau thì có sự phát triển nhân cách khác nhau. Họ cho rằng những người da trắng thì thông minh, đẹp đẽ, là người sinh ra để làm ông chủ....còn những người da đen chỉ là loại xấu xí, đáng khinh thường, sinh ra đã là kiếp nô lệ. Đây là một nhận định hoàn toàn sai của các học giả tư sản.
Yếu tố di truyền chỉ là yếu tố đóng vai trò làm tiền đề chứ không quyết định.
Ví dụ: Trong xã hội, có phải tất cả người da trắng đều có nhân cách tốt đẹp đâu, có vô số người da trắng phạm trọng tội, là những tên trùm, xã hội đen đấy thôi. Còn người da đen, có vô số người thành đạt trong cuộc sống, tiến lên được những cương vị to lớn và được nhiều người phải nể phục như: tổng thống Omama của Hoa Kỳ, những cầu thủ bóng đá của đội tuyển Braxin...có vô số, vô số người thành đạt trong cuộc sống là người da đen.
2. Hoàn cảnh sống
Hoàn cảnh sống là tất cả những gì ở bên ngoài con người, tác động tới con người. Trong hoàn cảnh sống được chia làm hai loại : hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.
2.1. Hoàn cảnh tự nhiên
2.1.1. Vậy hoàn cảnh tự nhiên là gì?
Hoàn cảnh tự nhiên bao gồm các điều kiện tự nhiên – hệ sinh thái phục vụ cho các hoạt động sinh sống của con người. Hoàn cảnh địa lí, nước, không khí, đất đai, động vật, thực vật, khí hậu, thời tiết...đều thuộc hoàn cảnh tự nhiên.
2.1.2. Vai trò của hoàn cảnh tự nhiên
Hoàn cảnh tự nhiên ảnh hưởng nhất định, phần nào tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
ự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường nhất định. Hoàn cảnh tự nhiên vốn có sự tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, chính hoàn cảnh tự nhiên đã được in đậm dấu ấn trong tâm lí dân tộc thông qua khâu trung gian là phương thức sống.
Như ta đã biết, mỗi dân tộc sống trên cùng một lãnh thổ nhất định, có cái độc đáo của hoàn cảnh địa lí: ruộng đồng và khoáng sản, núi và sông, trời và biển, mưa và gió, hoa cỏ và âm thanh...những điều kiện ấy quy định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính của nghề nghiệp (tức những phương thức hoạt động của con người trong tự nhiên) và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua đó, quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định.
Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện tự nhiên. Một số nét tâm lí nào đó của bản địa, của nghề nghiệp củng có thể được hiểu theo lôgic ấy. Nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc của địa phương, của nghề nghiệp – những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân nó.
Ví dụ: Những người dân chài lưới, hằng năm, họ thường tổ chức các lễ hội cúng tế thần sông thần biển, bởi họ quan niệm rằng, làm như thế là để tạ ơn thần biển đã cho họ cuộc sống ấm no, cho họ những ghe thuyền đầy cá mỗi lần ra khơi, họ cầu cho trời yên bể lặng để mỗi lần ra khơi họ được bình yên trở về. Chính hoàn cảnh tự nhiên là sống gần biển đã xuất hiện ở họ phong tục cúng thần biển ấy.
Một ví dụ nữa cũng cho thấy, nhân cách con người bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh tự nhiên:
Khi thời tiết nắng nóng (khoảng 40, 41 độ c, chúng ta cảm giác khó chịu trong người và hay cáu gắt hơn bình thường, còn những khi tiết trời mát mẻ của mùa thu, cảm giác trong người như bâng khuâng khó tả, ta chợt muốn rủ một ai đó cùng đi dạo, ngồi dưới một gốc cây, ngắm lá rơi. Khi mùa đông lạnh về, thời tiết thật lạnh, ta muốn tìm một chỗ nào đó ấm áp, ngồi bên người thân, ăn những món nóng hổi để cảm giác ấm áp.
Một số tác giả của tâm lí học phương Tây đề cao vai trò của điều kiện hoàn cảnh sống tự nhiên. Họ đã giải thích nguyên nhân một số thói hư tật xấu hay đức tính cao quý của dân tộc này hay dân tộc khác bằng hoàn cảnh địa lý: cá tính của người phương bắc thì mạnh mẽ nhưng lạnh nhạt, của người phương nam thì yếu ớt nhưng xởi lởi dễ gần. Thậm chí nguyên nhân của hành động chiến tranh xâm lược ở một số nước Tây Âu cũng được giải thích bằng hoàn cảnh địa lí mang tính kích thích. Đó là một quan điểm sai lầm và thiếu tính khoa học.
Hoàn cảnh tự nhiên chỉ ảnh hưởng phần nào tới sự phát triển nhân cách của con người chứ nó không giữ vai trò quan trọng và quyết định trong sự phát triển nhân cách.
2.2. Hoàn cảnh xã hội
2.2.1. Hoàn cảnh xã hội là gì?
Hoàn cảnh xã hội bao gồm cả một hệ thống quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội – lịch sử, văn hóa, giáo dục được thiết lập. Con người hòa nhập được với xã hội thông qua môi trường này.
2.2.2. Vai trò của hoàn cảnh xã hội?
Hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Rõ ràng là không có sự tiếp xúc với con người thì cá thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật, nó không thể trở thành một con người, một nhân cách. Nhân cách đó là một sản phẩm của xã hội, như thế có nghĩa là đứa trẻ muốn trở thành một nhân cách thì phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại.
_ Quan hệ sản xuất: quy định nội dung của nhiều nét tâm lí cơ bản của nhân cách.
_ Quan hệ chính trị và pháp luật: chi phối tâm lí nhân cách. Vị trí giai cấp cuả cá nhân sự kích thích tính tích cực của nó ở mức độ này mức độ khác trong vai trò xã hội. Nhu cầu, hứng thú, lí tưởng phụ thuộc không ít vào vai trò ấy.
Đặc tính của quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị pháp luật biểu hiện qua hệ tư tưởng đạo đức và ở những mức độ khác nhau qua phong tục tập quán. Trong tất cả những mối quan hệ xã hội được nêu ở trên, nhân cách không chỉ là một khách thể mà còn là một chủ thể. Cá nhân là một tồn tại có ý thức, nó có thể lựa chọn phương thức sống của mình và do đó nó lựa chọn những phản ứng khác nhau trước tác động của hoàn cảnh xã hội.
Trong môi trường xã hội ta còn thấy những hiện tượng tâm lí xã hội quần chúng khác ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí nhân cách. Dư luận và tâm trạng chung, đó là sự phán xét đánh giá của sự đông người về sự kiện đời sống xã hội của hoạt động tập thể của hành vi cá nhân. Dư luận được hình thành thầm lặng hoặc có ý thức. Có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực trong đời sống được bắt nguồn từ sự kiện thực hay bịa đặt. Nó nảy sinh, phát triển trên tâm trạng xã hội và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó.
_ Tâm trạng chung: bao trùm bầu không khí lạc quan hay bi quan – sức phấn đấu chung cho cả nhóm hay cá nhân đều chịu ảnh hưởng của tâm trạng chung đó.
Ví dụ: lời nói, cử chỉ, việc làm, cách nhìn, nếp nghĩ của một thành viên đều có muôn màu muôn vẻ của tâm trạng chung đó, tình cảm của nhân cách được kết tinh dần dần trong đó. Ta có thể thấy tâm trạng chung của một gia đình, một nhóm bạn, một thế hệ, một dân tộc, một thời đại...
_ Thi đua: là phương thức tác động qua lại giữa các cá nhân, nhóm và tập thể làm tăng cho kết quả hoạt động của nhau nhiều phẩm chất nhân cách, tập thể được phát triển qua thi đua.
_ Bắt chước: thể hiện ra trong mỗi lĩnh vực của đời sống (vui chơi, học tập, lao động, giao tiếp) bắt chước diễn ra một cách có ý thức, bắt chước trong cách giao tiếp, ngôn ngữ, trong ăn mặc...
Nhân tố giáo dục và tự giáo dục
Giáo dục là gì?
Trong tâm lí học, giáo dục thường được hiểu là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường.
Nhưng thực ra giáo dục còn có nghĩa rộng hơn giáo dục bao gồm cả việc dạy học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác, trực tiếp hoặc gián tiếp trong lớp và ngoài lớp, trong trường và ngoài trường, trong gia đình và ngoài xã hội.
3.2. Vai trò của giáo dục:
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ được thể hiện ở những điểm sau đây:
_ Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo chiều hướng đó.
Ví dụ: giáo dục dạy trẻ biết yêu thương đoàn kết, giúp đỡ bạn bè bạn bè, quý trọng thầy cô, lễ phép với ông bà, cha mẹ, biết kính trên nhường dưới, chăm ngoan học giỏi...
_ Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi trường tự nhiên không có được.
Ví dụ: nếu đứa trẻ sinh ra không bị khuyết tật thì theo sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đến một giai đoạn nhất định đứa trẻ sẽ biết nói. Nhưng muốn đọc được sách báo thì nhất thiết đứa trẻ phải học.
_ Giáo dục có thể bù đắp những chỗ thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người.
Ví dụ: Bằng những phương pháp giáo dục đặc biệt trẻ em và người lớn bị khuyết tật (câm, mù, điếc...) có thể được phục hồi những chức năng đã mất, hoặc có thể phát triển tài năng và trí tuệ một cách bình thường.
Ví dụ: Nhạc sĩ ghi ta Văn Vượng bị mù từ bé, nhưng nhờ có giáo dục mà trở thành tài năng âm nhạc, nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt tay bẩm sinh, nhưng nhờ giáo dục và nỗ lực bản thân, ông đã trở thành nhà giáo ưu tú viết chữ bằng chân rất đẹp.
_ Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí xấu, do tác động tự phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.
Ví dụ: Công tác giáo dục trẻ em hư hoặc cải tạo lao động đối với người phạm pháp.
_ Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó.
Ví dụ: Mục tiêu giáo dục của chúng ta là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đây chính là tính chất tiên tiến của giáo dục.
_ Những công trình nghiên cứu về tâm lí học và giáo dục học hiện đại đã chứng minh rằng, sự phát triển tâm lí của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của sự dạy và giáo dục.
Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo hướng đó. Còn cá nhân học sinh có phát triển theo hướng đó hay không, phát triển đến mức độ nào – điều này giáo dục không quyết định trực tiếp được, bởi vì còn phụ thuộc rất nhiều ở sự nhận thức và hoạt động của đứa trẻ.
Ví dụ: Cùng trong một môi trường giáo dục, nhưng có những đứa trẻ lại học giỏi, phát triển nhân cách rất tốt, sau này trở thành một con người thành đạt trong cuộc sống, nhưng cũng có những đứa trẻ học lại học dốt, nhân cách phát triển kém, sau này trở thành tội phạm, đi vào con đường tội lỗi, băng hoại về mặt nhân cách...
Cần phê phán quan điểm cho rằng giáo dục là “vạn năng”, xem đứa trẻ như tờ giấy trắng mà trên đó nhà giáo dục muốn vẽ sao thì vẽ.
Giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, mặt khác, hình thành trong nhân cách họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội. Sản phẩm văn hóa của loài người có thể biến thành tài sản tinh thần của nhân cách nhờ hoạt động dạy học và giáo dục. Trong xã hội hiện nay, gia đình, nhà trường và xã hội có thể đạt tới một sự thống nhất cao hơn trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Như vậy, có thể kết luận rằng: Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục. Giáo dục không phải là vạn năng, bởi giáo dục chỉ vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo hướng đó. Còn cá nhân có phát triển theo hướng đó hay không và phát triển đến mức độ nào thì giáo dục không quyết định trực tiếp được mà cái quyết định trực tiếp lại chính là hoạt động và giao tiếp của mỗi cá nhân. Do đó, cần phải tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể. Đặc biệt, con người là thực thể tích cực, có thể tự hình thành và biến đổi nhân cách của mình một cách có ý thức, có khả năng tự cải tạo chính bản thân mình, có nhu cầu tự khăng định, tự ý thức, tự điều chỉnh cho nên con người có hoạt động tự giáo dục. Hoạt động này là quá trình con người tự biết kiềm chế mình, biết hướng nhu cầu, hứng thú, giá trị của mình cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, giá trị của xã hội. Vì vậy, giáo dục không được tách rời với tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân. Đó là nguyên nhân tại sao, cùng một môi trường giáo dục mà có những người lại thành công trong cuộc sống, có những người thì lại lâm vào con đường tội lỗi, phạm pháp...
Nhân tố hoạt động:
4.1. Nhân tố hoạt động là gì?
Hoạt động là sự tác động qua lại có định hướng giữa con người với thế giới xung quanh, hướng tới biến đổi nó nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Theo tâm lí học Macxit, cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau
4.2. Vai trò của nhân tố hoạt động?
Hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm triết học “Tự thân vận động”.
Như ta thấy, con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ không có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động mới là nhân tố tác động quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tự thân vận động, về động lực bên trong của sự phát triển nói chung. Hoạt động của cá nhân nhằm để thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên hay nhu cầu xã hội, vật chất hay tinh thần của đời sống riêng hay đời sống xã hội là những biểu hiện phong phú về tính tích cực của nhân cách.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định, với những công cụ nhất định. Vì vậy, mỗi loại hoạt động có những yêu cầu nhất định và đòi hỏi ở con người những phẩm chất tâm lí nhất định. Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành những phẩm chất đó. Vì thế, nhân cách của họ được hình thành và phát triển.
Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con người đóng góp lực lượng bản chất của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan. Đây là sự sáng tạo, là những đóng góp nhân cách vào sự phát triển của xã hội.
Hiểu được mối liên hệ giữa hoạt động và nhân cách nên hoạt động phải được coi là một phương tiện giáo dục cơ bản. Nhưng không phải ở tất cả các giai đoạn hay thời kì phát triển và cũng không phải các dạng hoạt động đều có tác động như nhau đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Theo quan điểm của nhà tâm lí học nổi tiếng A.N. Leonchiep thì có những dạng hoạt động đóng vai trò chủ yếu (gọi là hoạt động chủ đạo) trong sự phát triển nhân cách còn các dạng hoạt động khác đóng vai trò thứ yếu. Do đó cần phải hiểu rõ, sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định. Muốn hình thành nhân cách, con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò của hoạt động. Vì thế phải lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả đối với việc hình thành và phát triển nhân cách.
Hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách như vậy nên trong công tác giáo dục cần chú ý thay đổi làm phong phú nội dung, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động để lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động đó.
Như vậy, khác với động vật, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức. Hoạt động của con người được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thức. Hoạt động của con người được thực hiện không chỉ trong mối liên hệ của con người với sự vật mà cả trong mối quan hệ với người khác. Hoạt động của con người luôn luôn mang tính chất xã hội, tính cộng đồng. Điều đó cũng có nghĩa là hoạt động giao tiếp là hoạt động luôn luôn gắn liền với giao tiếp. Vì thế, giao tiếp cũng là một con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách.
Ví dụ: Nếu như một đứa trẻ sinh ra mà chẳng hoạt động gì cả thì đứa trẻ ấy chẳng khác gì là một con vật, và chắc chắn một điều rằng nó không thể phát triển được nhân cách. Những đứa trẻ ngay từ nhỏ đã say mê hoạt động như tham gia hoạt động của đoàn, đội ở lớp, trường, ở nơi sinh sống, tham gia các câu lạc bộ, tham gia tình nguyện, thì con người họ sẽ trở nên năng động, phát huy được những mặt tích cực trong con người họ, kích thích sự học hỏi và lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm của cuộc sống.
Yếu tố giao tiếp:
5.1. Yếu tố giao tiếp là gì?
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người, qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
5.2. Vai trò của giao tiếp?
Giao tiếp có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển tâm lí nhân cách, nó là một trong những con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách.
Khác với hoạt động, đối tượng giao tiếp là những chính thể tâm lí sống động, nhân cách hoàn chỉnh. Ở đây diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể và chủ thể. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người. Sự phát triển cuả một cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp với họ. Chính con người làm xuất hiện, duy trì, phát triển giao tiếp và trở thành sản phẩm của giao tiếp.
Nhà tâm lí học Xô viết B.F. Lomop đã viết: “ khi chúng ta nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể, chúng ta không thể chỉ giới hạn ở sự phân tích xem nó làm cái gì và như thế nào, mà chúng ta còn phải nghiên cứu xem nó giao tiếp với ai và như thế nào”
Trong hoạt động có đối tượng thì đối tượng là những vật thể nên mối quan hệ diễn ra chủ giữa chủ thể với khách thể. Qua quá trình chủ thể hóa, con người lĩnh hội được những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo...là chủ yếu để hình thành mặt năng lực của nhân cách. Còn trong giao tiếp, đối tượng lại là người khác, nhân cách khác nên mối quan hệ ở đây lại diễn ra rất sôi động giữa chủ thể với chủ thể. Mối quan hệ này diễn ra rất phức tạp thể hiện mối quan hệ người – người. Qua giao tiếp, con người có thể lĩnh hội một cách trực tiếp và nhanh chóng những chuẩn mực đối xử với người khác, với xã hội đương thời mà người đó đang sống và hoạt động, nghĩa là qua giao tiếp liên quan nhiều hơn đến việc hình thành mặt đạo đức của nhân cách. Nhờ có giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội, đồng thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp năng lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại.
Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là một nhân cách.
Ví dụ: Giả sử như khi một đứa trẻ từ nhỏ cho tới lớn không được giao tiếp hay ít giao tiếp thì nhân cách của đứa trẻ ấy sẽ phát triển không bình thường, cách nói năng và hoạt động của nó sẽ không được linh hoạt như mọi người. Còn những người hay tham gia hoạt động, họ sẽ có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nhiều người, có cơ hội giao tiếp với họ, như thế, mối quan hệ của họ được mở rộng, dần dần họ sẽ biết cách giao tiếp tốt. Họ có thể học hỏi kinh nghiệm, kiến thức ở nhau. Trên thế giới có rất nhiều diễn giả thành đạt, cách nói của họ có sức lôi cuốn kì diệu. Gây cho người nghe động lực lớn để vươn tới thành công trong cuộc sống như: diễn giả Đào Đức Dũng, Trần Đăng Khoa...
III. LIÊN HỆ BẢN THÂN
Mỗi thời đại, mỗi đất nước đều có những chuẩn mực nhân cách của riêng mình và sự tác động của các yếu tố liên quan đến sự hìnht hành và phát triển của nhân cách cũng không giống nhau nhưng thời đại nào, đất nước nào cũng có những vĩ nhân, những nhân cách lớn. Nhân loại xưa tự hào vì có nhà bác học Đácuyn với câu nói nổi tiếng: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Nhân dân Việt Nam tự hào vì có lãnh tụ Hồ Chí Minh - một nhân cách lớn. Thế hệ trẻ nước ta hôm nay ngưỡng mộ Trương Đình Tuyển - một con người một vóc dáng nhưng lại có công vô cùng lớn trong việc đưa đất nước chuyển mình hội nhập với nền kinh tế thế giới, gia nhập WTO... Những con người ấy là những nhân cách điển hình, được mọi người biết đến. Cuộc sống đời thường còn biết bao nhân cách tốt đẹp đang ẩn dấu mà chúng ta chưa biết đến. Việc nhận thức được vai trò của các yếu tố đối với sự hinh thành và phát triển nhân cách là vô cùng cần thiết đặc biệt là thế hệ trẻ, những con người mong muốn vươn tới sự hoàn thiện của nhân cách.
Từ việc hiểu biết về nhân cách, về vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, kết hợp với những kiến thức về thực tế đời sống, xã hộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách Liên hệ thực tiễn.doc