Khi đánh giá về vai trò của ASXH, Ngân hàng Thế giới cho rằng, một hệ thống ASXH được thiết kế tốt sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Thông qua hệ thống ASXH, Nhà nước tiến hành phân phối lại thu nhập cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương, nhanh chóng tác động lên nghèo đói và bất bình đẳng xã hội. Trên cơ sở phân tích vị trí của ASXH trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, ASXH có những vai trò cơ bản sau:
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13410 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích vai trò, ý nghĩa của an sinh xã hội, giải quyết tình huống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI
Đề số 6:
Phân tích vai trò, ý nghĩa của an sinh xã hội
Nguyễn Văn A là thương binh suy giảm 27% khả năng lao động. Sau khi xuất ngũ, anh vào làm việc tại công ty X từ năm 1983. Ngày 04/02/2009 trên đường đi làm về a bị tai nạn giao thông, do không đội mũ bảo hiểm nên A bị thương nặng ở vùng đầu. Sau hơn một tháng điều trị, A được giới thiệu đi giám định, kết quả: A suy giảm 67% khản năng lao động. Mặc dù mới 52 tuổi nhưng A làm đơn xin nghỉ hưu. Hỏi:
Tai nạn của A có được coi là tai nạn lao động hay không? Tại sao?
Hãy giải quyết quyền lợi an sinh xã hội cho A theo quy định của pháp luật hiện hành.
NỘI DUNG
Phân tích vai trò, ý nghĩa của an sinh xã hội
Quan niệm an sinh xã hội
Quan niệm về an sinh xã hội trên thế giới
Trong thực tiễn, do sự đa dạng về nội dung, phương thức và góc độ tiếp cận nên hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về ASXH.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB): ASXH là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập.
Theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): ASXH là hình thức bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong, cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em.
Hiệp hội An sinh quốc tế (ISSA) coi ASXH là thành tố của hệ thống chính sách công liên quan đến sự bảo đảm an toàn cho tất cả các thành viên xã hội chứ không chỉ có công nhân. Những vấn đề mà ISSA quan tâm nhiều trong hệ thống ASXH là chăm sóc sức khoẻ thông qua bảo hiểm y tế; hệ thống BHXH, chăm sóc tuổi già; phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ giúp xã hội.
Quan niệm về an sinh xã hội ở Việt Nam
Ở Việt Nam, mặc dù ASXH là một lĩnh vực còn nhiều mới mẻ nhưng cũng đã dành được sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà quản lý nghiên cứu về vấn đề này.
- Theo GS Hoàng Chí Bảo thì: ASXH là sự an toàn của cuộc sống con người, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho phát triển con người và xã hội. ASXH là những đảm bảo cho con người tồn tại (sống) như một con người và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhân tính trong hoạt động, trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mang nhân cách
- Theo PGS.TS Nguyễn Hải Hữu thì "ASXH là một hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ có nguy cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên nhân khác quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội
- GS.TS Mai Ngọc Cường lại cho rằng, để thấy hết được bản chất, chúng ta phải tiếp cận ASXH theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm này.
+ Theo nghĩa rộng: ASXH là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con người được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội.
+ Theo nghĩa hẹp: ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị thiên tai địch hoạ
- "Chiến lược ASXH giai đoạn 2011 – 2020”ghi nhận: “An sinh xã hội là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông qua việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế”
Trong bài "Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng "ASXH và PLXH là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân"
Trên cơ sở phân tích các quan điểm về ASXH trên, chúng ta có thể khái quát rằng: An sinh xã hội là những can thiệp của Nhà nước và xã hội bằng các biện pháp kinh tế để hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập bởi các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.
Bản chất của ASXH là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên trong trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay khi gặp những rủi ro xã hội khác. Chính sách ASXH là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội do đó nó vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội và nhân đạo sâu sắc.
Vai trò, ý nghĩa của an sinh xã hội
Vai trò của an sinh xã hội
Khi đánh giá về vai trò của ASXH, Ngân hàng Thế giới cho rằng, một hệ thống ASXH được thiết kế tốt sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Thông qua hệ thống ASXH, Nhà nước tiến hành phân phối lại thu nhập cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương, nhanh chóng tác động lên nghèo đói và bất bình đẳng xã hội. Trên cơ sở phân tích vị trí của ASXH trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, ASXH có những vai trò cơ bản sau:
Đối với xã hội:
Hệ thống ASXH là một trong những cấu phần quan trọng trong các chương trình xã hội của một quốc gia và là công cụ quản lý của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp, chính sách và các chương trình ASXH. Mục đích của nó là giữ gìn sự ổn định về xã hội - kinh tế - chính trị của đất nước, đặc biệt là ổn định xã hội, giảm bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội; tạo nên sự đồng thuận giữa các giai tầng, các nhóm xã hội trong quá trình phát triển.
ASXH còn là một trong những trụ cột cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội. Nó hướng đến bảo đảm mức sống tối thiểu cho người dân, bảo vệ giá trị cơ bản và là thước đo trình độ phát triển của một nước trong quá trình phát triển và hội nhập.
Bảo đảm ASXH là nền tảng của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thông qua việc áp dụng các cơ chế điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các khu vực kinh tế, các vùng kinh tế và các nhóm dân cư, ASXH có thể được coi như là một giá đỡ đảm bảo thu nhập cho người dân.
Hệ thống chính sách ASXH được thiết kế trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, đoàn kết ở các mức độ khác nhau còn thể hiện giá trị và định hướng phát triển của một quốc gia. Cách thức thiết kế hệ thống ASXH chính là sự thể hiện mô hình phát triển xã hội, quan điểm lựa chọn đầu tư cho con người.
Hệ thống ASXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thông qua việc "điều hoà”các "mâu thuẫn xã hội", đảm bảo xã hội không có sự loại trừ, điều tiết tốt hơn và hạn chế các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và bất ổn định xã hội.
Nhà nước thông qua chính sách ASXH để cân đối, điều chỉnh nguồn lực cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo nên sự phát triển hài hoà, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng; mở rộng chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư.
Thông qua việc hoạch định và thực hiện chính sách ASXH, cho phép các Chính phủ tiến hành lựa chọn mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và bền vững. Một hệ thống ASXH lâu dài, đầy đủ có thể thực hiện mọi mục tiêu tái phân phối của xã hội, giải phóng các nguồn lực trong dân cư.
Đối với các gia đình:
Nếu một hệ thống ASXH được thiết kế hiệu quả có thể tạo điều kiện cho các gia đình đầu tư tốt hơn cho tương lai. Trong vai trò này, hệ thống ASXH cơ bản là khắc phục các rủi ro trong tương lai, cho phép các gia đình tiếp cận đến được các cơ hội để phát triển.
Hệ thống ASXH còn góp phần hỗ trợ cho các gia đình quản lý được rủi ro. Thông qua các chương trình ASXH, ít nhất nó cũng giúp cho các gia đình đương đầu được với những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.
ASXH còn là một yếu tố bảo hiểm, cho phép các gia đình được lựa chọn sinh kế để phát triển. Như vậy, hệ thống ASXH vừa bảo vệ cho các thành viên trong xã hội vừa nâng cao khả năng tồn tại độc lập của họ trong cuộc sống.
Ý nghĩa của an sinh xã hội
An sinh xã hội là một biện pháp của chính sách xã hội và là một trong những chỉ báo quan trọng về định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường mà đối tượng của nó là những người gặp rủi ro, bất trắc trong cuộc sống.
An sinh xã hội vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có giá trị về mặt xã hội, đặc biệt nó thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp và tinh thần nhân đạo sâu sắc. An sinh xã hội có các ý nghĩa cụ thể sau:
Thứ nhất, an sinh xã hội lấy con người làm trung tâm, coi quyền con người, bảo vệ con người trước các biến cố rủi ro xảy ra. Con người vừa là động lực của sự phát triển xã hội, vừa là mục tiêu của việc xây dựng xã hội. Trong tuyên ngôn về nhân quyền do Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 10.12.1948 đã khẳng định: “Tất cả mội người, với tư cách là thành viên xã hội xó quyền hưởng đảm bảo xã hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa cần cho sự tự do phát triển con người”.
Thứ hai, an sinh xã hội vừa tạo điều kiện cơ bản và thuận lợi giúp các đối tượng đặc biệt có cơ hội để phát huy hết thế mạnh của cá nhân đồng thời thể hiện thái độ, trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo cơ hội giúp họ hòa nhập vào cộng đồng.
Thứ ba, an sinh xã hội góp phần ổn định phát triển và tiến bộ xã hội. Mục tiêu cơ bản của an sinh xã hội là tạo môi trường công bằng cho các tầng lớp dân cư, cho người nghèo, cho người lao động, cho các đối tượng gặp biến cố rủi ro tham gia. An sinh xã hội phỉa thực sự là công cụ phát triển tiến bộ xã hội. Ngoài việc giảm bớt, hạn chế những khó khăn cho đối tượng nghèo đói, an sinh xã hội còn phải đa dạng hóa các hình thức hoạt động khác nhau đối với các đối tượng khác nhau để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Thứ tư, an sinh xã hội thể hiện truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau của cộng đồng. Trên cơ sở sự liên kết, hợp tác của cộng đồng những rủi ro hoạn nạn được chia sẻ, đây là yếu tố phát huy sức mạnh của cộng đồng, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc ta.
Thứ năm, an sinh xã hội góp phần phân phối lại thu nhập giữa xác tầng lớp dân cư, giữa những người lao động làm công ăn lương, giữa những người có công với nước, giữa những người gặp khó khăn, biến cố rủi ro, giữa những người nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa...
Giải quyết vấn đề
Tai nạn của A có được coi là tai nạn lao động hay không? Tại sao?
Quyền lợi an sinh xã hội cho A theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- an sinh hk.doc