Tiểu luận Phân tích vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống và hoạt động thực tiễn của cá nhân

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 2

NỘI DUNG 3

1. Khái niệm trí tuệ cảm xúc 3

1.1. Định nghĩa trí tuệ cảm xúc 3

1.2. Đặc điểm

1.3. Cấu trúc 4

2. Vai trò của cảm xúc 5

2.1. Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong việc hình thành hành động

2.2. Trí tuệ cảm xúc có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động nói chung

2.3. Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống thường ngày 6

2.4. Vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với một số yếu tố khác

3. Một số phương pháp hoàn thiện chỉ số cảm xúc

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8327 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống và hoạt động thực tiễn của cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 2 NỘI DUNG 3 Khái niệm trí tuệ cảm xúc 3 Định nghĩa trí tuệ cảm xúc 3 Đặc điểm Cấu trúc 4 4 Vai trò của cảm xúc 5 Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong việc hình thành hành động Trí tuệ cảm xúc có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động nói chung Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống thường ngày 6 7 10 Vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với một số yếu tố khác Một số phương pháp hoàn thiện chỉ số cảm xúc KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 12 12 13 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc thường ngày, yếu tố cả xúc đống một vai trò quan trọng. Nó chi phối tới gần như tất cả các hành động của chúng ta. Có những khi hành động theo cảm xúc sẽ giúp bạn thành công nhưng cũng có khi nó là trở ngại của bạn trong công việc Vậy, có thể làm chủ được cảm xúc không, và nếu có thì phải làm thế nào? Ngày nay, câu hỏi này nhận được sự quan tâm tìm hiểu của rất nhiều người. Và câu trả lời là Có và chúng ta hoàn toàn có khả năng làm chủ cảm xúc và điều chỉnh nó theo hướng phù hợp. Khả năng đó được gọi là Trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence – EI). Bạn biết rõ về vai trò của cảm xúc nhưng bạn có thắc mắc về vai trò của Trí tuệ cảm xúc trong đời sống thường ngày không? Trong nội dung bài tiểu luận này, tôi sẽ phân tích vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống và hoạt động thực tiễn của cá nhân đồng thời đưa ra một số phương pháp hoàn thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc. NỘI DUNG Khái niệm trí tuệ cảm xúc Trước khi tìm hiểu về định nghĩa của trí tuệ cảm xúc, tôi cho răng chugns ta cần phải hiểu một cách khái quát về cảm xúc. Vậy cảm xúc là gì? Theo nhận định của hai nhà tâm lý học Fehr và Russell thì “cảm xúc là thứ mà tất cả mọi người đều biết nhưng không thể định nghĩa được”. Về ngữ nghĩa, cảm xúc có thể được coi là sự trải nghiệm bằng cảm giác. Bạn chỉ cảm nhận được cảm xúc chứ không nghĩ ra nó. Khi nghe một lời nói, hay chứng kiến một hành động có ý nghĩa đối với bản thân, các cảm xúc của bạn sẽ lập tức hiện ra, đồng thời xuất hiện những suy nghĩ tương đồng, những thay đổi về mặt sinh lý và cảm giác thôi thúc muốn được làm một điều gì đó. Ví dụ như, khi nghe tin cô giáo thông báo bạn được học bổng thì một cảm xúc hiện ra ngay đó là sự sung sướng, vui vẻ và ngay lập tức bạn muốn gọi điện thông báo cho ba mẹ bạn. Bạn không thể triệt tiêu cảm xúc bởi nó thật sự là tự nhiên, gắn với phản xạ không có điều kiện và những yếu tố được coi là có bản năng Định nghĩa Có rất nhiều định nghĩa về trí tuệ cảm xúc được đưa ra trong quá trình nghiên cứu của những nhà tâm lý học. Theo Peter Salovey và John Mayer, hai nhà tâm lý học Mỹ, trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt và sử dụng chúng hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân Phan Trọng Ngọ (Chủ biên); Tâm lý học trí tuệ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; 2001, tr 175 . Theo Daniel Goleman thì trí tuệ cảm xúc là khả năng giám sát các cảm giác và xúc cảm của bản thân và người khác, khả năng phân biệt chúng và sử dụng những thông tin nhắm định hướng suy nghĩ và hành động của mình. Còn H. Steve lại cho rằng trí tuệ cảm xúc là sự kết hợp giữa sự nhạy cảm về cảm xúc có tính tự nhiên với các kĩ năng quản lý cảm xúc. Bar – On lại cho rằng trí tuệ cảm xúc là một tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kĩ năng chi phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu có hiện quả với những đòi hỏi và sức ép của môi trường Trần Kiều (Chủ biên), Trí tuệ và đo lường trí tuệ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 98 . Theo Gardner, trí tuệ cảm xúc là năng lực khám phá những tình cảm cảu mình và năng lực lựa chọn tình cảm để hướng dẫn ứng xử của mình theo sự lựa chọn ấy và năng lực nắm được tâm trạng, tính khí, động cơ và ham muốn của người khác và phản ứng lại một cách thích hợp Từ những quan điểm khác nhau đó có thể định nghĩa: Trí tuệ cảm xúc là khả năng làm chủ cảm xúc của mình và của người khác trong đó bao gồm khả năng nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc trong hành động của mình. Đặc điểm Trí tuệ cảm xúc đánh giá về khả năng thấu hiểu cảm xúc của một người. So với trí thông minh (IQ), thì trí tuệ cảm xúc rộng hơn rất nhiều về phạm vi tác động và ảnh hưởng. Trí thông minh đơn thuần chỉ bó hẹp trong tư duy toán học, logic, ngoại ngữ…trong khi trí tuệ cảm xúc bao trùm khả năng hiểu bản thân và hiểu người khác. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách thì chỉ số của trí tuệ cảm xúc có thể được hoàn thiện hơn. Theo Daniel Goleman, trí tuệ cảm xúc bao gồm năm đặc điểm. Thứ nhất đó là hiểu rõ chính mình, thứ hai, kiểm soát bản thân, thứ ba, giàu nhiệt huyết, thứ tư, biết cảm thông và cuối cùng là kỹ năng giao tiếp. Cấu trúc Cũng như các định nghĩa về trí tuệ cảm xúc, có khá nhiều ý kiến về cấu trúc cảm xúc. Salovey tập hợp những hình thức trí tuệ cá nhân do Gardner đề xướng vào một định nghĩa cơ sở về trí tuệ cảm xúc, mà ông phân thành năm lĩnh vực chính. Sự hiểu biết về các xúc cảm : Ý thức về bản thân - tức là có thể nhận biết các xúc cảm của mình - là cơ sở của trí tuệ cảm xúc Làm chủ các xúc cảm của mình: Năng lực làm cho những tình cảm của mình thích nghi với mỗi hoàn cảnh phụ thuộc vào ý thức về bản thân Tự thúc đẩy: Chúng ta sẽ thấy cần phải hướng dẫn các xúc cảm của mình để tập trung chú ý, tự kiềm chế và tự thúc đẩy. Sự kiểm soát các xúc cảm của mình - tức là có thể trì hoãn sự thoả mãn những ham muốn của mình và đè nén những xung lực - là cơ sở của mọi sự hoàn thiện Nhận biết các xúc cảm của người khác: Sự đồng cảm, một năng lực khác dựa vào ý thức về bản thân là yếu tố căn bản của trí tuệ quan hệ cá nhân Sự làm chủ những liên hệ con người: Biết giữ những liên hệ tốt với người khác, đó là biết được phàn lớn việc điều khiển các cảm xúc của mình Nhà tâm lý học Goleman lại đưa ra cấu trúc trí tuệ gồm hai thành phần cơ bản là năng lực cá nhân và năng lực xã hội. năng lực cá nhân bao gồm khả năng tự biết mình và tự kiểm soát. Năng lực xã hội gồm khả năng nhận biết các quan hệ xã hội và quản lý điều khiển chúng. Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống con người Phạm vi của trí tuệ xúc cảm vô cùng rộng, nó còn được một số nhà khoa học nói mạnh lên đó là trí tuệ “xã hội”. Tuy nhiên, có thể khái quát thành một số vai trò sau đây của trí tuệ cảm xúc trong đời sống con người. Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong việc hình thành hành động Sự tác động qua lại giữa chủ thể với hoàn cảnh mà trong đó cảm xúc là động lực của ứng xử còn tri giác, vận động và trí tuệ là sự cấu trúc hóa của các ứng xử đó. G. Piagie quan niệm mỗi ứng xử bao gồm hai mặt, mặt mang năng lượng (do cảm xúc tạo ra) và mặt nhận thức (là kết quả của trí tuệ). Theo L.X. Vưgotxki, trong tư duy ngôn ngữ, ý không phải điểm tận cùng của quá trình mà đằng sau nó phải là xu hướng, cảm xúc, nhu cầu. Cảm xúc là nhân tố mang năng lượng cho ứng xử, thể hiện ở điều kiện ban đầu của mỗi ứng xử. Bất cứ một ứng xử nào cũng đều bắt nguồn từ cảm xúc. Nếu không có cảm xúc chi phối tác động thì sẽ không tồn tại ứng xử. Ngay cả những ứng xử theo thói quen thì nó cũng xuất phát từ những cảm xúc khác nhau, nhưng vì chúng ta làm đi làm lại, trở thành “thói quen” nên ta thường không nhận ra. Ví dụ như thói quen vào quán kem mỗi khi buồn. Trong hành động này, chính cảm giác buồn đã dẫn đường cho bạn bước vào quán kem, thế nhưng vì nó diễn ra nhiều thế nên bạn không để ý và quan tâm đến lí do vì sao mỗi lần cảm thấy buồn mình lại vào quán kem nữa. Cảm xúc là một trong hai nhân tố chủ yếu hình thành nên hành động, chính vì thế, trí tuệ cảm xúc cũng có một vai trò không nhỏ trong việc hành động. Nếu cảm xúc là nhân tố tạo năng lượng thì trí tuệ cảm xúc là nguồn góc của năng lượng đó. Sự thấu hiểu cảm xúc của mình hay của người khác sẽ hình thành một cảm xúc nhất định trong mỗi chúng ta, sau đó, phát sinh ra một hành động nhất định. Ví dụ, hôm nay bạn cảm thấy rất vui, vì thế, bạn muốn quan tâm đến mọi người.Hoặc như khi bạn thấy cậu bạn trong lớp đột nhiên im lặng, không vui vẻ hoạt bát, một cảm xúc tò mò là quan tâm hình thành và bạn quyết định lại hỏi thăm cậu ấy. Trí tuệ cảm xúc không những là nguồn gốc của việc nảy sinh tình cảm, xuất hiện hành động mà nó còn hướng đạo cho hành động. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn vai trò này của trí tuệ cảm xúc ở phần tiếp theo. Trí tuệ cảm xúc có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động nói chung Cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thường ngày. Theo Daniel Goleman thì các cảm xúc chỉ đạo trí tuệ, thậm chí nó còn mạnh hơn cả khả năng logic – toán. Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ ở cả hai phương diện: Cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động nào đó Cảm xúc tích cực có thể là động lực to lớn cho hành động và suy nghĩ của bạn và ngược lại. Mọi hoạt động của chúng ta không đơn thuần chỉ do bộ não điều khiển mà còn có sự chỉ đạo của cảm xúc. Những hoạt động đó hoặc hứng thú, vui vẻ hoặc là chán nản, miễn cưỡng. Chính bởi vậy, trí tuệ cảm xúc có vai trò rất lớn đối với hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Không phải tất cả mọi thứ chúng ta đều muốn làm và làm tốt, thế nên, có sự điều chỉnh cảm xúc mới có thể giúp chúng ta cân bằng trong việc sinh hoạt nói chung, trong học tập, làm việc, giải trí…Ví dụ như, bạn bị bạn bè trong lớp chê cười vì làm sai một bài tập rất cơ bản, và bạn cảm thấy rất xấu hổ, từ đó bạn quyết tâm phải đứng thứ nhất môn này. Cảm giác xấu hổ là động lực để bạn học tập. Cảm giác e ngại làm bạn không dám đứng dậy phát biểu trước lớp. Sự thúc đẩy hay kìm hãm một hành động của cảm xúc có thể là tích cực hoặc tiêu cực, chính bởi vậy, cần phải có vai trò của trí tuệ cảm xúc. Sự thấu hiểu cảm xúc và điều chỉnh nó lẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống. Không chỉ thấu hiểu cảm xúc của mình, sự đồng cảm với cảm xúc của người khác cũng làm bạn cảm thấy vấn đề trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Một người bạn của bạn bỗng nhiên cư xử rất lạ, nhưng bạn có thể hiểu được lí do và tất nhiên là hiểu lầm giữa hai người sẽ không xảy ra. Cảm xúc hướng đạo cho hành động Vai trò hướng đạo của cảm xúc thể hiện như cảm xúc là yếu tố bên trong của hành động trí tuệ, cảm xúc là tâm thế theo suốt quá trình hành động và nó chi phối các quyết định hành động. Như đã phân tích ở trên, một hành động không đơn thuần chỉ là kết quả hoạt động của trí tuệ mà còn do cảm xúc chi phối. Không có bất cứ một hoạt động hay hành động nào mà thiếu vắng cảm xúc. Cảm xúc chi phối tới các quyết định hành động. Bạn sẽ không bao giờ làm một việc mà không có cảm xúc chi phối cho dù việc đó có hay không có mục đích. Ví dụ, bạn muốn đi chơi thì có thể là do cảm giác hưng phấn, vui vẻ hoặc chán nản cô đơn. Khi vui vẻ bạn muốn đi một chỗ nào đấy đông người, cảnh đẹp để ngắm nhìn cuộc sống hoặc đi mua sắm quần áo, khi chán nản bạn chỉ muốn đến một nơi nào yên tĩnh để suy nghĩ…Cảm xúc làm người hướng đạo cho hành động còn thể hiện ở việc nó ảnh hưởng đến phương thức, mức độ, tính chất và thời gian… của hành động. Bạn thấy vui vì kết quả thi của mình nhưng bạn thân của bạn lại có kết quả thấp hơn nhiều so với bạn thì sự đồng cảm với nỗi buồn của cô ấy làm bạn không thể vui cười trước mặt bạn ấy một cách vô tư được. Trí tuệ cảm xúc có vai trò giúp bạn hành động một cách phù hợp trong từng hoàn cảnh. Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống thường ngày Từ vai trò định hướng cho hành động, có thể nhận thấy rằng trí tuệ cảm xúc quyết định phần lớn tình hình của một hoạt động giao tiếp, đối với tất cả mọi người trong tất cả môi trường giao tiếp. Cảm xúc tích cực đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó là yếu tố giúp bạn cảm thấy hứng thú với các hành động trong hoạt động học tập. Ví dụ như khi bạn cảm thấy môn học Kinh tế vĩ mô rất khó hiểu, bạn thấy chán nản và không muốn học, tuy nhiên, cô giáo dạy môn ấy là người rất vui tính và bạn cảm thấy có thiện cảm. Nếu bạn biết cảm xúc tích cực của mình với cô giáo, nếu biết dùng cảm xúc ấy làm động lực để học tập thì lúc đó bạn đã có trí tuệ cảm xúc. Với bạn bè, việc bạn làm chủ cảm xúc của mình như thế nào cũng quyết định không chỉ số lượng mà còn có cả chất lượng các mối quan hệ đó. Những mối quan hệ bền vững thường được xây dựng trên một nền tảng hiểu biết lẫn nhau của hai bên. Ví dụ như trong những mối quan hệ mới, bạn nhận thấy bạn của mình là người rất tốt, bạn có thể học tập nhiều điều từ người ấy. Tuy nhiên, sự thể hiện cảm xúc như thế nào để họ không nghĩ rằng mình đang bị lợi dụng hoặc dựa dẫm. Trong gia đình, dù mọi người đều hiểu nhau nhưng không phải ai cũng thân thiết với nhau, chính sự quan tâm của bạn, sự biểu lộ cảm xúc của bạn với những người anh em là nhân tố quan trọng để gắn chặt tình cảm gia đình. Sự thấu hiểu cảm xúc của người khác cho phép bạn có thể làm được nhiều hơn việc nói chuyện một cách hời hợt với những người bạn quan tâm. Trí tuệ cảm xúc của bố mẹ, anh chị và người lớn có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nhỏ. Có rất nhiều nghiên cứu cho biết, trong gia đình, nếu những ông bố bà mẹ luôn quát nạt và nóng nảy thì trẻ nhỏ trong gia đình luôn sống trong cảm giác sợ sệt, lo lắng, không an toàn trong chính gia đình của mình Trong công việc, trí tuệ cảm xúc thực sự vô cùng cần thiết, đặc biệt hiện nay, xu hướng làm việc đều dựa trên sự thương lượng và con đường đối ngoại của toàn nhân loại đều trên cơ sở hòa bình, đàm phán. Những người có trí tuệ cảm xúc biết cách thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh, có khả năng điều khiển nó. Khả năng thích nghi của họ cho phép họ hoạt động tốt hơn. Sự phân biệt được cảm xúc của người khác là điều cơ bản trong mối quan hệ với mọi người, mà người nắm bắt được cảm xúc của mình đồng thời biết kiềm chế nó, sẽ hiểu được cảm xúc của người khác tốt hơn. Khả năng này được gọi là sự đồng cảm. Một tính chất quan trọng nữa của trí tuệ cảm xúc là khả năng tập trung tình cảm vào những mục đích mà họ muốn đạt được. Tình cảm và sự đồng cảm giúp họ nhưng không có nghĩa là bỏ qua lý trí. Người có trí tuệ cảm xúc biết giữ sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí. Trí tuệ cảm xúc giúp bạn làm chủ cảm xúc của mình, trong hoàn cảnh nào thì bộc lộ cảm xúc và bộc lộ ở những mức độ như thế nào; khi nào thì phải kìm giữ nó trong lòng…Ví dụ, bạn là “lính mới”, trẻ tuổi nhưng được sắp xếp ở một vị trí tương đối mà nhiều người lớn tuổi hơn không được; và bạn biết có nhưng lời xì xào về điều đó. Người có chi số trí tuệ cao sẽ biết làm chủ được cảm xúc nóng giận và cố gắng tìm hiểu cảm xúc ở những người còn lại. Và việc giải quyết đàm tiếu một cách thông minh không chỉ giúp bạn thấy vui vẻ, quan hệ thuận lợi với đồng nghiệp mà còn giải thích vì sao bạn lại có vị trí cao khi trẻ tuổi… Câu chuyện sau sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vai trò của cảm xúc trong đàm phán trên chính trường. Tổng thống thứ 39 của Mỹ - Jimmy Carter từng vận dụng thành công sức mạnh của cảm xúc vào tiến trình đàm phán hòa bình giữa Israel và Ai Cập. Ông đã mời Thủ tướng Israel là Menachim Begin và Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat đến Trại David để bàn bạc về vấn đề này. Mục đích chính của động thái này là nhằm giúp cho hai vị nguyên thủ quốc gia có thể đi đến việc ký kết một hiệp ước hòa bình. Nhưng sau 13 ngày đàm phán, việc thương lượng đã không đạt được kết quả như mong đợi. Phần vì người Do Thái (chỉ Thủ tướng Israel) đã không nhìn thấy triển vọng tốt đẹp nào một khi hạ bút ký kết thỏa thuận giữa ba bên. Tổng thống Jimmy Carter đã bỏ không ít thời gian và công sức cho tiến trình hòa bình này, nên ông hoàn toàn có lý do để thể hiện sự thất vọng của mình. Như một biện pháp cứng rắn nhằm vãn hồi tình thế, Tổng thống Carter đã gởi đến Thủ tướng Begin lời cảnh báo buộc phía Israel phải chấp nhận đề xuất của ông nếu không muốn gánh chịu hậu quả. Nhưng cùng lúc, Tổng thống Carter cũng nhận ra rằng nếu gây áp lực thì Thủ tướng Begin có thể trở mặt, quay lưng lại với tiến trình đàm phán; và có thể khiến cho mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo trở nên xấu đi. Hiểu được điều này, Tổng thống Carter đã có một cử chỉ khiến Thủ tướng Begin vô cùng xúc động. Trước đó, Thủ tướng Begin có hỏi xin những bức hình chụp ba nhà lãnh đạo có chữ ký riêng của từng người để làm quà tặng cho những đứa cháu mình. Jimmy Carter đã khéo léo đề tên của những đứa trẻ trên mỗi bức ảnh tặng rồi trao chúng cho Thủ tướng Begin. Cầm những tấm ảnh trên tay, đôi môi của người đứng đầu nhà nước Israel đã run lên vì xúc động khi đọc thành tiếng từng cái tên thân thương ấy. Sau đó, tiến trình đàm phán đã chuyển sang một trang mới khi cuộc trò chuyện giữa Carter và Begin xoay quanh những vấn đề riêng tư và cả quan điểm của họ về chiến tranh. Đến cuối ngày, Begin, Sadat và Carter đã cùng đặt bút ký vào Hòa ước Trại David. Cuộc trò chuyện có tính khai thông giữa Tổng thống Carter và Thủ tướng Begin đã không thể diễn ra như mong đợi nếu như giữa họ không hiện hữu một mối quan hệ tốt đẹp. Thủ tướng Begin đã trình bày một cách thẳng thắn, không úp mở hay né tránh với Tổng thống Carter những vấn đề khó khăn về phía mình. Những cảm xúc tích cực đã làm nền tảng cho cuộc trò chuyện diễn tiến trong bầu không khí hết sức thoải mái, ngay cả khi đề cập đến các vấn đề khác biệt nghiêm trọng tưởng chừng như không thể hòa hợp được. Vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với một số yếu tố khác Đối với suy nghĩ Trí tuệ cảm xúc dẫn đường cho suy nghĩ. Vai trò cảm xúc dẫn đường cho chúng ta trong những tình huống gay go, như khi sự sống còn được quyết định. Đó là những lúc bạn không có một điều kiện hay một yếu tố nào để suy nghĩ như khi thời gian quá gấp hoặc tình thế mà bạn chưa từng trải qua trong đời. Mỗi xúc cảm căn bản có một dấu ấn sinh học đặc trưng; nó chi phối bằng việc đưa tới một loạt các biến đổi căn bản trong thân thể và thân thể lúc đó phát ra một tập hợp tín hiệu một cách tự động. Ví dụ như bạn bị lạc đường ở một khu vực vô cùng vắng vẻ. Lúc này, mọi sự suy nghĩ đều vô ích, thì hãy nhắm mắt lại và nghe theo cảm xúc. Chắc chắn rằng bạn sẽ thoát khỏi nơi đó. Một người kể lại rằng: Hôm ấy anh ta đang đi trên đường thì gặp bão tuyết, mọi thứ trở nên mờ mịt trước mắt. Vì quá sợ hãi, anh ta đã dừng xe lại và đứng yên tại đó. Một lúc sau, khi bão tan thì anh ta thấy có một xe cứu hộ đang đến để giúp đỡ hai chiếc xe phía đâm vào nhau. Nếu như không vì cảm giác sợ hãi mà dừng lại, nếu anh ta tiếp tục đi thì chắc chắn sẽ đâm hai chiếc xe kia. Hoặc khi bạn bất ngờ bị một người lạ tấn công. Ngay lập tức bạn sẽ nghiêng người để né tránh và hô hoán người xung quanh nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ. Đối với sức khỏe Trí tuệ cảm xúc còn có vai trò đối với sức khỏe của mỗi cá nhân. Việc kìm chế cảm xúc làm cho bạn bình tĩnh hơn và tránh được một số bệnh do xúc động quá mạnh. Ví dụ như nóng giận quá mức dễ dẫn đến tai biến mạch mãu não, buồn phiền quá mức ảnh hưởng đến dạ dày…Việc nhận biết cảm xúc của mình và điều chỉnh chúng một cách hợp lý trong cuộc sống sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và trên hết là tránh được bệnh tật. Một số phương pháp hoàn thiện chỉ số cảm xúc. Từ sự phân tích trên có thể thấy vai trò to lớn của trí tuệ cảm xúc trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Bởi vậy, rèn luyện trí tuệ cảm xúc. Sau đây, tôi sẽ đưa ra một số phương pháp và bí quyết để hoàn thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc phụ thuộc vào cảm xúc chính vì vậy, muốn nâng cao được khả năng nhận biết được cảm xúc của bản thân và mọi người thì trước tiên, bạn cần phải có thời gian để sống chậm hơn để suy nghĩ kỹ hơn về những cảm xúc của bản thân, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của những cảm xúc đó, đồng thời xem các biểu hiện của nó trong cuộc sống. Cùng một cảm xúc nhưng mỗi người biểu hiện một kiểu khác nhau nên nếu bạn có thể biết được bao nhiêu cách thức biểu hiện cảm xúc thì khả năng đồng cảm của bạn càng cao bấy nhiêu. Đồng thời, bạn hãy cố gắng đánh giá bản thân, sau đó, quan sát xem những ảnh hưởng do bạn gây ra với mọi người như thế nào, rồi rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời, bạn hãy cố gắng mở rộng các mối quan hệ của mình, hãy tiếp xúc với thật nhiều người để tạo cơ hội tìm hiểu lẫn nhau. Các cảm xúc của bạn sẽ trở nên phong phú hơn, chính vì vậy, việc thấu hiểu các cảm xúc khác nhau sẽ dễ dàng hơn. Hãy cố gắng dùng trí tuệ cảm xúc thật nhiều trong các hoạt động thường ngày. Điều này thể hiện ở việc bạn cố gắng làm chỉ bản thân, kìm giữ cảm xúc trong một số hoàn cảnh. Khả năng lắng nghe là yếu tố quan trọng để hiểu được cảm xúc của người khác. Bởi vậy để tăng khả năng đồng cảm, bạn hãy rèn luyện kỹ năng nghe, nghe một cách kiên nhẫn, nghe có suy nghĩ và nghe có chọn lọc. Quá trình lắng nghe và suy nghĩ sẽ giúp bạn có những đánh giá chính xác hơn. Thêm vào đó, trước khi phán xét một ai đó, bạn hãy có gắng đặt bản thân vào vị trí của người khác để suy nghĩ hành động của bản thân trong những trường hợp đó. Cố gắng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc. Những người trải nghiệm cuộc sống có khả năng hiểu người khác rất cao. Bạn có thể học hỏi ở những người đó, hãy xem cách họ xử sự. Đó là những bí quyết nhỏ giúp bạn nâng cao được trí tuệ cảm xúc của mình KẾT LUẬN Trí tuệ cảm xúc có vai trò thực sự quan trọng trong đời sống và hoạt động thực tiễn của cá nhân. Nó không chỉ là một yếu tố quan trọng hình thành nên hành động mà nó còn là yếu tố hướng đạo, dẫn đường cho hành động. Sử dụng trí tuệ cảm xúc trong đời sống thường ngày sẽ giúp cho chúng ta giải quyết công việc một cách thuận lợi, nhanh chóng. Rèn luyện để nâng cao chỉ số trí tuệ là một việc cần thiết cho những ai mong muốn thành công trong cuộc sống. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Tâm lý học đại cương, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân Daniel Goleman,"Trí tụê xúc cảm" nxb Lao động-xã hội, Hà nội 2007 Tóm tắt tài liệu Roger Fisher, Daniel Shapiro; Sức Mạnh Của Trí Tuệ Cảm Xúc; Nxb Trẻ Dale Carnegie; Đắc Nhân Tâm; Nxb Trẻ Một số trang web

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tap_hoc_ki_1787.doc