Tiểu luận Phân tích vai trò của Tòa án Công lý quốc tế dưới góc độ pháp lý và thực tiễn hoạt động của Tòa

A. Lời nói đầu 1

B. Nội dung 2

I. Khái quát chung về Tòa án Công lý quốc tế 2

1. Tòa án Công lý quốc tế- cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc 2

2. Chức năng của Tòa án Công lý quốc tế 3

II. Vai trò của Tòa án Công lý quốc tế 4

1.Tòa án Công lý quốc tế- cơ quan thi hành luật quốc tế nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế. 4

2. Tòa án công lý quốc tế đóng góp phát triển luật quốc tế 6

C. Kết luận 9

D. Danh mục tài liệu tham khảo 9

 

 

 

 

 

 

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5409 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích vai trò của Tòa án Công lý quốc tế dưới góc độ pháp lý và thực tiễn hoạt động của Tòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời nói đầu Trong những năm gần đây tình hình kinh tế chính trị, xã hội ở các quốc gia trên thế giới và các khu vực khác nhau có nhiều biến đổi. Bên cạnh những thuận lợi để cộng đồng quốc tế phát triển bền vững không tránh khỏi các tranh chấp quốc tế. Các tranh chấp này được giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau và một trong các biện pháp đó là việc sử dụng hình thức tài phán quốc tế. Tòa án Công lý quốc tế là một trong các cơ quan tài phán điển hình hiện nay. Tòa án Công lý quốc tế là một trong sáu cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, được thành lập và hoạt động dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và quy chế Tòa án Công lý quốc tế. Là một trong những mô hình tài phán chính, Tòa án Công lý quốc tế có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Chính vì vậy, bài tiểu luận dưới đây sẽ: “Phân tích làm sáng tỏ vai trò của Tòa án Công lý quốc tế dưới góc độ pháp lý và thực tiễn hoạt động của Tòa”. Trong quá trình làm bài, do thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô góp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện thêm. Em xin chân thành cảm ơn! B. Nội dung I. Khái quát chung về Tòa án Công lý quốc tế 1. Tòa án Công lý quốc tế- cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc Cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc, ngày 6/2/1946, Tòa án Công lý quốc tế- cơ quan pháp lý chính của Liên hợp quốc chính thức đi vào hoạt động. Toà án công lý quốc tế là một trong sáu cơ quan chuyên môn chính của Liên hợp quốc. Tòa án công lý quốc tế được thành lập và hoạt động dựa trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và qui chế Tòa án công lý quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc dành toàn bộ chương XIV từ Điều 92 đến Điều 96 để qui định những vấn đề cơ bản về tổ chức, thẩm quyền và hoạt động của Tòa. Quy chế Tòa án công lý quốc tế gồm 70 điều được coi là phần phụ lục gắn bó hữu cơ với Hiến chương Liên hợp quốc. Tòa án công lý quốc tế có trụ sở đặt tại Lahaye, Hà Lan. Điều 92 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Tòa án quốc tế là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc. Tòa án này hoạt động theo một quy chế, được xây dựng trên cơ sở quy chế tòa án quốc tế thường trực. Qui chế của tòa án quốc tế thường trực. Quy chế của Tòa án quốc tế kèm theo Hiến chương này là một bộ phận cấu thành hiến chương.” Tòa án công lý quốc tế trước hết là một cơ quan chính của Liên hợp quốc. Điều 7 Hiến chương liên hợp quốc qui định các cơ quan chính của liên hợp quốc là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội (ACOSOC), Hội đồng quản thác, Ban thư ký và Tòa án Công lý quốc tế (Tòa án quốc tế). Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan pháp lý chính trị của Liên hợp quốc. Đây không phải là một tổ chức lập pháp mà chỉ là một cơ quan tài phán đưa ra các phán quyết và các kết luận tư vấn trong chừng mực thẩm quyền cho phép. Tuy nhiên, ngày nay không có một cơ quan nào giải quyết các vấn đề của cộng đồng quốc tế trong một tổng thể và được các quốc gia sử dụng một cách chung nhất trong việc bảo vệ những giá trị của luật quốc tế. Các phán quyết và kết luận tư vấn của Tòa đã đề cập mọi khía cạnh nhau của công pháp cũng như tư pháp quốc tế. Tòa đã chứng tỏ vấn đề không phải ở chỗ các vụ tranh chấp đưa ra trước Tòa có tầm quan trọng đặc biệt hay không mà chính là thông qua việc giải quyết giải quyết các tranh chấp, Tòa cùng các cơ quan chính khác của Liên hợp quốc thúc đẩy quá trình duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phát triển các quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. 2. Chức năng của Tòa án Công lý quốc tế Tòa án công lý quốc tế có hai chức năng chính là giải quyết tranh chấp quốc tế và đưa ra kết luận tư vấn. Tòa án công lý quốc tế giải quyết hòa bình, trên cơ sở luật quốc tế, các tranh chấp pháp lý quốc tế phát sinh giữa các quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Tòa án giúp Liên hợp quốc đạt được một trong những nhiệm vụ cơ bản của mình là giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với các nguyên tắc của công lý và luật quốc tế. - Chức năng giải quyết tranh chấp quốc tế: Tòa án công lý quốc tế là cơ quan có chức năng giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Các quốc gia không phải là thành viên của Liên hợp quốc nhưng muốn tham gia Quy chế Tòa án công lý quốc tế và đưa tranh chấp ra Tòa thì phải thỏa mãn những điều kiện do Đại hội đồng quyết định trong từng trường hợp cụ thể theo kiến nghị của Hội đồng bảo an. Tòa án công lý có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia nhưng thẩm quyền này không phải đương nhiên mà phải dựa trên sự đồng ý rõ ràng của các bên tranh chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa được xác lập theo ba phương thức: - Chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc: khi có tranh chấp phát sinh các quốc gia tranh chấp sẽ kí thỏa thuận đề nghị tòa giải quyết tranh chấp. Trong thỏa thuận này, các quốc gia nêu rõ đối tượng tranh chấp, những vấn đề cần giải quyết, phạm vi thẩm quyền của tòa… Nếu chỉ có một bên yêu cầu tòa án giải quyết nhưng bên kia không chấp nhận thì tòa không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó. Ví dụ: Trong vụ Thềm lục địa Biển Bắc năm 1969, để giải quyết tranh chấp về phân định thềm lục địa giữa Đức- Đan Mạch- Hà Lan, hai thỏa thuận đã được kí kết giữa Đức- Đan Mạch và giữa Đức- Hà Lan nhằm chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án công lý quốc tế. - Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế: Trong một số điều ước quốc tế song phương cũng như đa phương, các quốc gia thành viên có thể đưa vào một điều khoản đặc biệt theo đó các bên thỏa thuận rằng trước khi xảy ra tranh chấp liên quan đến việc giải thích và thực hiện điều ước quốc tế, một bên có thể đưa tranh chấp ra trước tòa. Ví dụ: Theo Điều 287, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp quốc tế có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước: Tòa án Quốc tế về luật Biển, Tòa án Công lý quốc tế, Tòa trọng tài Quốc tế… - Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án: Việc đưa ra Tuyên bố này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của quốc gia. Tòa án Công lý quốc tế sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu như các quốc gia tranh chấp đều có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của tòa và các tuyên bố này đồng thời cùng có hiệu lực đối với các tranh chấp phái sinh. Ví dụ: Trong vụ tranh chấp Nicaragoa kiện Mỹ về các hoạt động quân sự và bán quân sự mà Mỹ thực hiện tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa năm 1984, thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế đã được xác lập thông qua hai tuyên bố đơn phương là Tuyên bố của Mỹ ngày 14/8/1946 chấp nhận thẩm quyền của Pháp viện thường trực quốc tế (cơ quan Tài phán trong khuôn khổ Hội quốc liên – tổ chức tiền thân của Liên hợp quốc. Theo Điều 36, Qui chế Tòa án Công lý quốc tế, những quốc gia nào chấp nhận thẩm quyền của Pháp viện thường trực quốc tế thì có thể được coi như chấp nhận thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế) - Chức năng đưa ra kết luận tư vấn : Ngoài vai trò giải quyết tranh chấp quốc tế, hoạt động thực tiễn của Tòa còn để thực thi một chức năng quan trọng khác là đưa ra các kết luận tư vấn được xác định theo Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc. Thẩm quyền thể hiện chức năng này của Tòa án công lý quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chính của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép. Các quốc gia không được quyền yêu cầu Tòa cho các kết luận tư vấn về các Tòa còn có các thẩm quyền phụ như chỉ định các chánh án của Tòa trọng tài, Ủy ban trọng tài hoặc hòa giải và các ủy viên khi cần hoặc theo yêu cầu của các quốc gia. Các ý kiến tư vấn của Tòa chỉ mang tính chất khuyến nghị. II. Vai trò của Tòa án Công lý quốc tế Trước tiên ta cần khẳng định một điều, Tòa án Công lý quốc tế có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Thông qua việc thực hiện hai chức năng cơ bản của mình ta có thể thấy Tòa án có những vai trò sau: 1.Tòa án Công lý quốc tế- cơ quan thi hành luật quốc tế nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế. Để đánh giá được vai trò của Tòa án công lý quốc tế trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, trước hết cần phải nhìn vào hiệu quả thực hiện chức năng của Tòa, đó là chức năng giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Hiến chương Liên Hợp Quốc ghi nhận mục đích cao cả mà LHQ theo đuổi là “duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”, và để đạt được mục đích này một trong những việc phải làm là “điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hòa bình, bằng phương pháp hòa bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế”. Thông qua việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, trong thời gian qua TACLQT đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục đích cao cả này. Ngày 12/11/1974, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 3232(XXIX) về đánh giá lại vai trò của TACLQT, tiếp tục khẳng định Tòa án là một cơ quan chính của Liên hợp quốc có vai trò to lớn trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Vai trò này của Tòa án quốc tế được thể hiện qua thực tế hoạt động hơn 60 năm. Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan pháp lý chính của Liên hợp quốc. Đây không phải là một cơ quan lập pháp mà chỉ là một cơ quan tài phán đưa ra các phán quyết và các kết luận tư vấn trong phạm vi thẩm quyền. Tuy nhiên, ngày nay không có một cơ quan tài phán nào giải quyết các vấn đề của cộng đồng quốc tế trong một tổng thể và được các quốc gia sử dụng một cách chung nhất trong việc bảo vệ những giá trị của luật quốc tế như Tòa án Công lý quốc tế. Không phải mọi tranh chấp quốc tế đều thuộc thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế. Khác với các tòa trọng tài, Tòa án châu Âu, Tòa án nhân quyền châu Âu, TACLQT không giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế hay tự nhiên nhân. Chỉ có các quốc gia mới có quyền kiện ra TQCLQT để giải quyết các tranh chấp pháp lí giữa họ. Và không phải tranh chấp nào của các quốc gia Tòa cũng có thẩm quyền giải quyết, Tòa chỉ có thẩm quyền khi hai bên tranh chấp lựa chọn. Trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp thẩm quyền của Tòa án được xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể tranh chấp và khi thẩm quyền của Tòa án được viện dẫn đến thì thẩm quyền này là độc lập, dựa trên sự tự nguyện của các bên hữu quan mà không bị bất cứ một sức ép chính trị, kinh tế nào. Các quốc gia có thể lựa chọn thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án được thiết lập theo ba phương thức là: chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc, chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các điều ước hoặc các tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa. Trong thực tiễn các quốc gia có sự lựa chọn khác nhau đối với thẩm quyền tài phán của Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc vì vậy vai trò của Tòa án với các tranh chấp khác nhau là khác nhau. Đối với những tranh chấp mà Tòa giải quyết trên cơ sở một thỏa thuận đặc biệt, Tòa án quốc tế sẽ hoạt động giống như một cơ quan trọng tài quốc tế công (public international arbitration) theo đó thẩm quyền của Tòa được xác lập theo từng vụ việc, trên cơ sở một thỏa thuận đặc biệt (ad hoc) giữa các bên khi tranh chấp đã nảy sinh. Thực tế cho thấy, các phán quyết có hiệu quả nhất của Tòa án quốc tế chính là các phán quyết trong các vụ việc được đưa ra Tòa theo hình thức thỏa thuận compromise. Điều này xuất phát từ một nguyên nhân khách quan đó là tại thời điểm tranh chấp xảy ra, sau khi cân nhắc lợi ích của mình trong hoàn cảnh cụ thể đó, các bên mới tự nguyện đưa tranh chấp ra trước Tòa để tìm kiếm câu trả lời chính thức cho vấn đề pháp lí mà hai bên đang tranh cãi vì vậy phán quyết của Tòa thường được tôn trọng đầu đủ. Mặc khác, khi các bên cùng thỏa thuận đưa tranh chấp ra Tòa, hai bên ở vị trí bình đẳng với nhau (không có nguyên đơn, bị đơn) và đều chủ động chuẩn bị “hầu tòa”. Yếu tố tâm lí này là một trong những yếu tố quan trọng đối với phản ứng sau này của mỗi bên đối với phán quyết cuối cùng của Tòa. Tuy nhiên trên thực tế, các bên tranh chấp ít khi sử dụng thỏa thuận đặc biệt đối với các vấn đề nhạy cảm hoặc được du luận trong nước quan tâm đặc biệt vào các thời điểm chính trị đặc biệt. Có thể coi vụ các quần đảo Minquiers và Ecrehos là ví dụ tiêu biểu cho phương thức hoạt động như một cơ quan trọng tài của Tòa án quốc tế. Trong những năm qua, Tòa cũng đã thụ lí giải quyết nhiều tranh chấp mang tính chất tương tự khác như vụ Lotus giữa Pháp và Thổ Nhĩ kì liên quan đến tính hợp pháp của thủ tục tố tụng Thổ Nhĩ kì đối với một vụ va chạm tầu ở biển cả, vụ các khoản nợ của Brazil giữa Pháp và Brazil về phương thức hợp pháp để trả lại một số khoản nợ nhà nước và vụ chủ quyền đối với một phần biên giới đất liền giữa Bỉ và Hà Lan. Trong những tranh chấp này, dù Tòa có thực hiện tốt hay không vai trò của một cơ quan trọng tài, tỉ lệ thành công của các phàn quyết là rất cao. Đối với những tranh chấp mà Tòa giải quyết trên cơ sở các quốc gia công nhận trước thẩm quyền bắt buộc của Tòa, hoạt động của Tòa được nhìn nhận với vai trò “tương tự” như một tòa án quốc gia thông thường ở đó các bên tranh chấp là đối tượng xét xử của Tòa mà mà không có sự chấp thuận của các bên tại thời điểm đó. Mặc dù còn một số điểm khiếm khuyết song nếu xét theo khía cạnh chủ thể và đối tượng của các tranh chấp được đưa ra giải quyết tại Tòa thì có thể thấy rằng TACLQAT xứng đáng với tên gọi Tòa án thế giới. Các quốc gia đã đưa tranh chấp ra Tòa có mặt ở bốn châu lục từ châu Âu (Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch…), châu Mĩ (Mĩ, Nicaragua, Peru, Comlombia…), châu Phi (Nam Phi, Senegal…) đến châu Đại dương (Australia, New Zeland). Tranh chấp chuyển cho Tòa giải quyết không chỉ là giữa các quốc gia ở cùng châu lục mà còn giữa các quốc gia ở các lục địa khác nhau. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều các quốc gia đang phát triển đưa tranh chấp ra tòa giải quyết. Điều đó cho thấy TACLQT ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình. Ngoài ra, TACLQT còn đóng vai trò hỗ trợ cho các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế khác. Tòa có thể ra phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp tiếp tục đàm phán để đi đến giải pháp công bằng và lâu dài cho các bên. Như vậy qua những điều trên ta thấy được Tòa án quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống luật pháp quốc tế. Thông qua việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế TACLQT đã và đang góp công lớn giúp Liên hợp quốc thực hiện mục đích cao cả của mình – “duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”. 2. Tòa án công lý quốc tế đóng góp phát triển luật quốc tế - Đóng góp trong các lĩnh vực chung của luật quốc tế Tòa án công lý quốc tế với sứ mệnh giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia và giúp đỡ các tổ chức quốc tế hoạt động một cách có hiệu quả, với việc duy trì công lý trong hoạt động của Tòa đã có những đóng góp to lớn trong việc khẳng định vai trò của luật quốc tế trong quan hệ quốc tế cũng như việc phát triển của luật quốc tế. Các quyết định của Tòa không chỉ giới hạn trong việc giải thích và nhận thức quá trình phát triển của luật quốc tế. Trong nhiều trường hợp, chính Tòa án đã đóng góp vào quá trình tiến triển đó. Bằng việc giải thích luật quốc tế thực định và áp dụng chúng vào các hoàn cảnh đặc thù, các quyết định của Tòa án đã làm sáng tỏ thêm luật quốc tế và qua đó phần nào đã mở đường cho các quốc gia đang phát triển tiếp nhận luật quốc tế. Đóng góp trong luật án lệ của Tòa là to lớn. Về vấn đề chủ thể của luật quốc tế, Tòa án đã có những cống hiến trong việc xác định các yếu tố hình thành nên quốc gia cũng như tổ chức quốc tế. Rất nhiều các phán quyết của Tòa án đã liên quan đến vấn đề lãnh thổ như các đảo Minquiers và Ecrehous, Quyền qua lại trên lãnh thổ Ấn Độ, chủ quyền trên một số vùng đất biên giới (Bỉ/ Hà Lan), Tranh chấp biên giới Buốckiniaphaso/ Mali, các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa, tranh chấp biên giới đất liền, đảo và biển (Sanvado/ Ondurat và Nicaragoa), tranh chấp lãnh thổ Libi/Sat. Tòa cũng đã làm sáng tỏ thêm lý thuyết về quyền năng chủ thể, khẳng định tổ chức quốc tế là một chủ thể phát sinh của luật quốc tế. Trong kết luận ngày 11/4/1949 về Bồi thường các thiệt hại gây ra cho hoạt động của Liên hợp quốc, Tòa đã kết luận rằng: “ Tổ chức (Liên hợp quốc) có quyền năng chủ thể. Điều đó không có nghĩa là nói Tổ chức là một quốc gia, nó hoàn toàn không đúng vậy, hoặc quyền năng chủ thể của nó, các quyền và nghĩa vụ của nó cũng giống như các quyền và nghĩa vụ của quốc gia. Càng không đúng khi nói rằng Tổ chức là một “siêu quốc gia” dù nghĩa của cách biểu thị này như thế nào…” - Các phán quyết của Tòa được xem như nguồn bổ trợ, là tiền đề hình thành nên tập quán, điều ước quốc tế. Thứ nhất, Tòa án Công lý quốc tế đã phát triển liên tục những thực tiễn trong các thủ tục của mình và đã góp phần vào sự phát triển của luật quốc tế. Các tranh chấp đưa ra tại Tòa án quốc tế sẽ được giải quyết theo luật quốc tế và Tòa áp dụng nguồn của luật quốc tế theo Điều 38 của Quy chế của Tòa án quốc tế. Trong thực tiễn hoạt động của Tòa đã có 148 vụ tranh chấp được đưa ra trước tòa (tính đến tháng 6/2010), trong số đó có 120 vụ tranh chấp đã được Tòa phân xử. Trong số 148 vụ tranh chấp mà tòa có thẩm quyền giải quyết, 1/3 thông qua điều khoản thỏa thuận trong điều ước quốc tế, 1/3 qua cơ chế tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của của tòa, và 1/3 theo cơ chế chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc. Nhiều phán quyết của Tòa án công lý quốc tế đã có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ dàn xếp được tranh chấp mà còn tạo ra các qui phạm tập quán mới hoặc là cơ sở để hình thành qui phạm điều ước quốc tế mới qua đó đóng góp cho sự phát triển của Luật quốc tế. Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan tài phán do quốc gia và chủ thể Luật quốc tế thành lập với chức năng chính là giải quyết tranh chấp quốc tế. Phán quyết là kết quả của hoạt động giải quyết tranh chấp của Tòa. Các phán quyết này là chung thẩm và có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp của Tòa. Mặc dù vậy, phán quyết của Tòa án quốc tế có vai trò rất quan trọng trong việc giải thích làm sáng tỏ nội dung của quy phạm pháp luật quốc tế và trong một trong số những phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế còn là tiền đề cơ sở để hình thành nên quy phạm pháp luật quốc tế mới Ví dụ: Phán quyết vụ ngư trường Anh - Nauy năm 1951 của Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc đã tạo cơ sở cho việc hình thành quy phạm xác định đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Công ước Giơnevơ năm 1958 và sau này là Công ước Luật biển 1982. Hoặc các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế về vụ eo biển Corfou đã có những đóng góp trong việc giải thích và thúc đẩy pháp điển hóa Luật quốc tế, đặc biệt là luật biển. Phán quyết đã làm rõ khái niệm pháp lý eo biển quốc tế và nguyên tắc qua lại eo biển không gây hại. Quyền này đã được Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp công nhận và sau đó được phát triển, điều chỉnh trở thành quyền quá cảnh qua các eo biển quốc tế ghi trong Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982. Các eo biển quốc tế là eo biển nối liền hai phần của biển cả và phục vụ cho hàng hải quốc tế. Phán quyết còn đóng góp trong việc khẳng định nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và việc cấm mọi sự can thiệp bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Thứ hai, từ chức năng đưa ra kết luận tư vấn về một vấn đề nào đó khi chủ thể của Luật quốc tế yêu cầu. Khác với các phán quyết, kết luận tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế không có giá trị bắt buộc thi hành. Tuy vậy, cũng như các phán quyết, kết luận tư vấn cũng có vai trò nhất định trong quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật quốc tế đã góp phần tích cực trong việc xác định nguyên tắc công bằng, các hoàn cảnh hữu quan trong phân định biển. Trên thực tế, hơn 60 năm tồn tại của mình, tuy số lượng vụ việc đưa ra giải quyết tại Tòa không lớn nhưng đối với kết quả giải quyết của Tòa, ngoài việc xem xét các tranh chấp quốc tế phát sinh, Tòa đã đóng góp nhiều ý kiến tư vấn về pháp lý cho Liên hợp quốc cũng như góp phần phát triển luật quốc tế và khoa học pháp lý quốc tế. Điều này lý giải tại sao, dù con đường tài phán quốc tế thông qua Tòa án Công lý quốc tế không phải là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong quan hệ giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế nhưng Tòa này vẫn tồn tại và phát huy vai trò của mình trong quan hệ quốc tế hiện đại. Bên cạnh các phán quyết, Tòa án Công lý quốc tế đã đưa ra hơn 20 kết luận tư vấn. Mặc dù số kết luận tư vấn mà Tòa công lý quốc tế đưa ra không nhiều và các kết luận đó cũng không có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các chủ thể nhưng nó đã có vai trò không nhỏ trong quá trình dàn xếp một số tranh chấp quốc tế, duy trì sự ổn định của quan hệ quốc tế và hơn cả là đóng góp vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc tế. Phần lớn các kết luận thường tập trung vào các vấn đề về tổ chức, về các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động của tổ chức.Ví dụ: Kết luận tư vấn ngày 4/5/1948 về các điều kiện để kết nạp một quốc gia vào Liên hợp quốc, kết luận tư vấn ngày 20/7/1962 về chi phí hoạt động của Liên hợp quốc… Trong số các vấn đề pháp lý chung, Tòa cũng đã đưa ra các kết luận tư vấn về giải thích các bảo lưu của Công ước chống tội ác diệt chủng, về vấn đề tính hợp pháp của việc các quốc gia sử dụng vũ khí nguyên tử trong các cuộc xung đột vũ trang, giải thích các công ước hòa bình, các kết luận tư vấn của tòa cũng đóng góp vào việc giải quyết xung đột giữa các quốc gia như kết luận về quy chế lãnh thổ của Tây Sahara và Tây Nam Phi (Namibia), tính hiệu lực của các Nghị quyết của Hội đồng bảo an… C. Kết luận Tòa án công lý quốc tế với hơn 60 năm hoạt động của mình, Tòa án Công lý quốc tế đã khẳng định được vai trò là cơ quan tài phán toàn cầu trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp giữa các quốc gia, duy trì hòa bình, an ninh và phát triển luật pháp quốc tế. Với vị trí là cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc, Tòa án Công lý quốc tế đóng vai trò quan trọng trong đời sống pháp luật quốc tế. Để tăng cường vai trò của Tòa án Công lý quốc tế, cần phải xác định đúng vị thế của nó trong bối cảnh hiện nay /./ D. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà nội, 2004; 2. Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân- Ths. Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. Giáo dục VN, Thái Nguyên 2010; 3. Vũ Thị Mai Liên, Vai trò của Tòa án quốc tế trong giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, Tạp chí Luật học- Đặc san kỷ niệm 60 năm thành lập Liên hợp quốc; 4. Nguyễn Hồng Thao, Tòa án Công lý quốc tế, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2000. 5. Keo Pheak Kdey, Phương pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2002; 6. Hiến chương Liên hợp quốc. 7. Nguồn Internet.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích vai trò của Tòa án Công lý quốc tế dưới góc độ pháp lý và thực tiễn hoạt động của Tòa.doc
Tài liệu liên quan