MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1
1. Định nghĩa. 1
2. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế. 1
2.1. Pháp luật tạo ra các khung pháp lý để cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tiến hành hoạt động quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vĩ mô nền kinh tế. 1
2.2. Pháp luật là công cụ hữu hiệu giúp cho nhà nước khắc phục được các nhược điểm của nền kinh tế thị trường, tạo ra sự công bằng xã hội. 2
2.3. Pháp luật là công cụ giúp nhà nước giải quyết có hiệu quả các tranh chấp kinh tế nảy sinh trong nền kinh tế thị trường. 3
2.4. Pháp luật có tác dụng tạo dựng mội trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế của các tổ chức và cá nhân được tiến hành thuận lợi, có trật tự và đạt hiệu quả kinh tế cao. 4
2.5. Pháp luật giúp cho thành phần kinh tế nhà nước vươn lên hoạt động hiệu quả hơn để cùng cạnh tranh lành mạnh với các thành phần kinh tế khác. 5
3. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam. 5
III. KẾT LUẬN. 6
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7841 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích vai trò của pháp luật đối với kinh tế ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Việt Nam là một nhà nước pháp quyền nên pháp luật có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Pháp luật giúp nhà nước kiểm soát được kinh tế và đảm bảo thực hiện việc xây dựng và phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế thị trường. Pháp luật là sự phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, quy định của nó không được cao hơn hay thấp hơn trình độ của nền kinh tế đã sinh ra nó.Vai trò của pháp luật thể hiện qua việc nó góp phần tích cực vào việc tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Để làm rõ vấn đề trên, trước hết chúng ta sẽ đi qua phần định nghĩa. Pháp luật là gì? Kinh tế là gì?
Định nghĩa.
- Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể.
- Kinh tếlàtổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
2. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế.
Pháp luật là công cụ chuyên chính giai cấp, là phương tiện để nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường,vì sự tồn tại và phát triển của xã hội và đất nước. Vai trò của pháp luật là hết sức quan trọng,cụ thể vai trò của pháp luật đối với kinh tế hiện nay được thể hiện như sau:
2.1. Pháp luật tạo ra các khung pháp lý để cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tiến hành hoạt động quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vĩ mô nền kinh tế.
- Pháp luật là một phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, nhà nước không thể quản lý được nền kinh tế phức tạp nếu như không dựa vào pháp luật. Điều 26 hiến pháp năm 1992 được sửa đổi , bổ xung năm 2001 quy định: “nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách…”. Chỉ có pháp luật với những thuộc tính đặc thù của mình mới có khả năng đảm bảo cho nhà nước thực hiện được chức năng quản lý trong lĩnh vực kinh tế. Thông qua pháp luật, nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế, trật tự hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức và cá nhân, định hướng cho các quan hệ kinh tế phát triển theo những mục đích mong muốn. chẳng hạn, chính sách kinh tế của nhà nước ta hiện nay được điều 15 hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 xác định là: “nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”.
- Thông qua pháp luật, nhà nước xác định các hình thức sở hữu trong xã hội từ đó tác động đến quan hệ sở hữu, đặc biệt là đối với tư liệu sản xuất chủ yếu trong nền sản xuất xã hội, quy định các hình thức tổ chức sản xuất, xác định các thành phần kinh tế, quy định địa vị pháp lý của các tổ chức, đơn vị kinh tế, chế độ tài chính…đối với họ.
- Chính sách quản lý vĩ mô, theo nghĩa hẹp, bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu ngân sách của Nhà nước nhằm điều tiết chu kỳ kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá cả và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Để đạt được hiệu quả quản lý vĩ mô nền kinh tế, Nhà nước tạo ra một cơ chế ổn định bằng hệ thống pháp luật thống nhất, chặt chẽ và phù hợp với nền kinh tế của nước ta hiện nay.
Ví dụ: Lĩnh vực pháp luật dân sự – kinh tế được Nhà nước đặc biệt quan tâm, cả về số lượng văn bản cũng như nội dung thể hiện. Những sửa đổi cơ bản về chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1992, sự ra đời của Bộ luật Dân sự với 838 điều cùng với các văn bản pháp luật quan trọng khác như Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Bộ Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Đất đai, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật lao động, Luật Hải quan, các luật thuế, v.v… và việc ký kết một số điều ước quốc tế quan trọng đã tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản cho phát triển bền vững ở nước ta.
2.2. Pháp luật là công cụ hữu hiệu giúp cho nhà nước khắc phục được các nhược điểm của nền kinh tế thị trường, tạo ra sự công bằng xã hội.
- Nền kinh tế được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế. Khi các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể biểu hiện qua mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường (người bán cần tiền, người mua cần bán và họ phải gặp nhau trên thị trường) thì nền kinh tế đó gọi là nền kinh tế thị trường.
- Nhược điểm của nền kinh tế thị trường:
+ Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội.
+ Kinh tế thị trường đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cái gì có lãi thì làm, ko có lãi thì thôi nên nó không giải quyết được cái gọi là “hàng hóa công cộng” (đường xá, các công trình văn hóa, y tế giáo dục,...).
+ Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt: giàu ít, nghèo nhiều, bất công xã hội.
Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội nên cần có sự can thiệp của nhà nước, và pháp luật là công cụ hữu hiệu giúp cho nhà nước khắc phục được các nhược điểm đó. Sự can thiệp của pháp luật sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường được ổn định, nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa những nhược điểm vốn có của kinh tế thị trường, tạo ra sự công bằng xã hội và những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng thời kích thích đối với sản xuất thông qua trao đổi hàng hóa dưới hình thức thương mại.
2.3. Pháp luật là công cụ giúp nhà nước giải quyết có hiệu quả các tranh chấp kinh tế nảy sinh trong nền kinh tế thị trường.
Pháp luật điều chỉnh các hợp đồng kinh tế, quy định trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế để bảo vệ lợi ích kinh tế chính đáng của các chủ thể. Nhờ các quy định đó mà nhà nước có thể tổ chức và quản lý được nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng trong sự ổn định, cân đối và điều tiết theo chiều hướng mà nó mong muốn.
Ví dụ: Nội dung tranh chấp về vấn đề tư vấn môi giới kinh doanh bất động sản.
Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án nhân dân thành phố Hà nội có công văn uỷ thác tư pháp gửi thông qua Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan thực hiện việc tống đạt các tài liệu và lấy lời khai của bị đơn. Sau khi nhận được công văn của Toà án, Bộ Tư pháp trả lại công văn uỷ thác cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị dịch công văn ra tiếng Thái Lan. Theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ có người đúng đầu pháp nhân hoặc người được ủy quyền mới là chủ thể tham gia tố tụng tại Tòa án. Tuy nhiên, đối với những công ty xuyên quốc gia có chi nhánh tại nhiều nước thì các Giám đốc chi nhánh đều được quyền thay mặt pháp nhân hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng kèm theo điều kiện chỉ cần có 2 người ký văn bản.Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì giấy tờ tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được Tòa án Việt Nam công nhận nếu giấy tờ đó đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
2.4. Pháp luật có tác dụng tạo dựng mội trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế của các tổ chức và cá nhân được tiến hành thuận lợi, có trật tự và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì pháp luật phải thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau, tạo điều kiện cho chúng cùng tồn tại và phát triển, không nên loại trừ hay hạn chế chúng mà phải cố gắng kiểm soát chúng, định hướng, điều tiết sự phát triển của chúng, khai thác tối đa tính năng động, tính hiệu quả của chúng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống nhân dân. “sự quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế chỉ có thể thực hiện và phát huy đầy đủ nhất, có hiệu quả nhất khi được xác nhập giữa một hình thức pháp luật nhất định và được bảo đảm thực hiện bởi một cơ chế pháp luật thích hợp”. Có thể nói, trong thời đại hiện nay pháp luật đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Thiếu pháp luật, nền kinh tế, nhất là nền kinh tế thị trường rất khó vận hành hoặc vận hành không có hiệu quả, các hoạt động kinh tế sẽ trở nên hỗn loạn, không thể kiểm soát.
Đưa ra những biện pháp kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động kinh tế của các tổ chức và cá nhân như chủ thể nào có thẩm quyền kiểm tra, giám sát? kiểm tra giám sát những hoạt động kinh tế gì? Đối với các tổ chức đơn vị kinh tế nào? Quy định các biện pháp bảo vệ lợi ích của các chủ thể sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích chung của toàn xã hội. Xử lý những hiện tượng tiêu cực trong quá trình hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế. Pháp luật thường xác định chủ thể có thẩm quyền xử lý và các biện pháp mà họ có thể áp dụng để ngăn ngừa và trừng phạt những hành vi vi phạm pháp luật, những hoạt động tiêu cực trong các hoạt động kinh tế.
Đối với các tổ chức, đơn vị kinh tế khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải dựa trên những quy định của pháp luật. Pháp luật là cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những quy định pháp luật về trình tự, thủ tục trong đăng ký kinh doanh, liên quan đến các hoạt động kinh tế ngày càng trở nên đơn giản, thuận lợi, thông thoáng hơn đã làm cho các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước tăng lên, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của các tổ chức và nhân dân.
Pháp luật giúp cho thành phần kinh tế nhà nước vươn lên hoạt động hiệu quả hơn để cùng cạnh tranh lành mạnh với các thành phần kinh tế khác.
Khi nhà nước tuyên bố các thành phần kinh tế bình đẳng, pháp luật cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đã thu hút được vốn, công nghệ của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam; việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đã nâng cao tính năng động sáng tạo, trách nhiệm và hiệu quả trong hoạt động kinh tế của các đơn vị kinh tế.
Tóm lại, khi pháp luật phản ánh đúng, đầy đủ, kịp thời tình hình kinh tế của đất nước nó sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển.
Liên hệ với thực tế ở Việt Nam.
Quan hệ pháp luật với kinh tế ở Việt Nam không nằm ngoài mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế nói chung. Hiện nay hệ thống pháp luật của đất nước đã trở nên đồng bộ, hoàn thiện hơn so với các giai đoạn trước, nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh tế được ban hành đã phát huy được vai trò của mình trong việc ổn định kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể, kể từ tháng 10/2000, các công ty của Việt Nam đã có thể đề nghị được hưởng đối xử kinh tế thị trường trên cơ sở riêng lẻ trong tranh luận của các cuộc điều tra chống bán phá giá.
Với hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn , nền kinh tế nước ta có bước phát triển đáng kể, của cải, vật chất được tạo nên nhiều hơn, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Pháp luật về kinh tế ngày càng phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, khuyến khích mọi tổ chức cá nhân đầu tư vào hoạt động kinh doanh, khẳng định nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm (Luật Doanh nghiệp năm 1999). Trong “phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001 – 2005” Đảng ta đã nhận định “nhiều đạo luật về kinh tế, xã hội được ban hành đã thể chế, cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, hình thành về cơ bản khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành trong cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo địnNăm 2003 đánh dấu những chuyển biến lớn về việc cải thiện môi trường pháp lý, tạo thuận lợi hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh. Các luật quan trọng được ban hành trong năm bao gồm Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp Nhà nước (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp đã góp phần làm gia tăng nhanh chóng số lượng doanh nghiệp mới thành lập thuộc khu vực tư nhân. Mỗi năm có hàng trăm nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Trong số đó đã có nhiều điển hình được nhận giải thưởng Sao đỏ, Sao vàng đất Việt. Những sửa đổi của Luật Doanh nghiệp nhà nước đã tiếp tục “cởi trói” cho các DNNN để các doanh nghiệp này có thêm điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Luật Hợp tác xã sửa đổi đã tạo thêm điều kiện pháp lý (quy định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp) cho các HTX hoạt động theo mô hình mới và tham gia tích cực hơn vào các hoạt động kinh tế. Các luật thuế được sửa đổi theo hướng giảm bớt thuế suất, tăng thêm ưu đãi và thuận lợi cho doanh nghiệp. Rõ ràng là những thay đổi theo hướng tích cực của hệ thống pháp luật về kinh tế trong thời gian vừa qua đã tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng GDP năm 2003 đạt 7,24 %, tám tháng đầu năm 2004 ước đạt khoảng 7,5 %. Thành công về tăng trưởng và ổn định kinh tế của những năm qua đã góp phần tạo đà cho các năm tiếp theo và để Việt Nam hy vọng có thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 với mức tăng trưởng bình quân 7,5 %/ năm. Nhờ những thành công trong kinh tế, Việt Nam có thêm điều kiện để thực hiện tốt hơn vấn đề công bằng xã hội và bảo vệ môi trường (thể hiện qua việc thực hiện một loạt chương trình quốc gia, ví dụ: chương trình 135, chương trình trồng 5 triệu ha rừng…). Qua gần 20 năm thực hiện đổi mới, chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư đã được cải thiện và nâng cao. Thành quả ấn tượng nhất mà Việt Nam đạt được là giảm tỷ lệ nghèo đói từ trên mức 70 % vào giữa thập kỷ 80 của Thế kỷ 20 xuống còn khoảng 30 % trong những năm gần đây. Tốc độ giảm nghèo như vậy là vào loại nhanh nhất từ trước đến nay ở tất cả các nước đang phát triển.
KẾT LUẬN.
Như vậy, pháp luật là phương tiện để quản lý kinh tế,thực hiện các chính sách kinh tế, các mục tiêu kinh tế cuả nhà nước và xã hội, nó có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Do vậy khi xây dựng, hoàn thiện và thực hiện pháp luật cần xuất phát từ những điều kiện kinh tế-xã hội thực tế của đât nước,đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa của Viêt Nam hiện nay.Việc nhận thức đúng đắn vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước,góp phần xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu đẹp, vững mạnh.
MỤC LỤC
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1
1. Định nghĩa. 1
2. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế. 1
2.1. Pháp luật tạo ra các khung pháp lý để cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tiến hành hoạt động quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vĩ mô nền kinh tế. 1
2.2. Pháp luật là công cụ hữu hiệu giúp cho nhà nước khắc phục được các nhược điểm của nền kinh tế thị trường, tạo ra sự công bằng xã hội. 2
2.3. Pháp luật là công cụ giúp nhà nước giải quyết có hiệu quả các tranh chấp kinh tế nảy sinh trong nền kinh tế thị trường. 3
2.4. Pháp luật có tác dụng tạo dựng mội trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế của các tổ chức và cá nhân được tiến hành thuận lợi, có trật tự và đạt hiệu quả kinh tế cao. 4
2.5. Pháp luật giúp cho thành phần kinh tế nhà nước vươn lên hoạt động hiệu quả hơn để cùng cạnh tranh lành mạnh với các thành phần kinh tế khác. 5
3. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam. 5
III. KẾT LUẬN. 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích vai trò của pháp luật đối với kinh tế ở Việt Nam hiện nay (bài mới).doc